Quote Originally Posted by Hanoian View Post
@ ephuc: Mình có mấy câu hỏi và góp ý với bạn về bài viết trên như sau:
- Mình biết là trong sách từ xưa các sư tổ đã viết điệu Tango được nhảy với nhịp 2/4, nhưng qui định bắt buộc "Nhịp Tango chuẩn trong các giải thi đấu là : 2/4" thì bạn tìm thấy ghi ở đâu thế, có thể chỉ (or dẫn link) cho mình biết với được không?Đây thực sự là câu hỏi vì mình chưa được biết đến qui định này, và theo tai mình nghe thì nhạc thi đấu ở Blackpool (các đĩa mình có), và ngay cả giải VOC vừa rồi các bản nhạc Tango được trình tấu hầu hết là 4/4. 2/4 và 4/4 có những điểm chung nhất định nhưng về tính chất, đặc điểm là khác biệt nhau. Chắc mình sẽ phải nghe lại thêm.
- "Ta có thể đếm nhạc Tango theo cách sau: 1 2 3 4 hoặc Slow Quick Quick Slow": Không được chuẩn lắm bạn ạ, "Slow Quick Quick Slow" là cách phân chia thời gian (timming) cho các step trong điệu nhảy Tango, không phải là cách đếm nhạc Tango, không có môt ông nhạc trưởng hay người chơi nhạc Tango nào lại đếm "Slow Quick Quick Slow" hết.
- "Nếu mình nhảy bản nhạc Tango nhịp : 2/4 thì cách đếm 1 2 3 4 sẽ tương ứng với 2 nhịp . Còn nhảy bản nhạc nhịp : 4/4 thì cách đếm 1 2 3 4 sẽ tương ứng vớ 1 nhịp.
- Với cách đếm : pằm pằm pằm pà | rằm pằm pằm pằm pà | rằm
nhịp 2/4: pằm pằm : 1/2 ; pằm pà : 1/2 ; rằm : 1"

- EP xem lại 2 câu này nhé, theo cách bạn phân tích thì 2 cách đếm không có mối liên quan nào à? Và cùng một tổ hợp nhưng nếu nhảy 2/4 thì có số lượng bước nhảy nhiều gấp đôi 4/4 hay sao? Hoặc theo định nghĩa, tốc độ nhịp qui định cho điệu nhảy Tango (2/4) là 30-33BPM, vậy với tango 4/4, tốc độ nhịp chỉ cần 15-16,5BPM thôi sao? Đã bao giờ bạn để ý đến rắc rối này chưa? Theo mình ở đây vấn đề thú vị hơn nhiều: dù là 2/4 hay 4/4 thì người ta đếm 1234 cũng chỉ tương ứng với 1 nhịp, với chú ý là mỗi một số trong 4/4 tương ứng với 1 phách, còn mỗi một số trong 2/4 chỉ tương đương với 1 tiết (hoặc thì, đơn vị nhỏ bằng 1/2 phách). Nếu đồng ý như thế rồi thì ta sẽ thấy cả hai cách đếm đều thống nhất về nội dung, chỉ khác hình thức biểu hiện hoặc khía cạnh thông tin cần phản ánh thôi. Và 1234, hay Pằm rằm... như bạn viết trên kia đều đúng và không có gì mâu thuẫn với nhau.
- "Với trình độ cơ bản chúng ta nên ghép các bước cho chẳn một câu nhạc cho đỡ phức tạp bài nhảy": Đây là yêu cầu bắt buộc khi đã nói đến chuyện xây dựng bài nhảy, dù là "cơ bản" hay "cao siêu", chỉ có bài dài hay ngắn, gồm nhiều tổ hợp hay ít tổ hợp, các tổ hợp được móc nối như thế nào thôi, còn các tổ hợp luôn phải được xây dựng bằng cách kết nối các bước nhảy trên đơn vị câu nhạc.
- "Với trình độ cao hơn ta có khái niệm : Đảo phách ( ta sẽ chia các phách trên thành nhiều phách nhỏ hơn và tốc độ di chuyển của ta sẽ nhanh hơn)"
Câu này có nhiều cái phải bàn quá: đầu tiên đảo phách không liên quan gì đến việc chia các phách trên thành nhiều phách nhỏ hơn. Theo định nghĩa âm nhạc, đảo phách là sự nhấn vào phách yếu hay phần yếu của phách trong nhịp nhạc, trong Tango ta có thể thấy nó được ứng dụng trong các vũ hình như Progressive Link, Promenade Link,... Còn "chia các phách trên thành nhiều phách nhỏ hơn" thế nào là phách lớn hơn, phách nhỏ hơn bạn ơi? Hì hì, cái nhỏ hơn (chính xác nhỏ bằng 1/2 phách) được gọi bằng tiết hoặc thì mà tôi có nói ở trên. Thứ ba và thứ tư, đảo phách chia phách không liên quan gì đến tốc độ di chuyển hết, đảo phách giúp chúng ta dứt khoát hơn và làm thay đổi cảm giác đều đều mà bản nhạc và bài nhảy có thể đem lại, từ đó gây sự chú ý đói với người xem (giám khảo). Tốc độ nhanh hơn đạt được là do: a/. Thực hiện nhiều bước quick hơn, b/. Mỗi bước được thực hiện với độ dài bước chân lớn hơn (đây là bí quyết quan trọng nhất), chúng ta thử thực hiện cùng một vũ hình với cùng một đoạn nhạc và nhờ người đứng xem, lần một các bước ngắn thôi, còn lần hai hãy bước dài nhất có thể, chưa quan tâm đến chất lượng bước nhảy, miễn sao cả 2 lần đều phải đúng nhạc rồi hỏi người xem xem cảm giác về tốc độ thế nào? Còn việc làm sao thực hiện bước dài mà vẫn không bị xóc và mất trọng tâm cũng như kết nối không bj xọc xẹch lại sang một chuyện dài nhiều tập khác rồi!
- Với trình độ cao siêu hơn ta có khái niệm: Nhạc cảm ... Chắc bạn ngochieuhp chưa quan tâm đên cấp độ này và chính HN tôi cũng không đủ tự tin để bàn tới nên thôi tôi dừng ở đây thôi.
- EP à, tôi đã đắn đo rất lâu trước khi gõ máy dòng này, tôi hoàn toàn không định bắt bẻ hay lên lớp gì nhau vì tôi hiểu bạn, cũng như tôi hay ai khác, chỉ có ý định chia sẻ, giúp đỡ ngochieu thôi. Và về đại ý thì bài viết của bạn là đúng, nhưng đi vào chi tiết, nhất là gạch đầu dòng thứ chín của bạn tôi thấy không thể không bàn thêm để Ngochieu hiẻu thêm, nhất là khi tôi đã lỡ viết bài trong topic này rồi và bạn lại có lời đề nghị "Nếu có gì thiếu xót , ACE bổ sung thêm nhé.".
Mấy lời bổ xung của tôi bạn có nghe được không?! Thân chào.
Bạn Hanoian ơi! Cái cách "Vạch lá tìm sâu" , "Vạch bèo ra bọ" , cố tình hỏi nhằm "phô trương" sự hiểu biết của mình thật không hay gì bạn ạ!

