Page 1 of 4 123 ... LastLast
Results 1 to 10 of 38

Thread: nghe nhạc tango

  1. #1
    Họ tên
    Nguyễn Ngọc Hiếu
    Đến từ
    Hải Phòng
    Tham gia
    Dec 2008
    Bài viết
    30
    Rep Power
    37
    Cảm ơn / Thích

    Default nghe nhạc tango

    Trong mảng standard thấy nghe nhạc tango và slowfox là khó nhất, dance với nhạc còn khó hơn. Có bác nào biết quy luật đếm nhạc và cách nghe nhạc trong chuyển động xin chỉ giáo với.
    theo tớ hiểu thì nhạc tango có 8 phách, nôm na là pằm pằm pằm pà rằm (hì nghe hơi chuối), pằm pà rằm thường rơi vào 1-2, 5-6 phải không ah. Và khi ghép các bước vào tổ hợp có phải khớp sao cho chẵn câu nhạc không, ví dụ five step bắt buộc phải bắt đầu vào phách 1, có thể bắt đầu phách khác được không. Mong các bạn góp ý nha

  2. #2
    Họ tên
    Essi You Phúc
    Đến từ
    TP HCM
    Tham gia
    Feb 2009
    Bài viết
    26
    Rep Power
    36
    Cảm ơn / Thích

    Default

    Quote Originally Posted by Ngochieuhp View Post
    Trong mảng standard thấy nghe nhạc tango và slowfox là khó nhất, dance với nhạc còn khó hơn. Có bác nào biết quy luật đếm nhạc và cách nghe nhạc trong chuyển động xin chỉ giáo với.
    theo tớ hiểu thì nhạc tango có 8 phách, nôm na là pằm pằm pằm pà rằm (hì nghe hơi chuối), pằm pà rằm thường rơi vào 1-2, 5-6 phải không ah. Và khi ghép các bước vào tổ hợp có phải khớp sao cho chẵn câu nhạc không, ví dụ five step bắt buộc phải bắt đầu vào phách 1, có thể bắt đầu phách khác được không. Mong các bạn góp ý nha
    - Theo mình thì nghe nhạc Tango và Slowfox không khó bằng nghe nhạc Quickstep.
    - Với những gì đã học thì mình được biết như sau:
    - Nhịp Tango chuẩn trong các giải thi đấu là : 2/4
    - Tuy nhiên ta cũng có những bài Tango chơi ở nhịp : 4/4
    - Ta có thể đếm nhạc Tango theo cách sau: 1 2 3 4 hoặc Slow Quick Quick Slow
    Trong đó : 1 Slow = 2 Quick
    - Nếu mình nhảy bản nhạc Tango nhịp : 2/4 thì cách đếm 1 2 3 4 sẽ tương ứng với 2 nhịp . Còn nhảy bản nhạc nhịp : 4/4 thì cách đếm 1 2 3 4 sẽ tương ứng vớ 1 nhịp.

    - Với cách đếm : pằm pằm pằm pà | rằm pằm pằm pằm pà | rằm
    nhịp 2/4: pằm pằm : 1/2 ; pằm pà : 1/2 ; rằm : 1
    nhịp 4/4: pằm pằm : 1 ; pằm pà : 1 ; rằm : 2

    - Với trình độ cơ bản chúng ta nên ghép các bước cho chẳn một câu nhạc cho đỡ phức tạp bài nhảy.
    - Với trình độ cao hơn ta có khái niệm : Đảo phách ( ta sẽ chia các phách trên thành nhiều phách nhỏ hơn và tốc độ di chuyển của ta sẽ nhanh hơn)
    - Với trình độ cao siêu hơn ta có khái niệm: Nhạc cảm ( Nghĩa là ta ko chỉ nhảy theo phách mà ta còn phải nhảy theo nhạc ) và khi đó ta có thể nhảy nhanh hơn hoặc chậm hơn so với phách nhạc mà ta thực hiện ở trình độ thấp hơn.

    - Vài lời chia sẽ cùng ACE. Nếu có gì thiếu xót , ACE bổ sung thêm nhé.:-)

  3. #3
    Họ tên
    Trần Việt Dũng
    Đến từ
    Hà Nội
    Tham gia
    May 2009
    Bài viết
    1,097
    Rep Power
    149
    Cảm ơn / Thích

