Anh Vaio có nói đến chữ "công tâm" của BTC có nghĩa là gì ạ?
Tôi thích xem bạn viết thế này lắm , vừa ngây thơ , lại vừa khờ dai :((
Printable View
Anh Vaio có nói đến chữ "công tâm" của BTC có nghĩa là gì ạ?
Tôi thích xem bạn viết thế này lắm , vừa ngây thơ , lại vừa khờ dai :((
Trừ một số ít VĐV của Việt Nam coi khiêu vũ thể thao là một nghề nghiệp. Hầu hết các VĐV còn lại đều coi khiêu vũ là một môn thể thao để rèn luyện sức khỏe (thể chất, tinh thần). Tuy nhiên, không phải vì thế mà mức độ tự đầu tư và niềm đam mê khiêu vũ của họ thua kém nhiều so với các VĐV chuyên nghiệp. Và dù biết rằng luyện tập để đi thi các giải Vô địch quốc gia cũng như các giải quốc tế là vô cùng tốn kém về mọi mặt, nhưng chúng tôi vẫn ước ao được nhiều lần ra nước ngoài thi đấu, cho dù bạn có động viên hay không. Không chỉ các VĐV chuyên nghiệp thuộc đội tuyển quốc gia, được hưởng chế độ từ ngân sách, rất nhiều VĐV nghiệp dư của Việt Nam đã tham gia các giải quốc tế. Chúng tôi biết khả năng và vị trí của mình ngay khi quyết định tham gia giải đấu, không có chuyện ảo tưởng vào những thành tích không có thực như bạn nghĩ. Đi thi là để được cọ xát, học hỏi, được trải nghiệm, so sánh và có một sự đánh giá khách quan, chính xác, công bằng hơn từ những Trọng tài quốc tế. Một niềm vui nữa của việc thi đấu nước ngoài là được đi du lịch có tài trợ một phần từ BTC.
Đối với các giải đấu trong nước, có thể vẫn còn những ý kiến khác nhau về sự vô tư của Trọng tài, sự lúng túng của BTC, vậy thì chúng ta hãy cùng hành động để xây dựng một nền khiêu vũ thể thao chuyên nghiệp hơn.
Còn đối với các VĐV, dù là thi đấu ở trong nước hay nước ngoài, chúng tôi đều thi đấu (chiến đấu) hết mình. Cho dù còn thua kém trình độ so với các VĐV nước ngoài, nhưng chúng tôi tự hào vì mình đã cống hiến tất cả cho khiêu vũ thể thao Việt Nam. Tại thời điểm này, chúng tôi là những VĐV có thành tích cao của đất nước (bạn có thể tham khảo Danh sách VĐV được phong cấp các năm gần đây) và chúng tôi đang từng ngày đóng góp cho sự phát triển của bộ môn này. Đặc biệt trong điều kiện kinh tế khó khăn, không thể mời HLV nước ngoài về dậy lâu dài hoặc ra nước ngoài học tập, thì việc trong những năm gần đây, ngày càng có nhiều VĐV tham gia các giải đấu quốc tế đã cho thấy sự phát triển của khiêu vũ thể thao Việt Nam cả về số lượng và chất lượng.
Có đôi lời như trên để bạn hiểu hơn về những VĐV khiêu vũ của Việt Nam.
Bạn đã hiểu nhầm ý mình rùi . Mình nói về chuyện chấm giải không công bằng dẫn đến chức vô địch ảo tưởng thui , còn mình là cổ động viên nhiệt tình của KVTT mà, mình biết các VĐV chân chính đã luyện tập vất vả như thế nào mới có được thành tích khi thi đấu , còn chuyện chấm giải không công minh thì ai chả bất bình :
Tặng những người đam mê KVTT:
NHỮNG VŨ CÔNG VẤT VẢ
Ban ngày vất vả luyện sàn
Đêm đến các bạn vững vàng thướt tha
Ban ngày anh lết em la
Đêm đến các bạn Rum ba tuyệt vời
Ban ngày tập mỏi rã rời
Đêm đến từng cặp chào mời đắm say
Ban ngày mặt mũi đỏ gay
Đêm đến môi thắm hây hây má hồng
Ai ơi vất vả nhọc lòng
Chỉ chờ phút rưỡi thành công huy hoàng
Huy chương đâu chỉ bạc vàng
Còn mang cả dáng ''NỮ HOÀNG '' vào thơ !!!!!!!!!!!!!
Tôi, là 1 người chủ chốt của BTC giải Thanh Hóa. Tổ chức giải Thanh Hóa, 2 lần, tôi luôn đặt cái chữ "công tâm" lên hàng đầu.
Bởi chính tôi cũng là 1 VĐV đã và đang tham gia các giải đấu. Và cái chứ công tâm kia cần nhất với VĐV chúng tôi. Thấu hiểu đc điều đó nên tôi muốn rằng giải Thanh Hóa phải thật sự công tâm, và làm việc theo đúng luật, đúng điều lệ.
Trong quá trình tổ chức, không thể tránh khỏi những sai sót do thiếu kinh nghiệm, thiếu nhân lực, thiếu kinh phí.
Một môn thể thao, nghệ thuật thì chuyện cảm tính là bình thường. Để sự cảm tính này không ảnh hưởng đến kết quả thi đấu, tôi đã cố gắng bố trí tới 9/10 trọng tài chấm những nội dung lớn.
Vậy là tôi và BTC đã cố gắng hết mình để có sự "công tâm" rồi.
Giải này a ghi nhận là Tùng đã rất nỗ lực để mang lại một giải thi đấu công tâm cho các VĐV, đúng là một người từng là VĐV nhiều kinh nghiệm nên cũng có suy nghĩ nó sát với VĐV, fair play hơn.
