View Poll Results: Kỹ thuật và nhạc cảm. Cái gì quan trọng hơn

Voters
46. You may not vote on this poll
  • Kỹ thuật

    7 15.22%
  • Nhạc cảm

    25 54.35%
  • Ý kiến khác

    14 30.43%
Page 3 of 10 FirstFirst 12345 ... LastLast
Results 21 to 30 of 98

Thread: Kỹ thuật và nhac cảm. Cái gì quan trọng hơn

  1. #21
    Họ tên
    Hoàng Huệ Phương
    Đến từ
    Hà Nội
    Tham gia
    Dec 2008
    Bài viết
    21
    Rep Power
    36
    Cảm ơn / Thích

    Default

    Như mọi người cũng đã nói, có nhiều mục đích khi tham gia khiêu vũ: biểu diễn, giao lưu, thi đấu. Nếu nói là "không có kĩ thuật thì chẳng khác nào tra tấn bạn nhảy một cách tao nhã", thì sợ rằng lại phải tranh luận: Đến trình độ nào mới gọi là có đủ kĩ thuật. Có thể so với đôi ba người tôi giỏi hơn, nhưng kĩ thuật của tôi chẳng ra gì so với nhiều người khác.

    Nếu đã chấp nhận giao lưu hay kể cả biễu diễn, thậm chí thi đấu cùng nhau, thì một người phải chấp nhận trình độ kĩ thuật của người còn lại. Còn nếu họ đã cảm thấy không thoải mái vì đối tượng nhẩy chưa giỏi/ giỏi hơn họ thì họ có quyền chọn lựa không nhẩy cùng.

    Nên điều mà mình/em muốn nói ở đây không phải là không nên quan tâm đến tập luyện kĩ thuật vì bản thân mình/em cũng là một vận động viên nên việc tập kĩ thuật mỗi ngày là cần thiết. Nhưng đối với mình/em, cái làm nên khiêu vũ là sự chuyển động theo âm nhạc, cũng như xa xưa âm nhạc góp phần tạo nên các điệu nhẩy. Chưa có điệu nhẩy nào ra đời rồi người ta mới nghĩ ra nhạc để đánh theo cả. Dù sao tất cả đều là cảm nhận riêng của mọi người, mình nghĩ ai cũng có phần đúng.

    Anh Hamhoc nói cũng đúng ạ. Mọi người nêu lên ý kiến của mình nhưng không giải thích rõ ràng. Em cũng đồng ý với bài post của chị Pauline, dù là cùng một điệu nhẩy nhưng mỗi bài mang đến một cảm nhận khác nhau: Cùng là một tổ hợp rumba mà có lúc thể hiện dữ dội, lúc lại nhẹ nhàng tùy theo bài nhạc hoặc tâm trạng. Hay khi người ta dựa vào câu nhạc, lời bài hát, sự thay đổi tiết tấu để dựng bài nhẩy cho phù hợp. Ngay cả khi người ta nhẩy không có nhạc, họ vẫn nhẩy theo một giai điệu, tiết tấu tưởng tượng.

  2. #22
    neutr is offline Tập leo cột điện Array
    Họ tên
    Phạm Đình Khánh Đoan
    Đến từ
    Hà Nội
    Tham gia
    Dec 2008
    Bài viết
    110
    Rep Power
    0
    Cảm ơn / Thích

    Default

    Mình viết là "không cần kỹ thuật" chứ có viết "không có kỹ thuật" đâu.
    Những người có kỹ thuật thì chắc là chịu thiệt nhiều hơn. Chắc là như kiểu đánh đôi trong cầu lông. Người khá thường phải bao sân, còn khiêu vũ thì thấy nhiều người cứ nhăn nhó "sao đầu gối họ cứng thế không biết", "sao họ nặng thế không biết"...