    Default

    Với HN thì nghe nhạc Tango và Slowfox không khó (nhiều bài Waltz, Rumba... dùng trong thi đấu còn khó hơn nhìu), chỉ có dance với nhạc là khó thôi. Nếu Ngochieu nghe nhạc còn gặp khó khăn thì hiển nhiên dance với nhạc càng khó hơn nhiều rùi!
    Không thể nói "nhạc Tango có 8 phách" dù đôi khi chúng ta nghe thấy một số người dạy và người tập đếm từ một đến 8, nhiều người không hiểu rõ ràng chỗ này. HN xin trình bày ngắn gọn nhưng mong giúp ích cho bạn ít nhiều: Từ thuở hồng hoang (hì) của nhạc Tango, thời mà các cụ tổ của chúng ta hay chơi nó bằng Abandon với một số nhạc cụ khác trong quán rượu hay bên lề đường, trong hội chợ... Tango lúc đó được chơi chủ yếu trong dạng nhip 2/4 (2 phách chia thành 4 tiết trong một nhịp), chính vì thế mà khi du nhập vào châu Âu và khi các sư tổ bên Anh quốc viết sách, nó được định nghĩa chính thức là 2/4. Ngày nay Tango được chơi cả trong định dạng nhịp 2/4 và 4/4 (C) và càng ngày các nhạc công càng thích chơi nó trong định dạng 4/4 hơn vì nó mựot mà mà vẫn đảm bảo "giằng xé" hơn (các bạn cứ nghe dàn nhạc Emperos Orchestra chơi ở Blackpool thì thấy), nhất là với Argentine Tango, 2/4 thì thường được chơi với phong cách Habanera Tango. Các vũ công ngày nay cũng thích được cảm nhận Tango 4/4 hơn.
    Cái hiểu "pằm pằm... hơi chuối" của bạn là đúng đấy, đấy là âm hình phổ biến của Argentine Tango, HN không có phần mềm chép nhạc nên không thể viết chính xác ra đây cho bạn, nhưng dù là 2/4 hay 4/4 thì âm hình của điệu Tango không thể là 8 phách được. Khi chúng ta nghe đếm 1 đến 8 là chúng ta đang nghe số phách trong cả một câu (ngắn) nhạc, không cứ tăng-gô, nhiều bản nhạc cũng như điệu nhảy nhịp 4 khác cũng thường được xây dựng theo từng câu 8.
    Giờ bàn đến chuyện ghép nhạc, các điệu nhảy (gồm cả Tango) được xây dựng và phát triển trên nền âm nhạc nên hiển nhiên chúng ta phải nhảy đúng nhạc rồi, không chỉ đúng trên từng nhịp, phách (timming) mà trong khiêu vũ thi đấu, biểu diễn còn yêu cầu các "tổ hợp...phải khớp sao cho chẵn câu nhạc" nữa (với khiêu vũ giao tiếp thì không đặt ra yêu cầu này), và đây cũng là thước đo trình độ của từng cặp nhảy. Nhiều cặp "cao thủ video" thưỜng hay ghép hêt bước đẹp này vào bước đẹp khác mà không hiểu rõ cấu trúc câu cú của âm nhạc nên bài nhảy rối rắm không hiệu quả, đôi khi lủng củng vì xung khắc với âm nhạc (chưa bàn tới có đủ sức thực hiện hay không). Nếu được một thày dạy có trình độ hay một biên đạo (choreagrapher) chuyên nghiệp xây dựng bài thì dù đơn giản hay phức tạp, bài nhảy sẽ rất sáng sủa và có ý định rõ ràng. Nói thêm một chút về thành công của các cặp nhảy ở các nền khiêu vũ lớn, không những họ được học kỹ thuật khiêu vũ từ những người thày rất giỏi mà họ còn được giáo dục rất tốt về cảm thụ âm nhạc từ trong bậc học phổ thông.
    Trở lại cái "pằm pà rằm thường rơi vào 1-2, 5-6 phải không" của bạn. Chính xác là cái "rằm" ấy phải rơi vào 1 hoặc 5. Còn Five Step (hay bất cứ vũ hình nào khác) phải bắt đầu bằng phách 1 hay có thể vào phách khác hay không thì tùy vào vũ hình ấy nằm ở đâu trong tổ hợp của bạn và thời điểm (trong bản nhạc) mà bạn thực hiện nó, rõ hơn: nếu nó nằm ở đầu (nhưng thường thì người ta không dùng Five Step để bắt đầu) của tổ hợp và lúc thực hiện nó là đầu câu nhạc thì hiển nhiên nó phải vào ở phách 1 (câu nhạc), nếu nó không nằm trong trường hợp trên thì nó có thể được vào ở phách 5 (câu nhạc, cũng là phách 1 của nhịp nhạc), thậm chí phách 3 (của nhịp nhạc), nhưng không được là phách 2, phách 4 (nhịp nhạc).
    Không biết tôi trình bày có rối rắm quá không? Có gì bạn cứ trao đổi lại nhé, tôi sẽ cố hơn nữa . Thân chào!

    HN.
    P/s: Không biết có cao nhân IT nào có phần mềm chép nhạc free có thể chia sẻ cho HN không? Cám ơn nhìu nhìu!
    Last edited by Hanoian; November 20th, 2009 at 12:50 PM.

