dạo này ,ngoài hà nội phong trào nghiên cứu chuyên nghiệp quá .Chắc mình sắp thành người lạc hậu rùi .
Printable View
dạo này ,ngoài hà nội phong trào nghiên cứu chuyên nghiệp quá .Chắc mình sắp thành người lạc hậu rùi .
- Hôm nay, EP xin đính chính lại khái niệm "Đảo phách" mà EP đã viết ở trên là "sai" --> Vì khi tham dự một vài lớp Trọng tài, các thầy giảng bằng Tiếng Anh nên dẫn đến sự hiểu sai của EP ( cũng có thể xảy ra trường hợp thầy giảng sai nhỉ :))). Vì thế EP sorry các bạn ( Hứa sẽ cố gằng trao dồi thêm ngoại ngữ để có thể hiểu kỹ hơn ở các lớp học nâng cao sau) :sorry:
- Sau một vài tranh luận với Hanoian, cũng làm cho EP trăn trở. Nên hôm nay đã bỏ thời gian duyệt web để truy tìm tài liệu nói về Syncopation ( Đảo phách). Đây là link mà EP đã đọc tham khảo về SyncopationCác bạn đọc tham khảo nhé. Xin cám ơn.HTML Code:http://www.lovemusiclovedance.com/syncopat.htm
@ TaTango:
Xin lỗi bạn vì hôm nay tôi mới quay lại đây nên không kịp biết yêu cầu của bạn. Tôi sẽ gửi cho bạn ngay đây.
Thân chào.
Cảm ơn những chia xẻ thú vị của tất cả các bạn về âm nhạc Tango với nhiều góc nhìn.
Cảm ơn bác Pre và Hanoian chia xẻ cuốn tài liệu và nhận xét cuốn sách về kiến thức chính thống âm nhạc không chỉ Tango mà còn các vũ điệu khác.
Cuốn sách rất có giá trị nền tảng cho những ai có ý định nghiêm túc học tập về âm nhạc và giảng dạy khiêu vũ.
Gửi bác Pre
Cám ơn bác Pre về tài liệu âm nhạc. Mình thích vô cùng. Càng đọc càng thấy thích. Chúc bác Pre mọi sự như ý nhe.
Gửi Ephuc
Cám ơn Ephuc về tài liệu Syncopation. Tôi rất tâm đắc với tác giả. Thì ra có đến hàng triệu dancers hiểu chưa rõ lắm về Syncopation trong khiêu vũ theo lời tác giả. Chúc bạn vui.
Thân mến
Topic này nóng rồi đây!
Cảm ơn bạn Ngochieuhp đã lập topic ( tinh thần học hỏi rất cao ), cảm ơn bác Pre đã cung cấp tài liệu ( một lần nữa chứng tỏ sự am tường của bác, bài viết nào của bác cũng rất hay và giúp ích nhiều cho các thành viên ), cảm ơn bác Hanoian về những phân tích nhạc lý ( trong phạm vi của forum, hẹp hơn nữa là trong phạm vi topic ) vận dụng trong điệu vũ tango.
@ Hanoian: Hiểu người hiểu ta bác ạ, bỏ qua những tranh luận không đáng có. Các bài viết của bác ( trong topic này ) có chất lượng cao về chuyên môn ( chưa nói đến trình bày bài - vì "ta" đâu có phải nhà văn hay biên tập viên; nhưng bác đã trau chuốt về chuyên môn thì "cố" một chút về phần trình bày, http://forum.myhyec.com/yahoo_emoticons/1.gif , cho thiên hạ khỏi "này nọ" ).
