View Full Version : nghe nhạc tango
Ngochieuhp
November 20th, 2009, 10:29 AM
Trong mảng standard thấy nghe nhạc tango và slowfox là khó nhất, dance với nhạc còn khó hơn. Có bác nào biết quy luật đếm nhạc và cách nghe nhạc trong chuyển động xin chỉ giáo với.
theo tớ hiểu thì nhạc tango có 8 phách, nôm na là pằm pằm pằm pà rằm (hì nghe hơi chuối), pằm pà rằm thường rơi vào 1-2, 5-6 phải không ah. Và khi ghép các bước vào tổ hợp có phải khớp sao cho chẵn câu nhạc không, ví dụ five step bắt buộc phải bắt đầu vào phách 1, có thể bắt đầu phách khác được không. Mong các bạn góp ý nha
ephuc
November 20th, 2009, 11:29 AM
Trong mảng standard thấy nghe nhạc tango và slowfox là khó nhất, dance với nhạc còn khó hơn. Có bác nào biết quy luật đếm nhạc và cách nghe nhạc trong chuyển động xin chỉ giáo với.
theo tớ hiểu thì nhạc tango có 8 phách, nôm na là pằm pằm pằm pà rằm (hì nghe hơi chuối), pằm pà rằm thường rơi vào 1-2, 5-6 phải không ah. Và khi ghép các bước vào tổ hợp có phải khớp sao cho chẵn câu nhạc không, ví dụ five step bắt buộc phải bắt đầu vào phách 1, có thể bắt đầu phách khác được không. Mong các bạn góp ý nha
- Theo mình thì nghe nhạc Tango và Slowfox không khó bằng nghe nhạc Quickstep.
- Với những gì đã học thì mình được biết như sau:
- Nhịp Tango chuẩn trong các giải thi đấu là : 2/4
- Tuy nhiên ta cũng có những bài Tango chơi ở nhịp : 4/4
- Ta có thể đếm nhạc Tango theo cách sau: 1 2 3 4 hoặc Slow Quick Quick Slow
Trong đó : 1 Slow = 2 Quick
- Nếu mình nhảy bản nhạc Tango nhịp : 2/4 thì cách đếm 1 2 3 4 sẽ tương ứng với 2 nhịp . Còn nhảy bản nhạc nhịp : 4/4 thì cách đếm 1 2 3 4 sẽ tương ứng vớ 1 nhịp.
- Với cách đếm : pằm pằm pằm pà | rằm pằm pằm pằm pà | rằm
nhịp 2/4: pằm pằm : 1/2 ; pằm pà : 1/2 ; rằm : 1
nhịp 4/4: pằm pằm : 1 ; pằm pà : 1 ; rằm : 2
- Với trình độ cơ bản chúng ta nên ghép các bước cho chẳn một câu nhạc cho đỡ phức tạp bài nhảy.
- Với trình độ cao hơn ta có khái niệm : Đảo phách ( ta sẽ chia các phách trên thành nhiều phách nhỏ hơn và tốc độ di chuyển của ta sẽ nhanh hơn)
- Với trình độ cao siêu hơn ta có khái niệm: Nhạc cảm ( Nghĩa là ta ko chỉ nhảy theo phách mà ta còn phải nhảy theo nhạc ) và khi đó ta có thể nhảy nhanh hơn hoặc chậm hơn so với phách nhạc mà ta thực hiện ở trình độ thấp hơn.
- Vài lời chia sẽ cùng ACE. Nếu có gì thiếu xót , ACE bổ sung thêm nhé.:-)
Hanoian
November 20th, 2009, 12:41 PM
Với HN thì nghe nhạc Tango và Slowfox không khó (nhiều bài Waltz, Rumba... dùng trong thi đấu còn khó hơn nhìu), chỉ có dance với nhạc là khó thôi. Nếu Ngochieu nghe nhạc còn gặp khó khăn thì hiển nhiên dance với nhạc càng khó hơn nhiều rùi!
Không thể nói "nhạc Tango có 8 phách" dù đôi khi chúng ta nghe thấy một số người dạy và người tập đếm từ một đến 8, nhiều người không hiểu rõ ràng chỗ này. HN xin trình bày ngắn gọn nhưng mong giúp ích cho bạn ít nhiều: Từ thuở hồng hoang (hì) của nhạc Tango, thời mà các cụ tổ của chúng ta hay chơi nó bằng Abandon với một số nhạc cụ khác trong quán rượu hay bên lề đường, trong hội chợ... Tango lúc đó được chơi chủ yếu trong dạng nhip 2/4 (2 phách chia thành 4 tiết trong một nhịp), chính vì thế mà khi du nhập vào châu Âu và khi các sư tổ bên Anh quốc viết sách, nó được định nghĩa chính thức là 2/4. Ngày nay Tango được chơi cả trong định dạng nhịp 2/4 và 4/4 (C) và càng ngày các nhạc công càng thích chơi nó trong định dạng 4/4 hơn vì nó mựot mà mà vẫn đảm bảo "giằng xé" hơn (các bạn cứ nghe dàn nhạc Emperos Orchestra chơi ở Blackpool thì thấy), nhất là với Argentine Tango, 2/4 thì thường được chơi với phong cách Habanera Tango. Các vũ công ngày nay cũng thích được cảm nhận Tango 4/4 hơn.
Cái hiểu "pằm pằm... hơi chuối" của bạn là đúng đấy, đấy là âm hình phổ biến của Argentine Tango, HN không có phần mềm chép nhạc nên không thể viết chính xác ra đây cho bạn, nhưng dù là 2/4 hay 4/4 thì âm hình của điệu Tango không thể là 8 phách được. Khi chúng ta nghe đếm 1 đến 8 là chúng ta đang nghe số phách trong cả một câu (ngắn) nhạc, không cứ tăng-gô, nhiều bản nhạc cũng như điệu nhảy nhịp 4 khác cũng thường được xây dựng theo từng câu 8.
Giờ bàn đến chuyện ghép nhạc, các điệu nhảy (gồm cả Tango) được xây dựng và phát triển trên nền âm nhạc nên hiển nhiên chúng ta phải nhảy đúng nhạc rồi, không chỉ đúng trên từng nhịp, phách (timming) mà trong khiêu vũ thi đấu, biểu diễn còn yêu cầu các "tổ hợp...phải khớp sao cho chẵn câu nhạc" nữa (với khiêu vũ giao tiếp thì không đặt ra yêu cầu này), và đây cũng là thước đo trình độ của từng cặp nhảy. Nhiều cặp "cao thủ video" thưỜng hay ghép hêt bước đẹp này vào bước đẹp khác mà không hiểu rõ cấu trúc câu cú của âm nhạc nên bài nhảy rối rắm không hiệu quả, đôi khi lủng củng vì xung khắc với âm nhạc (chưa bàn tới có đủ sức thực hiện hay không). Nếu được một thày dạy có trình độ hay một biên đạo (choreagrapher) chuyên nghiệp xây dựng bài thì dù đơn giản hay phức tạp, bài nhảy sẽ rất sáng sủa và có ý định rõ ràng. Nói thêm một chút về thành công của các cặp nhảy ở các nền khiêu vũ lớn, không những họ được học kỹ thuật khiêu vũ từ những người thày rất giỏi mà họ còn được giáo dục rất tốt về cảm thụ âm nhạc từ trong bậc học phổ thông.
Trở lại cái "pằm pà rằm thường rơi vào 1-2, 5-6 phải không" của bạn. Chính xác là cái "rằm" ấy phải rơi vào 1 hoặc 5. Còn Five Step (hay bất cứ vũ hình nào khác) phải bắt đầu bằng phách 1 hay có thể vào phách khác hay không thì tùy vào vũ hình ấy nằm ở đâu trong tổ hợp của bạn và thời điểm (trong bản nhạc) mà bạn thực hiện nó, rõ hơn: nếu nó nằm ở đầu (nhưng thường thì người ta không dùng Five Step để bắt đầu) của tổ hợp và lúc thực hiện nó là đầu câu nhạc thì hiển nhiên nó phải vào ở phách 1 (câu nhạc), nếu nó không nằm trong trường hợp trên thì nó có thể được vào ở phách 5 (câu nhạc, cũng là phách 1 của nhịp nhạc), thậm chí phách 3 (của nhịp nhạc), nhưng không được là phách 2, phách 4 (nhịp nhạc).
Không biết tôi trình bày có rối rắm quá không? Có gì bạn cứ trao đổi lại nhé, tôi sẽ cố hơn nữa :drag:. Thân chào!
HN.
P/s: Không biết có cao nhân IT nào có phần mềm chép nhạc free có thể chia sẻ cho HN không? Cám ơn nhìu nhìu! =D>
Ngochieuhp
November 20th, 2009, 02:27 PM
cám ơn bài viết của 2 bạn, rất bổ ích. Tôi muốn hỏi thêm một chút là trong quá trình dance 1 bài nhạc (đặc biệt trong thi đấu), làm sao để bắt kịp hết câu nhạc này đến câu nhạc khác, nếu bắt buộc phải bắt đầu 1 tổ hợp vào đầu câu nhạc, rất căng thẳng. Ban giám khảo có đánh giá khắt khe vấn đề này không
Hanoian
November 20th, 2009, 04:10 PM
@ ephuc: Mình có mấy câu hỏi và góp ý với bạn về bài viết trên như sau:
- Mình biết là trong sách từ xưa các sư tổ đã viết điệu Tango được nhảy với nhịp 2/4, nhưng qui định bắt buộc "Nhịp Tango chuẩn trong các giải thi đấu là : 2/4" thì bạn tìm thấy ghi ở đâu thế, có thể chỉ (or dẫn link) cho mình biết với được không?Đây thực sự là câu hỏi vì mình chưa được biết đến qui định này, và theo tai mình nghe thì nhạc thi đấu ở Blackpool (các đĩa mình có), và ngay cả giải VOC vừa rồi các bản nhạc Tango được trình tấu hầu hết là 4/4. 2/4 và 4/4 có những điểm chung nhất định nhưng về tính chất, đặc điểm là khác biệt nhau. Chắc mình sẽ phải nghe lại thêm.
- "Ta có thể đếm nhạc Tango theo cách sau: 1 2 3 4 hoặc Slow Quick Quick Slow": Không được chuẩn lắm bạn ạ, "Slow Quick Quick Slow" là cách phân chia thời gian (timming) cho các step trong điệu nhảy Tango, không phải là cách đếm nhạc Tango, không có môt ông nhạc trưởng hay người chơi nhạc Tango nào lại đếm "Slow Quick Quick Slow" hết.
- "Nếu mình nhảy bản nhạc Tango nhịp : 2/4 thì cách đếm 1 2 3 4 sẽ tương ứng với 2 nhịp . Còn nhảy bản nhạc nhịp : 4/4 thì cách đếm 1 2 3 4 sẽ tương ứng vớ 1 nhịp.
- Với cách đếm : pằm pằm pằm pà | rằm pằm pằm pằm pà | rằm
nhịp 2/4: pằm pằm : 1/2 ; pằm pà : 1/2 ; rằm : 1"
- EP xem lại 2 câu này nhé, theo cách bạn phân tích thì 2 cách đếm không có mối liên quan nào à? Và cùng một tổ hợp nhưng nếu nhảy 2/4 thì có số lượng bước nhảy nhiều gấp đôi 4/4 hay sao? Hoặc theo định nghĩa, tốc độ nhịp qui định cho điệu nhảy Tango (2/4) là 30-33BPM, vậy với tango 4/4, tốc độ nhịp chỉ cần 15-16,5BPM thôi sao? Đã bao giờ bạn để ý đến rắc rối này chưa? Theo mình ở đây vấn đề thú vị hơn nhiều: dù là 2/4 hay 4/4 thì người ta đếm 1234 cũng chỉ tương ứng với 1 nhịp, với chú ý là mỗi một số trong 4/4 tương ứng với 1 phách, còn mỗi một số trong 2/4 chỉ tương đương với 1 tiết (hoặc thì, đơn vị nhỏ bằng 1/2 phách). Nếu đồng ý như thế rồi thì ta sẽ thấy cả hai cách đếm đều thống nhất về nội dung, chỉ khác hình thức biểu hiện hoặc khía cạnh thông tin cần phản ánh thôi. Và 1234, hay Pằm rằm... như bạn viết trên kia đều đúng và không có gì mâu thuẫn với nhau.
- "Với trình độ cơ bản chúng ta nên ghép các bước cho chẳn một câu nhạc cho đỡ phức tạp bài nhảy": Đây là yêu cầu bắt buộc khi đã nói đến chuyện xây dựng bài nhảy, dù là "cơ bản" hay "cao siêu", chỉ có bài dài hay ngắn, gồm nhiều tổ hợp hay ít tổ hợp, các tổ hợp được móc nối như thế nào thôi, còn các tổ hợp luôn phải được xây dựng bằng cách kết nối các bước nhảy trên đơn vị câu nhạc.