  4. #4
    Họ tên
    Nguyễn Ngọc Hiếu
    Đến từ
    Hải Phòng
    Tham gia
    Dec 2008
    Bài viết
    30
    Rep Power
    37
    Cảm ơn / Thích

    Default

    cám ơn bài viết của 2 bạn, rất bổ ích. Tôi muốn hỏi thêm một chút là trong quá trình dance 1 bài nhạc (đặc biệt trong thi đấu), làm sao để bắt kịp hết câu nhạc này đến câu nhạc khác, nếu bắt buộc phải bắt đầu 1 tổ hợp vào đầu câu nhạc, rất căng thẳng. Ban giám khảo có đánh giá khắt khe vấn đề này không

  5. #5
    Họ tên
    Trần Việt Dũng
    Đến từ
    Hà Nội
    Tham gia
    May 2009
    Bài viết
    1,097
    Rep Power
    149
    Cảm ơn / Thích

    Default

    @ ephuc: Mình có mấy câu hỏi và góp ý với bạn về bài viết trên như sau:
    - Mình biết là trong sách từ xưa các sư tổ đã viết điệu Tango được nhảy với nhịp 2/4, nhưng qui định bắt buộc "Nhịp Tango chuẩn trong các giải thi đấu là : 2/4" thì bạn tìm thấy ghi ở đâu thế, có thể chỉ (or dẫn link) cho mình biết với được không?Đây thực sự là câu hỏi vì mình chưa được biết đến qui định này, và theo tai mình nghe thì nhạc thi đấu ở Blackpool (các đĩa mình có), và ngay cả giải VOC vừa rồi các bản nhạc Tango được trình tấu hầu hết là 4/4. 2/4 và 4/4 có những điểm chung nhất định nhưng về tính chất, đặc điểm là khác biệt nhau. Chắc mình sẽ phải nghe lại thêm.
    - "Ta có thể đếm nhạc Tango theo cách sau: 1 2 3 4 hoặc Slow Quick Quick Slow": Không được chuẩn lắm bạn ạ, "Slow Quick Quick Slow" là cách phân chia thời gian (timming) cho các step trong điệu nhảy Tango, không phải là cách đếm nhạc Tango, không có môt ông nhạc trưởng hay người chơi nhạc Tango nào lại đếm "Slow Quick Quick Slow" hết.
    - "Nếu mình nhảy bản nhạc Tango nhịp : 2/4 thì cách đếm 1 2 3 4 sẽ tương ứng với 2 nhịp . Còn nhảy bản nhạc nhịp : 4/4 thì cách đếm 1 2 3 4 sẽ tương ứng vớ 1 nhịp.
    - Với cách đếm : pằm pằm pằm pà | rằm pằm pằm pằm pà | rằm
    nhịp 2/4: pằm pằm : 1/2 ; pằm pà : 1/2 ; rằm : 1"

    - EP xem lại 2 câu này nhé, theo cách bạn phân tích thì 2 cách đếm không có mối liên quan nào à? Và cùng một tổ hợp nhưng nếu nhảy 2/4 thì có số lượng bước nhảy nhiều gấp đôi 4/4 hay sao? Hoặc theo định nghĩa, tốc độ nhịp qui định cho điệu nhảy Tango (2/4) là 30-33BPM, vậy với tango 4/4, tốc độ nhịp chỉ cần 15-16,5BPM thôi sao? Đã bao giờ bạn để ý đến rắc rối này chưa? Theo mình ở đây vấn đề thú vị hơn nhiều: dù là 2/4 hay 4/4 thì người ta đếm 1234 cũng chỉ tương ứng với 1 nhịp, với chú ý là mỗi một số trong 4/4 tương ứng với 1 phách, còn mỗi một số trong 2/4 chỉ tương đương với 1 tiết (hoặc thì, đơn vị nhỏ bằng 1/2 phách). Nếu đồng ý như thế rồi thì ta sẽ thấy cả hai cách đếm đều thống nhất về nội dung, chỉ khác hình thức biểu hiện hoặc khía cạnh thông tin cần phản ánh thôi. Và 1234, hay Pằm rằm... như bạn viết trên kia đều đúng và không có gì mâu thuẫn với nhau.
    - "Với trình độ cơ bản chúng ta nên ghép các bước cho chẳn một câu nhạc cho đỡ phức tạp bài nhảy": Đây là yêu cầu bắt buộc khi đã nói đến chuyện xây dựng bài nhảy, dù là "cơ bản" hay "cao siêu", chỉ có bài dài hay ngắn, gồm nhiều tổ hợp hay ít tổ hợp, các tổ hợp được móc nối như thế nào thôi, còn các tổ hợp luôn phải được xây dựng bằng cách kết nối các bước nhảy trên đơn vị câu nhạc.
    - "Với trình độ cao hơn ta có khái niệm : Đảo phách ( ta sẽ chia các phách trên thành nhiều phách nhỏ hơn và tốc độ di chuyển của ta sẽ nhanh hơn)"
    Câu này có nhiều cái phải bàn quá: đầu tiên đảo phách không liên quan gì đến việc chia các phách trên thành nhiều phách nhỏ hơn. Theo định nghĩa âm nhạc, đảo phách là sự nhấn vào phách yếu hay phần yếu của phách trong nhịp nhạc, trong Tango ta có thể thấy nó được ứng dụng trong các vũ hình như Progressive Link, Promenade Link,... Còn "chia các phách trên thành nhiều phách nhỏ hơn" thế nào là phách lớn hơn, phách nhỏ hơn bạn ơi? Hì hì, cái nhỏ hơn (chính xác nhỏ bằng 1/2 phách) được gọi bằng tiết hoặc thì mà tôi có nói ở trên. Thứ ba và thứ tư, đảo phách chia phách không liên quan gì đến tốc độ di chuyển hết, đảo phách giúp chúng ta dứt khoát hơn và làm thay đổi cảm giác đều đều mà bản nhạc và bài nhảy có thể đem lại, từ đó gây sự chú ý đói với người xem (giám khảo). Tốc độ nhanh hơn đạt được là do: a/. Thực hiện nhiều bước quick hơn, b/. Mỗi bước được thực hiện với độ dài bước chân lớn hơn (đây là bí quyết quan trọng nhất), chúng ta thử thực hiện cùng một vũ hình với cùng một đoạn nhạc và nhờ người đứng xem, lần một các bước ngắn thôi, còn lần hai hãy bước dài nhất có thể, chưa quan tâm đến chất lượng bước nhảy, miễn sao cả 2 lần đều phải đúng nhạc rồi hỏi người xem xem cảm giác về tốc độ thế nào? Còn việc làm sao thực hiện bước dài mà vẫn không bị xóc và mất trọng tâm cũng như kết nối không bj xọc xẹch lại sang một chuyện dài nhiều tập khác rồi!
    - Với trình độ cao siêu hơn ta có khái niệm: Nhạc cảm ... Chắc bạn ngochieuhp chưa quan tâm đên cấp độ này và chính HN tôi cũng không đủ tự tin để bàn tới nên thôi tôi dừng ở đây thôi.
    - EP à, tôi đã đắn đo rất lâu trước khi gõ máy dòng này, tôi hoàn toàn không định bắt bẻ hay lên lớp gì nhau vì tôi hiểu bạn, cũng như tôi hay ai khác, chỉ có ý định chia sẻ, giúp đỡ ngochieu thôi. Và về đại ý thì bài viết của bạn là đúng, nhưng đi vào chi tiết, nhất là gạch đầu dòng thứ chín của bạn tôi thấy không thể không bàn thêm để Ngochieu hiẻu thêm, nhất là khi tôi đã lỡ viết bài trong topic này rồi và bạn lại có lời đề nghị "Nếu có gì thiếu xót , ACE bổ sung thêm nhé.".
    Mấy lời bổ xung của tôi bạn có nghe được không?! Thân chào.

