Page 2 of 4 FirstFirst 1234 LastLast
Results 11 to 20 of 41

Thread: Một vài ý về chuyển động trong Standard

Hybrid View

  1. #1
    Họ tên
    Phạm Đình Khang
    Đến từ
    Hà Nội
    Tham gia
    Mar 2010
    Bài viết
    96
    Rep Power
    40
    Cảm ơn / Thích

    Default

    Quote Originally Posted by Hanoian View Post
    Cảm ơn bác Vatly tín nhiệm, nhưng đây là vấn để mà theo thiển ý của HN thì không nên tổng kết, hay ít nhất HN cũng không dám nhận lời tổng kết, vì mấy lý do sau đây:
    - Bản thân HN cũng mới chỉ thực hiện (cùng với Partner) tàm tạm được, tự cảm thấy còn phải luyện tập và học hỏi nhiều. Diễn đàn này có nhiều thành viên đại cao thủ mà không lên tiếng vì lý do riêng. HN thật không dám múa rùi qua mắt thợ
    - Giả sử HN đủ tự tin "múa gậy" nơi đây, thì vẫn nghĩ: chúng ta chỉ chia sẻ kinh nghiệm, chứ không giảng bài, vì đây là vấn đề mà theo HN, có rất nhiều điều cần nói nếu muốn rốt ráo. Mỗi cặp, mỗi người tập lại có vấn đề riêng cần quan tâm nhiều hơn để nhảy tốt những bước này, phụ thuộc nhiều vào tập luyện của từng cặp. Ví dụ như bản thân HN và bạn tập lúc đầu tập mấy figure này, thực hiện riêng từng người thì không có chuyện gì với những "mô-men", "đà quay", "CBM"... như bác nói trên kia, nhưng lúc hai người ghép lại với nhau mới nảy sinh ra bao nhiêu vấn đề...
    - Những người đã tập đến nhóm tổ hợp này rồi, thì đều có trình độ và kinh nghiệm nhất định, nếu còn vướng đâu đó, thì cái họ cần là nhiều giờ tập cùng nhau và dưới sự giám sát, hướng dẫn của HLV (nếu điều kiện cho phép), chứ đọc mấy dòng (hay dù có là vài trang giấy) ý kiến đại cương của chúng ta, cứ cho là đúng hết đi, cũng không giải quyết được bao nhiêu.
    Còn với các bạn mới làm quen với khiêu vũ, thì đọc những bàn tán này không khác "tin nghe như sét đánh ngang"... cái mà họ cần là được giải thích cặn kẽ các vấn đề cơ bản hơn (như thế nào là CBM, frame, đường nhảy,...)...

    HN trân trọng ý kiến đóng góp của bác và mọi người, cũng thường đọc để rút ra cho mình đôi điều bổ ích nào đấy, thứ nào mình biết nhiều hơn thì đôi khi cũng mạnh dạn chia sẻ nếu được hỏi hoặc cảm thấy có thể bổ ích cho ai đó đi sau mình. Nhưng cái vụ "tổng kết" này thì HN e là quá sức mình, bác đã "mở" nó ra thì xin bác cứ tự nhiên "đóng" nó lại, hoành tráng hay nhỏ gọn tùy ý bác thôi!
    Ồ, vatly có mấy lý lẽ:
    - Thứ nhất là ai cày ruộng người ấy thì chúng ta có cả cánh đồng. Chứ thấy người khác cày cấy tốt mà chúng ta không làm để bổ sung vào cánh đồng lớn thì chúng ta thua luôn rồi. Mà bản thân những lý thuyết lớn thường nảy sinh từ các vấn đề nhỏ tưởng như không có gì. Trong sách vật lý phổ thông có nói đến 8000 hạt alpha bay về phía trước sau khi đâm qua lá vàng mỏng mới có 1 hạt bật về phía sau. Nhưng chính vì có 1 hạt bật về phía sau mà Rozepho phát hiện ra hạt nhân có kích thước 100.000 lần nhỏ hơn nguyên tử. Thế nên Hanoian không có gì phải lo múa rìu đi. Còn Hanoian múa rùi (rùi nhọn để ...) hay không thì vatly không dám có ý kiến gì.
    - Xin hỏi là khi ghép lại thì giữa Hanoian và partner nảy sinh những vấn đề gì vậy? Nếu không riêng tư quá thì cho biết được không?
    - Các bạn mới còn các vấn đề như CBM... thì các bạn ấy phải nói ra thôi. Chúng ta mà cứ "kẹt trên, kẹt dưới" thế này thì chết bẹp mất. Sợ rằng Hanoian còn bị kẹp cả ở hai bên nên "bị rắn cắn rồi nên thấy sợi dây cũng sợ" há?
    Đùa chút vậy, Hanoian đừng nghĩ vatly ác khẩu hay ác tâm nhé.
    Ta cứ để như vậy đã. Có thêm ý kiến các bạn khác càng vui.