- "Với trình độ cao hơn ta có khái niệm : Đảo phách ( ta sẽ chia các phách trên thành nhiều phách nhỏ hơn và tốc độ di chuyển của ta sẽ nhanh hơn)"
Câu này có nhiều cái phải bàn quá: đầu tiên đảo phách không liên quan gì đến việc chia các phách trên thành nhiều phách nhỏ hơn. Theo định nghĩa âm nhạc, đảo phách là sự nhấn vào phách yếu hay phần yếu của phách trong nhịp nhạc, trong Tango ta có thể thấy nó được ứng dụng trong các vũ hình như Progressive Link, Promenade Link,... Còn "chia các phách trên thành nhiều phách nhỏ hơn" thế nào là phách lớn hơn, phách nhỏ hơn bạn ơi? Hì hì, cái nhỏ hơn (chính xác nhỏ bằng 1/2 phách) được gọi bằng tiết hoặc thì mà tôi có nói ở trên. Thứ ba và thứ tư, đảo phách và chia phách không liên quan gì đến tốc độ di chuyển hết, đảo phách giúp chúng ta dứt khoát hơn và làm thay đổi cảm giác đều đều mà bản nhạc và bài nhảy có thể đem lại, từ đó gây sự chú ý đói với người xem (giám khảo). Tốc độ nhanh hơn đạt được là do: a/. Thực hiện nhiều bước quick hơn, b/. Mỗi bước được thực hiện với độ dài bước chân lớn hơn (đây là bí quyết quan trọng nhất), chúng ta thử thực hiện cùng một vũ hình với cùng một đoạn nhạc và nhờ người đứng xem, lần một các bước ngắn thôi, còn lần hai hãy bước dài nhất có thể, chưa quan tâm đến chất lượng bước nhảy, miễn sao cả 2 lần đều phải đúng nhạc rồi hỏi người xem xem cảm giác về tốc độ thế nào? Còn việc làm sao thực hiện bước dài mà vẫn không bị xóc và mất trọng tâm cũng như kết nối không bj xọc xẹch lại sang một chuyện dài nhiều tập khác rồi!
- Với trình độ cao siêu hơn ta có khái niệm: Nhạc cảm ... Chắc bạn ngochieuhp chưa quan tâm đên cấp độ này và chính HN tôi cũng không đủ tự tin để bàn tới nên thôi tôi dừng ở đây thôi.
- EP à, tôi đã đắn đo rất lâu trước khi gõ máy dòng này, tôi hoàn toàn không định bắt bẻ hay lên lớp gì nhau vì tôi hiểu bạn, cũng như tôi hay ai khác, chỉ có ý định chia sẻ, giúp đỡ ngochieu thôi. Và về đại ý thì bài viết của bạn là đúng, nhưng đi vào chi tiết, nhất là gạch đầu dòng thứ chín của bạn tôi thấy không thể không bàn thêm để Ngochieu hiẻu thêm, nhất là khi tôi đã lỡ viết bài trong topic này rồi và bạn lại có lời đề nghị "Nếu có gì thiếu xót , ACE bổ sung thêm nhé.".
Mấy lời bổ xung của tôi bạn có nghe được không?! Thân chào.
Hanoian
November 20th, 2009, 04:28 PM
@ NgochieuHP: Trong thi đấu các bản nhạc không được biêt trước, rất nhiều tình huống sàn xảy ra... tôi thì thường không làm được như lúc tập, và tôi tin và quan sát thấy các cặp thi đấu cũng không phải lúc nào cũng làm được điều này, vấn đề là họ có các phương án chuẩn bị trước cũng như đủ bản lĩnh để vựơt qua. Thêm nữa, trọng tài có rất nhiều tiêu chí để đánh giá một cặp nhảy, họ không quá khắt khe với điều đó đâu. (hì, mở ngoặc mình cũng là một trọng tài có bằng cấp độ địa phương, nhưng chưa được bắt bao giờ, mà hiện giờ mình cũng chỉ thích tập luyện và thi đấu nếu điều kiện cho phép thôi!) Thân chào và chúc tiến bộ.
ephuc
November 21st, 2009, 08:52 AM
@ ephuc: Mình có mấy câu hỏi và góp ý với bạn về bài viết trên như sau:
- Mình biết là trong sách từ xưa các sư tổ đã viết điệu Tango được nhảy với nhịp 2/4, nhưng qui định bắt buộc "Nhịp Tango chuẩn trong các giải thi đấu là : 2/4" thì bạn tìm thấy ghi ở đâu thế, có thể chỉ (or dẫn link) cho mình biết với được không?Đây thực sự là câu hỏi vì mình chưa được biết đến qui định này, và theo tai mình nghe thì nhạc thi đấu ở Blackpool (các đĩa mình có), và ngay cả giải VOC vừa rồi các bản nhạc Tango được trình tấu hầu hết là 4/4. 2/4 và 4/4 có những điểm chung nhất định nhưng về tính chất, đặc điểm là khác biệt nhau. Chắc mình sẽ phải nghe lại thêm.
- "Ta có thể đếm nhạc Tango theo cách sau: 1 2 3 4 hoặc Slow Quick Quick Slow": Không được chuẩn lắm bạn ạ, "Slow Quick Quick Slow" là cách phân chia thời gian (timming) cho các step trong điệu nhảy Tango, không phải là cách đếm nhạc Tango, không có môt ông nhạc trưởng hay người chơi nhạc Tango nào lại đếm "Slow Quick Quick Slow" hết.
- "Nếu mình nhảy bản nhạc Tango nhịp : 2/4 thì cách đếm 1 2 3 4 sẽ tương ứng với 2 nhịp . Còn nhảy bản nhạc nhịp : 4/4 thì cách đếm 1 2 3 4 sẽ tương ứng vớ 1 nhịp.
- Với cách đếm : pằm pằm pằm pà | rằm pằm pằm pằm pà | rằm
nhịp 2/4: pằm pằm : 1/2 ; pằm pà : 1/2 ; rằm : 1"
- EP xem lại 2 câu này nhé, theo cách bạn phân tích thì 2 cách đếm không có mối liên quan nào à? Và cùng một tổ hợp nhưng nếu nhảy 2/4 thì có số lượng bước nhảy nhiều gấp đôi 4/4 hay sao? Hoặc theo định nghĩa, tốc độ nhịp qui định cho điệu nhảy Tango (2/4) là 30-33BPM, vậy với tango 4/4, tốc độ nhịp chỉ cần 15-16,5BPM thôi sao? Đã bao giờ bạn để ý đến rắc rối này chưa? Theo mình ở đây vấn đề thú vị hơn nhiều: dù là 2/4 hay 4/4 thì người ta đếm 1234 cũng chỉ tương ứng với 1 nhịp, với chú ý là mỗi một số trong 4/4 tương ứng với 1 phách, còn mỗi một số trong 2/4 chỉ tương đương với 1 tiết (hoặc thì, đơn vị nhỏ bằng 1/2 phách). Nếu đồng ý như thế rồi thì ta sẽ thấy cả hai cách đếm đều thống nhất về nội dung, chỉ khác hình thức biểu hiện hoặc khía cạnh thông tin cần phản ánh thôi. Và 1234, hay Pằm rằm... như bạn viết trên kia đều đúng và không có gì mâu thuẫn với nhau.
- "Với trình độ cơ bản chúng ta nên ghép các bước cho chẳn một câu nhạc cho đỡ phức tạp bài nhảy": Đây là yêu cầu bắt buộc khi đã nói đến chuyện xây dựng bài nhảy, dù là "cơ bản" hay "cao siêu", chỉ có bài dài hay ngắn, gồm nhiều tổ hợp hay ít tổ hợp, các tổ hợp được móc nối như thế nào thôi, còn các tổ hợp luôn phải được xây dựng bằng cách kết nối các bước nhảy trên đơn vị câu nhạc.
- "Với trình độ cao hơn ta có khái niệm : Đảo phách ( ta sẽ chia các phách trên thành nhiều phách nhỏ hơn và tốc độ di chuyển của ta sẽ nhanh hơn)"
Câu này có nhiều cái phải bàn quá: đầu tiên đảo phách không liên quan gì đến việc chia các phách trên thành nhiều phách nhỏ hơn. Theo định nghĩa âm nhạc, đảo phách là sự nhấn vào phách yếu hay phần yếu của phách trong nhịp nhạc, trong Tango ta có thể thấy nó được ứng dụng trong các vũ hình như Progressive Link, Promenade Link,... Còn "chia các phách trên thành nhiều phách nhỏ hơn" thế nào là phách lớn hơn, phách nhỏ hơn bạn ơi? Hì hì, cái nhỏ hơn (chính xác nhỏ bằng 1/2 phách) được gọi bằng tiết hoặc thì mà tôi có nói ở trên. Thứ ba và thứ tư, đảo phách và chia phách không liên quan gì đến tốc độ di chuyển hết, đảo phách giúp chúng ta dứt khoát hơn và làm thay đổi cảm giác đều đều mà bản nhạc và bài nhảy có thể đem lại, từ đó gây sự chú ý đói với người xem (giám khảo). Tốc độ nhanh hơn đạt được là do: a/. Thực hiện nhiều bước quick hơn, b/. Mỗi bước được thực hiện với độ dài bước chân lớn hơn (đây là bí quyết quan trọng nhất), chúng ta thử thực hiện cùng một vũ hình với cùng một đoạn nhạc và nhờ người đứng xem, lần một các bước ngắn thôi, còn lần hai hãy bước dài nhất có thể, chưa quan tâm đến chất lượng bước nhảy, miễn sao cả 2 lần đều phải đúng nhạc rồi hỏi người xem xem cảm giác về tốc độ thế nào? Còn việc làm sao thực hiện bước dài mà vẫn không bị xóc và mất trọng tâm cũng như kết nối không bj xọc xẹch lại sang một chuyện dài nhiều tập khác rồi!
- Với trình độ cao siêu hơn ta có khái niệm: Nhạc cảm ... Chắc bạn ngochieuhp chưa quan tâm đên cấp độ này và chính HN tôi cũng không đủ tự tin để bàn tới nên thôi tôi dừng ở đây thôi.
- EP à, tôi đã đắn đo rất lâu trước khi gõ máy dòng này, tôi hoàn toàn không định bắt bẻ hay lên lớp gì nhau vì tôi hiểu bạn, cũng như tôi hay ai khác, chỉ có ý định chia sẻ, giúp đỡ ngochieu thôi. Và về đại ý thì bài viết của bạn là đúng, nhưng đi vào chi tiết, nhất là gạch đầu dòng thứ chín của bạn tôi thấy không thể không bàn thêm để Ngochieu hiẻu thêm, nhất là khi tôi đã lỡ viết bài trong topic này rồi và bạn lại có lời đề nghị "Nếu có gì thiếu xót , ACE bổ sung thêm nhé.".
Mấy lời bổ xung của tôi bạn có nghe được không?! Thân chào.
Bạn Hanoian ơi! Cái cách "Vạch lá tìm sâu" , "Vạch bèo ra bọ" , cố tình hỏi nhằm "phô trương" sự hiểu biết của mình thật không hay gì bạn ạ!
- Thiết nghĩ những gì mình viết bạn hiểu và đa phần nhiều người khác cũng hiểu bạn ạ. Nhưng để hiểu như thế nào thì còn phụ thuộc vào "trình độ" của từng người đúng không bạn?
- Để nói về "nhạc lý" thì không thể dùng "câu chữ" mà nói hết được bạn ạ. Đặc biệt với thời gian rãnh rỗi ít ỏi của tôi cũng không thể mà viết "dài dòng văn tự" như bạn được. Mà tôi cũng có biết đến câu: "Người khôn nói ít hiểu nhiều" , "người ngu nói nhiều hiểu chẳng bao nhiêu". Viết bài dài dòng như bạn , không đi vào ý chính mà người hỏi muốn hỏi. Tôi cũng không biết có bao nhiêu người đọc và hiểu được những gì bạn đã viết nữa???
- Bạn viết: " EP à, tôi đã đắn đo rất lâu trước khi gõ máy dòng này" -- Tôi nghĩ bạn đã đắn đo , nhưng sự đắn đo của bạn chưa đủ. Nếu bạn chịu đọc kỹ hơn, đắn đo lâu hơn thì tôi nghĩ bạn sẽ không viết bài góp ý với tôi như vậy đâu.
