- Rất đồng ý với Baoanh "Slow là nhịp nhạc 2/4 còn slow waltz là nhịp nhạc 3/4 sao mà lẫn được. Vấn đề là đặc trưng của điệu slow khi nhảy phải tắt hết đèn đi làm cho khán giả và giám khảo không nhìn thấy vdv nhảy như thế nào mà chấm. Còn vấn đề chỗ để tay của bạn Trieu thì slow đã có quy chuẩn, do vũ điệu có xuất xứ từ đất nước Mông Cổ nên khi connect 1 tay để mông 1 tay để cổ là chuẩn rồi".
- Baoanh có "good sense of humor" khi nói về vụ tắt đèn và Mông cổ. Chỉ có ở VN mới chế ra cái vụ tắt đèn khi nhảy Slow thôi.
- Ngoài ra xin bàn về nhịp nhạc, Slow nhịp 2/4, Waltz nhịp 3/4. Các bạn làm phép tính đơn giản: ba nhịp Slow là 6 = hai nhịp Waltz cũng là 6. Nếu các bạn giữ nhịp khá, thì các bạn có thể dùng các bài Slow để khiêu vũ điệu Waltz. Tuy nhiên không phải bất cứ bài Slow nào cũng nhảy điệu Waltz được nhé. Bạn cứ thực tập đi rồi sẽ thấy chân lý.
..."Slow nhịp 2/4, Waltz nhịp 3/4. Các bạn làm phép tính đơn giản: ba nhịp Slow là 6 = hai nhịp Waltz cũng là 6. Nếu các bạn giữ nhịp khá, thì các bạn có thể dùng các bài Slow để khiêu vũ điệu Waltz."...
Ai chê dốt thì tôi xin chịu chứ tôi không thể làm được phép tính đơn giản này.
Last edited by xucxich69; June 26th, 2011 at 12:06 AM.
- Bro xucxich69: Phép tính nhơn phân số đơn giản. Slow nhịp 2/4, ba nhịp Slow sẽ là 2/4 x 3 = 6/4. Waltz nhịp 3/4, hai nhịp Waltz là 3/4 x2 = 6/4
Như vậy cứ 3 nhịp Slow thời gian bằng 2 nhịp Waltz. Vấn đề là bro phải giữ nhịp cho cứng, thì mới nhảy đúng nhịp (khi dùng bài nhạc Slow để nhảy điệu Waltz).
- Bro Tran Hoi. Bro vui lòng chỉ cho tôi cách post nhạc kèm theo đây. Tôi chưa nắm được chuyện post nhạc. Xin ghi ra đây hai bài Slow mà ta tạm nhảy Waltz được (dĩ nhiên là bước nhảy hơi chậm tí). Bài 1: Baby Love. Bài 2: Tu te reconnaitra. Bạn có thể chọn bài Slow Vietnam nào đánh rõ 3 nhịp và hơi nhanh hơn bình thường một chút, là có thể nhảy Waltz được thôi.
Bác danhnguyen có vài lầm lẫn về âm nhạc nên mới kết luận "cứ 3 nhịp Slow thời gian bằng 2 nhịp Waltz".
Khái niệm nhịp trong âm nhạc không nhằm chỉ độ dài thời gian mà nhằm thể hiện tính chất tuần hoàn về cường độ theo thời gian của âm thanh trong âm nhạc. Mặt khác, trong các bản nhạc khác nhau thì độ dài thời gian cơ sở (phách) hầu như là khác nhau, nếu bác có thời gian và quan tâm thì mời bác xem thêm bài tôi đã viết có liên quan đến chủ đề này.
2 loại nhịp 2/4 và 3/4 có cách nhấn khác nhau và gây nên các cảm giác sinh lý khác nhau lên người nghe, người nhảy. Đây là cơ sở của sự liên quan hứu cơ và đặc thù giữa điệu nhảy cụ thể và âm nhạc của nó.
Giả sử có chuyện "ba nhịp Slow sẽ là 2/4 x 3 = 6/4. ... hai nhịp Waltz là 3/4 x2 = 6/4" bằng nhau (về thời gian) đi chăng nữa, thì trong loại "nhịp 6/4 Slow 2/4" có 6 lần nhấn (3 lần chính và 3 lần phụ), còn trong loại "nhịp 6/4 Waltz 3/4" chỉ có 2 lần nhấn, gây nên các cảm giác hoàn toàn khác cho người nhảy. Nên về tổng quát, không thể mang Slow 2/4 ra để nhảy Waltz một cách "đơn giản" được, nhất là khi dựa trên cơ sở lập luận như trên.