Nếu sợ mích lòng nhau thì không bao giờ yêu nhau. (G.FLAUBERT) :-))
Phải biết mở lòng mình trước mới mong mở đặng lòng kẻ khác. (Pasquier QUESNEL)
KHÍ, kiêng nhất là hung hăng
TÂM, kiêng nhất là hẹp hòi
TÀI, kiêng nhất là bộc lộ (LỮ KHÔN)
Thân mến
Nếu sợ mích lòng nhau thì không bao giờ yêu nhau. (G.FLAUBERT) :-))
Phải biết mở lòng mình trước mới mong mở đặng lòng kẻ khác. (Pasquier QUESNEL)
KHÍ, kiêng nhất là hung hăng - Khí không dâng cao, không xung phá thì là khí "xịt", không thể là hào khí được
TÂM, kiêng nhất là hẹp hòi - Tâm mà không nén được thật nhỏ thì thành cục nợ. Phải mở rộng để dung nạp thiên hạ và nhẹ nhõm, nhưng phải nén được để thành điểm sáng của mình
TÀI, kiêng nhất là bộc lộ - Không bộc lộ thì thành bất tài à? Phải có phân biệt chứ. Vả lại người tài như cái mũi dùi, cho vào túi thì nó đục thủng túi mà ra, ít nhất cũng ló cái mũi nhọn ra. Có thế, thiên hạ mới có chỗ mà trông cậy, mới có chỗ lựa chọn để dùng, để phục vụ thiên hạ chứ. Vấn đề là lúc nào bộc lộ, lúc nào không thôi
Thân mến
Các cụ phức tạp quá, mình ghi lại lời cụ già ở nhà đấy - còn mình chỉ thích thoải mái tự nhiên thôi
Hehe,diẽn dàn này của các bác nóng như seagame vậy, nhưnghay và bổ ích quá.
Thấy ngượng vi cái chữ thành viên chinh thức kia, vì em chỉ là khách qua đường, chả hỉu gì nhảy nhót mấy, hồi nào có học chút chút nhưng chỉ dể dìu đào đi chơi , giờ chỉ nghe nhạc là chính, nhưng k đăng ký thì k hỏi đc như mấy trangkhac, cacbac mod cảm phieen nghe.
Em thích nghe nhạc dance nên có mang chuyện các bác tranh cãi ra hỏi ông thày đàn gần nhà nhỏ bạn, ổng nói bác Hnoi nói đúng mà k có giải thích kỹ, thấy ổng đông học sinh em cũng ngại hỏi thêm, nhưng nhỏ ban lại cự em là sao thầy nhảy nó dạy nhạc tango2/4 nhanh hơn 4/4, em quýnh quá, bác Hanoian làm ơn giải thích kỹ vụ nầy hơn được k? chứ bác nói rồi bác để đó cũng kỳ, cảm ơn bác trước nghe.
@ Khach:
Như đã thưa với mọi người, tôi không có muốn nói gì thêm nữa để khép lại chủ đề ít nhiều gây "nóng" này, nhưng bạn đã hỏi đích danh với lời phê bình tôi "nói rồi bỏ đó” thì tôi đành phải chui lại vào cái lò sấy này, không bạn lại nghĩ tôi thiếu tôn trọng bạn. Trên diễn đàn này, một vài người đề nghị người khác bổ xung, góp ý cho mình rồi lại nổi tự ái thay vì gửi lời cảm ơn! Hy vọng bạn không như thế và thật sự muốn nghe.
Vấn đề bạn muốn được giải thích kỹ, HN nhận thấy có nhiều bạn trên diễn đàn này cũng như ngoài cuộc đời mà HN đã được gặp (trong lúc nhàn đàm hoặc lúc giúp đỡ nhau tập luyện) cũng chưa rõ ràng và có những nhầm lẫn đáng tiếc, kể cả một số bạn nhảy khá và đã có học nhạc ít nhiều. Một số khác thì cứ nhảy thôi chứ không có khái niệm gì về tango 2/4, tango 4/4… cả. Thường mọi người nhầm lẫn như sau:
- Nhịp tango 2/4 nhanh hơn nhịp tango 4/4
- Tango 2/4 là tango quốc tế (dancesport), còn tango 4/4 là tango Sài Gòn (salon)
- Một phách trong tango 2/4 có giá trị nhanh hơn một phách tango 4/4…
Những lý do của niềm tin lầm lẫn:
Một số bạn có "hiểu biết" về nhạc lý cho rằng:
- Vì tango 2/4 chỉ có 2 phách 1 nhịp nên sẽ nhanh hơn tango 4/4 có 4 phách (1 nhịp).