- Để mà bắt bẻ từng, câu từng chữ như bạn, tôi nghĩ tất cả mọi người trên diễn đàn cũng có thể làm được điều đó bạn ạ! Tuy nhiên, người ta thấy không cần thiết phải làm mà thôi...Tại sao như vậy? Để tôi cũng dùng phương pháp của bạn , rồi bạn đọc và suy gẩm nhé:
- Bạn viết :" Mình biết là trong sách từ xưa các sư tổ đã viết điệu Tango được nhảy với nhịp 2/4, nhưng qui định bắt buộc "Nhịp Tango chuẩn trong các giải thi đấu là : 2/4" thì bạn tìm thấy ghi ở đâu thế". Bạn thấy từ bắt buộc màu đỏ không? Và bạn hãy đọc lại câu mà mình đã viết đi . Không hề có chữ "bắt buộc" bạn nhé!!
- Bạn viết : "Ta có thể đếm nhạc Tango theo cách sau: 1 2 3 4 hoặc Slow Quick Quick Slow": Không được chuẩn lắm bạn ạ, "Slow Quick Quick Slow" là cách phân chia thời gian (timming) cho các step trong điệu nhảy Tango, không phải là cách đếm nhạc Tango, không có môt ông nhạc trưởng hay người chơi nhạc Tango nào lại đếm "Slow Quick Quick Slow" hết."-- Mình nghĩ rằng mình đã trả lời đúng những gì mà người hỏi muốn hỏi bạn ạ! Người ta muốn hỏi là cách "đếm nhạc(Counting)" khi nhảy điệu Tango chứ không phải hỏi cách đếm nhạc của một ông nhạc trưởng khi chơi điệu Tango bạn ơi. --> Bạn cũng nên đọc kỹ lại nhé.
-Bạn viết : "Nếu mình nhảy bản nhạc Tango nhịp : 2/4 thì cách đếm 1 2 3 4 sẽ tương ứng với 2 nhịp . Còn nhảy bản nhạc nhịp : 4/4 thì cách đếm 1 2 3 4 sẽ tương ứng vớ 1 nhịp.
- Với cách đếm : pằm pằm pằm pà | rằm pằm pằm pằm pà | rằm
nhịp 2/4: pằm pằm : 1/2 ; pằm pà : 1/2 ; rằm : 1"
- EP xem lại 2 câu này nhé, theo cách bạn phân tích thì 2 cách đếm không có mối liên quan nào à? Và cùng một tổ hợp nhưng nếu nhảy 2/4 thì có số lượng bước nhảy nhiều gấp đôi 4/4 hay sao?" -- Thực ra đây cũng chỉ là cách mà bạn muốn nghĩ ra sai để mà hỏi thôi. Đương nhiên 2 cách đếm là giống nhau rồi. Ý tôi muốn nói đến là "Giá trị cường độ âm nhạc" - nghĩa là với 2 bài Tango giống nhau, nhưng được chơi theo 2 loại nhịp khác nhau: 2/4 hoặc 4/4. Thì giá trị cường độ âm nhạc của một phách nhạc trong nhịp 2/4 sẽ nhanh hơn trong nhịp 4/4. Bạn đã hiểu chưa ạ?
- Còn về phần "đảo phách": Để nói về vấn đề này ta không thể dùng câu chữ mà diễn đạt hết được bạn ạ. Mà phải dùng thêm những ký hiệu âm nhạc hay còn gọi là "nốt nhạc" để giải thích, thậm chí ta còn phải dùng thêm một nhạc cụ nào đó để thể hiện thử thì mới hiểu được sự đảo phách là như thế nào.
- Tôi nói: - "Với trình độ cao hơn ta có khái niệm : Đảo phách ( ta sẽ chia các phách trên thành nhiều phách nhỏ hơn và tốc độ di chuyển của ta sẽ nhanh hơn)" -- Có thể sự nói ngắn gọn này đã làm cho bạn hiểu lầm. Có thể là nó "sai" đối với bạn , nhưng nó lại "đúng" đối với tôi. Nhưng quy chung nó cũng đi về một ý như sau:
Trong âm nhạc:
1 nốt đen có thể chia thành nhiều nốt mốc.
Nghĩa là:
1 phách = 1/2 phách + 1/2 phách
hoặc:
1 phách = 1/4 phách + 3/4 phách
..........................
Bạn viết : ?"Hì hì, cái nhỏ hơn (chính xác nhỏ bằng 1/2 phách) được gọi bằng tiết hoặc thì mà tôi có nói ở trên." - Vậy đã thực sự là chính xác chưa? Chẳng lẽ không được chia thành 1/4 hoặc 3/4 sao? Cái nhỏ hơn được gọi bằng tiết hoặc thì , thì quả thật cũng mới lạ đối với tôi. Bạn có thể cho tôi biết bạn đọc cái này ở đâu không ? Nếu có thể cho tôi xin link để tham khảo thì càng tốt. Cám ơn bạn.
- Bạn Hanoian à! Để mà viết lại những dòng này cho bạn quả thật là cũng mất thời gian quá ! Tôi cũng không định viết trả lời bạn đâu, nhưng nghĩ lại làm vậy bạn sẽ cho là tôi không tôn trọng bạn. Nên tôi cũng cố gắng dành chút ít thời gian mà trả lời bạn vậy. Mong rằng , chúng ta sẽ vui vẻ trên diễn đàn và cùng đóng góp vì sự đam mê khiêu vũ nha bạn. Chúc bạn cuối tuần vui vẻ!
Sweetsmile
November 21st, 2009, 11:38 AM
Chào Ephuc va Hanoian,
Trước tiên tôi đồng ý với Hanoian rằng, về đại ý bài viết của Ephuc là đúng. Nhưng về câu từ thì Ephuc nên cẩn thận hơn nữa. Nếu không cẩn thận hơn, sẽ khiến cho người khác hiểu lầm ý tốt của bạn đó.
Dù sao viết cẩn thận hơn và được hiểu đúng vẫn tốt hơn là viết cẩn thận nhưng bị hiểu sai, Ephuc nhé.
Tiếp theo, tôi chia sẻ với Hanoian đôi lời nhé. Mong bạn sẽ cởi mở và nhận ra sự chân thành của tôi.
Một là, bài viết của bạn súc tích, điều này biểu hiện nơi bạn một tầm quan sát tương đối rộng và tinh thần học hỏi rất cao. Tuy nhiên, nếu có thể được, bạn nên trình bày bài viết có hệ thống hơn, sẽ lôi cuốn được nhiều đọc giả hơn, vì quả thật, tôi đã phải rất kiên nhẫn để đọc hết bài của bạn. Các câu chữ và ý văn của bạn quấn lấy nhau, rối tinh, lằng nhằng, dài dòng và luộm thuộm.
Hai là, về nhịp của vũ điệu Tango. Theo những gì tôi được học và tìm hiểu, tôi chỉ nói ngắn gọn như sau:
*Nhạc khiêu vũ Tango được phối và trình diễn theo nhịp 2/4 trong
Ballroom Dance (hay còn gọi là Standard Form)
*Nhạc khiêu vũ Tango được phối và trình diễn theo nhịp 4/4 trong
Salon Dance (hay còn gọi là Saigon Dance)
***Lưu ý: -Tôi cố tình không nhắc đến "sáng tác". Vì trên thực tế,
có những tác phẩm được sáng tác theo nhịp 2/4 nhưng lại
được phối và trình diễn theo nhịp 4/4
-Điều quan trọng nhất vẫn là trình độ của người nghe nhạc.
Nên tôi đồng ý với Hanoian khi bạn nói rằng, chính bạn cần
phải nghe lại thêm, Hanoian nhé.
Ba là, tôi đồng ý với Ephuc rằng, chúng ta đang bàn đến cách đếm phách nhạc và cách đếm bước nhảy trong khiêu vũ, chứ không cố tình bàn đến "ông nhạc trưởng" nào đó"
Bốn là, Tôi đã hiểu cách giải thích của Ephuc về cách đếm "pằm pằm pằm pà rằm" trong vũ điệu Tango, bạn cần học thêm 25 nữa về âm nhạc giống như tôi hoặc ít hơn thời gian này nếu bạn là một người xuất sắc. Bên cạnh đó, tôi cũng muốn bổ sung thêm cách giải thich này của Ephuc:
"pằm:1/4; pằm:1/4; pẳm:1/8; pà:1/4; rằm:1"
hoặc "pằm:1/4; pằm:1/4; pẳm:1/4; pà:1/8; rằm:1" tùy theo chủ đích sáng tác của tác giả cũng như bài phối của người phối khí.
Năm là, tôi đồng ý với cách chia phách của Ephuc, tôi chưa nghe nói đến khái niệm phách nhạc được chia nhỏ ra sẽ gọi là "tiết" hoặc "thì". Nếu nhắc đến "thì", có lẻ Hanoian bị nhầm lẫn giữa học Tiếng Anh và học nhạc rồi.
Tôi hiểu Hanoian nhắc đến "tiết" là ý muốn nói đến 1 đơn vị nhỏ hơn. Vậy cho tôi hỏi Hanoian 1 chuyện nhe. Nếu bạn chặt phần đùi heo thành nhiều phần nhỏ, bạn sẽ gọi mỗi phần nhỏ đó là gì? Bạn ra chợ mua 1 phần đùi heo hay ban sẽ mua 1 phần "tiết đùi heo".??????
Thân mến
Hanoian
November 21st, 2009, 01:53 PM
@ EPhuc: Vậy là mấy lời đáp ứng yêu cầu "bổ xung" của tôi bạn nghe không lọt tai rồi. Tôi rất hối tiếc (thời gian, công sức) và xin rút lại mấy lời đó. Xin lỗi vì đã làm bạn phiền lòng, nếu có thể, xin hãy coi như tôi chưa nói gì để "chúng ta sẽ vui vẻ trên diễn đàn" như mong ước chung.
@ Sweetsmile: Cảm ơn bạn đã đọc bài và góp ý, dù chưa đồng ý với một vài điểm trong trình bày của bạn. Tôi cũng định bàn luận tiếp với bạn nhưng khi đọc đến luận cứ "phân chia đùi heo" của bạn thì thôi, tôi bỏ ý định đó. Tôi xin dừng topic này ở đây, ít nhất là với tôi.
Thân chào các bạn.
Nhoc4ever
November 21st, 2009, 05:44 PM
Trời ơi , đọc đến phần chia đùi heo của sweetsmile mà Nhoc cười gần chết và cứ bắt Nhoc phải nghĩ là SM có một tâm hồn ăn uống vô cùng . Đang giảng về nhạc lí thì lại chợ búa mua bán ngay được . Đang nho nhã thì chuyển ngay sang phàm tục. Hihihihi.
Prebronzer
November 22nd, 2009, 05:07 AM
Pre không thạo món “ Pằm à Pằm” lắm
Dù không phải là Vũ sư, tuy nhiên có một người bạn gửi cho Pre từ Mỹ về một cuốn sách và cuốn này Pre cũng đã chia sẻ trên một vài trang khiêu vũ trong và ngoài nứớc :
Musical Notations For Dance Teachers
của Edith Kershaw
http://rapidshare.com/files/197629595/Notation2.rar (http://rapidshare.com/files/197629595/Notation2.rar)
Pass :Pre
Đọc nó sẽ giải quyết nhiề thắc mắc về nhạc lý khiêu vũ
Chương 7 từ trang 40 đến 44 nói về nhạc của điệu Tango cho cả hai loại nhạc 2/4 và 4/4 . Bà cũng nói cụ thể việc chia nhac cho nhiểu Syllabus Tango như : The Brush Tap, a Chasse , Reverse Pivot , Back Open Promenade v.v.
Nếu ai quan tâm đến âm nhạc khiêu nên đọc
Sweetsmile
November 22nd, 2009, 08:09 AM
Trời ơi , đọc đến phần chia đùi heo của sweetsmile mà Nhoc cười gần chết và cứ bắt Nhoc phải nghĩ là SM có một tâm hồn ăn uống vô cùng . Đang giảng về nhạc lí thì lại chợ búa mua bán ngay được . Đang nho nhã thì chuyển ngay sang phàm tục. Hihihihi.
:)) Nhoc4ever ơi, vậy mà bạn cũng hok hỉu àh. Đôi khi phải "pàm tục" như vậy thì họ mới im lặng suy nghĩ áh, vì có lẽ họ nhận ra như vậy sẽ xứng với "tầm vóc" của họ hơn. Nói chuyện nho nhã họ sẽ không chịu ngồi yên đâu bạn àh. Bít mình bít ta í muh.
Còn bản thân Sweetsmile có nho nhã hay ko thì Nhoc4ever chưa đủ "tầm vóc" để bàn đến đâu nè. :)). Bạn cảm phiền nhé.