- Thiết nghĩ những gì mình viết bạn hiểu và đa phần nhiều người khác cũng hiểu bạn ạ. Nhưng để hiểu như thế nào thì còn phụ thuộc vào "trình độ" của từng người đúng không bạn?

- Để nói về "nhạc lý" thì không thể dùng "câu chữ" mà nói hết được bạn ạ. Đặc biệt với thời gian rãnh rỗi ít ỏi của tôi cũng không thể mà viết "dài dòng văn tự" như bạn được. Mà tôi cũng có biết đến câu: "Người khôn nói ít hiểu nhiều" , "người ngu nói nhiều hiểu chẳng bao nhiêu". Viết bài dài dòng như bạn , không đi vào ý chính mà người hỏi muốn hỏi. Tôi cũng không biết có bao nhiêu người đọc và hiểu được những gì bạn đã viết nữa???

- Bạn viết: " EP à, tôi đã đắn đo rất lâu trước khi gõ máy dòng này" -- Tôi nghĩ bạn đã đắn đo , nhưng sự đắn đo của bạn chưa đủ. Nếu bạn chịu đọc kỹ hơn, đắn đo lâu hơn thì tôi nghĩ bạn sẽ không viết bài góp ý với tôi như vậy đâu.

- Để mà bắt bẻ từng, câu từng chữ như bạn, tôi nghĩ tất cả mọi người trên diễn đàn cũng có thể làm được điều đó bạn ạ! Tuy nhiên, người ta thấy không cần thiết phải làm mà thôi...Tại sao như vậy? Để tôi cũng dùng phương pháp của bạn , rồi bạn đọc và suy gẩm nhé:

- Bạn viết :" Mình biết là trong sách từ xưa các sư tổ đã viết điệu Tango được nhảy với nhịp 2/4, nhưng qui định bắt buộc "Nhịp Tango chuẩn trong các giải thi đấu là : 2/4" thì bạn tìm thấy ghi ở đâu thế". Bạn thấy từ bắt buộc màu đỏ không? Và bạn hãy đọc lại câu mà mình đã viết đi . Không hề có chữ "bắt buộc" bạn nhé!!