- Vì 1 bước nhanh (quick step) trong tango 2/4 bằng 1 nốt móc đơn, trong khi 1 bước nhanh trong tango 4/4 bằng 1 nốt đen, nên "1 phách trong tango 2/4 có giá trị nhanh hơn 1 phách trong tango 4/4"
- Từ chỗ tin rằng tango 2/4 "nhanh hơn" 4/4, nên các bạn này suy diễn và áp đặt tango 2/4 là tango dancesport và tango 4/4 "là nhịp tango Saigon" (!)
Một số bạn khác thì không có lý luận gì, "niềm tin" ấy có được là do:
- Đọc thấy một số sách nước ngoài hoặc trong nước (biên dịch) định nghĩa tango (quốc tế) là 2/4, thế thì tango 4/4 nhất định là… tango Sài Gòn rồi!
- Nghe thấy người khác bảo thế, như trường hợp của bạn Khach
- Được "Thầy em dạy thế", như của partner bạn Khach,…
"Chân lý" và ý kiến của HN:
Trước tiên, HN dứt khoát với bạn rằng toàn bộ các quan niệm trên không phải là chân lý và đã mắc lầm lẫn nghiêm trọng. HN sẽ cố gắng giải thích rõ ràng từng điểm như yêu cầu của bạn.
Người Việt chúng ta thường dễ tin vào những gì "Tây nói" hơn là những gì đồng bào mình nói ra. Để chiếm chút ít phương tiện, nhân có bác Prebronzer chia sẻ cuốn sách được nhiều người trên diễn đàn đánh giá bổ ích "Musical Notations For Dance Teachers" (Các chú thích về âm nhạc dành cho vũ sư) của tác giả Edith Kershaw, HN cũng mượn lời bà "Tây" này để bắt đầu “chiến dịch”:
"Although the modern Tangos are written in 4/4 time the dancing technical books still retain the 2/4 time." Tạm dịch: "Mặc dù các bài Tango hiện tại được viết trong nhịp 4/4, các sách kỹ thuật khiêu vũ vẫn còn ghi là nhịp 2/4" (chương 7: nhạc Tango).
Ta có thể hiểu và diễn giải ý kiến của bà như sau: hồi xưa tango được viết (và chơi) theo nhịp 2/4, nên các sách kỹ thuật khiêu vũ ghi tango là nhịp 2/4. Ngày nay tango đã được viết và chơi (thi đấu, tập luyện,…) theo nhịp 4/4, nhưng một số sách khiêu vũ (vì tôn trọng lịch sử hoặc vì bảo thủ,…) vẫn cứ ghi là nhịp 2/4.
Như thế, nếu tin vào cuốn sách của tác giả trên, thì điệu tango 4/4 đang phổ biến khắp nơi trên thế giới này, từ sàn nhảy quận Nhất cho tới Blackpool, không cứ phải là tango 2/4 thì mới được là tango dancesport; và có lẽ các vũ công thế giới đang tranh tài ở Blackpool không có mang "tango Sài Gòn" ra để mà thi thố!...
Tiếp theo, dù đã diễn giải khá đầy đủ về tango 2/4, tango 4/4 cũng như cách vận dụng, nhưng đọc đi đọc lại cả chương, HN cũng không tìm được chỗ nào bà Kershaw viết là "nhịp tango 2/4 nhanh hơn nhịp tango 4/4" (hoặc ngược lại), nên HN đành phải tự mình "vượt qua thử thách" này vậy:
a/. Tango trong âm nhạc nói chung (khi viết cho khí nhạc độc tấu, hòa tấu; khi dùng để đệm cho ca khúc; hoặc khi chơi cho khiêu vũ giao tiêp, hội hè… không có yêu cầu đặc thù về tốc độ):
Lúc này thì khó mà nói tango nào (2/4 hay 4/4) nhanh hơn hay chậm hơn, tùy từng ban nhạc, tùy trạng thái cảm xúc, tùy vào bài nhạc cụ thể mà một bài tango 2/4 có thể nhanh hơn hay chậm hơn một bài tango 4/4 khác. Như HN có từng nói ở bài trên kia:
"...nhanh chậm của một bản nhạc, như đã nói, do tốc độ mà người viết (và người chơi) muốn áp dụng cho bản nhạc ấy, và thường được ghi ở đầu bản nhạc, một cách định tính như Lento (chậm), Allegro (nhanh)..., hoặc định lượng như đen (nốt nhạc): 60, đen 45... (với nghĩa: một nốt đen trong bản nhạc này bằng 1/60, 1/45 của phút...)."