Thân mến
Nhoc4ever
November 22nd, 2009, 09:09 AM
:)) Nhoc4ever ơi, vậy mà bạn cũng hok hỉu àh. Đôi khi phải "pàm tục" như vậy thì họ mới im lặng suy nghĩ áh, vì có lẽ họ nhận ra như vậy sẽ xứng với "tầm vóc" của họ hơn. Nói chuyện nho nhã họ sẽ không chịu ngồi yên đâu bạn àh. Bít mình bít ta í muh.
Còn bản thân Sweetsmile có nho nhã hay ko thì Nhoc4ever chưa đủ "tầm vóc" để bàn đến đâu nè. :)). Bạn cảm phiền nhé.
Thân mến
Hahaha..bạn đúng là nhã thật , càng đọc những gì bạn viết Nhoc càng thấy bạn thật là nhã. Xin lỗi vì Nhoc lại nói bạn nhã rồi , mặc dù là Nhoc biết mình chưa đủ tầm để nhận thấy điều này . Xin lỗi nhé .
Còn Nhoc thì ko có dám nhận mình nho nhã hay cao siêu gì đâu, bạn yên tâm .
Thôi trả lại sự trong sáng cho tiếng Việt , à quên cho topic chuyên về nhạc lí .
Chúc mọi người chủ nhật vui vẻ nha :D.
Hanoian
November 22nd, 2009, 01:49 PM
@ All: Trong mấy bài thảo luận vừa qua, có những điểm HN thấy có thể bỏ qua không cần bàn luận tiếp, vì bỏ qua cũng chả ảnh hưởng tới ai, thậm chí chỉ ảnh hưởng tốt hơn cho diễn đàn thôi, các mod. đỡ phải mất công dọn dẹp. Những luận điểm như: "..."Người khôn nói ít hiểu nhiều" , "người ngu nói nhiều hiểu chẳng bao nhiêu"...", "...Tôi hiểu Hanoian nhắc đến "tiết" là ý muốn nói đến 1 đơn vị nhỏ hơn. Vậy cho tôi hỏi Hanoian 1 chuyện nhe. Nếu bạn chặt phần đùi heo thành nhiều phần nhỏ, bạn sẽ gọi mỗi phần nhỏ đó là gì? Bạn ra chợ mua 1 phần đùi heo hay ban sẽ mua 1 phần "tiết đùi heo".??????", "...Đôi khi phải "pàm tục" như vậy thì họ mới im lặng suy nghĩ áh, vì có lẽ họ nhận ra như vậy sẽ xứng với "tầm vóc" của họ hơn. Nói chuyện nho nhã họ sẽ không chịu ngồi yên đâu bạn àh..."
Chỉ ảnh hưởng tới một mình HN thôi, cái này thì HN có thể chịu đựng được.
Nhưng có những luận cứ mà nếu lịch sự, dĩ hòa vi quý lảng tránh thì không những làm cho mấy bạn đó tiếp tục nhầm lẫn mà còn ảnh hưởng tai hại đến những ai mới chập chững bước vào diễn đàn này. Vì vậy HN đành phải nói cho rõ ra ở đây:
Sweetsmile rất đúng khi nói rằng: "Điều quan trọng nhất vẫn là trình độ của người nghe nhạc.". Qua việc bạn ấy đồng ý với những luận điểm:
- "Với trình độ cao hơn ta có khái niệm : Đảo phách ( ta sẽ chia các phách trên thành nhiều phách nhỏ hơn và tốc độ di chuyển của ta sẽ nhanh hơn)"
- "Ý tôi muốn nói đến là "Giá trị cường độ âm nhạc" - nghĩa là với 2 bài Tango giống nhau, nhưng được chơi theo 2 loại nhịp khác nhau: 2/4 hoặc 4/4. Thì giá trị cường độ âm nhạc của một phách nhạc trong nhịp 2/4 sẽ nhanh hơn trong nhịp 4/4. Bạn đã hiểu chưa ạ?"
Cũng khi như tự bạn ấy gõ ra:
"...bạn cần học thêm 25 nữa về âm nhạc giống như tôi hoặc ít hơn thời gian này nếu bạn là một người xuất sắc. Bên cạnh đó, tôi cũng muốn bổ sung thêm cách giải thich này của Ephuc:
"pằm:1/4; pằm:1/4; pẳm:1/8; pà:1/4; rằm:1"
hoặc "pằm:1/4; pằm:1/4; pẳm:1/4; pà:1/8; rằm:1" tùy theo chủ đích sáng tác của tác giả cũng như bài phối của người phối khí."
Thì tôi đã hiểu được "trình độ" âm nhạc của bạn ấy!
Sau đây tôi sẽ chỉ rõ những sai lầm tai hại trong các ý kiến ấy để các bạn nào quan tâm đến vấn đề mà chưa hiểu rõ khỏi phân vân:
- Về "...Đảo phách..." tôi đã trình bày rõ ở bài trên, xin phép không nhắc lại.
- Về "...Giá trị cường độ âm nhạc"...": cũng giống như "Đảo phách...", ý kiến này cùng lúc mắc 3 sai lầm: Thứ nhất: cường độ là độ mạnh nhẹ của âm thanh, không phải độ nhanh chậm, muốn bàn về nhanh chậm, người ta có khái niệm tốc độ. Thứ hai: "một phách nhạc trong nhịp 2/4" không có "nhanh hơn trong nhịp 4/4", nhanh chậm của một bản nhạc, như đã nói, do tốc độ mà người viết (và người chơi) muốn áp dụng cho bản nhạc ấy, và thường được ghi ở đầu bản nhạc, một cách định tính như Lento (chậm), Allegro (nhanh)..., hoặc định lượng như đen (nốt nhạc): 60, đen 45... (với nghĩa: một nốt đen trong bản nhạc này bằng 1/60, 1/45 của phút...). Thứ ba: Nếu muốn "2 bài Tango giống nhau, nhưng được chơi theo 2 loại nhịp khác nhau: 2/4 hoặc 4/4" mà vẫn đảm bảo tốc độ nhịp quy định (beat rate) cho Tango, thì một phách nhạc trong nhịp 2/4" sẽ chậm gấp đôi chứ không có "nhanh hơn trong nhịp 4/4".
- "pằm:1/4; pằm:1/4; pẳm:1/8; pà:1/4; rằm:1"
hoặc "pằm:1/4; pằm:1/4; pẳm:1/4; pà:1/8; rằm:1"
Mới nhìn thấy các con số 1/4, 1/8 kia có vẻ rất chính xác (ái chà, bạn ấy muốn dùng đến móc tam đây, nếu tôi hiểu các con số này là phần của phách và một phách ở đây bằng một đen. Lý do tôi phải cảm thán ở đây vì các nhạc sỹ rất ít khi dùng đến móc tam, nhất là trong các bản nhạc nhanh vì lý do khả năng trình tấu của con người, chỉ có các nhạc sỹ rất giỏi trong các bản solo mới thích gặp các móc tam, móc tứ mà thôi. Tôi không thấy lý do gì trong tiết tấu cơ bản của Tango phải xuất hiện "1/8" cả), nhưng đây mới là lý do mà tôi nói những cái "pằm: 1/4;..." kia là sai: nếu các bạn biết nhịp 2/4 là loại nhịp có 2 phách trong 1 nhịp, trong đó mỗi phách có giá trị thời gian bằng một đen, tương tự, nhịp 4/4 có 4 phách trong một nhịp (mỗi phách bằng một đen-tôi phải nói rõ điều này vì có nhưng loại nhịp mà 1 phách không bằng 1 đen) thì các bạn có thể tự kiểm tra xem những cái pằm pằm kia có nằm trong 2 loại nhịp kể trên không.
Nhân đây tôi xác nhận phần viết của EP (khi chưa được SM "bổ sung"):
"Với cách đếm : pằm pằm pằm pà | rằm pằm pằm pằm pà | rằm
nhịp 2/4: pằm pằm : 1/2 ; pằm pà : 1/2 ; rằm : 1"
là đúng nhịp 2/4 (tôi chưa bàn đến có đúng âm hình của Tango hay không).
Để bàn luận hay tranh luận vơi nhau về các vấn đề nào đó người ta cần có:
1/. Thiện chí và sự tôn trọng đối phương
2/. Một số kiến thức, định nghĩa cơ bản chung về vấn đề định bàn luận .
Tôi không thấy giữa minh và Sweetsmile có điểm nào chung trong các điểm trên, nên tôi không có ý định tiếp tục tranh luận với bạn ấy về vấn đề này hay bất cứ vấn đề nào khác, trừ trường hợp bạn ấy hỏi tôi về vấn đề nào đó bạn ấy không biết mà có nằm trong kiến thức của tôi.
Trên diễn đàn này có bạn nào là nhạc sỹ hay có am hiểu vấn đề xin lên tiếng để các bạn khacs chưa biết đỡ hoang mang vì cứ nghe nói qua nói lại, có vẻ ai cũng đúng.
Và cũng để tôi rút được chân ra khỏi vũng lầy này. Cảm ơn các bạn.
HN.
P/s: Cảm ơn quyển sách bác Pre. chia sẻ. Đối với tôi nó bổ ích. HN.
Hanoian
November 22nd, 2009, 04:22 PM
Tôi vừa đọc chương 7 (nói về nhạc cho Tango) trong cuốn sách mà bác Prebronzer giới thiệu. ngochieuhp và bạn nào quan tâm chủ đề này rất nên đọc ngay. Tiếc là tôi không có phần mềm gõ nhạc nên nếu dùng paint để minh họa các nốt nhạc khi dịch giúp các bạn thì mất công quá.
Một lần nữa cảm ơn bác Prebronzer.
Thân chào các bạn.
HN.
Vaio
November 22nd, 2009, 04:59 PM
Tôi vừa đọc chương 7 (nói về nhạc cho Tango) trong cuốn sách mà bác Prebronzer giới thiệu. ngochieuhp và bạn nào quan tâm chủ đề này rất nên đọc ngay. Tiếc là tôi không có phần mềm gõ nhạc nên nếu dùng paint để minh họa các nốt nhạc khi dịch giúp các bạn thì mất công quá.
Một lần nữa cảm ơn bác Prebronzer.
Thân chào các bạn.
HN.
Bác dùng phần mềm này để soạn nhạc nhé: Encore 4.5.5 (http://www.fileden.com/files/2008/1/17/1705274/encor455.zip)
Bạn có 1 bản nhạc vừa sáng tác ra và mún ghi lại để có thể nghe 1 cách hoàn chỉnh giai điệu của bài hát đó.Điều này sẽ khó có thể thực hiện tốt nếu như bạn gi nó ra giấy nhưng bây h bạn có thể làm đc điều này vì chương trình tôi giới thiệu sau đây sẽ giúp bạn lưu lại những giai điệu bạn vừa sáng tác và nghe lại chúng 1 cách hòan chỉnh bằng chiếc loa vi tính của bạn. Phần mềm Encore 4.5.5 sử dụng những ký năng cơ bản của 1 bản nhạc để zúp bạn có thể nghe và hoàn thành trọn vẹn bản nhạc theo đúng nhịp điệu tiết tấu để từ đó giúp bạn có thể nâng cấp thêm bản nhạc của mình bằng các công cụ khác như phối khí….Chương trình sử dụng tiếng anh và dao diện rất đơn giản nên bạn sẽ chả khó khăn gì trong khi làm việc với nó.Sau khi soạn đc 1 bản nhạc hòan chỉnh rùi,bạn có thể in nó ra hay có thể lưu nó lại dưới dạng file midi để tiện sử dụng tròn các trình nghe nhạc.Vì đây là phần mềm chủ yếu hỗ trợ viết nốt nhạc và giai điệu cơ bản của bài hát nên nó sẽ ko hỗ trợ đc nhưng chức năng như lồng nhạc,tăng chỉnh tần số,mix,phối,trộn nhạc.Nếu muốn các bạn có thể tìm và sử dụng thêm những phần mềm hỗ trợ cho nó để có 1 bản nhạc hay hơn.
Sweetsmile
November 22nd, 2009, 09:07 PM
@ All: Trong mấy bài thảo luận vừa qua, có những điểm HN thấy có thể bỏ qua không cần bàn luận tiếp, vì bỏ qua cũng chả ảnh hưởng tới ai, thậm chí chỉ ảnh hưởng tốt hơn cho diễn đàn thôi, các mod. đỡ phải mất công dọn dẹp. Những luận điểm như: "..."Người khôn nói ít hiểu nhiều" , "người ngu nói nhiều hiểu chẳng bao nhiêu"...", "...Tôi hiểu Hanoian nhắc đến "tiết" là ý muốn nói đến 1 đơn vị nhỏ hơn. Vậy cho tôi hỏi Hanoian 1 chuyện nhe. Nếu bạn chặt phần đùi heo thành nhiều phần nhỏ, bạn sẽ gọi mỗi phần nhỏ đó là gì? Bạn ra chợ mua 1 phần đùi heo hay ban sẽ mua 1 phần "tiết đùi heo".??????", "...Đôi khi phải "pàm tục" như vậy thì họ mới im lặng suy nghĩ áh, vì có lẽ họ nhận ra như vậy sẽ xứng với "tầm vóc" của họ hơn. Nói chuyện nho nhã họ sẽ không chịu ngồi yên đâu bạn àh..."