  2. #2
    Họ tên
    Trần Việt Dũng
    Đến từ
    Hà Nội
    Tham gia
    May 2009
    Bài viết
    1,097
    Rep Power
    149
    Cảm ơn / Thích

    Default

    Quote Originally Posted by vatly View Post
    - Xin hỏi là khi ghép lại thì giữa Hanoian và partner nảy sinh những vấn đề gì vậy? Nếu không riêng tư quá thì cho biết được không?
    Bác vatly thật biết cách "lôi kéo nông dân tham gia HTX", thôi thì HN cũng đành nhắm mắt đưa chân vậy (nhưng vẫn không "tổng kết" đâu đấy nhé, chỉ nói trong phạm vi vấn đề riêng của mình thôi ):

    Trong mấy vấn đề chung mà bác Vatly có ý định tổng kết: "...những vấn đề kỹ thuật cần lưu ý, sự phối hợp với partner, nhạc, không gian sàn..." thì HN quan tâm nhiều đến sự phối hợp với partner (có liên quan đến nhạc), dù vẫn khẳng định để ghép tốt được với nhau, thì điều đầu tiên là từng người phải làm tốt phần việc của mình đã, nghĩa là phải hiểu rõ và thực hiện tốt những "CBM, momen quán tính, sức căng cổ chân...".
    Nhưng (với HN và P.) thì kỹ thuật riêng tốt vẫn là chưa đủ, khi bắt đầu ghép đôi với nhau, lúc thì HN xô cô ấy mất trọng tâm (body bump), lúc thì cô ấy vít HN mất thăng bằng và làm mất khung (balance loosing and breakdown frame of couple), "so on... so on..." (dùng tiếng Tây tý nghe cho nó "chính quy" )
    Hỏi ý kiến HLV, tập riêng lại từng người, kiểm tra chéo, rồi tập đi tập lại với các tốc độ khác nhau, tự phân tích... cuối cùng HN nhận thấy nguyên nhân chính là thời điểm tham gia vào chuyển động của cả 2 chưa tốt, và 2 người chưa "lắng nghe" được cơ thể của nhau.
    Lấy ví dụ "Double Reverse Spin": trong phách nhạc thứ nhất, lúc đếm 1 (tiết mạnh của phách) nam tiến trái, nữ lùi phải, (cùng thực hiện CBM); tiết 2 (đếm &) nữ spin trên gót phải, nam giữ vững và rotate khung hỗ trợ, đồng thời sẵn sàng tham gia chuyển động; phách 2, tiết 1 (đếm 2) nam quay-tịnh tiến chân phải, nữ tiếp tục đà quay và duy trì khung (bằng cách đó hỗ trợ nam), tiết 2 (đếm &) nam quay trên ball phải, nữ sẵn sàng "vượt qua" nam trong lúc tiếp tục làm tâm quay; phách 3, tiết 1 (đếm 3) nam pivot trên hill (phải) và phát động dẫn nữ, nữ phóng chân trái lên, tiết 2 (đếm &) nam tiếp tục hoàn thành pivot, nữ chuyển trọng tâm dứt khoát và pivot trên ball trái...
    Mô tả "chẻ sợi tóc làm tư" như trên (vì HN không biết cách nào khác nữa để diễn tả bằng lời) nghe có vẻ chính xác, nhưng thật ra khi chuyển động cùng với âm nhạc (khá nhanh) thì lại có vẻ giống chuyện "rết đi chân nào" khá là bối rối, giả sử HN mới tập mà đọc những "hướng dẫn" này để làm theo thì cũng chào thua! Đấy cũng là lý do HN không thích diễn giải và "tổng kết" bằng chữ nghĩa lắm với các vấn đề ở trình độ này, đã chẳng giúp ích gì cho ai mà lại dễ bị "ăn roi" nếu chẳng may mô tả không chính xác.

    Khi nam và nữ "thay nhau làm tâm quay" ở đầu các phách (như trong vũ hình trên) có một giới hạn rất mỏng manh về thời gian, sớm một chút thì bump P. làm mất thăng bằng và triệt tiêu lực xoay (của nàng/chàng), muộn một chút thì cũng lại phanh P. lại, làm "gấy" chuyển động, chỉ phối hợp đúng thời điểm thì mới lợi dụng được đà quay của bạn nhảy để hoàn thành tốt vũ hình thôi. Sự phối hợp tốt với partner chỉ có được khi đôi nhảy luyện tập với nhau nhiều và lắng nghe cơ thể nhau. Thông qua khung dẫn, body contact, phải nghe và cảm thấy nàng (chàng) đã hoàn thành phần (từng phần) của mình, đã sẵn sàng và đang cần sự tham gia của P...

