Tình hình kiếm partner có vẻ khó khăn nhỉ?
Tình hình kiếm partner có vẻ khó khăn nhỉ?
Anh Hanoian cứ đùa! tập với nhà vô địch khó lắm anh ạ!.
Còn vũ điệu hay không, và nếu nó “vô hồn” ?![]()
![]()
Viết bởi Vũ CHí Dũng Thứ năm, 07 Tháng 1 2010 04:10 “Tôi đã xem bài biểu diễn của những cặp nhảy hàng đầu thế giới, những cặp nhảy vô địch thế giới và đi tới một kết luận là, với sự khiêm tốn cần thiết, tôi khiêu vũ có phần tốt hơn các nhà vô địch thế giới !”
Đây là trích đoạn từ lá thư của một cô gái, một người mới ở hạng D của khiêu vũ thể thao (hạng đầu tiên theo phân cấp thứ bậc ở Nga). Đối với tôi, một người đã có một quan hệ nhất định với khiêu vũ ballroom và đã kinh qua hoạt động giảng dạy khiêu vũ, đây là một điều thú vị - rằng cô bạn gái ấy đang muốn lớn tiếng về điều đó.
Cô gái ấy tên là Sveta, đã đưa ra một quan sát rất đúng, sau khi xem các bài nhảy của “những ngôi sao”. Cô ấy nói với tôi rằng, hiện nay, trong số những vũ công hàng đầu thế giới kể cả các nhà vô địch, có rất ít cặp nhảy có thể khiêu vũ theo đúng nghĩa của nó, chứ không phải chỉ thực hiện đúng đắn một loạt các yếu tố kỹ thuật, thậm chí có thể nói họ thực hiện các yếu tố kỹ thuật đó một cách hoàn hảo, qua những vũ hình mà họ thực hiện.
Nó ở đâu, - cái được gọi là vũ điệu ? Và vũ điệu – nó là gì ? Nó có ở chỗ nào và nói chung có thể nhìn thấy nó không ? Đó chính là những gì Sveta muốn nói.
Chúng ta cùng nhau suy nghĩ về bản chất của từ - VŨ ĐIỆU. Nó tượng trưng cho cái gì ? Phải chăng đó là những vũ hình, những bước chân, những thế tạo dáng được thực hiện một cách chính xác, kết nối với nhau thành một bài nhảy và được gọt dũa một cách cẩn thận, cứ cho là hoàn hảo đi ? Hay vũ điệu là sự chuyển động của những tâm hồn ? của những trái tim ? Hai nửa của thế giới - người đàn ông và người đàn bà cùng di chuyển bên nhau với những khát khao và cảm xúc ?
Dường như, trong cuộc chạy đua về kỹ thuật và những chuyển động chuẩn mực chúng ta đã đánh mất điều quan trọng nhất, đó chính là những gì tạo nên bản chất của vũ điệu - sự chuyển động của hai tâm hồn con người.
Câu hỏi đặt ra là có thể diễn ta sự chuyển động của tâm hồn qua các chuyển động của cơ bắp và các bước chân ? Tôi nghĩ rằng, có thể.
Sự phức tạp xuất hiện vào chính thời điểm, khi các vũ công cố gắng đưa vũ điệu vào tâm hồn bằng cách thể hiện nó qua chuyển động cơ học trong các vũ hình.
Tôi nói điều này, tất nhiên là về các vũ công, bằng cách này cách khác đã nghĩ rằng vũ điệu chân chính nằm ngay trong tâm hồn mỗi vũ công. Tôi không muốn nói về những cặp nhảy mà với họ - vũ điệu chỉ là tổng hợp của các bước chân, các kết nối, được thực hiện theo một sơ đồ “cầu kỳ” nào đó.
Như thế, Sveta bằng những nhận định của mình đã đánh động một vấn đề rất quan trọng, và chính tôi cũng đã đề cập tới vấn đề toàn cầu của thế giới khiêu vũ hiện nay - là chúng ta đang đánh mất dần VŨ ĐIỆU.
Mọi việc được bắt đầu từ đâu khi ta xây dựng một bài nhảy với một vũ công riêng biệt ? Trong đầu mỗi vũ công hay trong đầu huấn luyện viên sẽ hình thành một sơ đồ xác định, rồi huấn luyện viên gợi ý sơ đồ này để học trò thực hiện.Trong đầu người học trò cũng hình thành một sơ đồ không rõ ràng về những gì thày truyền đạt, anh ta diễn giải sơ đồ này theo trí tưởng tượng riêng của mình.
Và công việc tiếp theo - đây là giai đoạn thú vị nhất - cả huấn luyện viên lẫn học trò cố gắng lấp đầy cái sơ đồ đã nghĩ từ trước ấy nhờ các phương tiện kỹ thuật – đó là các bước chân và các vũ hình, nghĩa là đã hình thành bài nhảy.