Sai lầm của một số bạn là đinh ninh 1 móc đơn (độ dài của một bước quick trong tango 2/4) nhanh hơn 1 nốt đen (bước quick của tango 4/4) mà không biết rằng đây là một khái niệm khá tương đối, nốt móc đơn chỉ nhanh (ngắn về thời gian) hơn nốt đen nếu được so sánh trong cùng 1 bản nhạc, thậm chí cùng một đoạn nhạc. Nếu so nốt móc đơn trong bài nhạc này, đoạn nhạc này với nốt đen trong bài nhạc khác (được định nghĩa giá trị thời gian của nốt đen khác), hay thậm chí đoạn nhạc khác (đã có sự thay đổi về tốc độ nhịp), thì chưa biết "mèo nào cắn mỉu nào"!
Lấy ví dụ:
Giả sử có 2 bản nhạc (thậm chí 1 bản nhạc chơi 2 lần với 2 tốc độ khác nhau): bản A (hoặc lần chơi 1) có giá trị qui định cho nốt đen ghi ở đầu bản nhạc là 1/25 và bản B (lần chơi 2) có giá trị nốt đen là 1/55, như thế nốt móc đơn trong bản A (lần 1) dài 1/50 phút, rõ ràng là chậm hơn nốt đen trong bản B (lần 2) dài 1/55 phút.
b/. Tango khi được ghi âm hoặc chơi trực tiếp (live show) cho khiêu vũ thi đấu (dancesport):
Chúng ta biết rằng tốc độ nhịp (tempo, measured speed) của tango được chọn trong khoảng từ 30 đến 33 nhịp trong một phút (30-33BPM), như thế thì một bài 2/4 chơi với tốc độ 30BPM (chẳng hạn) nhất định sẽ chậm hơn bài tango 4/4 được chơi với tốc độ 33BPM. Điều tương tự theo chiều ngược lại: nếu tango 2/4 chơi tốc độ 33BPM thì sẽ nhanh hơn tango 4/4 – 30BMP. Còn nếu được chơi đồng tốc độ thì dĩ nhiên chúng sẽ nhanh… như nhau rồi. (Xin chú ý lại một lần nữa là 1 "Quick" trong tango 2/4 bằng 1 móc đơn, 1 “Quick” trong tango 4/4 dài bằng 1 nốt đen).
c/. Giả sử cùng một bài tango dancesport, nhưng được chơi trong 2 định dạng nhịp 2/4 và 4/4, với cùng một tốc độ (chẳng hạn 33BPM, như thường gặp), thì:
- trong 1 phút, tango nhịp 2/4 có: 33 x 2 = 66 phách
- cùng thời gian ấy, TG nhịp 4/4 có: 33 x 4 = 132 phách
- 66 phách tango 2/4 = 132 phách tango 4/4 (về thời gian), hay là: 1 phách tango 2/4 dài bằng 2 phách tango 4/4, thế nên "giá trị thời gian của 1 phách nhạc tango 2/4" không có "nhanh hơn giá trị thời gian của 1 phách nhạc tango 4/4", mà ngược lại, chậm hơn đến 2 lần! Sự thật này chắc nằm ngoài "tưởng tượng" của một số bạn.
Trên đây tôi đã cố làm sáng tỏ một số vấn đề mà bạn Khách quan tâm, vì vấn đề cũng hơi phức tạp, chúng ta laị phải bàn đến nó bằng ngôn ngữ viết, mà tôi cũng chưa biết bạn hiểu nhạc lý đến đâu nên cũng thật khó để nói ngắn gọn hơn, mong bạn đã hiểu và đủ vững tin để trả lời bạn gái của bạn. Nếu có chỗ nào cần trao đổi thêm bạn cứ nêu lên trên diễn đàn hoặc thư riêng cho tôi.
Tôi cũng rất xin lỗi vì bây giờ mới trả lời bạn được, mong là bạn vẫn còn trong trang web này và đã muốn trở thành thành viên của diễn đàn.
Thân mến,
HN.