    Trên đây HN chỉ trình bày kinh nghiệm và ý kiến riêng của mình thôi, bác vatly và các bạn khác có thể cho mấu chốt vấn đề nằm ở chỗ khác, không sao, mỗi người có thể có "bài học xương máu" riêng, đóng góp vào, chúng ta sẽ có một "cánh đồng" rộng rãi hơn, chỉ xin đừng vội "tổng kết" vấn đề sớm thôi!...
    ------------

    Spamtý chút:
    "...Với "Changing Partner" thì còn ổn, nhưng với "Last Waltz" thì hơi vất vả. "Last Waltz" hình như thích hợp cho các bước đơn giản hơn (ở đây mình bàn về tốc độ)."

    Đúng vậy bác ạ, bản "The Last Waltz" phổ biến có tốc độ 31, chỉ phù hợp để nhảy giao tiếp với các bước đơn giản (cá biệt HN còn nghe DJ của sàn chọn bản có tốc độ đến 34, chắc để nhảy Boston ''khoán 10" )

    Trong thi đấu, tốc độ Waltz thường thấy trong khỏang 28-29BMP, đủ thời gian cho các cặp nhảy thực hiện các vũ hình phức tạp mà vẫn đảm bảo mượt mà.
    Anh như loài tằm nhỏ
    Một đời dệt tơ quanh!





  3. #3
    Họ tên
    Phạm Đình Khang
    Đến từ
    Hà Nội
    Tham gia
    Mar 2010
    Bài viết
    96
    Rep Power
    40
    Cảm ơn / Thích

    Default

    Vụ việc với vatly thì đơn giản hơn: Vatly thấy partner đã tập kỹ rồi, làm các bước tự nhiên thoải mái thì vatly khuyên partner quên ngay là vatly định dẫn figure gì đi, cứ tự nhiên thanh thản với khung vai ổn định và tin cậy tựa lên tay phải của nam (vụ này là giải quyết phản ứng do tâm lý làm ảnh hưởng đến chuyển động). Lúc đó, dẫn theo Fallaway Reverse and Slip Pivot hay Double Reverse Spin and Slip Pivot là việc của nam giới. Khi nữ đã không tâm niệm phải làm gì, rồi làm gì tiếp theo, cứ thoải mái thì làm các Figure rất tốt. Vấn đề là:
    - Tập đủ để đến mức quên.
    - Đủ thoải mái để quên (các madam có thể dắt những cái xe máy nặng hơn 1 tạ mà không hiểu sao cứ sợ nam không giữ được để mình ... đổ ngửa mới kỳ).
    Còn làm đẹp tạo dáng... thì phải từ lúc tập kia. Tất nhiên cũng có thể hào hứng biến tấu mà quân ta phải hiểu ý, đón ý.
    Nhưng khó nhất là làm cho họ hào hứng tập, vụ này thì chắc vatly thua Hanoian rồi .

  4. #4
    Họ tên
    Phạm Đình Khang
    Đến từ
    Hà Nội
    Tham gia
    Mar 2010
    Bài viết
    96
    Rep Power
    40
    Cảm ơn / Thích

    Default

    Vấn đề quay Pivot liên tục.