Chỉ ảnh hưởng tới một mình HN thôi, cái này thì HN có thể chịu đựng được.
Nhưng có những luận cứ mà nếu lịch sự, dĩ hòa vi quý lảng tránh thì không những làm cho mấy bạn đó tiếp tục nhầm lẫn mà còn ảnh hưởng tai hại đến những ai mới chập chững bước vào diễn đàn này. Vì vậy HN đành phải nói cho rõ ra ở đây:
Sweetsmile rất đúng khi nói rằng: "Điều quan trọng nhất vẫn là trình độ của người nghe nhạc.". Qua việc bạn ấy đồng ý với những luận điểm:
- "Với trình độ cao hơn ta có khái niệm : Đảo phách ( ta sẽ chia các phách trên thành nhiều phách nhỏ hơn và tốc độ di chuyển của ta sẽ nhanh hơn)"
- "Ý tôi muốn nói đến là "Giá trị cường độ âm nhạc" - nghĩa là với 2 bài Tango giống nhau, nhưng được chơi theo 2 loại nhịp khác nhau: 2/4 hoặc 4/4. Thì giá trị cường độ âm nhạc của một phách nhạc trong nhịp 2/4 sẽ nhanh hơn trong nhịp 4/4. Bạn đã hiểu chưa ạ?"
Cũng khi như tự bạn ấy gõ ra:
"...bạn cần học thêm 25 nữa về âm nhạc giống như tôi hoặc ít hơn thời gian này nếu bạn là một người xuất sắc. Bên cạnh đó, tôi cũng muốn bổ sung thêm cách giải thich này của Ephuc:
"pằm:1/4; pằm:1/4; pẳm:1/8; pà:1/4; rằm:1"
hoặc "pằm:1/4; pằm:1/4; pẳm:1/4; pà:1/8; rằm:1" tùy theo chủ đích sáng tác của tác giả cũng như bài phối của người phối khí."
Thì tôi đã hiểu được "trình độ" âm nhạc của bạn ấy!
Sau đây tôi sẽ chỉ rõ những sai lầm tai hại trong các ý kiến ấy để các bạn nào quan tâm đến vấn đề mà chưa hiểu rõ khỏi phân vân:
- Về "...Đảo phách..." tôi đã trình bày rõ ở bài trên, xin phép không nhắc lại.
- Về "...Giá trị cường độ âm nhạc"...": cũng giống như "Đảo phách...", ý kiến này cùng lúc mắc 3 sai lầm: Thứ nhất: cường độ là độ mạnh nhẹ của âm thanh, không phải độ nhanh chậm, muốn bàn về nhanh chậm, người ta có khái niệm tốc độ. Thứ hai: "một phách nhạc trong nhịp 2/4" không có "nhanh hơn trong nhịp 4/4", nhanh chậm của một bản nhạc, như đã nói, do tốc độ mà người viết (và người chơi) muốn áp dụng cho bản nhạc ấy, và thường được ghi ở đầu bản nhạc, một cách định tính như Lento (chậm), Allegro (nhanh)..., hoặc định lượng như đen (nốt nhạc): 60, đen 45... (với nghĩa: một nốt đen trong bản nhạc này bằng 1/60, 1/45 của phút...). Thứ ba: Nếu muốn "2 bài Tango giống nhau, nhưng được chơi theo 2 loại nhịp khác nhau: 2/4 hoặc 4/4" mà vẫn đảm bảo tốc độ nhịp quy định (beat rate) cho Tango, thì một phách nhạc trong nhịp 2/4" sẽ chậm gấp đôi chứ không có "nhanh hơn trong nhịp 4/4".
- "pằm:1/4; pằm:1/4; pẳm:1/8; pà:1/4; rằm:1"
hoặc "pằm:1/4; pằm:1/4; pẳm:1/4; pà:1/8; rằm:1"
Mới nhìn thấy các con số 1/4, 1/8 kia có vẻ rất chính xác (ái chà, bạn ấy muốn dùng đến móc tam đây, nếu tôi hiểu các con số này là phần của phách và một phách ở đây bằng một đen. Lý do tôi phải cảm thán ở đây vì các nhạc sỹ rất ít khi dùng đến móc tam, nhất là trong các bản nhạc nhanh vì lý do khả năng trình tấu của con người, chỉ có các nhạc sỹ rất giỏi trong các bản solo mới thích gặp các móc tam, móc tứ mà thôi. Tôi không thấy lý do gì trong tiết tấu cơ bản của Tango phải xuất hiện "1/8" cả), nhưng đây mới là lý do mà tôi nói những cái "pằm: 1/4;..." kia là sai: nếu các bạn biết nhịp 2/4 là loại nhịp có 2 phách trong 1 nhịp, trong đó mỗi phách có giá trị thời gian bằng một đen, tương tự, nhịp 4/4 có 4 phách trong một nhịp (mỗi phách bằng một đen-tôi phải nói rõ điều này vì có nhưng loại nhịp mà 1 phách không bằng 1 đen) thì các bạn có thể tự kiểm tra xem những cái pằm pằm kia có nằm trong 2 loại nhịp kể trên không.
Nhân đây tôi xác nhận phần viết của EP (khi chưa được SM "bổ sung"):
"Với cách đếm : pằm pằm pằm pà | rằm pằm pằm pằm pà | rằm
nhịp 2/4: pằm pằm : 1/2 ; pằm pà : 1/2 ; rằm : 1"
là đúng nhịp 2/4 (tôi chưa bàn đến có đúng âm hình của Tango hay không).
Để bàn luận hay tranh luận vơi nhau về các vấn đề nào đó người ta cần có:
1/. Thiện chí và sự tôn trọng đối phương
2/. Một số kiến thức, định nghĩa cơ bản chung về vấn đề định bàn luận .
Tôi không thấy giữa minh và Sweetsmile có điểm nào chung trong các điểm trên, nên tôi không có ý định tiếp tục tranh luận với bạn ấy về vấn đề này hay bất cứ vấn đề nào khác, trừ trường hợp bạn ấy hỏi tôi về vấn đề nào đó bạn ấy không biết mà có nằm trong kiến thức của tôi.
Trên diễn đàn này có bạn nào là nhạc sỹ hay có am hiểu vấn đề xin lên tiếng để các bạn khacs chưa biết đỡ hoang mang vì cứ nghe nói qua nói lại, có vẻ ai cũng đúng.
Và cũng để tôi rút được chân ra khỏi vũng lầy này. Cảm ơn các bạn.
HN.
P/s: Cảm ơn quyển sách bác Pre. chia sẻ. Đối với tôi nó bổ ích. HN.
Cám ơn Hanoian nhe. Nhờ bạn mà tôi phát hiện ra mình có sai xót khi bổ sung cho Ephuc. Xin lỗi Ephuc và toàn thể đọc giả vì sự sai xót này, vì vội vã viết bài nên tôi đã tính toán sai.
Đúng ra tôi nên viết như thế này:
pằm:1/2; pằm:1/2; pằm:1/4; pà:1/4; rằm:1/2
Cũng xin thưa với Hanoian rằng 1/8 không phải là nốt móc 8 như bạn hùng hồn phản biện bạn ạh, mà là nốt móc 3 bạn ạh. Rất tiếc với Hanoian là sự thật đúng như vậy nhe. Thế nên bạn nên hiểu cách giải thích của tôi như sau:
Pằm:1/2 (nốt móc đơn)
Pằm:1/2 (nốt móc đơn)
Pằm:1/4 (nốt móc đôi)
Pà: 1/4 (nốt móc đôi)
Rằm:1/2 (nốt móc đơn)
Xin thưa với Hanoian rằng, cách giải thích này tôi dựa trên nhịp 2/4 bạn nhé. Điều này cũng giải thích vì sao Tango nhịp 2/4 sẽ nhanh hơn Tango nhịp 4/4 bạn nhé. Bạn đã nắm được chưa ạh???
Còn về "Cường độ" và "Trường độ", tôi chưa đề cập đến trong bài của Ephuc, chứ không phải tôi đồng tình với Ephuc bạn nhé. Bạn Hanoian đừng cố tình hiểu lầm tôi với 25 năm học nhạc nhé. :)hehehe
Nếu Hanoian đọc kỹ lại, tôi đã nói rằng tôi đồng ý với bạn vì bạn đã nói "về đại ý thì bài của Ephuc là đúng". Mà bài đó là bài nào??? Ephuc viết 2 bài bạn àh. Và bạn đã nói câu nói trên cho bài số 1. Mong bạn nhìn kỹ nha. Đừng có rối tinh rối mù lên như thế, dễ hiểu lầm nhau lắm áh. hehehehehe.:))
Còn Ephuc nói về "Cường độ" thì nằm trong bài số 2 ban ơi. Tôi thấy bạn nóng quá rồi đó. Tôi chưa đề cập gì chuyện này mà. Và thêm 1 chuyện nữa, tôi cũng chưa đề cập gì đến đảo phách bạn àh.
Hanoian muốn tôi đề cập đến Đảo phách àh??? hehehehe, Tôi không muốn bị đọc giả lên tiếng rằng tôi thích trình diễn đâu.
Hanoian có nghĩ rằng nên từ từ giải quyết từng vấn đề không bạn?? Trong một lúc mà cố gắng "trình diễn" tất cả các vấn đề thì sẽ bị rối tinh rối mù lên đấy. Tôi nhắc lại nè, dễ hiểu lầm nhau lắm hehehehehe :))
Thân mến
ephuc
November 23rd, 2009, 08:40 AM
@ All: Trong mấy bài thảo luận vừa qua, có những điểm HN thấy có thể bỏ qua không cần bàn luận tiếp, vì bỏ qua cũng chả ảnh hưởng tới ai, thậm chí chỉ ảnh hưởng tốt hơn cho diễn đàn thôi, các mod. đỡ phải mất công dọn dẹp. Những luận điểm như: "..."Người khôn nói ít hiểu nhiều" , "người ngu nói nhiều hiểu chẳng bao nhiêu"...", "...Tôi hiểu Hanoian nhắc đến "tiết" là ý muốn nói đến 1 đơn vị nhỏ hơn. Vậy cho tôi hỏi Hanoian 1 chuyện nhe. Nếu bạn chặt phần đùi heo thành nhiều phần nhỏ, bạn sẽ gọi mỗi phần nhỏ đó là gì? Bạn ra chợ mua 1 phần đùi heo hay ban sẽ mua 1 phần "tiết đùi heo".??????", "...Đôi khi phải "pàm tục" như vậy thì họ mới im lặng suy nghĩ áh, vì có lẽ họ nhận ra như vậy sẽ xứng với "tầm vóc" của họ hơn. Nói chuyện nho nhã họ sẽ không chịu ngồi yên đâu bạn àh..."
Chỉ ảnh hưởng tới một mình HN thôi, cái này thì HN có thể chịu đựng được.
Nhưng có những luận cứ mà nếu lịch sự, dĩ hòa vi quý lảng tránh thì không những làm cho mấy bạn đó tiếp tục nhầm lẫn mà còn ảnh hưởng tai hại đến những ai mới chập chững bước vào diễn đàn này. Vì vậy HN đành phải nói cho rõ ra ở đây:
Sweetsmile rất đúng khi nói rằng: "Điều quan trọng nhất vẫn là trình độ của người nghe nhạc.". Qua việc bạn ấy đồng ý với những luận điểm:
- "Với trình độ cao hơn ta có khái niệm : Đảo phách ( ta sẽ chia các phách trên thành nhiều phách nhỏ hơn và tốc độ di chuyển của ta sẽ nhanh hơn)"
- "Ý tôi muốn nói đến là "Giá trị cường độ âm nhạc" - nghĩa là với 2 bài Tango giống nhau, nhưng được chơi theo 2 loại nhịp khác nhau: 2/4 hoặc 4/4. Thì giá trị cường độ âm nhạc của một phách nhạc trong nhịp 2/4 sẽ nhanh hơn trong nhịp 4/4. Bạn đã hiểu chưa ạ?"
Cũng khi như tự bạn ấy gõ ra:
"...bạn cần học thêm 25 nữa về âm nhạc giống như tôi hoặc ít hơn thời gian này nếu bạn là một người xuất sắc. Bên cạnh đó, tôi cũng muốn bổ sung thêm cách giải thich này của Ephuc:
"pằm:1/4; pằm:1/4; pẳm:1/8; pà:1/4; rằm:1"
hoặc "pằm:1/4; pằm:1/4; pẳm:1/4; pà:1/8; rằm:1" tùy theo chủ đích sáng tác của tác giả cũng như bài phối của người phối khí."