Cái anh muốn nói ở đây là mỗi người phải tự ý thức được vấn đề TƯ CÁCH ĐẠO ĐỨC TRỌNG TÀI khi được BTC mời làm TRỌNG TÀI, các giải gần đây mỗi lần nhìn vào bảng điểm trọng tài đều thấy các trọng tài chấm cho học trò mình, hoặc CLB mình đều rất "đặc biệt", khác thường, ở môn bóng đá trọng tài mà có vấn đề chắc là bị "treo còi" ngay rồi đó chứ chả đùa, ở môn này chúng ta chưa có Liên Đoàn chính thức, chưa có Ban kỷ luật nên đầu tiên là phải yêu cầu các trọng tài tự ý thức được trách nhiệm của mình, đừng "vô tình" giết chết chính học trò mình bằng cái danh ảo,"vô tình" khiến cho KVTT của VN thụt lùi, hay "vô tình" tự giết chết chính danh dự của mình, tư cách của mình.
Còn nói KVTT chấm theo cảm tính, mỗi người một cách nhìn thì chỉ là một cách nói ngụy biện cho hành động của mình mà thôi, mỗi người trong chúng ta cũng hiểu và tất cả đều hiểu thực tế là như thế nào.
Cảm ơn a Đặng Tuấn rất nhiều, những giải gần đây anh đưa bảng chi tiết của trọng tài lên rất sớm nên nhìn vào đó chúng ta có thể hình dung ra được các trọng tài chấm thế nào, đặc biệt là nhìn các bảng điểm của các trọng tài chấm học trò mình, CLB mình.
Vaio là một VĐV, nói thế này chắc là sẽ bị nhiều trọng tài "soi" lắm đây, nhưng nếu sợ thì chắc Vaio đã không thừa thời gian post bài như thế này. Vaio sẽ tổng hợp các bảng điểm "đặc biệt" trong các giải gần đây, để gửi cho Liên Đoàn, "nói có sách mách có chứng" vì vậy các bạn nào thấy bảng điểm của mình có dấu hiệu "đặc biệt" trong các giải gần đây thì gửi cho Vaio để tổng hợp lại gửi một thể nhé, nếu cần thiết chúng ta sẽ show hết tất cả các bảng điểm đó lên đây để cộng đồng cùng đánh giá và nhận xét cho khách quan. Có thể hành động này chưa thể thay đổi đc gì nhiều, nhưng ít ra cũng một lần cảnh tình cho những ai đang "ngủ gật" phải tỉnh táo lại!
Bảng điểm chi tiết:
http://goo.gl/feqmK
Lưu ý: Trọng tài Ngô Minh Đức không tham dự Giải được nên các trọng tài khác chấm thay.
Cảm ơn anh Tuấn đã cung cấp bảng điểm chi tiết đầy đủ để chúng ta cùng xem tiếp các sự kiện còn lại các trọng tài chấm ra sao.
Chúng ta hãy nhìn vào sự kiện số 42 - Chung kết hạng E1 Thanh niên Standard - Slow Watz
Lưu ý:
Trọng tài D - Chu Tân Đức có các học trò tham gia thi đấu sự kiện này gồm:
Số báo danh 25: Nguyễn Tiến Thành/Hoàng Thu Hạnh
Số báo danh 31: Nguyễn Duy Ngọc/Trần Thị Thu Hằng
Trọng tài G - Phan Hồng Việt có các học trò tham gia thi đấu ở sự kiện này gồm:
Số báo danh 45: Ngô Tuấn Nghĩa/Vũ Thị Hải Yến ("đánh thuê" cho CLB T-Dance Thanh Hóa)
Số báo danh 46: Tô Văn Hòa/Đặng Thị Việt Hoa ("đánh thuê" cho CLB T-Dance Thanh Hóa)
Đành rằng sự chênh lệch giữa các trọng tài là hết sức bình thường, trọng tài tây chấm cũng vậy. Nhưng cái sự chênh lệch "đặc biệt" đó luôn hướng vào học trò của mình thì nó lại là một sự không bình thường. Không bình thường đến mức một người bình thường cũng dễ dàng nhận ra.
Em thấy là như đôi 25 đâu chỉ có được 1 trọng tài chấm 1 đâu ạ, mà có đến 4 trọng tài chấm điểm 1 đấy chứ ạ
Mình chia sẻ với Vaio chút xíu!
1- Ở VN mình, các trọng tài phần nhiều đều đồng thời là huấn luyện viên. Danh sách trọng tài nêu trên dễ dàng có thể thấy không ai là không đứng lớp - hoặc rèn "gà". Giải vừa qua là giải nội địa, với trọng tài nội địa thì không thể tránh khỏi việc Thầy chấm Trò, và chuyện có nên hay không, để Thầy chấm Trò cũng không phải là mấu chốt, bởi nếu Thầy trình độ cao, công tâm thì có chấm Trò cũng vẫn hoàn toàn OK.
2- Bạn cũng đã nêu 1 hiện trạng rõ ràng là những VĐV hàng đầu VN, khi ra nước ngoài không qua nổi vòng loại, vậy chúng ta cũng hiểu rằng các VĐV - Trọng tài của chúng ta chưa phải là những cá nhân hoàn thiện, kể cả những "cao thủ nhất nước" chứ chưa nói đến nhưng người khác. Có thể họ mỗi người mạnh ở một sở trường nào đó, mà còn chưa mạnh về những mặt khác - mình nói đây là về nhận thức chuyên môn, chứ chưa nói đến thực hành. Nên khi rèn gà, họ cũng rèn theo xu hướng sở trường cá nhân. Chính vì thế theo mình nghĩ dù các Trọng tài Việt nam hiện nay có công tâm đến đâu đi nữa, thì vẫn có những thiên lệch - về chuyên môn chứ không phải cảm tình cá nhân - khi chấm điểm gà nhà.
Cũng có thể còn nhiều lí do nguyên nhân khác mình ko biết, nhưng không thể loại trừ vấn đề mình nêu, và theo mình nghĩ, cũng nên thông cảm Vaio à!
Many Tks.
Lâu lắm mới có những suy nghĩ rất thực và có những đóng góp có giá trị nhìn vào bản chất sự việc của những người có trình độ thực sự.