    Trong Slow Waltz, quay pivot liên tục là figure rất đẹp. Và khi đã quay pivot được thì có nghĩa là hầu hết các khó khăn trong Slow Waltz đếu có thể được giải quyết dễ dàng (các tổ hợp của Slow Waltz và Tango đẹp nhất đều chứa các bước quay pivot).
    Vậy quay pivot là gì?
    Quay pivot là quay 1 góc 180 độ trên chân bước khi chân này tiếp sàn. Như vậy ở chiều tiến có pivot phải, pivot trái và ở chiều lùi cũng có pivot phải và pivot trái.
    Nếu tập đơn lẻ:
    Khi tập đơn lẻ, rõ ràng là trọng tâm phải rơi đúng điểm chân tiếp sàn (mũi chân). Dùng kỹ thuật CBM để tạo mô men xoắn ban đầu (quay khung vai). Khi chân chuyển động tiếp sàn chuyển thành chân trụ thì thả lỏng hông để chân tự do chuyển động.
    Như vậy, nếu hướng bàn chân chuyển động thành chân trụ tạo với LOD (Line Of Dance) một góc càng nhỏ hơn 90 độ thì lực xoay của vai càng phải mạnh - điều này không tốt chút nào vì tốn sức, dễ mất thăng bằng. Tốt nhất là góc bẻ của bàn chân so với LOD càng lớn càng tốt. Lúc này, chỉ tốn lực quay của khung vai rất ít và như vậy xoay rất nhẹ nhàng. Thực ra cách đặt bàn chân như vậy là làm giảm tổng lực ma sát giữa chân và sàn, giảm nhỏ sự cản trở của cổ chân đến chuyển động toàn thân.
    Có thể hướng bàn chân nhỏ khoảng 30 - 45 độ so với LOD, nhưng cần sử dụng sự chuyển từ gót sang mũi chân để tăng mô men quay (ở đếm 1 và 2 đối với nam, & đối với nữ trong Figure Pivots).
    Nếu tập đôi hoặc khi nhảy SW:
    Rõ ràng là hai người không thể đồng thời xoay trên chân trụ của mình 180 độ khi được "đóng khung" vào với nhau như kiểu khi tập đơn lẻ (trọng tâm rơi đúng trên chân). Như vậy, chỉ có hai cách:
    1 - Quay khi trọng tâm của hai người rơi không đúng trên điểm tiếp sàn của bàn chân.
    2 - Thay nhau làm trục quay, một người trụ vững để người kia quay quanh mình rồi lại đổi vai trò.
    Cách thứ nhất được sử dụng khi hai người có thời gian tập đôi cùng nhau khá lớn, khung vai rất vững và tốc độ quay kiểu này lớn, bước dài hơn và "bắt mắt" nhất.
    Cách thứ hai đơn giản hơn và cũng khá đẹp, Tango nên dùng cách này.
    Để tăng mômen xoắn và bảo đảm góc quay đủ để giữ LOD, cần lợi dụng lực của cổ chân khi chuyển tiếp sàn từ gót sang mũi ở đếm 1 và ở đếm 2 đối với nam (quay pivot có đếm là 1 & 2 3), đối với nữ là ở đếm &. Với cách quay 1 thì có thể bỏ qua lực này mà chỉ có mũi chân tiếp sàn. Nhưng nếu thấy góc quay và tốc độ quay không đủ thì cách bổ sung duy nhất là dùng lực cổ chân.
    Như vậy, an toàn nhất là dùng cách 2 để luôn có lực bổ sung. Lực bổ sung này do là ở cổ chân nên dễ dàng điều chỉnh tăng giảm thích hợp với trạng thái hiện tại của cặp nhảy.
    Một cách bổ sung lực quay (ngoài CBM và cổ chân) là dùng lực kéo của thân khi lùi. Nhưng là kéo lệch khỏi LOD để bạn nhảy vượt lên. Tất nhiên nếu bạn nhảy nhẹ cân hay khung vai lỏng thì không có hy vọng gì dùng lực kéo này (tất nhiên chưa lỏng tới mức không thể quay pivot được, còn lỏng quá và lại không có CBM thì đừng nghĩ đến đến chuyện quay pivot là hơn). Nếu hai man tập với nhau thì có thể dùng cả lực này - hoặc khi nữ có thân hình như "pháo hạm", nam nhẹ cân hơn thì bắt buộc phải dùng cách này mới lay được "cái cột gỗ lim".



    Lưu ý:
    1. Rất quan trọng khi chân trụ tiếp sàn thì chân kia phải thả lỏng từ cổ chân, chân, đùi đến hông. Lúc đó thì góc quay mới đảm bảo, LOD không lệch, mềm mại và giữ được thăng bằng.
    2. Nhận biết Figure tiếp theo là quay Pivot liên tục hay là Turning Lock to Right (đối với nữ, còn Figure tới là gì thì nằm trong dự kiến của nam rồi) hay Turning Lock (to Left). Ba Figure nói trên được sử dụng sau Natural Spin Turn, do đó dấu hiệu nhận biết như sau:
    a - Nếu kết thúc Natural Spin Turn mà mặt nam hướng ngược lại LOD, lực kéo thẳng của nam mà nhẹ, dài thì Figure tiếp theo sẽ là Turning Lock to Right: đã có sự hãm đà quay của Natural Spin Turn để thuận lợi chuyển vào Turning Lock to Right - bảo đảm giữ được LOD. Lực kéo nhẹ và dài để phù hợp cách đếm 1 2 & 3 của Turning Lock to Right.
    b - Nếu kết thúc Natural Spin Turn mà mặt nam hướng ngược lại LOD, lực kéo thẳng của nam mà hơi mạnh, ngắn kết hợp đẩy tay trái theo xu hướng vặn nữ một chút thì Figure tiếp theo sẽ là Turning Lock (to Left): Lực kéo hơi mạnh, ngắn và đẩy tay trái vặn nữ để phù hợp cách đếm 1 & 2 3 của Turning Lock (to Left).
    Turning Lock có hai biến thể là kết thúc ở tư thế đóng hoặc tư thế mở. Dấu hiệu nhận biết điều này cho nữ là ở bàn tay phải của nam (80%) và khung vai của nam (20%).
    c - Nếu kết thúc Natural Spin Turn mà mặt nam hướng gần như theo LOD thì Figure tiếp theo sẽ là Pivot liên tục. Nam dẫn đã không hãm đà quay của Natural Spin Turn mà còn làm mạnh hơn để lấy đà cho Pivot liên tục.
    3. Số lượng bước (step) Pivot liên tục là 4 step ( Figure được làm 1 lần) hoặc 8 step (Figure được làm 2 lần). Hơn nữa thì chẳng có chỗ (tổng cộng cả với trước và sau đã đến khoảng 14 mét) và nó không hợp lý với câu nhạc, trạng thái tình cảm của nhạc, bài nhảy không cân đối.
    Figure tiếp theo Pivot liên tục:
    Sau Pivot liên tục thì có một Figure thường được dùng là Turning Lock to Right. Lý do là đã đến góc sàn rồi và có nghĩa là đã đến lúc chuyển LOD mà việc chuyển này chỉ có thể bằng Turning Lock to Right (Sau một chuỗi Natural Spin Turn, Pivot thì cặp nhảy đã di chuyển một quãng đường khoảng 7-9 m thì cũng sắp hết chiều dài của sàn và chỉ còn khoảng không gian đủ cho Turning Lock to Right để đổi hướng, nếu dùng Turning Lock thì lại phải tiếp theo là một số Figure nữa mới thoát khỏi góc được nên sẽ gặp khó khăn.
    Nếu cặp nhảy mà giỏi, không gian cho phép thì có thể dùng Turning Lock (closed) rồi Feather Step, Outside Spin, Closed Change để thoát khỏi góc sàn.
    Tuy nhiên, dù về góc độ kỹ thuật và không gian cho phép thì hoàn toàn có thể làm như vậy, nhưng có hai lý do không nên làm:
    - Sau quay Pivot liên tục thì việc dùng Turning Lock để quay trái làm cho dãy các Figure không hoàn toàn hợp lý về mô men quay, bị "ngắt" nên trông không đẹp.
    - Nên tiếp tục quay phải với Turning Lock to Right hoặc bước đổ để làm dịu một tình cảm cao trào thể hiện bằng Pivot liên tục thì tốt hơn là "bẻ" nó bằng quay trái của Turing Lock.
    - Về bước đổ sang phải, vatly chưa đủ trình độ bàn luận vì chưa kiếm được ai để tập cùng (còn ở trên có khi cũng là bàn lung tung). Phải nhờ các bạn khác bàn vào thôi.
    Last edited by vatly; March 9th, 2010 at 10:42 PM.