Thì tôi đã hiểu được "trình độ" âm nhạc của bạn ấy!
Sau đây tôi sẽ chỉ rõ những sai lầm tai hại trong các ý kiến ấy để các bạn nào quan tâm đến vấn đề mà chưa hiểu rõ khỏi phân vân:
- Về "...Đảo phách..." tôi đã trình bày rõ ở bài trên, xin phép không nhắc lại.
- Về "...Giá trị cường độ âm nhạc"...": cũng giống như "Đảo phách...", ý kiến này cùng lúc mắc 3 sai lầm: Thứ nhất: cường độ là độ mạnh nhẹ của âm thanh, không phải độ nhanh chậm, muốn bàn về nhanh chậm, người ta có khái niệm tốc độ. Thứ hai: "một phách nhạc trong nhịp 2/4" không có "nhanh hơn trong nhịp 4/4", nhanh chậm của một bản nhạc, như đã nói, do tốc độ mà người viết (và người chơi) muốn áp dụng cho bản nhạc ấy, và thường được ghi ở đầu bản nhạc, một cách định tính như Lento (chậm), Allegro (nhanh)..., hoặc định lượng như đen (nốt nhạc): 60, đen 45... (với nghĩa: một nốt đen trong bản nhạc này bằng 1/60, 1/45 của phút...). Thứ ba: Nếu muốn "2 bài Tango giống nhau, nhưng được chơi theo 2 loại nhịp khác nhau: 2/4 hoặc 4/4" mà vẫn đảm bảo tốc độ nhịp quy định (beat rate) cho Tango, thì một phách nhạc trong nhịp 2/4" sẽ chậm gấp đôi chứ không có "nhanh hơn trong nhịp 4/4".
- "pằm:1/4; pằm:1/4; pẳm:1/8; pà:1/4; rằm:1"
hoặc "pằm:1/4; pằm:1/4; pẳm:1/4; pà:1/8; rằm:1"
Mới nhìn thấy các con số 1/4, 1/8 kia có vẻ rất chính xác (ái chà, bạn ấy muốn dùng đến móc tam đây, nếu tôi hiểu các con số này là phần của phách và một phách ở đây bằng một đen. Lý do tôi phải cảm thán ở đây vì các nhạc sỹ rất ít khi dùng đến móc tam, nhất là trong các bản nhạc nhanh vì lý do khả năng trình tấu của con người, chỉ có các nhạc sỹ rất giỏi trong các bản solo mới thích gặp các móc tam, móc tứ mà thôi. Tôi không thấy lý do gì trong tiết tấu cơ bản của Tango phải xuất hiện "1/8" cả), nhưng đây mới là lý do mà tôi nói những cái "pằm: 1/4;..." kia là sai: nếu các bạn biết nhịp 2/4 là loại nhịp có 2 phách trong 1 nhịp, trong đó mỗi phách có giá trị thời gian bằng một đen, tương tự, nhịp 4/4 có 4 phách trong một nhịp (mỗi phách bằng một đen-tôi phải nói rõ điều này vì có nhưng loại nhịp mà 1 phách không bằng 1 đen) thì các bạn có thể tự kiểm tra xem những cái pằm pằm kia có nằm trong 2 loại nhịp kể trên không.
Nhân đây tôi xác nhận phần viết của EP (khi chưa được SM "bổ sung"):
"Với cách đếm : pằm pằm pằm pà | rằm pằm pằm pằm pà | rằm
nhịp 2/4: pằm pằm : 1/2 ; pằm pà : 1/2 ; rằm : 1"
là đúng nhịp 2/4 (tôi chưa bàn đến có đúng âm hình của Tango hay không).
Để bàn luận hay tranh luận vơi nhau về các vấn đề nào đó người ta cần có:
1/. Thiện chí và sự tôn trọng đối phương
2/. Một số kiến thức, định nghĩa cơ bản chung về vấn đề định bàn luận .
Tôi không thấy giữa minh và Sweetsmile có điểm nào chung trong các điểm trên, nên tôi không có ý định tiếp tục tranh luận với bạn ấy về vấn đề này hay bất cứ vấn đề nào khác, trừ trường hợp bạn ấy hỏi tôi về vấn đề nào đó bạn ấy không biết mà có nằm trong kiến thức của tôi.
Trên diễn đàn này có bạn nào là nhạc sỹ hay có am hiểu vấn đề xin lên tiếng để các bạn khacs chưa biết đỡ hoang mang vì cứ nghe nói qua nói lại, có vẻ ai cũng đúng.
Và cũng để tôi rút được chân ra khỏi vũng lầy này. Cảm ơn các bạn.
HN.
P/s: Cảm ơn quyển sách bác Pre. chia sẻ. Đối với tôi nó bổ ích. HN.
-Chà chà ! Sự việc lại thêm rắc rối rồi đầy! Không biết là mình có nên post bài gửi lại không nhỉ? Để mình suy nghĩ kỹ lại nha bạn Hanoian.
- Tuy nhiên, mình cũng muốn có vài góp ý về cách viết bài của bạn Hanoian sư sau:
Thật sự đây là bài viết thứ 3 bạn viết để góp ý với tôi rồi ( Tôi chỉ kể những bài viết dài thôi nhé). Nhưng vẫn cách viết "rối rắm", ý câu không được thể hiện rõ ràng, khiến người đọc rất vất vả và mất nhiều thời gian khi đọc. Thậm chí có thể hiểu lầm từ ngữ của bạn nữa đó.
Chẳng hạn câu: "Mới nhìn thấy các con số 1/4, 1/8 kia có vẻ rất chính xác (ái chà, bạn ấy muốn dùng đến móc tam đây" -- Nhìn ở đây thì ta thấy rõ bạn ghi là "móc tam" nghĩa là "móc 3". Vậy mà khi đọc bài của bạn, không biết sao Sweetsmile lại đọc nhầm thành "Móc tám". Đây là câu được trích từ bài của SM: "Cũng xin thưa với Hanoian rằng 1/8 không phải là nốt móc 8 như bạn hùng hồn phản biện bạn ạh"
- Có thể mình cũng sẽ vui vẻ mà tranh luận tiếp với bạn, vì tranh luận cũng giúp chúng ta học hỏi thêm nhiều đúng không ? Nhưng với điều kiện bạn nên viết bài với phong cách "rõ ràng", "sáng sủa" hơn. Có như thế , thì mình và những người khác sẽ đỡ mất nhiều thời gian hơn khi đọc bài viết của bạn.
- Mình e ngại khi đọc bài của bạn vừa post , lại hiểu lầm những ý khác nữa, cứ như vậy tranh luận qua lại, mất thời gian mà không giải quyết được vấn đề. Vậy cho nên, nếu HN có nhã ý tranh luận với tôi, bạn vui lòng post bài rõ ràng nhé! Xin cám ơn.
Hanoian
November 23rd, 2009, 01:41 PM
@ ephuc:
Bạn đã đọc ý kiến của tôi rồi, nếu bạn có ý kiến nào khác, và thực sự muốn "tranh luận cũng giúp chúng ta học hỏi thêm nhiều " thì tôi xin lắng nghe bạn.
Nếu bạn đã đồng ý hoặc không có ý kiến nào khác, thì chúng ta dừng chủ đề này ở đây vì tôi cũng không muốn nói thêm gì nữa.
Cảm ơn ý kiến đóng góp của bạn về cách trình bày bài, tôi sẽ cố gắng thay đổi trong các bài post khác (nếu có).
Thân chào và chúc bạn vui vẻ.
TaTango
November 23rd, 2009, 03:33 PM
Tôi vừa đọc chương 7 (nói về nhạc cho Tango) trong cuốn sách mà bác Prebronzer giới thiệu. ngochieuhp và bạn nào quan tâm chủ đề này rất nên đọc ngay. Tiếc là tôi không có phần mềm gõ nhạc nên nếu dùng paint để minh họa các nốt nhạc khi dịch giúp các bạn thì mất công quá.
Một lần nữa cảm ơn bác Prebronzer.
Thân chào các bạn.
HN.
Bạn đã download được thì cho TạTango xin 1 bản copy dang file pdf nhé. Many Tks.
tatango.vietnam@gmail.com
tcuongtsn
November 24th, 2009, 07:40 AM
dạo này ,ngoài hà nội phong trào nghiên cứu chuyên nghiệp quá .Chắc mình sắp thành người lạc hậu rùi .
ephuc
November 24th, 2009, 02:36 PM
- Theo mình thì nghe nhạc Tango và Slowfox không khó bằng nghe nhạc Quickstep.
- Với những gì đã học thì mình được biết như sau:
- Nhịp Tango chuẩn trong các giải thi đấu là : 2/4
- Tuy nhiên ta cũng có những bài Tango chơi ở nhịp : 4/4
- Ta có thể đếm nhạc Tango theo cách sau: 1 2 3 4 hoặc Slow Quick Quick Slow
Trong đó : 1 Slow = 2 Quick
- Nếu mình nhảy bản nhạc Tango nhịp : 2/4 thì cách đếm 1 2 3 4 sẽ tương ứng với 2 nhịp . Còn nhảy bản nhạc nhịp : 4/4 thì cách đếm 1 2 3 4 sẽ tương ứng vớ 1 nhịp.
- Với cách đếm : pằm pằm pằm pà | rằm pằm pằm pằm pà | rằm
nhịp 2/4: pằm pằm : 1/2 ; pằm pà : 1/2 ; rằm : 1
nhịp 4/4: pằm pằm : 1 ; pằm pà : 1 ; rằm : 2
- Với trình độ cơ bản chúng ta nên ghép các bước cho chẳn một câu nhạc cho đỡ phức tạp bài nhảy.
- Với trình độ cao hơn ta có khái niệm : Đảo phách ( ta sẽ chia các phách trên thành nhiều phách nhỏ hơn và tốc độ di chuyển của ta sẽ nhanh hơn)
- Với trình độ cao siêu hơn ta có khái niệm: Nhạc cảm ( Nghĩa là ta ko chỉ nhảy theo phách mà ta còn phải nhảy theo nhạc ) và khi đó ta có thể nhảy nhanh hơn hoặc chậm hơn so với phách nhạc mà ta thực hiện ở trình độ thấp hơn.
- Vài lời chia sẽ cùng ACE. Nếu có gì thiếu xót , ACE bổ sung thêm nhé.:-)
- Hôm nay, EP xin đính chính lại khái niệm "Đảo phách" mà EP đã viết ở trên là "sai" --> Vì khi tham dự một vài lớp Trọng tài, các thầy giảng bằng Tiếng Anh nên dẫn đến sự hiểu sai của EP ( cũng có thể xảy ra trường hợp thầy giảng sai nhỉ :))). Vì thế EP sorry các bạn ( Hứa sẽ cố gằng trao dồi thêm ngoại ngữ để có thể hiểu kỹ hơn ở các lớp học nâng cao sau) :sorry:
- Sau một vài tranh luận với Hanoian, cũng làm cho EP trăn trở. Nên hôm nay đã bỏ thời gian duyệt web để truy tìm tài liệu nói về Syncopation ( Đảo phách). Đây là link mà EP đã đọc tham khảo về Syncopation
http://www.lovemusiclovedance.com/syncopat.htm
Các bạn đọc tham khảo nhé. Xin cám ơn.
Hanoian
November 25th, 2009, 03:09 PM
@ TaTango:
Xin lỗi bạn vì hôm nay tôi mới quay lại đây nên không kịp biết yêu cầu của bạn. Tôi sẽ gửi cho bạn ngay đây.
Thân chào.
TaTango
November 25th, 2009, 05:39 PM
Cảm ơn những chia xẻ thú vị của tất cả các bạn về âm nhạc Tango với nhiều góc nhìn.
Cảm ơn bác Pre và Hanoian chia xẻ cuốn tài liệu và nhận xét cuốn sách về kiến thức chính thống âm nhạc không chỉ Tango mà còn các vũ điệu khác.
Cuốn sách rất có giá trị nền tảng cho những ai có ý định nghiêm túc học tập về âm nhạc và giảng dạy khiêu vũ.
Sweetsmile
November 26th, 2009, 09:44 AM
Gửi bác Pre
Cám ơn bác Pre về tài liệu âm nhạc. Mình thích vô cùng. Càng đọc càng thấy thích. Chúc bác Pre mọi sự như ý nhe.
Gửi Ephuc
Cám ơn Ephuc về tài liệu Syncopation. Tôi rất tâm đắc với tác giả. Thì ra có đến hàng triệu dancers hiểu chưa rõ lắm về Syncopation trong khiêu vũ theo lời tác giả. Chúc bạn vui.