Hôm nay vào định xóa nick ở diễn đàn vì chẳng thấy có những thông tin giá trị gì cho khiêu vũ từ diễn đàn lâu nay nhưng đọc post của Vaio thì đã suy nghĩ lại.
Ta.tango thường hay vào đây để đọc những post của giới khiêu vũ nói chung và tango A nói riêng để có thêm kiến thức của thế giới.
http://www.dance-forums.com/index.php
Xin được tiếp tục với sự kiện số 61 - Chung kết hạng D Standard Thanh niên - Slow Waltz, Tango
Lưu ý:
Trọng tài B - Chu Tân Đức có các học trò tham gia thi đấu sự kiện này gồm:
Số báo danh 34: Phạm Xuân Lộc/Nguyễn Thị Hồng Nhung
Số báo danh 25: Nguyễn Tiến Thành/Hoàng Thu Hạnh
Trọng tài G - Phan Hồng Việt có các học trò tham gia thi đấu ở sự kiện này gồm:
Số báo danh 46: Nguyễn Quang Chính/Đinh Thị Lợi ("đánh thuê" cho CLB T-Dance Thanh Hóa)
Trong cuộc sống cần tôn trọng người khác. Các bạn phát biểu như thế là đã không tôn trọng các trọng tài chấm giải.
Tại sự kiện E1 Thanh niên Standard. Với màn trình diễn như lúc đó, theo quan điểm của tôi thì đôi nhảy Nghĩa (học sinh của tôi) thực hiện tốt nhât. Nếu chấm lại sự kiện trên với màn trình diễn của các đôi như lúc đó, tôi vẫn sẽ đưa ra kết quả như vậy. Tôi cũng biết ngay sau đó là có nhiều trọng tài cho đôi nhảy Nghĩa kết quả thấp. Nhưng tôi vẫn vui vẻ và tuyệt đối tôn trọng quan điểm của các trọng tài khác. Có chăng tự trách mình chưa dạy đủ cho học sinh để các trọng tài đánh giá họ cao hơn.
Anh Tân Đức là trọng tài Quốc tế đầu điên của Việt nam. Anh là một trong những người đầu tiên phát triển phong trào khiêu vũ tại Việt nam. Hiên nay anh cũng đào tạo được rất nhiều đôi nhảy phát triển rất tốt. Anh Nam Anh là trọng tài Quốc gia từ những ngày đầu, là người tiên phong cho phong trào khiêu vũ Hải phòng. Hiện nay anh đang đào tạo rất tốt cả về số lượng cũng như chất lượng các đôi nhảy tại Hải phòng. Sự đóng góp của các anh Đức và anh Nam Anh cho khiêu vũ thể thao Việt nam lớn gấp hàng trăm lần sự đóng góp của các bạn đang phat biểu ở đây. Khiêu vũ thể thao Việt nam cần những người như các anh, chứ không phải những người như các bạn. Nếu các bạn nghỉ chơi, khiêu vũ thể thao Việt nam vẫn phát triển tốt.
Khi BTC mời các trọng tài chấm giải, chấm các sự kiện có học sinh của họ là BTC đã tôn trọng các trọng tài và góp phần phát triển khiêu vũ thể thao Việt nam. Khi học sinh biết thầy giáo của mình làm giám khảo, sẽ là động lực tinh thần tốt cho họ tham gia giải cả về số lượng cũng như chất lượng. Ở tất cả các nước trên thế giới họ luôn phát triển khiêu vũ theo cách như vậy. Để phát triển khiêu vũ thể thao Việt nam, những người như anh Chí Anh, chị Thi, anh Tân Đức, anh Tú, anh Nam Anh... nên chấm tất cả các sự kiện của tất cả các giải đấu.
WDSF không ràng buộc trọng tài không được chấm VDV nước mình, thầy không được chấm trò. Vì họ đang phát triển khiêu vũ thể thao trên toàn thế giới và họ biết cách phát triển nó. Họ đã có hệ thống skating loại trừ yếu tố cảm tính khi có các đôi nhảy ngang nhau.
Quay trở lại sự kiện B Standard. Với màn trình diễn hôm đó, theo quan điểm của tôi, 3 đôi đứng đầu có những điểm mạnh yếu khác nhau. Đánh giá đôi nào tốt hơn tuỳ thuộc vào quan điểm của mỗi trọng tài. Anh Đức chấm đôi 33 tốt hơn, anh Nam Anh chấm đôi 134 tốt hơn là rất bình thường. Với màn trình diễn đó, nếu chấm lại cá nhân tôi vẫn đưa ra kết quả như đã chấm. Ngoài ra, có sự kiện Trung niên E Standard, với màn trình diễn hôm đó, tôi chấm đôi học sinh của tôi thấp hơn đôi khác, điều đó hoàn toàn bình thường.
Tôi muốn trao đổi để các bạn chưa hiểu về tổ chức phát triển khiêu vũ thể thao, chưa hiểu về công việc của các trọng tài thì trước tiên cần tuyệt đối tôn trọng mọi thứ. Nếu phát biểu thi nên suy nghĩ kỹ lưỡng.
Riêng với Hùng, khi biểu diễn tại cuộc thi điệu Valse tình yêu, Hùng nói với MC giới thiệu đôi của Hùng là kiện tướng Dancesport Quốc gia. Nhưng anh đã yêu cầu MC không nói như vậy vì không đúng sự thực. Bản thân Hùng cũng chỉ là Kiện tướng năm 2010, không có giá trị trong năm 2011, giá trị kiện tướng chỉ có trong 1 năm. Là người trong nghề, anh trân trọng giá trị đó và không thể phát biểu lung tung dù ở đâu. Anh nói như vậy là Hùng cũng có những lúc xử lý chưa đúng. Không nên đánh giá người khác khi bản thân mình chưa hoàn hảo.
Cuối cùng nếu Hùng hoặc ai có vấn đế gì thắc mắc với tôi. Đề nghị gặp trực tiếp tôi như những người đàn ông chân chính.