  5. #5
    Họ tên
    Phạm Đình Khang
    Đến từ
    Hà Nội
    Tham gia
    Mar 2010
    Bài viết
    96
    Rep Power
    40
    Cảm ơn / Thích

    Default

    Cảm ơn Vaio đã xóa bài mà vatly không tìm ra nguồn tài liệu để trích dẫn và kết quả là chủ đề không thích hợp với nội dung bài.

  6. #6
    Họ tên
    Phạm Đình Khang
    Đến từ
    Hà Nội
    Tham gia
    Mar 2010
    Bài viết
    96
    Rep Power
    40
    Cảm ơn / Thích

    Default

    (Trích từ bức thư gửi một người bạn)
    Bạn thân mến
    Để trả lời câu hỏi của bạn, sau khi ngồi ngắm nhìn mọi người khiêu vũ trên sàn, mình lý giải tại sao CBM của đa số mọi người lại chập chờn rồi (lúc có lúc không). Đó là khi tập các Figure, mọi người chỉ chú ý và tập đồ hình của chân. Vai không hề được nhắc đến. Thế nên khi khiêu vũ, mọi người cũng bước chân trước khi xoay vai (chân xuất phát trước vai).
    Cách khắc phục: Do tập riêng nên chân chắc chắn là ổn. Khi tập ghép đôi hoặc khi nhảy thì phải quên chân đi - cả nam và nữ. Lúc đó chỉ được phép nghĩ đến khung vai thôi. Khi nghĩ đến cái gì thì cái đó sẽ được ưu tiên trước, chuyển động trước. Cứ để cho chân nó tự do đi đến chỗ mà sự thăng bằng của cơ thể cần chân ở đó. Và luôn tâm niệm câu: Xoay trước, bước sau.
    Còn bước chân không nhẹ nhàng thì chắc là do họ không tập luyện bài bổ trợ về cổ chân thôi.
    Thế. Bạn áp dụng thử đi nhé.
    Last edited by vatly; March 16th, 2010 at 12:06 PM.

  7. #7
    Họ tên
    Vũ Đình Long
    Đến từ
    Hà Nội
    Tham gia
    Apr 2010
    Bài viết
    14
    Rep Power
    32
    Cảm ơn / Thích

    Default

    Quote Originally Posted by vatly View Post
    (Trích từ bức thư gửi một người bạn)

    .... Và luôn tâm niệm câu: Xoay trước, bước sau.
    Xin bác vatly và các bạn khác giải thích rõ ràng và cụ thể cho điều này . Xin cảm ơn.