  6. Cảm ơn trang thanked for this post
  7. #6
    Họ tên
    Trần Việt Dũng
    Đến từ
    Hà Nội
    Tham gia
    May 2009
    Bài viết
    1,097
    Rep Power
    149
    Cảm ơn / Thích

    Default

    @ NgochieuHP: Trong thi đấu các bản nhạc không được biêt trước, rất nhiều tình huống sàn xảy ra... tôi thì thường không làm được như lúc tập, và tôi tin và quan sát thấy các cặp thi đấu cũng không phải lúc nào cũng làm được điều này, vấn đề là họ có các phương án chuẩn bị trước cũng như đủ bản lĩnh để vựơt qua. Thêm nữa, trọng tài có rất nhiều tiêu chí để đánh giá một cặp nhảy, họ không quá khắt khe với điều đó đâu. (hì, mở ngoặc mình cũng là một trọng tài có bằng cấp độ địa phương, nhưng chưa được bắt bao giờ, mà hiện giờ mình cũng chỉ thích tập luyện và thi đấu nếu điều kiện cho phép thôi!) Thân chào và chúc tiến bộ.

  8. #7
    Họ tên
    Essi You Phúc
    Đến từ
    TP HCM
    Tham gia
    Feb 2009
    Bài viết
    26
    Rep Power
    36
    Cảm ơn / Thích

    Default

    Quote Originally Posted by Hanoian View Post
    @ ephuc: Mình có mấy câu hỏi và góp ý với bạn về bài viết trên như sau:
    - Mình biết là trong sách từ xưa các sư tổ đã viết điệu Tango được nhảy với nhịp 2/4, nhưng qui định bắt buộc "Nhịp Tango chuẩn trong các giải thi đấu là : 2/4" thì bạn tìm thấy ghi ở đâu thế, có thể chỉ (or dẫn link) cho mình biết với được không?Đây thực sự là câu hỏi vì mình chưa được biết đến qui định này, và theo tai mình nghe thì nhạc thi đấu ở Blackpool (các đĩa mình có), và ngay cả giải VOC vừa rồi các bản nhạc Tango được trình tấu hầu hết là 4/4. 2/4 và 4/4 có những điểm chung nhất định nhưng về tính chất, đặc điểm là khác biệt nhau. Chắc mình sẽ phải nghe lại thêm.
    - "Ta có thể đếm nhạc Tango theo cách sau: 1 2 3 4 hoặc Slow Quick Quick Slow": Không được chuẩn lắm bạn ạ, "Slow Quick Quick Slow" là cách phân chia thời gian (timming) cho các step trong điệu nhảy Tango, không phải là cách đếm nhạc Tango, không có môt ông nhạc trưởng hay người chơi nhạc Tango nào lại đếm "Slow Quick Quick Slow" hết.
    - "Nếu mình nhảy bản nhạc Tango nhịp : 2/4 thì cách đếm 1 2 3 4 sẽ tương ứng với 2 nhịp . Còn nhảy bản nhạc nhịp : 4/4 thì cách đếm 1 2 3 4 sẽ tương ứng vớ 1 nhịp.
    - Với cách đếm : pằm pằm pằm pà | rằm pằm pằm pằm pà | rằm
    nhịp 2/4: pằm pằm : 1/2 ; pằm pà : 1/2 ; rằm : 1"