Phan Hông Việt.
nhưng đôi 25 có thật sự nhất k nếu có cả 2 điểm 6 và 1 điểm 5.
Trong cuộc sống cần tôn trọng người khác. Các bạn phát biểu như thế là đã không tôn trọng các trọng tài chấm giải.
Tại sự kiện E1 Thanh niên Standard. Với màn trình diễn như lúc đó, theo quan điểm của tôi thì đôi nhảy Nghĩa (học sinh của tôi) thực hiện tốt nhât. Nếu chấm lại sự kiện trên với màn trình diễn của các đôi như lúc đó, tôi vẫn sẽ đưa ra kết quả như vậy. Tôi cũng biết ngay sau đó là có nhiều trọng tài cho đôi nhảy Nghĩa kết quả thấp. Nhưng tôi vẫn vui vẻ và tuyệt đối tôn trọng quan điểm của các trọng tài khác. Có chăng tự trách mình chưa dạy đủ cho học sinh để các trọng tài đánh giá họ cao hơn.
Anh Tân Đức là trọng tài Quốc tế đầu điên của Việt nam. Anh là một trong những người đầu tiên phát triển phong trào khiêu vũ tại Việt nam. Hiên nay anh cũng đào tạo được rất nhiều đôi nhảy phát triển rất tốt. Anh Nam Anh là trọng tài Quốc gia từ những ngày đầu, là người tiên phong cho phong trào khiêu vũ Hải phòng. Hiện nay anh đang đào tạo rất tốt cả về số lượng cũng như chất lượng các đôi nhảy tại Hải phòng. Sự đóng góp của các anh Đức và anh Nam Anh cho khiêu vũ thể thao Việt nam lớn gấp hàng trăm lần sự đóng góp của các bạn đang phat biểu ở đây. Khiêu vũ thể thao Việt nam cần những người như các anh, chứ không phải những người như các bạn. Nếu các bạn nghỉ chơi, khiêu vũ thể thao Việt nam vẫn phát triển tốt.
Khi BTC mời các trọng tài chấm giải, chấm các sự kiện có học sinh của họ là BTC đã tôn trọng các trọng tài và góp phần phát triển khiêu vũ thể thao Việt nam. Khi học sinh biết thầy giáo của mình làm giám khảo, sẽ là động lực tinh thần tốt cho họ tham gia giải cả về số lượng cũng như chất lượng. Ở tất cả các nước trên thế giới họ luôn phát triển khiêu vũ theo cách như vậy. Để phát triển khiêu vũ thể thao Việt nam, những người như anh Chí Anh, chị Thi, anh Tân Đức, anh Tú, anh Nam Anh... nên chấm tất cả các sự kiện của tất cả các giải đấu.
WDSF không ràng buộc trọng tài không được chấm VDV nước mình, thầy không được chấm trò. Vì họ đang phát triển khiêu vũ thể thao trên toàn thế giới và họ biết cách phát triển nó. Họ đã có hệ thống skating loại trừ yếu tố cảm tính khi có các đôi nhảy ngang nhau.
Quay trở lại sự kiện B Standard. Với màn trình diễn hôm đó, theo quan điểm của tôi, 3 đôi đứng đầu có những điểm mạnh yếu khác nhau. Đánh giá đôi nào tốt hơn tuỳ thuộc vào quan điểm của mỗi trọng tài. Anh Đức chấm đôi 33 tốt hơn, anh Nam Anh chấm đôi 134 tốt hơn là rất bình thường. Với màn trình diễn đó, nếu chấm lại cá nhân tôi vẫn đưa ra kết quả như đã chấm. Ngoài ra, có sự kiện Trung niên E Standard, với màn trình diễn hôm đó, tôi chấm đôi học sinh của tôi thấp hơn đôi khác, điều đó hoàn toàn bình thường.
Tôi muốn trao đổi để các bạn chưa hiểu về tổ chức phát triển khiêu vũ thể thao, chưa hiểu về công việc của các trọng tài thì trước tiên cần tuyệt đối tôn trọng mọi thứ. Nếu phát biểu thi nên suy nghĩ kỹ lưỡng.
Riêng với Hùng, khi biểu diễn tại cuộc thi điệu Valse tình yêu, Hùng nói với MC giới thiệu đôi của Hùng là kiện tướng Dancesport Quốc gia. Nhưng anh đã yêu cầu MC không nói như vậy vì không đúng sự thực. Bản thân Hùng cũng chỉ là Kiện tướng năm 2010, không có giá trị trong năm 2011, giá trị kiện tướng chỉ có trong 1 năm. Là người trong nghề, anh trân trọng giá trị đó và không thể phát biểu lung tung dù ở đâu. Anh nói như vậy là Hùng cũng có những lúc xử lý chưa đúng. Không nên đánh giá người khác khi bản thân mình chưa hoàn hảo.
Cuối cùng nếu Hùng hoặc ai có vấn đế gì thắc mắc với tôi. Đề nghị gặp trực tiếp tôi như những người đàn ông chân chính.
Phan Hông Việt.
Trong nghệ thuật, con người quyết định chuẩn mực vẻ đẹp.
Trong dancesport, nếu như WDC hằng năm đều thống nhất các chuẩn mực tại Blackpool, thì ở Việt Nam mỗi trọng tài vẫn tự đặt ra các chuẩn mực của riêng mình chứ chưa đi đến tiếng nói chung.
Đây là clip đôi số 45 (Ngô Tuấn Nghĩa - Vũ Hải Yến, váy trắng tím)
http://www.youtube.com/watch?v=pKb57LVIxLU
Bỏ qua các chi tiết nhỏ, nếu chấm trên tiêu chí bài nhiều bước khó và tận dụng các bước show thì đôi 45 chưa đạt. Còn nếu đánh giá về khả năng di chuyển trên sàn, độ vững và mượt của bước đi thì đôi này xứng đáng nhất.