  8. #8
    Họ tên
    Phạm Đình Khang
    Đến từ
    Hà Nội
    Tham gia
    Mar 2010
    Bài viết
    96
    Rep Power
    40
    Cảm ơn / Thích

    Default

    Vatly có đọc một bài về chuyển động của thân do bác Vô Danh viết. Trong đó có vấn đề còn để ngỏ. Sau một thời gian dài suy ngẫm, Vatly xin có ý kiến thêm. Và Vatly nghĩ rằng: Thảo luận mà có người suy nghĩ nghiêm chỉnh và viết, trả lời nghiêm chỉnh chính là sự tôn trọng cao nhất với người nêu ra vấn đề nên mới lấy tiêu đề là: Để tỏ lòng tôn trọng bác Vô Danh - và vatly rất cảm ơn bác Vô Danh đã post lại bài này trên trang vietnamdancesport.net (hoặc rất mừng là thấy được bài này ngay trang chủ mà mấy lần trước không thấy). Tiếc là Vaio hơi vội đã xóa bài Để tỏ lòng tôn trọng bác Vô Danh. Dưới đây là vấn đề bác Vô Danh viết, rất hay và vatly viết thêm vào dưới cuối - sau một thời gian dài suy nghĩ:
    Khiêu vũ thực ra chỉ đơn giản là chuyển dịch cơ thể của bạn theo âm nhạc sao cho cảm thấy thích thú. Vậy mà thật là ngạc nhiên (sao lại không ngạc nhiên cơ chứ ?) sau khi nghe một bài giảng của Luca hoặc Loraine bạn sẽ thấy vấn đề lại rất phức tạp. Tôi đã khá may mắn được nghe một trong những bài giảng của Luca và Loraine 2 năm trước đây tại trường đại học Michigan Ballroom ở Ann Arbor . Đến nay tôi vẫn còn suy nghĩ và cố gắng hiểu những gì họ đã nói. Thế rồi gần đây tôi xem một băng hình bài giảng của Loraine trong một loạt các bài giảng của BDF (1) tại Blackpool (2).
    Khiêu vũ thực ra chỉ đơn giản là chuyển dịch cơ thể của bạn theo âm nhạc sao cho cảm thấy thích thú. Vậy mà thật là ngạc nhiên (sao lại không ngạc nhiên cơ chứ ?) sau khi nghe một bài giảng của Luca hoặc Loraine bạn sẽ thấy vấn đề lại rất phức tạp. Tôi đã khá may mắn được nghe một trong những bài giảng của Luca và Loraine 2 năm trước đây tại trường đại học Michigan Ballroom ở Ann Arbor . Đến nay tôi vẫn còn suy nghĩ và cố gắng hiểu những gì họ đã nói. Thế rồi gần đây tôi xem một băng hình bài giảng của Loraine trong một loạt các bài giảng của BDF (1) tại Blackpool (2).
    Ít ra là 10 năm trước đây khi Dorian và tôi cùng nhau lái xe đi Rochester để tham dự kỳ sát hạch của ISTD (3), đột nhiên chúng tôi đã có một cuộc tranh luận : Khi chúng ta bắt đầu chuyển dịch hoặc tiến lên phía trước hoặc lùi về phía sau thì bộ phận nào của cơ thể sẽ di chuyển trước tiên, thân hoặc bàn chân ? Hôm nay tôi sẽ tiếp tục bàn về trường hợp chuyển động tiến lên phía trước.
    Ta hãy xét bước nhảy FEATHER STEP (4) , step 1 Nam chân phải tiến trước. Ở đây ta sẽ bỏ qua không bàn đến vô vàn thứ đại loại như bước chuẩn bị, cân bằng, tư thế vào đôi và nhiều yếu tố tương tự khác. Câu hỏi đặt ra là : Cái gì di chuyển trước, thân hay bàn chân ? Trong cuộc tranh luận với Dorian, tôi đã chắc như đinh đóng cột rằng Thân di chuyển trước. Còn Dorian thì nói : Không, bàn chân và cẳng chân di chuyển truớc. Chúng tôi đã tranh luận không dứt mãi cho khi tới studio Peter Billets ở Rochester, Niu Ước trong cái giá rét của mùa đông. Hãy gác lại chuyện này ở đây. Lâu nay tôi vẫn kiên trì rằng tôi đúng nhưng bây giờ sau khi nghe Loraine giảng về Loraine và Luca đã phân tích hiện tượng thú vị này như thế nào thì tôi thấy hoàn toàn bối rối. Để hiểu được Luca bạn phải cũng có năng khiếu thiên bẩm như anh ta nhưng theo tôi Loraine đã cố gắng đơn giản hoá vấn đề cho những ngưòi như tôi và có lẽ cả bạn nữa.
    Cái mà tôi nhìn thấy trong sự trình bày của Loraine (5) là một bức tranh cổ điển của một nhà vô địch nam trong khi đang thực hiện một step tiến dài lên bằng chân phải trong đó cẳng chân và bàn chân có vẻ như tiến lên phía trước rất nhiều so với thân đến mức mà tôi (sau khi nhìn thấy như thế) cảm thấy muốn ôm lấy Dorian mà nói rằng anh ta đã hoàn toàn đúng (6). Nhưng xin hãy đợi một phút. vấn đề không đơn giản như vậy. Sau khi viết xong câu này, tôi đã bước ra khỏi chiếc ghế đang ngồi và cố gắng thể hiện lại bức tranh của Loraine. Tôi đã có thể làm được phần nào những gì mà Loraine đã làm nhưng tôi thực sự cảm thấy “thân của tôi di chuyển về phía trước sớm hơn một chút cho dù tôi (chỉ ) nghĩ đến việc di chuyển chân”. Tôi đã đi đến kết luận sau (có sự thoả hiệp với Dorian (6).
    Step 1 của bước nhảy FEATHER STEP, bàn chân phải tiến trước: Ngay khi tôi di chuyển về phía trước hoặc ngay khi tôi nghĩ tôi di chuyển về phía trước, tôi cảm thấy trong thân có một sự đẩy tới để cho thân di chuyển trước và thân thực sự có xu hướng di chuyển một chút. Có một điều phức tạp là phần nào của thân sẽ di chuyển trước tiên. Tôi cảm thấy chính là phía sườn trái của tôi tiến về phía trước nhiều hơn và dĩ nhiên đó là cái mà ta vẫn gọi là CBM. Tiếp theo, trong khi tôi hạ thấp người (tôi nên trước đó đã hạ thấp rồi) bàn chân và cẳng chân đưa về phía trước thân thật nhiều bắt chước phong thái của một nhà vô địch. Gót chạm sàn để đạt được “mid stride” (7) mà tôi chưa bao giờ cảm thấy như vậy, đầu bàn chân hạ thấp và thân dần dần tiến đến trên bàn chân phải khi bàn chân trái đóng vào bàn chân phải. Cứ như thế điệu nhảy tiếp tục. Tôi tạm thời không nói đến bạn nhảy của tôi trong khi đó làm gì và cảm thấy gì.
    Thật là thất vọng quá. (8)