    - EP xem lại 2 câu này nhé, theo cách bạn phân tích thì 2 cách đếm không có mối liên quan nào à? Và cùng một tổ hợp nhưng nếu nhảy 2/4 thì có số lượng bước nhảy nhiều gấp đôi 4/4 hay sao? Hoặc theo định nghĩa, tốc độ nhịp qui định cho điệu nhảy Tango (2/4) là 30-33BPM, vậy với tango 4/4, tốc độ nhịp chỉ cần 15-16,5BPM thôi sao? Đã bao giờ bạn để ý đến rắc rối này chưa? Theo mình ở đây vấn đề thú vị hơn nhiều: dù là 2/4 hay 4/4 thì người ta đếm 1234 cũng chỉ tương ứng với 1 nhịp, với chú ý là mỗi một số trong 4/4 tương ứng với 1 phách, còn mỗi một số trong 2/4 chỉ tương đương với 1 tiết (hoặc thì, đơn vị nhỏ bằng 1/2 phách). Nếu đồng ý như thế rồi thì ta sẽ thấy cả hai cách đếm đều thống nhất về nội dung, chỉ khác hình thức biểu hiện hoặc khía cạnh thông tin cần phản ánh thôi. Và 1234, hay Pằm rằm... như bạn viết trên kia đều đúng và không có gì mâu thuẫn với nhau.
    - "Với trình độ cơ bản chúng ta nên ghép các bước cho chẳn một câu nhạc cho đỡ phức tạp bài nhảy": Đây là yêu cầu bắt buộc khi đã nói đến chuyện xây dựng bài nhảy, dù là "cơ bản" hay "cao siêu", chỉ có bài dài hay ngắn, gồm nhiều tổ hợp hay ít tổ hợp, các tổ hợp được móc nối như thế nào thôi, còn các tổ hợp luôn phải được xây dựng bằng cách kết nối các bước nhảy trên đơn vị câu nhạc.
    - "Với trình độ cao hơn ta có khái niệm : Đảo phách ( ta sẽ chia các phách trên thành nhiều phách nhỏ hơn và tốc độ di chuyển của ta sẽ nhanh hơn)"
    Câu này có nhiều cái phải bàn quá: đầu tiên đảo phách không liên quan gì đến việc chia các phách trên thành nhiều phách nhỏ hơn. Theo định nghĩa âm nhạc, đảo phách là sự nhấn vào phách yếu hay phần yếu của phách trong nhịp nhạc, trong Tango ta có thể thấy nó được ứng dụng trong các vũ hình như Progressive Link, Promenade Link,... Còn "chia các phách trên thành nhiều phách nhỏ hơn" thế nào là phách lớn hơn, phách nhỏ hơn bạn ơi? Hì hì, cái nhỏ hơn (chính xác nhỏ bằng 1/2 phách) được gọi bằng tiết hoặc thì mà tôi có nói ở trên. Thứ ba và thứ tư, đảo phách chia phách không liên quan gì đến tốc độ di chuyển hết, đảo phách giúp chúng ta dứt khoát hơn và làm thay đổi cảm giác đều đều mà bản nhạc và bài nhảy có thể đem lại, từ đó gây sự chú ý đói với người xem (giám khảo). Tốc độ nhanh hơn đạt được là do: a/. Thực hiện nhiều bước quick hơn, b/. Mỗi bước được thực hiện với độ dài bước chân lớn hơn (đây là bí quyết quan trọng nhất), chúng ta thử thực hiện cùng một vũ hình với cùng một đoạn nhạc và nhờ người đứng xem, lần một các bước ngắn thôi, còn lần hai hãy bước dài nhất có thể, chưa quan tâm đến chất lượng bước nhảy, miễn sao cả 2 lần đều phải đúng nhạc rồi hỏi người xem xem cảm giác về tốc độ thế nào? Còn việc làm sao thực hiện bước dài mà vẫn không bị xóc và mất trọng tâm cũng như kết nối không bj xọc xẹch lại sang một chuyện dài nhiều tập khác rồi!
    - Với trình độ cao siêu hơn ta có khái niệm: Nhạc cảm ... Chắc bạn ngochieuhp chưa quan tâm đên cấp độ này và chính HN tôi cũng không đủ tự tin để bàn tới nên thôi tôi dừng ở đây thôi.
    - EP à, tôi đã đắn đo rất lâu trước khi gõ máy dòng này, tôi hoàn toàn không định bắt bẻ hay lên lớp gì nhau vì tôi hiểu bạn, cũng như tôi hay ai khác, chỉ có ý định chia sẻ, giúp đỡ ngochieu thôi. Và về đại ý thì bài viết của bạn là đúng, nhưng đi vào chi tiết, nhất là gạch đầu dòng thứ chín của bạn tôi thấy không thể không bàn thêm để Ngochieu hiẻu thêm, nhất là khi tôi đã lỡ viết bài trong topic này rồi và bạn lại có lời đề nghị "Nếu có gì thiếu xót , ACE bổ sung thêm nhé.".
    Mấy lời bổ xung của tôi bạn có nghe được không?! Thân chào.
    Bạn Hanoian ơi! Cái cách "Vạch lá tìm sâu" , "Vạch bèo ra bọ" , cố tình hỏi nhằm "phô trương" sự hiểu biết của mình thật không hay gì bạn ạ!