  3. #23
    Họ tên
    Hoàng Huệ Phương
    Đến từ
    Hà Nội
    Tham gia
    Dec 2008
    Bài viết
    21
    Rep Power
    36
    Cảm ơn / Thích

    Default

    Quote Originally Posted by neutr View Post
    Mình viết là "không cần kỹ thuật" chứ có viết "không có kỹ thuật" đâu.
    Những người có kỹ thuật thì chắc là chịu thiệt nhiều hơn. Chắc là như kiểu đánh đôi trong cầu lông. Người khá thường phải bao sân, còn khiêu vũ thì thấy nhiều người cứ nhăn nhó "sao đầu gối họ cứng thế không biết", "sao họ nặng thế không biết"...
    Dạ vâng xin lỗi vì chẳng may trích nhầm câu nói của chị.
    Nếu miễn cưỡng mà phải nhấy với nhau thì thôi đúng là không nói làm gì, nhất là khi tự thấy mình thiệt thòi khi phải nhẩy với người không cần kĩ thuật.
    Nhưng mà đối với mình thì còn dễ chịu hơn nhẩy với một vài người kĩ thuật có vẻ rất khá nhưng từ đầu đến cuối kệ nhạc mình cứ nhẩy.

  4. #24
    Họ tên
    Trần Việt Dũng
    Đến từ
    Hà Nội
    Tham gia
    May 2009
    Bài viết
    1,097
    Rep Power
    149
    Cảm ơn / Thích

    Default

    Tôi có suy nghĩ khác với lammtv và một số bạn nơi đây khi đặt ra vấn đề "Kỹ thuật và nhạc cảm. Cái gì quan trọng hơn?".

    Với tôi thì cả hai đều quan trọng và không thể tách rời, vì thế không thể lựa chọn một trong hai.
    Không thể thể hiện được nhạc cảm nếu không có kỹ thuật hoặc kỹ thuật tồi, nếu cố gắng thể hiện "máu lửa và phê với nhạc" thì như Vaio nói một cách lịch sự:"chỉ là cảm giác hồn nhiên, vui vẻ của một người mới tập nhảy", thậm chí vụng về ngô nghê gây phản cảm cho người nhảy cùng và người xem.
    Ngược lại, cũng không thể coi là có kỹ thuật tốt được, thậm chí không thể có kỹ thuật tốt được nếu nhạc cảm kém, vì như jackdaw_89 nói, khiêu vũ được sinh ra và phát triển cùng với âm nhạc, các kỹ thuật khiêu vũ luôn được xây dựng cùng với âm nhạc, từ thấp tới cao, và phát triển nhạc cảm cũng là một kỹ năng bắt buộc của tập luyện khiêu vũ. Cứ lấy cái "người thẳng, chân thẳng, chuyenr đọng được hông" kia ra làm ví dụ: không phải lúc nào cũng "người thẳng, chân thẳng", lúc nào "thẳng" lúc nào "cong", hông lúc nào "chuyển", lúc nào tĩnh, lúc nào treo, lúc nào thả, lúc nào twist, twist nhiều hay ít... đều liên quan đến từng thời điểm âm nhạc một cách chính xác, tính chất của lọai âm nhạc được chơi... vì thế, nếu lại "nhạc coi như là lúc đúng lúc không" thì làm sao có thể có kỹ thuật tốt được?!

    Vì thế, tôi không lựa chọn "kiểu nào" trong 2 kiểu mà bạn lammtv đưa ra. Tôi vote cho ý kiến khác.

    Quote Originally Posted by hamhoc View Post
    ...
    Trong thục tế có rất nhiều ngừoi khiêu vũ rất giỏi mà chẳng đi thi đấu bao giờ cũng như có người nhảy rất bình thừong mà vẫn tham gia nhiêu cuọc thi đấu ( xin nói ngay rằng điều này không có gì là xấu). ...
    Đồng ý với hamhoc, "có người nhảy rất bình thừong mà vẫn tham gia nhiêu cuọc thi đấu". Nhưng ở chiều ngược lại thì tôi không đồng ý với bạn. Xin bạn chỉ cho tôi biết: "Trong thục tế" (ít nhất là thực tế ở Hà Nội) ai là những "có rất nhiều ngừoi khiêu vũ rất giỏi mà chẳng đi thi đấu bao giờ"? để tôi mở rộng tầm hiểu biết, và nếu có thể đến học tập; vì tôi vốn không tin vào những người gật gù tự công nhận là mình giỏi mà không có bất cứ một thẩm định nào. Tôi chỉ tin một người là giỏi nếu anh ta, cô ta đã được (ít nhất) một tập thể những người giỏi khác thẩm đinh và công nhận trong các cuộc thi. Đó là lý do tôi chơi khiêu vũ thi đấu và tìm đến với các cuộc thi khi điều kiện cho phép.
    Anh như loài tằm nhỏ
    Một đời dệt tơ quanh!