    Kết luận của vatly cũng là: Thân di chuyển trước, chân di chuyển sau.
    Nhưng phải nói bổ sung một cách rõ ràng là: Chân di chuyển sau nhưng lại đến điểm trọng tâm của thân trên sàn trước thân.
    Nếu chân di chuyển trước thân thì chúng ta được người gỗ, chân gỗ (cứng quèo) và rất chậm.
    Nếu chân đến sau thì chúng ta được tiếng bụp bụp do thân rơi xuống sàn. Không còn độ mềm mại nữa, đấy là nhảy xa.
    Last edited by vatly; March 17th, 2010 at 05:36 PM.

  9. #9
    Họ tên
    Trần Việt Dũng
    Đến từ
    Hà Nội
    Tham gia
    May 2009
    Bài viết
    1,097
    Rep Power
    149
    Cảm ơn / Thích

    Default

    @ Bác Vatly:
    Quote Originally Posted by vatly View Post
    Vatly có đọc một bài về chuyển động của thân do bác Vô Danh viết.... vatly rất cảm ơn bác Vô Danh đã post lại bài này trên trang vietnamdancesport.net (hoặc rất mừng là thấy được bài này ngay trang chủ mà mấy lần trước không thấy)... Tiếc là Vaio hơi vội đã xóa bài Để tỏ lòng tôn trọng bác Vô Danh.
    Quote Originally Posted by vatly View Post
    Cảm ơn Vaio đã xóa bài mà vatly không tìm ra nguồn tài liệu để trích dẫn và kết quả là chủ đề không thích hợp với nội dung bài.
    HN xin có mấy ý kiến đóng góp với bác về bài viết của bác như sau:

    - Bài mà bác dẫn ở trên không phải do bác Vô Danh viết. Chính xác đây là bài số 223 "Movement of your Body?" nằm trong loạt bài "Dancing Tid-bits" do cây bút có nick Dancemax của trang dancesport.uk.com viết.
    Bác Vô Danh có lẽ chỉ là người dịch thôi (hoặc dẫn lại từ ai đó dịch).

    - Giả sử bài này thật sự do bác Vô Danh viết, và bác muốn "tỏ lòng tôn trọng bác Vô Danh" thì bác nên bày tỏ lòng tôn trọng ấy bên trang vietnamdancesport.net là nơi bác ấy post bài, thì bác ấy mới cảm nhận được lòng tôn trọng ấy, và thế mới đúng địa chỉ.
    Còn nếu bác thấy vấn đề là bổ ích và muốn dẫn lại nơi đây để chia sẻ với mọi người, thì bác chỉ cần chỉ rõ nguồn đã dẫn kèm theo ý kiến của bác là đủ tôn trọng tác giả rồi.
    Bác nêu cái tít "ấn tượng" thế kia (Để tỏ lòng tôn trọng bác Vô Danh), những bạn chưa bao giờ bước chân vào vietnamdancesport.net sẽ tự hỏi: bác Vô Danh là ai? có đóng góp gì to lớn cho khiêu vũ Việt Nam hay cho trang web này thế? Còn những người có dịp được biết bác (như HN) thì giật mình: hay là bác ấy bị... làm sao rồi?!