    - Thiết nghĩ những gì mình viết bạn hiểu và đa phần nhiều người khác cũng hiểu bạn ạ. Nhưng để hiểu như thế nào thì còn phụ thuộc vào "trình độ" của từng người đúng không bạn?

    - Để nói về "nhạc lý" thì không thể dùng "câu chữ" mà nói hết được bạn ạ. Đặc biệt với thời gian rãnh rỗi ít ỏi của tôi cũng không thể mà viết "dài dòng văn tự" như bạn được. Mà tôi cũng có biết đến câu: "Người khôn nói ít hiểu nhiều" , "người ngu nói nhiều hiểu chẳng bao nhiêu". Viết bài dài dòng như bạn , không đi vào ý chính mà người hỏi muốn hỏi. Tôi cũng không biết có bao nhiêu người đọc và hiểu được những gì bạn đã viết nữa???

    - Bạn viết: " EP à, tôi đã đắn đo rất lâu trước khi gõ máy dòng này" -- Tôi nghĩ bạn đã đắn đo , nhưng sự đắn đo của bạn chưa đủ. Nếu bạn chịu đọc kỹ hơn, đắn đo lâu hơn thì tôi nghĩ bạn sẽ không viết bài góp ý với tôi như vậy đâu.

    - Để mà bắt bẻ từng, câu từng chữ như bạn, tôi nghĩ tất cả mọi người trên diễn đàn cũng có thể làm được điều đó bạn ạ! Tuy nhiên, người ta thấy không cần thiết phải làm mà thôi...Tại sao như vậy? Để tôi cũng dùng phương pháp của bạn , rồi bạn đọc và suy gẩm nhé:

    - Bạn viết :" Mình biết là trong sách từ xưa các sư tổ đã viết điệu Tango được nhảy với nhịp 2/4, nhưng qui định bắt buộc "Nhịp Tango chuẩn trong các giải thi đấu là : 2/4" thì bạn tìm thấy ghi ở đâu thế". Bạn thấy từ bắt buộc màu đỏ không? Và bạn hãy đọc lại câu mà mình đã viết đi . Không hề có chữ "bắt buộc" bạn nhé!!

    - Bạn viết :
    "Ta có thể đếm nhạc Tango theo cách sau: 1 2 3 4 hoặc Slow Quick Quick Slow": Không được chuẩn lắm bạn ạ, "Slow Quick Quick Slow" là cách phân chia thời gian (timming) cho các step trong điệu nhảy Tango, không phải là cách đếm nhạc Tango, không có môt ông nhạc trưởng hay người chơi nhạc Tango nào lại đếm "Slow Quick Quick Slow" hết."-- Mình nghĩ rằng mình đã trả lời đúng những gì mà người hỏi muốn hỏi bạn ạ! Người ta muốn hỏi là cách "đếm nhạc(Counting)" khi nhảy điệu Tango chứ không phải hỏi cách đếm nhạc của một ông nhạc trưởng khi chơi điệu Tango bạn ơi. --> Bạn cũng nên đọc kỹ lại nhé.

    -Bạn viết : "Nếu mình nhảy bản nhạc Tango nhịp : 2/4 thì cách đếm 1 2 3 4 sẽ tương ứng với 2 nhịp . Còn nhảy bản nhạc nhịp : 4/4 thì cách đếm 1 2 3 4 sẽ tương ứng vớ 1 nhịp.
    - Với cách đếm : pằm pằm pằm pà | rằm pằm pằm pằm pà | rằm
    nhịp 2/4: pằm pằm : 1/2 ; pằm pà : 1/2 ; rằm : 1"

    - EP xem lại 2 câu này nhé, theo cách bạn phân tích thì 2 cách đếm không có mối liên quan nào à? Và cùng một tổ hợp nhưng nếu nhảy 2/4 thì có số lượng bước nhảy nhiều gấp đôi 4/4 hay sao?"
    -- Thực ra đây cũng chỉ là cách mà bạn muốn nghĩ ra sai để mà hỏi thôi. Đương nhiên 2 cách đếm là giống nhau rồi. Ý tôi muốn nói đến là "Giá trị cường độ âm nhạc" - nghĩa là với 2 bài Tango giống nhau, nhưng được chơi theo 2 loại nhịp khác nhau: 2/4 hoặc 4/4. Thì giá trị cường độ âm nhạc của một phách nhạc trong nhịp 2/4 sẽ nhanh hơn trong nhịp 4/4. Bạn đã hiểu chưa ạ?