Topic đang hot, hiện giờ là 119 người đang theo dõi diễn đàn.
Nếu các bạn có video, có bảng điểm rồi thì tại sao không phân tích một cách kỹ thuật phần nhảy của các đôi để những người đọc có thêm hiểu biết, đồng thời các trọng tài quốc gia cũng có dịp được trao đổi. Không nên có ý kiến 1 cách cảm tính chung chung vì như thế không dẫn đến điều gì mà có khi lạii gây mất lòng. Diễn đàn chỉ có giá trị khi các trao đổi tập trung vào kỹ thuật thực hiện, chuyên môn, dựng bài....
Mình nghĩ cách viết của bạn cũng thiếu tôn trọng các VĐV ở đây. Nếu ai cũng nói với các VĐV như bạn thì làm gì có phong trào , vì VĐV chính là những người làm nên phong trào , có họ mới có giải mà xem chứ .Còn góp ý mà gặp riêng thì thì thành áo gấm đi đêm à bạn . Bạn Vaio nói ra đây mọi người mới biết sự thực mà tranh luận chứ. Theo mình dám nói thẳng nói thật mới là đàn ông chân chính đấy . Tặng những người dám nói thật nhé :
KHOẢNG CÁCH
Chỉ một bước là ta sang ngả khác
Ta cứ do dự hoài đứng giữa ngã ba
Lối rẽ bên kia ta chẳng phải là ta
Mà ta đã bán linh hồn cho quỉ dữ
Lối rẽ bên này cho ta đủ thứ
Nhưng ta chẳng còn danh dự lẫn quang vinh
Đường thẳng ta đi ta mới được là mình
Nhưng khó khăn vì mưu sinh nơi bể khổ
Chỉ một chút băn khoăn thôi mà bao người lưỡng lự
Và kẻ tiểu nhân
Hay người anh hùng
Ra đời cũng tự ...NGÃ BA.
Điểm này anh Hồng Việt nói không hoàn toàn chính xác. WDSF không khuyến khích việc mời các trọng tài chấm các sự kiện có học trò, người thân của mình thi như là việc "tôn trọng các trọng tài và góp phần phát triển khiêu vũ thể thao..."
Trong "Luật về Hành vi cư xử và Chuẩn mực đạo đức của trọng taì" của IDSF, tại điều 3 (Điều lệ Trọng tài), khoản b, qui định: "Một trọng tài sẽ không được chấm điểm trong bất kỳ sự kiện nào và phải rút khỏi hội đồng khi có bất kỳ một vận động viên nào trong cuộc thi có quan hệ thành viên gia đình với ông/bà, bao gồm những mối quan hệ chính thức hay các quan hệ cá nhân với bất kỳ vận động viên nào trong cuộc thi, điều đó không thích hợp cho ông/bà làm giám khảo trong cuộc thi đó.
Để rõ ràng hơn, thuật ngữ "quan hệ thành viên gia đình" bao gồm bất kỳ người nào có quan hệ huyết thống hoặc hôn nhân với trọng tài tính đến đời cháu ruột hoặc con nuôi hoặc những người đang "chung sống" với trọng tài."
Khoản f: "Một trọng tài không được phép huấn luyện, dạy dỗ hoặc chỉ bảo cho bất kỳ cặp vận động viên cụ thể nào trong cuộc thi mà ông/bà chấm điểm".
Tại khoản d, điều 4 (Phẩm hạnh của trọng tài) cũng qui định: "Nếu một trọng tài được luật này cho phép chấm điểm các đôi nhảy mà ông/bà đang huấn luyện hoặc đã từng huấn luyện thì trọng tài sẽ không được để mối quan hệ cá nhân ảnh hưởng tới việc chấm điểm"
Trong lớp Đào tạo trọng tài khiêu vũ của Liên đoàn tổ chức, trao đổi với giảng viên Takeshi HN được biết: trong một cuộc thi của IDSF, Chủ tịch hội đồng trọng tài (nếu thấy cần) có quyền yêu cầu 1 trọng tài phải giải thích rõ trong trường hợp trọng tài ấy chấm lêch quá 2 điểm với đa số các trọng tài khác cho 1 cặp nhảy, để biết rõ có dấu hiệu hoặc là trọng tài này có thiên kiến, thiên vị với một cặp nhảy hay không, hoặc là trình độ, quan điểm trọng tài của đó có sai lệch với đa số các trọng tài khác trong cuộc thi (nghe nói đã có cuộc thi ở ta Trưởng ban trọng tài người nước ngoài đã phải sử dụng quyền hạn ấy với 1 trọng tài trong nước); như thế, dù là việc chấm điểm dựa trên nhận định cảm tính và quan điểm riêng của trọng tài, nhưng có thể nói IDSF (WDSF) đã có lường trước và quy định rõ cho mọi trường hợp có thể xảy ra.
Theo dõi các diễn đàn khiêu vũ trên thế giới, vài nhân vật nổi tiếng trong thế giới khiêu vũ khi được hỏi về vấn đề này cũng đều bày tỏ quan điểm phản đối việc một trọng tài chấm cho các sự kiện có học trò của mình tham gia, tựu trung lại vì 2 lý do chính:
1,. Thiên hướng (vô tình hay cố ý) có thể thiên vị học trò của mình, làm ảnh hưởng xấu đến kết quả của các thí sinh khác và uy tín của giải đấu
2,. Ngươc lại, một số HLV lại có xu hướng nghiêm khắc hơn với cặp học trò mà mình đào tạo và hiểu rõ, làm thiệt thòi cho chính cặp nhảy ấy.