    - Bác vừa mới cảm ơn Vaio đã xóa giúp bài, rôi bác lại trách Vaio vội vã xóa bài ngay! phải chăng chính bác mới là người vội vã?!

    - Bài này của HN đóng góp thẳng thắn và "nghiêm chỉnh chính là sự tôn trọng cao nhất" với bác đấy, xin bác đừng suy nghĩ HN có ý gì với bác nhé.
    Anh như loài tằm nhỏ
    Một đời dệt tơ quanh!





  10. #10
    Họ tên
    Phạm Đình Khang
    Đến từ
    Hà Nội
    Tham gia
    Mar 2010
    Bài viết
    96
    Rep Power
    40
    Cảm ơn / Thích

    Default

    Quote Originally Posted by Hanoian View Post
    @ Bác Vatly:


    HN xin có mấy ý kiến đóng góp với bác về bài viết của bác như sau:

    - Bài mà bác dẫn ở trên không phải do bác Vô Danh viết. Chính xác đây là bài số 223 "Movement of your Body?" nằm trong loạt bài "Dancing Tid-bits" do cây bút có nick Dancemax của trang dancesport.uk.com viết.
    Bác Vô Danh có lẽ chỉ là người dịch thôi (hoặc dẫn lại từ ai đó dịch).

    - Giả sử bài này thật sự do bác Vô Danh viết, và bác muốn "tỏ lòng tôn trọng bác Vô Danh" thì bác nên bày tỏ lòng tôn trọng ấy bên trang vietnamdancesport.net là nơi bác ấy post bài, thì bác ấy mới cảm nhận được lòng tôn trọng ấy, và thế mới đúng địa chỉ.
    Còn nếu bác thấy vấn đề là bổ ích và muốn dẫn lại nơi đây để chia sẻ với mọi người, thì bác chỉ cần chỉ rõ nguồn đã dẫn kèm theo ý kiến của bác là đủ tôn trọng tác giả rồi.
    Bác nêu cái tít "ấn tượng" thế kia (Để tỏ lòng tôn trọng bác Vô Danh), những bạn chưa bao giờ bước chân vào vietnamdancesport.net sẽ tự hỏi: bác Vô Danh là ai? có đóng góp gì to lớn cho khiêu vũ Việt Nam hay cho trang web này thế? Còn những người có dịp được biết bác (như HN) thì giật mình: hay là bác ấy bị... làm sao rồi?!

    - Bác vừa mới cảm ơn Vaio đã xóa giúp bài, rôi bác lại trách Vaio vội vã xóa bài ngay! phải chăng chính bác mới là người vội vã?!


    - Bài này của HN đóng góp thẳng thắn và "nghiêm chỉnh chính là sự tôn trọng cao nhất" với bác đấy, xin bác đừng suy nghĩ HN có ý gì với bác nhé.
    Tiếc là Hanoian mới vội vã rồi vì đây là lần thứ 2 vatly đưa tit bài này, không phải là "vừa mới"...2 lần cách nhau cũng khá lâu, đúng không?
    Và trong trang chủ vietnamdancesport.net ghi rõ là bác Vô Danh viết. Thế nên có thể là lỗi kéo lây, tất nhiên vatly sẽ lưu ý chuyện này.
    Và hiện giờ không thể vào vietnamdancesport.net được, hơn nữa bài Chuyển động của thân rất có ích lợi cho các bạn mới bắt đầu nên đưa ra ở đây chắc không phải là vô tình.
    Vatly không nghĩ là HN có ý gì với vatly đâu, có chăng... hi hi...

Thread Information

Users Browsing this Thread

Hiện có 1 người đang xem chủ đề này. (0 Thành viên và 1 Khách viếng thăm)

Similar Threads

  1. CKC khai giáng lớp Chuyên đề Standard - K2
    By UNA in forum Thông tin lịch học, sinh hoạt
    Replies: 12
    Bài mới gửi: July 27th, 2011, 01:02 PM
  2. Replies: 4
    Bài mới gửi: December 5th, 2010, 11:13 AM
  3. Tóc cho nam trong thi đấu Standard ???
    By Password in forum Hỏi gì đáp nấy
    Replies: 0
    Bài mới gửi: August 19th, 2010, 06:58 PM

Tags for this Thread

Đánh dấu

Posting Permissions

  • You may not post new threads
  • You may not post replies
  • You may not post attachments
  • You may not edit your posts
  •