Thân mến
gl_mr
November 27th, 2009, 08:06 AM
Topic này nóng rồi đây!
Cảm ơn bạn Ngochieuhp đã lập topic ( tinh thần học hỏi rất cao ), cảm ơn bác Pre đã cung cấp tài liệu ( một lần nữa chứng tỏ sự am tường của bác, bài viết nào của bác cũng rất hay và giúp ích nhiều cho các thành viên ), cảm ơn bác Hanoian về những phân tích nhạc lý ( trong phạm vi của forum, hẹp hơn nữa là trong phạm vi topic ) vận dụng trong điệu vũ tango.
@ Hanoian: Hiểu người hiểu ta bác ạ, bỏ qua những tranh luận không đáng có. Các bài viết của bác ( trong topic này ) có chất lượng cao về chuyên môn ( chưa nói đến trình bày bài - vì "ta" đâu có phải nhà văn hay biên tập viên; nhưng bác đã trau chuốt về chuyên môn thì "cố" một chút về phần trình bày, http://forum.myhyec.com/yahoo_emoticons/1.gif , cho thiên hạ khỏi "này nọ" ).
Sweetsmile
November 27th, 2009, 09:57 AM
Nếu sợ mích lòng nhau thì không bao giờ yêu nhau. (G.FLAUBERT) :-))
Phải biết mở lòng mình trước mới mong mở đặng lòng kẻ khác. (Pasquier QUESNEL)
KHÍ, kiêng nhất là hung hăng
TÂM, kiêng nhất là hẹp hòi
TÀI, kiêng nhất là bộc lộ (LỮ KHÔN)
Thân mến
neutr
December 2nd, 2009, 06:14 PM
Nếu sợ mích lòng nhau thì không bao giờ yêu nhau. (G.FLAUBERT) :-))
Phải biết mở lòng mình trước mới mong mở đặng lòng kẻ khác. (Pasquier QUESNEL)
KHÍ, kiêng nhất là hung hăng - Khí không dâng cao, không xung phá thì là khí "xịt", không thể là hào khí được
TÂM, kiêng nhất là hẹp hòi - Tâm mà không nén được thật nhỏ thì thành cục nợ. Phải mở rộng để dung nạp thiên hạ và nhẹ nhõm, nhưng phải nén được để thành điểm sáng của mình
TÀI, kiêng nhất là bộc lộ - Không bộc lộ thì thành bất tài à? Phải có phân biệt chứ. Vả lại người tài như cái mũi dùi, cho vào túi thì nó đục thủng túi mà ra, ít nhất cũng ló cái mũi nhọn ra. Có thế, thiên hạ mới có chỗ mà trông cậy, mới có chỗ lựa chọn để dùng, để phục vụ thiên hạ chứ. Vấn đề là lúc nào bộc lộ, lúc nào không thôi
Thân mến
Các cụ phức tạp quá, mình ghi lại lời cụ già ở nhà đấy - còn mình chỉ thích thoải mái tự nhiên thôi
Khach
December 4th, 2009, 10:12 AM
Hehe,diẽn dàn này của các bác nóng như seagame vậy, nhưnghay và bổ ích quá.
Thấy ngượng vi cái chữ thành viên chinh thức kia, vì em chỉ là khách qua đường, chả hỉu gì nhảy nhót mấy, hồi nào có học chút chút nhưng chỉ dể dìu đào đi chơi , giờ chỉ nghe nhạc là chính, nhưng k đăng ký thì k hỏi đc như mấy trangkhac, cacbac mod cảm phieen nghe.
Em thích nghe nhạc dance nên có mang chuyện các bác tranh cãi ra hỏi ông thày đàn gần nhà nhỏ bạn, ổng nói bác Hnoi nói đúng mà k có giải thích kỹ, thấy ổng đông học sinh em cũng ngại hỏi thêm, nhưng nhỏ ban lại cự em là sao thầy nhảy nó dạy nhạc tango2/4 nhanh hơn 4/4, em quýnh quá, bác Hanoian làm ơn giải thích kỹ vụ nầy hơn được k? chứ bác nói rồi bác để đó cũng kỳ, cảm ơn bác trước nghe.
Hanoian
December 12th, 2009, 10:08 PM
... sao thầy nhảy nó dạy nhạc tango2/4 nhanh hơn 4/4, ..., bác Hanoian làm ơn giải thích kỹ vụ nầy hơn được k? chứ bác nói rồi bác để đó cũng kỳ, cảm ơn bác trước nghe.
@ Khach:
Như đã thưa với mọi người, tôi không có muốn nói gì thêm nữa để khép lại chủ đề ít nhiều gây "nóng" này, nhưng bạn đã hỏi đích danh với lời phê bình tôi "nói rồi bỏ đó” thì tôi đành phải chui lại vào cái lò sấy này, không bạn lại nghĩ tôi thiếu tôn trọng bạn. Trên diễn đàn này, một vài người đề nghị người khác bổ xung, góp ý cho mình rồi lại nổi tự ái thay vì gửi lời cảm ơn! Hy vọng bạn không như thế và thật sự muốn nghe.
Vấn đề bạn muốn được giải thích kỹ, HN nhận thấy có nhiều bạn trên diễn đàn này cũng như ngoài cuộc đời mà HN đã được gặp (trong lúc nhàn đàm hoặc lúc giúp đỡ nhau tập luyện) cũng chưa rõ ràng và có những nhầm lẫn đáng tiếc, kể cả một số bạn nhảy khá và đã có học nhạc ít nhiều. Một số khác thì cứ nhảy thôi chứ không có khái niệm gì về tango 2/4, tango 4/4… cả. Thường mọi người nhầm lẫn như sau:
- Nhịp tango 2/4 nhanh hơn nhịp tango 4/4
- Tango 2/4 là tango quốc tế (dancesport), còn tango 4/4 là tango Sài Gòn (salon)
- Một phách trong tango 2/4 có giá trị nhanh hơn một phách tango 4/4…
Những lý do của niềm tin lầm lẫn:
Một số bạn có "hiểu biết" về nhạc lý cho rằng:
- Vì tango 2/4 chỉ có 2 phách 1 nhịp nên sẽ nhanh hơn tango 4/4 có 4 phách (1 nhịp).
- Vì 1 bước nhanh (quick step) trong tango 2/4 bằng 1 nốt móc đơn, trong khi 1 bước nhanh trong tango 4/4 bằng 1 nốt đen, nên "1 phách trong tango 2/4 có giá trị nhanh hơn 1 phách trong tango 4/4"
- Từ chỗ tin rằng tango 2/4 "nhanh hơn" 4/4, nên các bạn này suy diễn và áp đặt tango 2/4 là tango dancesport và tango 4/4 "là nhịp tango Saigon" (!)
Một số bạn khác thì không có lý luận gì, "niềm tin" ấy có được là do:
- Đọc thấy một số sách nước ngoài hoặc trong nước (biên dịch) định nghĩa tango (quốc tế) là 2/4, thế thì tango 4/4 nhất định là… tango Sài Gòn rồi!
- Nghe thấy người khác bảo thế, như trường hợp của bạn Khach
- Được "Thầy em dạy thế", như của partner bạn Khach,…
"Chân lý" và ý kiến của HN:
Trước tiên, HN dứt khoát với bạn rằng toàn bộ các quan niệm trên không phải là chân lý và đã mắc lầm lẫn nghiêm trọng. HN sẽ cố gắng giải thích rõ ràng từng điểm như yêu cầu của bạn.
Người Việt chúng ta thường dễ tin vào những gì "Tây nói" hơn là những gì đồng bào mình nói ra. Để chiếm chút ít phương tiện, nhân có bác Prebronzer chia sẻ cuốn sách được nhiều người trên diễn đàn đánh giá bổ ích "Musical Notations For Dance Teachers" (Các chú thích về âm nhạc dành cho vũ sư) của tác giả Edith Kershaw, HN cũng mượn lời bà "Tây" này để bắt đầu “chiến dịch”:
"Although the modern Tangos are written in 4/4 time the dancing technical books still retain the 2/4 time." Tạm dịch: "Mặc dù các bài Tango hiện tại được viết trong nhịp 4/4, các sách kỹ thuật khiêu vũ vẫn còn ghi là nhịp 2/4" (chương 7: nhạc Tango).
Ta có thể hiểu và diễn giải ý kiến của bà như sau: hồi xưa tango được viết (và chơi) theo nhịp 2/4, nên các sách kỹ thuật khiêu vũ ghi tango là nhịp 2/4. Ngày nay tango đã được viết và chơi (thi đấu, tập luyện,…) theo nhịp 4/4, nhưng một số sách khiêu vũ (vì tôn trọng lịch sử hoặc vì bảo thủ,…) vẫn cứ ghi là nhịp 2/4.
Như thế, nếu tin vào cuốn sách của tác giả trên, thì điệu tango 4/4 đang phổ biến khắp nơi trên thế giới này, từ sàn nhảy quận Nhất cho tới Blackpool, không cứ phải là tango 2/4 thì mới được là tango dancesport; và có lẽ các vũ công thế giới đang tranh tài ở Blackpool không có mang "tango Sài Gòn" ra để mà thi thố!...
Tiếp theo, dù đã diễn giải khá đầy đủ về tango 2/4, tango 4/4 cũng như cách vận dụng, nhưng đọc đi đọc lại cả chương, HN cũng không tìm được chỗ nào bà Kershaw viết là "nhịp tango 2/4 nhanh hơn nhịp tango 4/4" (hoặc ngược lại), nên HN đành phải tự mình "vượt qua thử thách" này vậy:
a/. Tango trong âm nhạc nói chung (khi viết cho khí nhạc độc tấu, hòa tấu; khi dùng để đệm cho ca khúc; hoặc khi chơi cho khiêu vũ giao tiêp, hội hè… không có yêu cầu đặc thù về tốc độ):
Lúc này thì khó mà nói tango nào (2/4 hay 4/4) nhanh hơn hay chậm hơn, tùy từng ban nhạc, tùy trạng thái cảm xúc, tùy vào bài nhạc cụ thể mà một bài tango 2/4 có thể nhanh hơn hay chậm hơn một bài tango 4/4 khác. Như HN có từng nói ở bài trên kia:
"...nhanh chậm của một bản nhạc, như đã nói, do tốc độ mà người viết (và người chơi) muốn áp dụng cho bản nhạc ấy, và thường được ghi ở đầu bản nhạc, một cách định tính như Lento (chậm), Allegro (nhanh)..., hoặc định lượng như đen (nốt nhạc): 60, đen 45... (với nghĩa: một nốt đen trong bản nhạc này bằng 1/60, 1/45 của phút...)."
Sai lầm của một số bạn là đinh ninh 1 móc đơn (độ dài của một bước quick trong tango 2/4) nhanh hơn 1 nốt đen (bước quick của tango 4/4) mà không biết rằng đây là một khái niệm khá tương đối, nốt móc đơn chỉ nhanh (ngắn về thời gian) hơn nốt đen nếu được so sánh trong cùng 1 bản nhạc, thậm chí cùng một đoạn nhạc. Nếu so nốt móc đơn trong bài nhạc này, đoạn nhạc này với nốt đen trong bài nhạc khác (được định nghĩa giá trị thời gian của nốt đen khác), hay thậm chí đoạn nhạc khác (đã có sự thay đổi về tốc độ nhịp), thì chưa biết "mèo nào cắn mỉu nào"!
Lấy ví dụ:
Giả sử có 2 bản nhạc (thậm chí 1 bản nhạc chơi 2 lần với 2 tốc độ khác nhau): bản A (hoặc lần chơi 1) có giá trị qui định cho nốt đen ghi ở đầu bản nhạc là 1/25 và bản B (lần chơi 2) có giá trị nốt đen là 1/55, như thế nốt móc đơn trong bản A (lần 1) dài 1/50 phút, rõ ràng là chậm hơn nốt đen trong bản B (lần 2) dài 1/55 phút.
b/. Tango khi được ghi âm hoặc chơi trực tiếp (live show) cho khiêu vũ thi đấu (dancesport):
Chúng ta biết rằng tốc độ nhịp (tempo, measured speed) của tango được chọn trong khoảng từ 30 đến 33 nhịp trong một phút (30-33BPM), như thế thì một bài 2/4 chơi với tốc độ 30BPM (chẳng hạn) nhất định sẽ chậm hơn bài tango 4/4 được chơi với tốc độ 33BPM. Điều tương tự theo chiều ngược lại: nếu tango 2/4 chơi tốc độ 33BPM thì sẽ nhanh hơn tango 4/4 – 30BMP. Còn nếu được chơi đồng tốc độ thì dĩ nhiên chúng sẽ nhanh… như nhau rồi. (Xin chú ý lại một lần nữa là 1 "Quick" trong tango 2/4 bằng 1 móc đơn, 1 “Quick” trong tango 4/4 dài bằng 1 nốt đen).
c/. Giả sử cùng một bài tango dancesport, nhưng được chơi trong 2 định dạng nhịp 2/4 và 4/4, với cùng một tốc độ (chẳng hạn 33BPM, như thường gặp), thì:
- trong 1 phút, tango nhịp 2/4 có: 33 x 2 = 66 phách
- cùng thời gian ấy, TG nhịp 4/4 có: 33 x 4 = 132 phách
- 66 phách tango 2/4 = 132 phách tango 4/4 (về thời gian), hay là: 1 phách tango 2/4 dài bằng 2 phách tango 4/4, thế nên "giá trị thời gian của 1 phách nhạc tango 2/4" không có "nhanh hơn giá trị thời gian của 1 phách nhạc tango 4/4", mà ngược lại, chậm hơn đến 2 lần! Sự thật này chắc nằm ngoài "tưởng tượng" của một số bạn.
