Pre xin bổ xung là chữ :
Notations
Có nhiều ghĩa qua tiếng Việt nhưng có lẽ ở đây không phải là " Chú thích" mà đơn giản trong thuật ngữ âm nhạc "Musical Notations" là " Nốt nhạc" hay rõ hơn là "Nhạc lý " mà thôi .
Printable View
Pre xin bổ xung là chữ :
Notations
Có nhiều ghĩa qua tiếng Việt nhưng có lẽ ở đây không phải là " Chú thích" mà đơn giản trong thuật ngữ âm nhạc "Musical Notations" là " Nốt nhạc" hay rõ hơn là "Nhạc lý " mà thôi .
Lâu rồi topic này không được hâm nóng, có lẽ mọi người cũng hài lòng với đoạn kết của nó, nhưng do hiện nay, tại một số topic khác có người bàn luận đến "nhạc cảm" nên mình muốn có chút ý kiến bổ sung tại topic này.
Nốt đen luôn là nốt đen cho dù ở nhịp 2/4, 4/4, 3/4 hoặc 6/8, và nốt đen được thể hiện nhanh hay chậm là do qui định của tác giả ở từng tác phẩm, và thường được thể hiện ngay từ đầu bản nhạc. Chẳng bao giờ có nguyên tắc nốt đen ở Tango 2/4 nhanh hơn nốt đen ở Tango 4/4 hay nhạc Tango 2/4 nhanh hơn nhạc Tango 4/4.
Nhạc cảm là đây: Ở nhịp 2/4, người ta thường nhấn vào phách 1, phách 2 thường nhẹ hơn. ở nhịp 4/4, người ta thường nhấn vào phách 1, phách 2.3.4 nhẹ ( hoặc nếu nhấn thêm vào 3 thì cũng không nhấn mạnh bằng phách 1 ). Điều này tạo cho giai điệu về cao độ, trường độ thì giống nhau, nhưng cảm xúc - sự sôi động, hào hùng ( của 2/4 ) và sự mượt mà, da diết của ( của 4/4) thì hoàn toàn khác nhau.
Với một dancer có khả năng cảm thụ âm nhạc ( hay còn gọi là nhạc cảm, là phê nhạc .....) tốt thì điều này dễ nhận ra lắm. Còn nếu không, người đó vẫn có thể hoàn thành những vũ hình phức tạp, đẹp mắt, đúng nhạc, đúng câu .....đúng đủ mọi thứ nhưng chẳng thể lí giải được tại sao nó cứ phải 2/4 hay tại sao nó cứ phải 4/4....và rất khó về nhất trong mọi cuộc thi :)
Hôm nay em mới có dịp đọc chủ đề về nhạc Tango này. Em có cảm giác những ngừoi tham gia tranh luận vẫn chưa có đựoc bao nhiêu nhất trí về những nội dung muốn tranh luận. Vậy để cuộc tranh luận mang lái bổ ích thiết thực cho mọi người, em đề nghị thế này : Ta hãy thảo luận lại từng điểm cụ thể một mà mọi người đã và còn đang tranh cãi.
Em đề nghị ta bắt đầu bằng cái "" pằm pằm pằm pà rằm " mà bạn Ngochieuhp đã nêu ra ngay từ đầu topic.
Trước hết ta xác định nó là cái gì vậy. Theo em đó là cái "nhóm âm thanh" mà ta cảm thấy nổi bật trong phần đệm khi nghe một số (rât nhiều nhưng không phải là tất cả) bản nhạc Tango. Cái đó thuật ngữ âm nhạc người ta gọi là "âm hình tiết tấu". Khi nghe một bản nhạc Tango dùng cho ballroom dance (khoan nói đến Tango Argentine) ta có cảm giác trong phần đệm một mẫu âm hình tiết tấu được lặp đi lặp lại gần như suốt từ đầu đến cuối bản nhạc. Bạn Ngochieuhp mô tả tượng âm là "pằm pằm pằm pà rằm". Có người mô tả tượng âm là : "Chập Chập Chập chình Chập". Hoặc là : "Chát Chát Chát chình chát"...
Bây giờ ta xác định cụ thể tính chất âm nhạc của cái âm hình tiêt tấu đó. Để không lẫn lộn ta xác định là ta đang bàn trong Tango viêt với nhạc có nhịp 4/4 (còn trong nhạc Tango 2/4 nó nhủ thế nào nào sẽ bàn sau).
Như ta đã biết trong bản nhạc nhịp 4/4 mỗi ô nhịp, gọi tắt là nhịp (bar hoặc measure) có 4 phách. Trong nhạc tango 4/4 mỗi phách ững với một nốt đen. Vậy nếu đếm theo phách và theo nhịp thì ta đếm như sau : một hai ba bốn / một hai ba bốn / .... /một hai ba bốn/ ( ta chưa nói đến chuyện đếm theo câu nhạc).