Có một số bài Slow (thường là 6/8, hoặc thảng hoặc 2/4 với cấu trúc và cách trình tấu có 2 chùm 3 rõ ràng được nhấn ở đầu mỗi chùm) có thể dùng để nhảy Waltz, chuyện này thì tôi có thể đồng ý với bác, nhưng cũng không "đơn giản" và sung sướng gì ! vì nói cho cùng, âm nhạc để hỗ trợ kỹ thuật và nâng cảm xúc cho bước nhảy chứ không phải dùng để đánh đố người nhảy, và điều này có cơ sở sinh-tâm lý khoa học. Nếu bác nào đã được nghe bà Bacbara Ambross (tốt nghiệp đại học âm nhạc, cựu vô địch thế giới Latin, hiện là trọng tài IDSF) giảng dạy, trong bài nói về cơ sở và sự liên quan giữa âm nhạc và điệu nhảy, chắc cũng đã nghe bà nói là nhịp 2/4 nói chung gây nên cảm giác về các chuyển động thẳng, còn nhịp 3/4 khuyến khích người ta thực hiện các chuyện động quay tròn...
Trong thực tế, đôi khi các Super Star dùng âm nhạc khó (gồm cả âm nhạc khác đặc thù) trong biểu diễn nhằm thể hiện kỹ năng khiêu vũ và trình độ cảm thụ, làm chủ nhạc đỉnh cao của mình (trong thi đấu thì không bao giờ người ta làm chuyện đó) là xem còn thấy thích, nhưng cảm giác (cá nhân HN) cũng thiên về "khâm phục" hơn là "sung sướng" ! chứ còn nhìn các đôi đi ngoài sàn "đánh vật" với nhạc, nhiều khi còn "chân đi đằng chân, nhạc đi đằng nhạc" nói gì đến dùng nhạc nọ để nhảy điệu kia! Nên cá nhân HN không khuyến khích điều này, nhất là trong giao tiếp.
Anh như loài tằm nhỏ
Một đời dệt tơ quanh!
Cám ơn bạn Hanoian đã "phản biện". Nhũng gì tôi trình bày không phải là nguyên tắc, là giáo trình. Chẳng qua đó là kinh nghiệm bản thân. Trong vũ điệu quốc tế (Ballroom và Latin) không có điệu vũ Slow, mà âm nhạc lại có điệu Slow. Nơi tôi ở, các ban nhạc và ca sĩ Việt nam thường chơi nhạc tour qua các điệu Paso Doble, Cha Cha, Rumba, Jive, Tango, Boston/Waltz, Valse/Viennese Waltz, họ thường xen vào tour nhạc các bài Slow, Disco, Twist (thỉnh thoảng có Salse, Samba). Khi ban nhạc chơi Slow, nếu nhịp điệu rõ ràng và hơi nhanh, chúng tôi nhảy Boston/Waltz (trong khi đa số dân chơi nhảy SlowBop). Vài vũ sư (có bằng cấp đàng hoàng) khi thấy chúng tôi nhảy như vậy, đã đến bàn bắt tay và khuyến khích. Họ xác quyết có thể dùng nhạc Slow để nhảy điệu Boston/Waltz (với điều kiện nhạc đánh rõ nhịp và bài phải hơi nhanh) và thầy dạy tôi cũng đã dạy chúng tôi như vậy.
Đây chỉ nói về kinh nghiệm bản thân, để giải quyết trường hợp mình nhảy bước quốc tế, mà ban nhạc cứ chơi nhiều bài Slow. Nếu các bạn tin tôi thì hãy nhảy thử, nếu không thích thì thôi. Tôi không đi sâu vào lãnh vực lý thuyết âm nhạc, vì rõ ràng hai điệu Slow (2/4) và Boston (3/4) khác nhau.
thanks cả nhà nha. Mình cũng đang thắc mắc điều này
Cuộc bàn thảo thật hữu ích. Cảm ơn các bạn.
Có một lần được thấy một cặp ( chắc là tập DS lâu năm rồi) đi tango argentina trên nền nhạc slow ở phòng trà Today. Khâm phục họ ở sự hòa quyện các động tác cơ thể với giai điệu nhạc, đặc biệt là các đoạn cao trào. Ấn tượng đến tận bây giờ.
Hiện có 1 người đang xem chủ đề này. (0 Thành viên và 1 Khách viếng thăm)
Đánh dấu