    - Còn về phần "đảo phách": Để nói về vấn đề này ta không thể dùng câu chữ mà diễn đạt hết được bạn ạ. Mà phải dùng thêm những ký hiệu âm nhạc hay còn gọi là "nốt nhạc" để giải thích, thậm chí ta còn phải dùng thêm một nhạc cụ nào đó để thể hiện thử thì mới hiểu được sự đảo phách là như thế nào.

    - Tôi nói: - "Với trình độ cao hơn ta có khái niệm : Đảo phách ( ta sẽ chia các phách trên thành nhiều phách nhỏ hơn và tốc độ di chuyển của ta sẽ nhanh hơn)" -- Có thể sự nói ngắn gọn này đã làm cho bạn hiểu lầm. Có thể là nó "sai" đối với bạn , nhưng nó lại "đúng" đối với tôi. Nhưng quy chung nó cũng đi về một ý như sau:

    Trong âm nhạc:
    1 nốt đen có thể chia thành nhiều nốt mốc.
    Nghĩa là:
    1 phách = 1/2 phách + 1/2 phách
    hoặc:
    1 phách = 1/4 phách + 3/4 phách
    ..........................

    Bạn viết :
    ?"Hì hì, cái nhỏ hơn (chính xác nhỏ bằng 1/2 phách) được gọi bằng tiết hoặc thì mà tôi có nói ở trên." - Vậy đã thực sự là chính xác chưa? Chẳng lẽ không được chia thành 1/4 hoặc 3/4 sao? Cái nhỏ hơn được gọi bằng tiết hoặc thì , thì quả thật cũng mới lạ đối với tôi. Bạn có thể cho tôi biết bạn đọc cái này ở đâu không ? Nếu có thể cho tôi xin link để tham khảo thì càng tốt. Cám ơn bạn.


    - Bạn Hanoian à! Để mà viết lại những dòng này cho bạn quả thật là cũng mất thời gian quá ! Tôi cũng không định viết trả lời bạn đâu, nhưng nghĩ lại làm vậy bạn sẽ cho là tôi không tôn trọng bạn. Nên tôi cũng cố gắng dành chút ít thời gian mà trả lời bạn vậy. Mong rằng , chúng ta sẽ vui vẻ trên diễn đàn và cùng đóng góp vì sự đam mê khiêu vũ nha bạn. Chúc bạn cuối tuần vui vẻ!






  9. #8
    Họ tên
    Phạm Khánh Quỳnh
    Đến từ
    TP HCM
    Tham gia
    Nov 2009
    Bài viết
    5
    Rep Power
    0
    Cảm ơn / Thích

    Default

    Chào Ephuc va Hanoian,

    Trước tiên tôi đồng ý với Hanoian rằng, về đại ý bài viết của Ephuc là đúng. Nhưng về câu từ thì Ephuc nên cẩn thận hơn nữa. Nếu không cẩn thận hơn, sẽ khiến cho người khác hiểu lầm ý tốt của bạn đó.

    Dù sao viết cẩn thận hơn và được hiểu đúng vẫn tốt hơn là viết cẩn thận nhưng bị hiểu sai, Ephuc nhé.

    Tiếp theo, tôi chia sẻ với Hanoian đôi lời nhé. Mong bạn sẽ cởi mở và nhận ra sự chân thành của tôi.

    Một là, bài viết của bạn súc tích, điều này biểu hiện nơi bạn một tầm quan sát tương đối rộng và tinh thần học hỏi rất cao. Tuy nhiên, nếu có thể được, bạn nên trình bày bài viết có hệ thống hơn, sẽ lôi cuốn được nhiều đọc giả hơn, vì quả thật, tôi đã phải rất kiên nhẫn để đọc hết bài của bạn. Các câu chữ và ý văn của bạn quấn lấy nhau, rối tinh, lằng nhằng, dài dòng và luộm thuộm.

    Hai là, về nhịp của vũ điệu Tango. Theo những gì tôi được học và tìm hiểu, tôi chỉ nói ngắn gọn như sau:
    *Nhạc khiêu vũ Tango được phối và trình diễn theo nhịp 2/4 trong
    Ballroom Dance (hay còn gọi là Standard Form)
    *Nhạc khiêu vũ Tango được phối và trình diễn theo nhịp 4/4 trong
    Salon Dance (hay còn gọi là Saigon Dance)
    ***Lưu ý: -Tôi cố tình không nhắc đến "sáng tác". Vì trên thực tế,
    có những tác phẩm được sáng tác theo nhịp 2/4 nhưng lại
    được phối và trình diễn theo nhịp 4/4
    -Điều quan trọng nhất vẫn là trình độ của người nghe nhạc.
    Nên tôi đồng ý với Hanoian khi bạn nói rằng, chính bạn cần
    phải nghe lại thêm, Hanoian nhé.