Trên đây tôi đã cố làm sáng tỏ một số vấn đề mà bạn Khách quan tâm, vì vấn đề cũng hơi phức tạp, chúng ta laị phải bàn đến nó bằng ngôn ngữ viết, mà tôi cũng chưa biết bạn hiểu nhạc lý đến đâu nên cũng thật khó để nói ngắn gọn hơn, mong bạn đã hiểu và đủ vững tin để trả lời bạn gái của bạn. Nếu có chỗ nào cần trao đổi thêm bạn cứ nêu lên trên diễn đàn hoặc thư riêng cho tôi.
Tôi cũng rất xin lỗi vì bây giờ mới trả lời bạn được, mong là bạn vẫn còn trong trang web này và đã muốn trở thành thành viên của diễn đàn.
Thân mến,
HN.
Prebronzer
December 13th, 2009, 09:25 AM
Pre xin bổ xung là chữ :
Notations
Có nhiều ghĩa qua tiếng Việt nhưng có lẽ ở đây không phải là " Chú thích" mà đơn giản trong thuật ngữ âm nhạc "Musical Notations" là " Nốt nhạc" hay rõ hơn là "Nhạc lý " mà thôi .
anhshimano
June 2nd, 2010, 01:26 AM
Lâu rồi topic này không được hâm nóng, có lẽ mọi người cũng hài lòng với đoạn kết của nó, nhưng do hiện nay, tại một số topic khác có người bàn luận đến "nhạc cảm" nên mình muốn có chút ý kiến bổ sung tại topic này.
Nốt đen luôn là nốt đen cho dù ở nhịp 2/4, 4/4, 3/4 hoặc 6/8, và nốt đen được thể hiện nhanh hay chậm là do qui định của tác giả ở từng tác phẩm, và thường được thể hiện ngay từ đầu bản nhạc. Chẳng bao giờ có nguyên tắc nốt đen ở Tango 2/4 nhanh hơn nốt đen ở Tango 4/4 hay nhạc Tango 2/4 nhanh hơn nhạc Tango 4/4.
Nhạc cảm là đây: Ở nhịp 2/4, người ta thường nhấn vào phách 1, phách 2 thường nhẹ hơn. ở nhịp 4/4, người ta thường nhấn vào phách 1, phách 2.3.4 nhẹ ( hoặc nếu nhấn thêm vào 3 thì cũng không nhấn mạnh bằng phách 1 ). Điều này tạo cho giai điệu về cao độ, trường độ thì giống nhau, nhưng cảm xúc - sự sôi động, hào hùng ( của 2/4 ) và sự mượt mà, da diết của ( của 4/4) thì hoàn toàn khác nhau.
Với một dancer có khả năng cảm thụ âm nhạc ( hay còn gọi là nhạc cảm, là phê nhạc .....) tốt thì điều này dễ nhận ra lắm. Còn nếu không, người đó vẫn có thể hoàn thành những vũ hình phức tạp, đẹp mắt, đúng nhạc, đúng câu .....đúng đủ mọi thứ nhưng chẳng thể lí giải được tại sao nó cứ phải 2/4 hay tại sao nó cứ phải 4/4....và rất khó về nhất trong mọi cuộc thi :)
hamhoc
June 3rd, 2010, 05:42 PM
Hôm nay em mới có dịp đọc chủ đề về nhạc Tango này. Em có cảm giác những ngừoi tham gia tranh luận vẫn chưa có đựoc bao nhiêu nhất trí về những nội dung muốn tranh luận. Vậy để cuộc tranh luận mang lái bổ ích thiết thực cho mọi người, em đề nghị thế này : Ta hãy thảo luận lại từng điểm cụ thể một mà mọi người đã và còn đang tranh cãi.
Em đề nghị ta bắt đầu bằng cái "" pằm pằm pằm pà rằm " mà bạn Ngochieuhp đã nêu ra ngay từ đầu topic.
Trước hết ta xác định nó là cái gì vậy. Theo em đó là cái "nhóm âm thanh" mà ta cảm thấy nổi bật trong phần đệm khi nghe một số (rât nhiều nhưng không phải là tất cả) bản nhạc Tango. Cái đó thuật ngữ âm nhạc người ta gọi là "âm hình tiết tấu". Khi nghe một bản nhạc Tango dùng cho ballroom dance (khoan nói đến Tango Argentine) ta có cảm giác trong phần đệm một mẫu âm hình tiết tấu được lặp đi lặp lại gần như suốt từ đầu đến cuối bản nhạc. Bạn Ngochieuhp mô tả tượng âm là "pằm pằm pằm pà rằm". Có người mô tả tượng âm là : "Chập Chập Chập chình Chập". Hoặc là : "Chát Chát Chát chình chát"...
Bây giờ ta xác định cụ thể tính chất âm nhạc của cái âm hình tiêt tấu đó. Để không lẫn lộn ta xác định là ta đang bàn trong Tango viêt với nhạc có nhịp 4/4 (còn trong nhạc Tango 2/4 nó nhủ thế nào nào sẽ bàn sau).
Như ta đã biết trong bản nhạc nhịp 4/4 mỗi ô nhịp, gọi tắt là nhịp (bar hoặc measure) có 4 phách. Trong nhạc tango 4/4 mỗi phách ững với một nốt đen. Vậy nếu đếm theo phách và theo nhịp thì ta đếm như sau : một hai ba bốn / một hai ba bốn / .... /một hai ba bốn/ ( ta chưa nói đến chuyện đếm theo câu nhạc).
Để hiểu rõ cái "pằm pằm pằm pà rằm" của Ngochieuhp nó khớp vào nhạc như thế nào ta thử làm các bài tập nhỏ sau:
1- Gõ nhẹ trên bàn kiểu như các cụ gõ mõ khi tụng kinh và đếm /một hai ba bốn / một hai ba bốn/ .... Chú ý gõ đều khoảng cách thời gian từ đếm này sang đếm khác và gõ hơi mạnh hơn vào các đếm "một".
2- Cũng bài tập trên ta đổi đi một chút. Vẫn gõ như trên nhưng đếm hơi khác đi một chút : /một hai ba bốn và //một hai ba bốn và //một hai ba bốn và /....Chú ý rằng ta vẫn gõ đều đều . Tiếng gõ khớp vẫn khớp vào các đếm một, hai. ba, bốn, đếm "và" không khớp vào gõ nào, tức là xen vào giữa hai tiếng "gõ 4" và tiếng "gõ 1" .
3- Bây giờ ta đếm : một hai ba bốn và / rằm pằm pằm pằm pà/ rằm pằm pằm pằm pà / rằm ....Có nghĩa là đếm một" khớp vào "đếm rằm", "đếm pà"
khớp vào "đếm và".
Đến đây tôi tin rằng bạn nào chưa rõ sẽ hiểu rằng :
1- Đếm rằm khớp vào phách 1 và có độ dài 1 phắch.
2_ Các đếm pằm thứ nhất và thứ hai khớp vào các phách 2, 3 độ dài 1 phách.
3_ Đếm pằm thứ ba khớp vào đầu phách 4 vào độ dài 1/2 phách.
4- Đếm pà ứng vào đếm "và" khớp vào thời điểm giữa phách 4 và phách 1, có độ dài 1/2 phách
Em mong rằng với cách diễn giải của em có thể giúp ích ít nhiều các bạn.
Lần sau em sẽ nói đến một mẫu âm hình tiết tấu khác rất phổ biến trong nhạc Tango, thường gọi là Tango Hanbanera. Cái này có vẻ gần gũi vói các bạn chơi Tango Argentina.
pikachu
June 7th, 2010, 03:48 PM
dạo này đúng là em ngu cái khoản nghe nhạc tango, nghe mãi chẳng ra hix hix. đọc bài này thì lại tẩu hỏa nhập ma. cái tội dốt nhạc ơi ...
hamhoc
June 14th, 2010, 09:04 AM
Lần trước em đã nói qua về cái "pằm pằm pà rằm" của bạn ngochieuhp vì nó liên quan trực tiếp đến cái sự nghe nhạc tango.
Sở dĩ em tham gia topic này vì em thấy còn có khá nhiều sự ngộ nhận. Vì thế trước khi bàn đến mối liên hệ giữa nhạc tango 2/4 và nhạc tango 4/4 em xin phép được phân tích một vài ý kiến của các bạn.
............
Nốt đen luôn là nốt đen cho dù ở nhịp 2/4, 4/4, 3/4 hoặc 6/8,
......
:)
Sai. Nốt đen trong nhạc nhịp 2/4 3/4 4/4 không giống nốt đen trong nhịp 6/8. Nốt đen trong các nhịp đơn như 2/4 3/4 4/4 đều có giá trị một phách nhưng trong nhịp các kép như 3/8 6/8 9/8 ... nó có giá trị 2/3 phách.
............
Chẳng bao giờ có nguyên tắc nốt đen ở Tango 2/4 nhanh hơn nốt đen ở Tango 4/4 hay nhạc Tango 2/4 nhanh hơn nhạc Tango 4/4.
.......
Sai. Trong bản nhạc tango 2/4 cũng như trong bản nhạc tango 4/4 nốt đen luôn có giá trị một phách. Nhưng về mặt độ dài thời gian, nốt đen trong tango 2/4 dài gấp đôi nốt đen trong tango 4/4 (tất nhiên là trong trường hợp cùng tempo).
............
Nhạc cảm là đây: Ở nhịp 2/4, người ta thường nhấn vào phách 1, phách 2 thường nhẹ hơn. .....
Sai. Trong nhạc tango 2/4, người ta nhấn vào cả 2 phách 1 và 2. Không tin các bác cứ giở sách về Ballroom Technique của ISTD, của Guy Howard hay của Alex Moore ra mà xem.
............
Điều này tạo cho giai điệu về cao độ, trường độ thì giống nhau, nhưng cảm xúc - sự sôi động, hào hùng ( của 2/4 ) và sự mượt mà, da diết của ( của 4/4) thì hoàn toàn khác nhau....
Một sự suy diên hết sức chủ quan. Thứ nhất, căn cứ vào đâu để nói nhạc 4/4 là mượt mà da diết. Điệu nhảy JIVE sôi động như thế mà nhạc của nó là nhịp 4/4 đấy thôi ! Thứ hai, nói như thế chả nhẽ nếu ta nhảy điệu Tango với ban nhạc chơi bản La Paloma nhịp 2/4 thì sôi động hào hùng, còn nếu nhảy tango với bản La Paloma nhịp 4/4 thì lại mượt mà da diết hay sao !?
nhayvuive
September 25th, 2012, 11:40 AM
Hồi mới học Tango tôi thấy khó vào nhạc quá. Thế rồi cũng chơi được. Kinh nghiêm của tôi là: Nhac Tango thực ra là "pằm pằm pằm pằm" còn cái "pà" chỉ là một cái "a" hay "èn". Tốt nhất cứ nhằm phách mạnh mà phang bước "chậm" thôi, còn bước "nhanh" thì tuỳ. Không sao đâu ! Đừng nghĩ Five Step là 5 bước có tốc độ bằng nhau và như thế thì "lẻ nhạc". Five Step gồm: NNNNC (có thể đếm là: 1234_56)
Tran Hoi
September 25th, 2012, 03:08 PM
Nhưng em thấy có những bản "lừa" mình bằng phách 3 còn mạnh hơn cả phách 1, vậy thì phải dựa vào "pà" chứ
Tran Hoi
September 25th, 2012, 03:09 PM
Chưa kể nếu vào đúng thì còn phải vào đầu câu nhạc 8 nữa, tìm phách 1 mạnh trong trường hợp này còn khó khăn hơn
Powered by vBulletin® Version 4.2.1 Copyright © 2025 vBulletin Solutions, Inc. All rights reserved.