Tôi hiểu về những gì mà Sveta muốn nói, - cô ấy cho rằng mỗi con người cần nhìn vũ điệu mà mình xây dựng được thực tế hoá tương ứng với thế giới quan của mình, về thế giới, về cuộc sống, về tình yêu, về các quan hệ và những điều khác nữa.
Và nhiệm vụ của vũ công nằm ở chỗ biết lấp đầy cho chính vũ điệu đã sống trong tiềm thức của mình. Phải biết thể hiện, biết trình diễn nó với sự trợ giúp của các phương tiện vật chất, mà ở đây là các bước chân và các động tác trong ngôn ngữ cơ thể của con người.
Thật lạ, khi tôi thử trình bày về vấn đề này với một số huấn luyện viên của nước Nga, những người có thứ hạng không thấp trong danh sách các huấn luyện viên tốt nhất, họ nói rằng, điều này, trong thế giới hôm nay, không ai cần đến nữa.
Và nếu những cặp nhảy hàng đầu thế giới không thể (hoặc không muốn ?) thể hiện điều này, thì có thể nói gì về những cặp nhảy còn lại ?
Rất tiếc, là có rất ít cặp nhảy có khả năng thể hiện được điều này. Còn tại sao chúng còn tồn tại, - cho đến ngày hôm nay, đây vẫn là vấn đề chưa được giải quyết.
Có thể, họ không đủ khả năng để thực hiện điều này theo những cảm nhận cá nhân ?
Cũng có thể, bởi vì, ngày hôm nay, không ai cần đến yếu tố này nữa và người ta vẫn chỉ chạy theo những gì được gọi là kỹ thuật ?
Và đó có phải là điều đáng buồn cho khái niệm gọi là “khiêu vũ” ?!
Tác giả : Anatasia Suliova
Автор: Анастасия Цулёва
Рубрика: Тема дня
Источник: www.dancesport.ru
---- bài được dịch và đăng bởi anh Vũ Chí Dũng tại :
http://www.vietnamdancesport.net/forum/index.php?topic=6609.0
Tập với họ cũng bình thường thôi, nhiều khi còn chán nữa, Tara ạ.
Tập với người khiêu vũ có hồn là hay nhất, dù nặng nhọc, đổ mồ hôi.
Hi bạn vatly! Bài viết này mình có đọc đợt trước rồi. đúng là rất ấn tượng theo cái nhìn chủ quan của cô gái Nga. Tuy nhiên mình nghĩ, khách quan mọi người đánh giá cao những đôi vô địch thế giới kia hơn, vì họ sử dụng kĩ thuật tốt nhất để làm phương tiện lột tả cái hồn trong khiêu vũ - vì thế họ vô địch.
còn tập với ai cũng cần phải cố gắng, đổ mồ hôi cả mà!![]()
Ý mình không phải vậy đâu.
Nó thế này: Những người được công nhận là tốt nhất là số đông công nhận tốt nhất. Bạn công nhận tốt hay không thì chưa biết, phải thử đã. Phải "đo" bằng chính bản thân, trí tuệ và kiến thức của bạn. Nếu cứ coi những nhà vô địch (do những người khác công nhận) là xa vời, vượt tầm cỡ bạn thì bạn sẽ mất cái bạn có mà bị lệ thuộc hoặc tự mình xóa bản thân mình trong khi thực tế không đáng thế. Ai tạo được cho bạn sự vui vẻ thoải mái, sự di chuyển như có cánh, sự bay lượn vô tư trên sàn thì người ấy có giá trị (về dancing thôi nhé, nếu hơn một chút thì càng tuyệt vời). Và cái "có hồn" theo mình nghĩa là vậy. Còn đổ mồ hôi thì phải đổ mồ hôi cùng những người như vậy kia.
Còn các nhà vô địch đã dùng kỹ thuật tốt nhất để diễn tả cái hồn khiêu vũ nên họ vô địch thì đấy là ban giám khảo chấm. Nhưng ngôn từ, văn hóa, cách cư xử không thích hợp thì sao? Bạn không hòa hợp được với "cái hồn " ấy thì sao?
Theo như kinh nghiệm riêng của mình thì: Mặc kệ các nhà vô địch, khả năng rất lớn là không tốt như bạn nghĩ đâu.
Ông Pêtronius trong "Quo Vadis" sau khi thấu hiểu các madam danh giá của Lamã đã yêu nữ tỳ của mình và đấy là điều tuyệt vời nhất mà ông ta tìm được trong cuộc sống.
Nhưng mà kệ đi, mình nói lung tung đấy. Hôm nay là ngày mình nói lung tung. Hi Hi.
Last edited by vatly; April 19th, 2010 at 11:36 PM.
Ý kiến này có nhiều điều thật thú vị Tara ơi!![]()
Anh như loài tằm nhỏ
Một đời dệt tơ quanh!
noi chung la minh thay ban chang biet gi ve khieu vu ca ma noi lung
Hiện có 1 người đang xem chủ đề này. (0 Thành viên và 1 Khách viếng thăm)
Đánh dấu