Giải Thanh Hóa không phải là một giải chính thức trong hệ thống của WDSF, khiêu vũ Thanh Hóa nói riêng cũng như Việt Nam nói chung còn nhiều khó khăn, chưa thể 1 lúc áp dụng được tất cả mọi qui định của WDSF và thông lệ của thế giới, nhưng chính vì thế chúng ta càng cần cố gắng học hỏi và áp dụng càng nhiều càng tốt những bài học đã được đúc kết lại của thế giới và các nước khiêu vũ phát triển đã đi trước trong điều kiện có thể, để có thể mau chóng tiến lên. Với các trọng tài đã được các bạn đề cập ở trên, cá nhân HN không muốn có kết luận gì về cách chấm điểm, chỉ đáng tiếc rằng giá như BTC chú ý trươc được vấn đề và có cách bố trí phù hợp hơn, thì đã tránh được điều tiếng ảnh hưởng đến giải, và đến chính các trọng tài đó.
Tôi cũng đã rất nhiều lần tham mưu cho BTC để hạn chế tối đa các trường hợp trọng tài chấm học trò của mình, vì đúng là có quy định của IDSF là trọng tài không nên chấm học trò của mình, ngoài ra cũng là để tránh những điều tiếng không hay cho Giải đấu cũng như cho chính bản thân các trọng tài. Tuy nhiên trên thực tế không phải lúc nào BTC cũng có thể làm được điều này, về khách quan như các bạn đã nói: hầu hết các trọng tài đều là các HLV giỏi và do đó có nhiều học trò tham gia thi đấu, không thể tìm được quá nhiều trọng tài có trình độ, ngoài ra việc rà soát cũng mất rất nhiều thời gian. Hiện nay đa phần các giải đều có trên 50-60 nội dung thi đấu, và mỗi giải trung bình cũng hơn 100 cặp, và giải sử có 10 trọng tài thì phải rà soát trung bình khoảng 4000-5000 lần, công việc không nhỏ phải không? Đã từng vấp phải những công việc nặng nhọc này nên tôi từ 3 năm nay đã làm riêng 1 module phần mềm để check các trường hợp trọng tài chấm cho CLB của mình, từ đó đưa ra số liệu cho BTC quyết định. Nhưng như tôi đã nói, không phải bao giờ cũng thực hiện được việc trọng tài chấm học trò, nhưng đại đa số các Giải đấu, BTC đã cố gắng tối đa để hạn chế và vì thế trong trường hợp không thể thực hiện được thì chỉ trông vào lương tâm của các trọng tài và quyết định của trưởng ban trọng tài mà thôi.
Đúng là môn KVTT chấm theo cảm tính, nhưng cảm tính cũng chỉ là một phần trong quá trình chấm mà thôi, chứ không thể lúc nào cũng dùng từ cảm tính để "cảm tính" vào học trò mình được. Các trọng tài đều là người có kiến thức và kinh nghiệm, nên hoàn toàn có khả năng đánh giá đúng trình độ của mỗi VĐV, việc chấm theo "cảm tính" cũng chỉ có thể bao biện được phần nào. Sự thật ra sao thì các VĐV khác và khán giả đều đã thấy. Kết quả của giải đấu ko đơn thuần chỉ là cái huy chương trao tặng, mà nó còn là động lực cho các VĐV thi đấu tốt hơn. Trong một cuộc thi đáng ra VĐV mới là những người cần được tôn trọng đầu tiên, họ đã đổ bao công sức, mồ hôi nước mắt, tiền bạc để tập luyện và thi đấu vậy mà nhận được một kết quả không công bằng thì có thể dẫn đến việc gây bức xúc cho các VĐV cũng như khán giả, ảnh hưởng trực tiếp đến tinh thần thi đấu của VĐV cũng như sự thành công của giải
Điều cuối cùng tôi muốn nói là tôi post những bảng điểm như thế này lên không nhằm có ý xấu với ai, với tư cách là 1 VĐV đang và sẽ cống hiến nhiều hơn nữa tôi hi vọng từ các giải sau các VĐV sẽ được thi đấu trong môi trường lành mạnh, làm việc cùng các trọng tài và BTC với tinh thần khách quan nhất, nghiêm túc nhất, sự tôn trọng cần có từ cả 2 phía thì uy tín mới có thể bền vững được. Hi vọng qua đây các BTC cũng nên cố gắng tránh tối đa việc trọng tài chấm học trò. Tôi mong nếu có anh chị nào cảm thấy không thoải mái với những bài viết của tôi thì hãy bỏ qua vì những lời nói thẳng thắn này, và hi vọng đây chỉ là những góp ý trong công việc, còn ngoài đời chúng ta vẫn là anh em, bạn bè bình thường, dù sao thì giới dancing này cũng nhỏ bé lắm và chúng ta đến với nhau phần lớn là vì tình yêu với KVTT mà thôi.
Có lẽ những gì cần nói tôi đã nói hết, và có lẽ mỗi chúng ta cũng đều có những suy nghĩ và rút kinh nghiệm riêng cho mình, tôi cũng xin phép dừng tranh luận ở đây để tập trung tinh thần và sức lực cho các giải thi quan trọng sắp tới. Xin chúc cho các giải thi đấu tới ngày càng đông vui hơn, chúc cho các VĐV luôn được thi đấu trong môi trường công bằng và lành mạnh nhất, và chúc các bạn luôn cháy hết mình mỗi khi ra sàn!
Ở đâu đó vẫn còn có sự cảm tính. Có thể là do không cố tình. Nhưng với những người người đã, đang và sẽ thi đấu đều rất mong trên sàn đấu có 1 sự "CÔNG BẰNG".
Và để KVTT có 1 nền tảng phát triển vững mạnh thì không chỉ là vấn đề nằm ở VĐV, trọng tài, BTC ... và khán giả. Mỗi người 1 chút vì KVTT thì em tin là nền KVTT nước nhà sẽ phát triển nhanh thôi.