    Ba là, tôi đồng ý với Ephuc rằng, chúng ta đang bàn đến cách đếm phách nhạc và cách đếm bước nhảy trong khiêu vũ, chứ không cố tình bàn đến "ông nhạc trưởng" nào đó"

    Bốn là, Tôi đã hiểu cách giải thích của Ephuc về cách đếm "pằm pằm pằm pà rằm" trong vũ điệu Tango, bạn cần học thêm 25 nữa về âm nhạc giống như tôi hoặc ít hơn thời gian này nếu bạn là một người xuất sắc. Bên cạnh đó, tôi cũng muốn bổ sung thêm cách giải thich này của Ephuc:
    "pằm:1/4; pằm:1/4; pẳm:1/8; pà:1/4; rằm:1"
    hoặc "pằm:1/4; pằm:1/4; pẳm:1/4; pà:1/8; rằm:1" tùy theo chủ đích sáng tác của tác giả cũng như bài phối của người phối khí.

    Năm là, tôi đồng ý với cách chia phách của Ephuc, tôi chưa nghe nói đến khái niệm phách nhạc được chia nhỏ ra sẽ gọi là "tiết" hoặc "thì". Nếu nhắc đến "thì", có lẻ Hanoian bị nhầm lẫn giữa học Tiếng Anh và học nhạc rồi.
    Tôi hiểu Hanoian nhắc đến "tiết" là ý muốn nói đến 1 đơn vị nhỏ hơn. Vậy cho tôi hỏi Hanoian 1 chuyện nhe. Nếu bạn chặt phần đùi heo thành nhiều phần nhỏ, bạn sẽ gọi mỗi phần nhỏ đó là gì? Bạn ra chợ mua 1 phần đùi heo hay ban sẽ mua 1 phần "tiết đùi heo".??????

    Thân mến

  10. #9
    Họ tên
    Trần Việt Dũng
    Đến từ
    Hà Nội
    Tham gia
    May 2009
    Bài viết
    1,097
    Rep Power
    149
    Cảm ơn / Thích

    Default

    @ EPhuc: Vậy là mấy lời đáp ứng yêu cầu "bổ xung" của tôi bạn nghe không lọt tai rồi. Tôi rất hối tiếc (thời gian, công sức) và xin rút lại mấy lời đó. Xin lỗi vì đã làm bạn phiền lòng, nếu có thể, xin hãy coi như tôi chưa nói gì để "chúng ta sẽ vui vẻ trên diễn đàn" như mong ước chung.
    @ Sweetsmile: Cảm ơn bạn đã đọc bài và góp ý, dù chưa đồng ý với một vài điểm trong trình bày của bạn. Tôi cũng định bàn luận tiếp với bạn nhưng khi đọc đến luận cứ "phân chia đùi heo" của bạn thì thôi, tôi bỏ ý định đó. Tôi xin dừng topic này ở đây, ít nhất là với tôi.
    Thân chào các bạn.

  11. #10
    Họ tên
    TTT
    Đến từ
    Hà Nội
    Tham gia
    Nov 2009
    Bài viết
    189
    Rep Power
    50
    Cảm ơn / Thích

    Default

    Trời ơi , đọc đến phần chia đùi heo của sweetsmile mà Nhoc cười gần chết và cứ bắt Nhoc phải nghĩ là SM có một tâm hồn ăn uống vô cùng . Đang giảng về nhạc lí thì lại chợ búa mua bán ngay được . Đang nho nhã thì chuyển ngay sang phàm tục. Hihihihi.
    Take it easy. Let's simplify the life

Thread Information

Users Browsing this Thread

Hiện có 1 người đang xem chủ đề này. (0 Thành viên và 1 Khách viếng thăm)

Similar Threads

  1. Mình hỏi về nghe nhạc trong rumba
    By Thuy Duong in forum Các điệu nhảy Latin
    Replies: 17
    Bài mới gửi: November 10th, 2011, 02:04 PM
  2. Replies: 8
    Bài mới gửi: May 14th, 2011, 08:21 PM
  3. Dancing Music - Tango 2007 & Ross Mitchell - 30 Top Tango
    By thanhtm in forum Thư viện tài liệu
    Replies: 0
    Bài mới gửi: March 14th, 2011, 10:10 PM
  4. Tango - La Castilla Romantica - Tango Pasion
    By vanlydochanh in forum Tango
    Replies: 0
    Bài mới gửi: July 3rd, 2010, 04:40 PM
  5. Bạn đã bao giờ nghe, xem về Tango Waltz?
    By TaTango in forum Các điệu nhảy khác
    Replies: 0
    Bài mới gửi: March 15th, 2010, 05:58 PM

Đánh dấu

Posting Permissions

  • You may not post new threads
  • You may not post replies
  • You may not post attachments
  • You may not edit your posts
  •