- Bạn viết :
"Ta có thể đếm nhạc Tango theo cách sau: 1 2 3 4 hoặc Slow Quick Quick Slow": Không được chuẩn lắm bạn ạ, "Slow Quick Quick Slow" là cách phân chia thời gian (timming) cho các step trong điệu nhảy Tango, không phải là cách đếm nhạc Tango, không có môt ông nhạc trưởng hay người chơi nhạc Tango nào lại đếm "Slow Quick Quick Slow" hết."-- Mình nghĩ rằng mình đã trả lời đúng những gì mà người hỏi muốn hỏi bạn ạ! Người ta muốn hỏi là cách "đếm nhạc(Counting)" khi nhảy điệu Tango chứ không phải hỏi cách đếm nhạc của một ông nhạc trưởng khi chơi điệu Tango bạn ơi. --> Bạn cũng nên đọc kỹ lại nhé.

-Bạn viết : "Nếu mình nhảy bản nhạc Tango nhịp : 2/4 thì cách đếm 1 2 3 4 sẽ tương ứng với 2 nhịp . Còn nhảy bản nhạc nhịp : 4/4 thì cách đếm 1 2 3 4 sẽ tương ứng vớ 1 nhịp.
- Với cách đếm : pằm pằm pằm pà | rằm pằm pằm pằm pà | rằm
nhịp 2/4: pằm pằm : 1/2 ; pằm pà : 1/2 ; rằm : 1"

- EP xem lại 2 câu này nhé, theo cách bạn phân tích thì 2 cách đếm không có mối liên quan nào à? Và cùng một tổ hợp nhưng nếu nhảy 2/4 thì có số lượng bước nhảy nhiều gấp đôi 4/4 hay sao?"
-- Thực ra đây cũng chỉ là cách mà bạn muốn nghĩ ra sai để mà hỏi thôi. Đương nhiên 2 cách đếm là giống nhau rồi. Ý tôi muốn nói đến là "Giá trị cường độ âm nhạc" - nghĩa là với 2 bài Tango giống nhau, nhưng được chơi theo 2 loại nhịp khác nhau: 2/4 hoặc 4/4. Thì giá trị cường độ âm nhạc của một phách nhạc trong nhịp 2/4 sẽ nhanh hơn trong nhịp 4/4. Bạn đã hiểu chưa ạ?

- Còn về phần "đảo phách": Để nói về vấn đề này ta không thể dùng câu chữ mà diễn đạt hết được bạn ạ. Mà phải dùng thêm những ký hiệu âm nhạc hay còn gọi là "nốt nhạc" để giải thích, thậm chí ta còn phải dùng thêm một nhạc cụ nào đó để thể hiện thử thì mới hiểu được sự đảo phách là như thế nào.

- Tôi nói: - "Với trình độ cao hơn ta có khái niệm : Đảo phách ( ta sẽ chia các phách trên thành nhiều phách nhỏ hơn và tốc độ di chuyển của ta sẽ nhanh hơn)" -- Có thể sự nói ngắn gọn này đã làm cho bạn hiểu lầm. Có thể là nó "sai" đối với bạn , nhưng nó lại "đúng" đối với tôi. Nhưng quy chung nó cũng đi về một ý như sau:

Trong âm nhạc:
1 nốt đen có thể chia thành nhiều nốt mốc.
Nghĩa là:
1 phách = 1/2 phách + 1/2 phách
hoặc:
1 phách = 1/4 phách + 3/4 phách
..........................

Bạn viết :
?"Hì hì, cái nhỏ hơn (chính xác nhỏ bằng 1/2 phách) được gọi bằng tiết hoặc thì mà tôi có nói ở trên." - Vậy đã thực sự là chính xác chưa? Chẳng lẽ không được chia thành 1/4 hoặc 3/4 sao? Cái nhỏ hơn được gọi bằng tiết hoặc thì , thì quả thật cũng mới lạ đối với tôi. Bạn có thể cho tôi biết bạn đọc cái này ở đâu không ? Nếu có thể cho tôi xin link để tham khảo thì càng tốt. Cám ơn bạn.


- Bạn Hanoian à! Để mà viết lại những dòng này cho bạn quả thật là cũng mất thời gian quá ! Tôi cũng không định viết trả lời bạn đâu, nhưng nghĩ lại làm vậy bạn sẽ cho là tôi không tôn trọng bạn. Nên tôi cũng cố gắng dành chút ít thời gian mà trả lời bạn vậy. Mong rằng , chúng ta sẽ vui vẻ trên diễn đàn và cùng đóng góp vì sự đam mê khiêu vũ nha bạn. Chúc bạn cuối tuần vui vẻ!