Ôi tình hình là nghe cả nhà tranh luận ác quá, em cũng ngứa miệng có đôi lời góp vui :))
Theo tình hình thực tiễn mà em quan sát đc trong suốt 6 năm chơi DS vừa qua xin liệt kê như sau:
1- Trọng tài Việt phần lớn đều là những huấn luyện viên giỏi, đào tạo ra những vận động viên tốt để đi thi, góp công làm nên thành công cho giải đấu (điều này ko thể phủ nhận)
2- Số lượng trọng tài Việt còn ít, chưa đủ lớn mạnh như các nước bạn để có thể sắp xếp chấm theo kiểu né thầy chấm trò, vì phần lớn hiện tại các vận đông viên đi thi "máu mặt" cả về số lượng và chất lượng đều từ bàn tay nuôi dưỡng của những trọng tài này mà ra, số lượng trọng tài hiện h trên toàn quốc trên dưới 20 người, trong khi vận động viên trên dưới 200 đôi (em cứ ước lượng thế), thầy giỏi đương nhiên sẽ có nhìu trò, và nhìu trò thi ở nhiều sự kiện khác nhau, kiểu gì cũng bị dính thầy chấm trò ở 1 sự kiện nào đó, chưa kể mỗi trò học nhìu thầy, hoặc trò học thầy này đổi thầy khác theoo từng thời điểm... tất cả những cái đó làm thế nào để BTC hay Liên đoàn có thể nắm bắt đc hết? Nếu ko nói thẳng ra là chỉ có dân thi đấu với nhau, hay là chính các vận động viên với nhau mới là những ngưòi nắm bắt nhanh nhạy và rõ ràng nhất =))
Xét cho cùng, việc né thầy chấm trò chỉ là tương đối, nhất là với thực trạng hiện nay của VN. Đến đi ra nước ngoài, luật là 1 đằng, nhưng có bác nào dám khẳng định chắc chắn làWDSF làm chuẩn đúng 100% cấm thầy chấm trò ko??? Xin thưa là "KO ĐỜI NÀO!!!" đâu ak =)) quy luật chung cả thôi ak =)) Đến Blackpool còn có thầy chấm trò nữa là :D
3- Chất lượng trọng tài Việt chưa thực sự đồng đều. Mức độ đến đâu em ko dám phán, nhưng điều mà em nhìn thấy là, vận động viên đi thi người thì chê trọng tài A ko đủ trình độ, hiểu biết hay gì đó để có thể nhìn thấy và chấm cho họ kết quả chính xác, người lại nói trọng tài B giỏi nhưng lại ko công tâm, thiên vị học trò,,, và cứ loằng ngoằng như thế, vứt hết trọng tài giỏi và đủ mức tin tưởng đi, thì ai sẽ là người "có trình độ" để chấm giải, cho vận động viên "tâm phục khẩu phục" ???
Mà lẽ thường thường thấy, thua thì ghét cái người cho mình bét, âu cũng là lẽ thường tình. Bản tính ngưòi VN cái tôi quá lớn, đôi khi quá "tự tin" mà ko nhận thấy mình đang ở đâu. Cuối cùng thì "sang nước ngoài thi cho nó công tâm".
4- Có những sự kiện chấm, nói là trọng tài A thiên vị cặp này, nhưng nhìn sang trọng tài B chả liên quan gì đến cặp vận động viên đó, cũng chấm giống hệt hoặc tương đối giống trọng tài A, vậy chúng ta khẳng định thế nào? Trọng tài A và B đều là thầy của cặp vận động viên kia và cùng thiên vị cho họ ư?
5- Nói đi nói lại, việc trọng tài chấm giải có thiên vị cho trò của mình hay ko, ắt hẳn ai nhìn cũng đều có câu trả lời cho mình. Bản thân em, mỗi lần thi giải hoặc xem giải về, chỉ cần xem bảng điểm chi tiết cũng có thể bít được ít nhìu điều thú vị. :))
Nói là để chairman quyết định, nhưng chairman cũng chỉ là ngưòi thường, cũng là BTC, cung liên quan đến tổ trọng tài, cũng liên quan đến vận động viên, và với những mối ngờ vực mà các vận động viên có hiện h, liệu ai đủ trình độ và đạo đức để các vận động viên tôn lên làm chairman??? Em nghĩ khó lắm =))
6- Cái mà em thấy hay nhất để giải quyết là cứ xét chung, luật của WDSF mà bác Hanoian có nói đến, "nếu trọng tài nào chấm lệch 2 bậc so với kết quả chung của tổ trọng tài thì phải giải trình và bị xem xét", cái này áp dụng đc thì quá hay!!!
Chỉ có điều, thẳng thắn mà nói, trình độ và mắt nhìn cũng như tiêu chuẩn của mỗi trọng tài 1 khác nhau, thậm chí là khác nhau xa như ở VN hiện nay, thì liệu phương án này có giải quyết đc điều gì ko? Số đông chưa chắc đã là đúng! và "Mắt ta thường chỉ thấy những điều ta bít".
Xét theo khía cạnh các bác bàn ở trên thì luật này là tốt, nhưgn xét theo khía cạnh ngược lại, 1 trọng tài công tâm, chấm hoàn toàn theo những gì mình thấy lại bị xử phạt và đem ra phán xét vì đã chấm đúng và ko theo "số đông"-chưa-chắc-đã-đúng thì cũng oan gia quá :))
Vậy thì có lẽ gốc rễ vẫn là đào tạo và ngày càng nâng cao trình độ cũng như đạo đức nghề nghiệp của các trọng tài nhỉ!
P/S: bản thân em cũng đã từng là 1 vận động viên đi thi vài năm rùi, cũng từng máu me cũng chiến đấu hết mình lắm, xưa cũng suy nghĩ nhìu, nay có bác Vaio lên đây có lời nên cũng tranh thủ tám vài câu :))
Hy vọng cả nhà nhanh chóng đưa ra phương án thiết thực và hiệu quả nhất để công bằng cho cả vận động viên lẫn các trọng tài chám giải! Dù sao thì đây cũng mới là điều quan trọng nhất mà, phải hem? Chứ còn cứ típ tục bới móc ra thêm nữa, em nghĩ cũng chả giải quyết đc gì (mà nếu có bới ra thêm, thì cũng bới cho "công tâm" :D )
"Vậy thì có lẽ gốc rễ vẫn là đào tạo và ngày càng nâng cao trình độ cũng như đạo đức nghề nghiệp của các trọng tài nhỉ!"