Để hiểu rõ cái "pằm pằm pằm pà rằm" của Ngochieuhp nó khớp vào nhạc như thế nào ta thử làm các bài tập nhỏ sau:
1- Gõ nhẹ trên bàn kiểu như các cụ gõ mõ khi tụng kinh và đếm /một hai ba bốn / một hai ba bốn/ .... Chú ý gõ đều khoảng cách thời gian từ đếm này sang đếm khác và gõ hơi mạnh hơn vào các đếm "một".
2- Cũng bài tập trên ta đổi đi một chút. Vẫn gõ như trên nhưng đếm hơi khác đi một chút : /một hai ba bốn và //một hai ba bốn và //một hai ba bốn và /....Chú ý rằng ta vẫn gõ đều đều . Tiếng gõ khớp vẫn khớp vào các đếm một, hai. ba, bốn, đếm "và" không khớp vào gõ nào, tức là xen vào giữa hai tiếng "gõ 4" và tiếng "gõ 1" .
3- Bây giờ ta đếm : một hai ba bốn và / rằm pằm pằm pằm pà/ rằm pằm pằm pằm pà / rằm ....Có nghĩa là đếm một" khớp vào "đếm rằm", "đếm pà"
khớp vào "đếm và".
Đến đây tôi tin rằng bạn nào chưa rõ sẽ hiểu rằng :
1- Đếm rằm khớp vào phách 1 và có độ dài 1 phắch.
2_ Các đếm pằm thứ nhất và thứ hai khớp vào các phách 2, 3 độ dài 1 phách.
3_ Đếm pằm thứ ba khớp vào đầu phách 4 vào độ dài 1/2 phách.
4- Đếm pà ứng vào đếm "và" khớp vào thời điểm giữa phách 4 và phách 1, có độ dài 1/2 phách
Em mong rằng với cách diễn giải của em có thể giúp ích ít nhiều các bạn.
Lần sau em sẽ nói đến một mẫu âm hình tiết tấu khác rất phổ biến trong nhạc Tango, thường gọi là Tango Hanbanera. Cái này có vẻ gần gũi vói các bạn chơi Tango Argentina.
dạo này đúng là em ngu cái khoản nghe nhạc tango, nghe mãi chẳng ra hix hix. đọc bài này thì lại tẩu hỏa nhập ma. cái tội dốt nhạc ơi ...
Lần trước em đã nói qua về cái "pằm pằm pà rằm" của bạn ngochieuhp vì nó liên quan trực tiếp đến cái sự nghe nhạc tango.
Sở dĩ em tham gia topic này vì em thấy còn có khá nhiều sự ngộ nhận. Vì thế trước khi bàn đến mối liên hệ giữa nhạc tango 2/4 và nhạc tango 4/4 em xin phép được phân tích một vài ý kiến của các bạn.
Sai. Nốt đen trong nhạc nhịp 2/4 3/4 4/4 không giống nốt đen trong nhịp 6/8. Nốt đen trong các nhịp đơn như 2/4 3/4 4/4 đều có giá trị một phách nhưng trong nhịp các kép như 3/8 6/8 9/8 ... nó có giá trị 2/3 phách.
Sai. Trong bản nhạc tango 2/4 cũng như trong bản nhạc tango 4/4 nốt đen luôn có giá trị một phách. Nhưng về mặt độ dài thời gian, nốt đen trong tango 2/4 dài gấp đôi nốt đen trong tango 4/4 (tất nhiên là trong trường hợp cùng tempo).
Sai. Trong nhạc tango 2/4, người ta nhấn vào cả 2 phách 1 và 2. Không tin các bác cứ giở sách về Ballroom Technique của ISTD, của Guy Howard hay của Alex Moore ra mà xem.
Một sự suy diên hết sức chủ quan. Thứ nhất, căn cứ vào đâu để nói nhạc 4/4 là mượt mà da diết. Điệu nhảy JIVE sôi động như thế mà nhạc của nó là nhịp 4/4 đấy thôi ! Thứ hai, nói như thế chả nhẽ nếu ta nhảy điệu Tango với ban nhạc chơi bản La Paloma nhịp 2/4 thì sôi động hào hùng, còn nếu nhảy tango với bản La Paloma nhịp 4/4 thì lại mượt mà da diết hay sao !?
Hồi mới học Tango tôi thấy khó vào nhạc quá. Thế rồi cũng chơi được. Kinh nghiêm của tôi là: Nhac Tango thực ra là "pằm pằm pằm pằm" còn cái "pà" chỉ là một cái "a" hay "èn". Tốt nhất cứ nhằm phách mạnh mà phang bước "chậm" thôi, còn bước "nhanh" thì tuỳ. Không sao đâu ! Đừng nghĩ Five Step là 5 bước có tốc độ bằng nhau và như thế thì "lẻ nhạc". Five Step gồm: NNNNC (có thể đếm là: 1234_56)
Nhưng em thấy có những bản "lừa" mình bằng phách 3 còn mạnh hơn cả phách 1, vậy thì phải dựa vào "pà" chứ
Chưa kể nếu vào đúng thì còn phải vào đầu câu nhạc 8 nữa, tìm phách 1 mạnh trong trường hợp này còn khó khăn hơn