Câu này là chuẩn nhất.
Nếu trọng tài chấm trò chính xác và công tâm thì mình nghĩ chẳng bao giờ các VDV lại bức xúc như vậy cả:(. Cho một đôi chưa vào hạng pro 4 điểm 1 thì mình cũng thấy bức xúc thật. Mong rằng từ nay không còn hiện tượng này nữa thế thì may ra dân không chuyên như bọn mình mới dám ra sàn chứ:D
Mình xin lỗi nhưng khi đọc được ý kiến của bạn mình thực sự không đồng ý. Nếu đôi nào đó chưa vào pro nhưng ng ta nhảy tốt thì có nghĩa không được cho điểm 1 à? Nếu phải pro mới được điểm 1 thì thực sự những VDV như mình chắc chẳng bao giờ dám thi nữa vì những người đi trước đã giỏi hơn mình rồi. Vậy những người mới ko nên cố tập, ko nên thi đấu vì biết chắc ra sàn sẽ không bao giờ được đánh giá hơn những người đi trước đúng ko?
=)) ôi bạn ơi, chính cái cách suy nghĩ này của bạn mới làm cho nền DS thực sự thiếu CÔNG BẰNG ý bạn ak!!! cái cần ở đây là chấm ĐÚNG, chứ ko phải là chấm cho dân PRO!!! bạn đã từng nghe đến câu "lội ngược dòng" hay "kì tích" chưa???? Ko phải cứ những đôi già dặn và có danh tiếng luôn luôn là kẻ chiến thắng!!! mặc dù phần lớn luôn luôn là 2 chữ "đẳng cấp" thì ko thể thay thế, nhưng bi h các đôi trẻ lên, sức bật nhìu, các đôi kì cựu ngày xưa cũng đã nhìu đôi phải nhường chỗ cho các cặp trẻ mới đầy tiềm năng, sức trẻ và sức bật đó thôi bạn=))
Thế theo bạn thì đôi Thực anh có phải là đôi nhảy tốt nhất hôm đấy không , Mình chỉ là cổ động viên và có học D.s mà mình còn nhận thấy điều vô lí đó , chẳng lẽ bạn là VDV rồi mà còn hỏi vậy sao . Nếu bạn đi thi mà rơi vào tình trạng đấy bạn có bức xúc không .Còn phần bạn viết về sau coi như mình không nhìn thấy nhé, để đỡ bức xúc thôi mà
Ơ mình xin lỗi, đọc 1 loạt comment của bạn thì ko hiểu bạn đang nói về sự kiện nào. nếu là Trung Thực với Ngọc Anh ở sự kiện 4 điệu standard thì họ có khá nhiều điểm 1 đấy, còn 4 điểm 1 như bạn nói là ở sự kiện số 42, đôi Tiến Thành và Thu Hạnh mà .
Kể cả là ở thực trạng sự kiện đó mình cũng ko nghĩ là bạn nói đúng bạn ah, nghe áp đặt quá! :)) bằng chứng là nếu là sự kiện của Thực Ngọc Anh thì ko chỉ riêng 1 trọng tài B cho 1, mà trọng tài D cũng cho 1, và A cho 3. chắc 3 trọng tài này dây mơ rễ má với nhau quá =)))))))
Còn việc đem chuông đi đánh xứ người, mình quả thực ko thích cách bạn nói tí nào =)) nó chỉ chứng tỏ bạn chưa từng ra nước ngoài xem giải đấu có dân VN đi thi chứ đừng nói là các giải lớn =)))
là dân thi đấu thứ thiệt, họ bít mình bít người, bít họ đang ở đâu, và bít thế nào là đúng, thế nào là sai lắm bạn ak, chứ ko như những ông thùng rỗng kêu to, chỉ bít ngồi phe phẩy quạt mát, thỉnh thoảng nói vài câu tỏ vẻ nguy hiểm, ra điều mình hỉu chuyện lắm đâu =))
Cứ tận mắt đi xem từng giải, bạn sẽ hiểu khi nào thì có kì tích, còn khi nào ko.
Mà cái cách nói của bạn cũng thiệt mâu thuẫn =))
"Bây giờ mình mới hiểu vì sao nhà nước không đầu tư vào môn thể thao này vì ...quá tốn kém mà khi đem chuông đi đấu xứ người thì chuông lại ...hổng kêu. Vậy những VĐV đầy tâm huyết ơi , hãy đi thi đấu nước ngoài một lần đi , bạn sẽ biết mình đang đứng ở đâu . Nhiều khi mình đấu trong nước vô địch này nọ nhưng thực tế thì ...hổng phải dzậy.Đừng ảo tưởng vào những thành tích không có thực , để rùi nay mai lại vỡ mộng đó nghen. Trong lĩnh vực nào cũng vậy đó - Hãy là chính mình và cố gắng hết mình thì ở đâu bạn cũng tỏa sáng . Mình không là VĐV nên mình hổng sợ bị trù ém nhe :D"
"Nếu ai cũng nhìn nhận được kì tích như bạn nói thì có lẽ ...chuông mình không đến nỗi xếp thứ cuối bảng ở xứ người rồi"
Nghe mí câu này của bạn có hơi mắc cười, tóm lại ý bạn là gì? VDV nước nhà trình độ còn non kém, lại mắc bệnh hoang tưởng, đi thi nước ngoài thì loại từ vòng gửi xe mà cứ nghi mình giỏi, hay là VDV Việt trình độ cao, chỉ cần trọng tài nước bạn nhìn nhận đc kì tích và thực lực thì sẽ ko đến nỗi xếp cuối bảng!!! =))))
Mình cũng thông cảm với bạn thôi, chưa từng thi đấu, ko phải vận động viên (như chính bạn phát ngôn) thì làm sao mà hiểu hết được những gì các vận đông viên đã phải trải qua và tận mắt chứng kiến :D