  5. #25
    Họ tên
    T T Anh
    Đến từ
    Hà Nội
    Tham gia
    Apr 2009
    Bài viết
    77
    Rep Power
    40
    Cảm ơn / Thích

    Default

    Mình xin trả lời thay cho Hamhoc!
    Việc nêu tên người nào có khả năng mà không thi đấu sẽ dễ dẫn đến chuyện so sánh vậy ai là người đang thi đấu lại kém người đó! Việc này quả là không nên!
    Bản thân mình cũng đã gặp những bạn trẻ khiêu vũ rất tốt nhưng không tham gia thi đấu. Nếu Hanoian quan tâm xin PM mình, mình sẽ reply chứ ta không nên mang họ ra nói trên diễn đàn này.
    Về chủ đề do Lâm nêu, quan điểm của anh là thế này:
    Thông thường, nhạc cảm là tiền đề cho 1 người tham gia luyện tập và "chơi " khiêu vũ. Rồi tùy mục đích để giao lưu, hay thi đấu mà các dancer đặt ra tiêu chí luyện tập kĩ thuật cho bản thân. Ở đỉnh cao, nếu người vũ sư hoặc 1 vận động viên dancesport hoàn hảo về kĩ thuật nhưng nhạc cảm không tốt ( hoặc không coi trọng đến yếu tố thể hiện âm nhạc ) thì không thể gặt hái được kết quả cao.
    Cá nhân anh luyện tập khiêu vũ chỉ để "biết cách nghe nhạc bằng cơ thể" nên anh lấy tiêu chí nhạc cảm làm hàng đầu.
    Tài năng là 10% thiên phú, 10% may mắn và 80 % rèn luyện. 80% ai muốn, ai quyết tâm cũng có thể làm được. Nhưng 10 % có rất nhiều người muốn và quyết tâm nhưng Trời không cho thì đành chịu!

  6. #26
    Họ tên
    MeDacesort
    Đến từ
    Hà Nội
    Tham gia
    May 2010
    Bài viết
    6
    Rep Power
    0
    Cảm ơn / Thích

    Default



    Chào tất cả mọi người! Lâu rồi mình không vô diễn đàn , hôm nay thấy mọi người tranh luận vấn đề nhạc cảm và kĩ thuật sôi nổi quá làm mình cũng hứng thú muốn bày tỏ ý kiến.

    Trước tiên mình muốn định nghĩa “ nhảy đúng nhạc “ theo sự hiểu biết của bản thân. Đó là bạn thực hiện các bước di chuyển chuẩn và đúng theo từng nhịp trống của nhạc, các điểm nhấn của trọng tâm cơ thể trùng khớp với điểm dứt của tiếng trống! Ví dụ với samba bạn đếm 1 2 3 4 5 6 7 8.Hoặc có thể đếm kĩ hơn: 1 & 2, 3 & 4, 5 & 6, 7 & 8…..

    Về kĩ thuật nhảy mình lại muốn chia nó ra thành hai hình thức:

    + Tập kĩ thuật: Tập kĩ thuật có thể tập có nhạc và không có nhạc, nhưng dù hình thức nào thì để tập kĩ thuật đúng đòi hỏi bạn phải hiểu từng tiết tấu đặc trưng của từng giai điệu mỗi điệu nhảy như chachacha, jive, samba, rumba, paso…….

    + Nhảy kĩ thuật: Nhảy đúng kĩ thuật thì đòi hỏi trước tiên bạn phải nhảy có nhạc,( Vì vốn dĩ kĩ thuật nhảy Dancesport đã bao gồm cả nhạc) thực hiện chuẩn từng chuyển động của cơ thể theo từng tiết tấu đặc trưng của mỗi điệu nhảy ở giai điệu nhạc. Mình xin đưa ra một ví dụ thế này: Trong điệu rumba khi bạn đọc các bước nhảy 1 2 3 4. Với người nhảy đúng nhạc trước tiên chỉ cần thực hiện chuẩn theo từng điểm kết thúc tiếng trống 1 2 3 4. Nhưng với người nhảy đúng kĩ thuật lại đòi hỏi mức độ khó khăn hơn, đó là tiết tấu chậm nhanh của từng chuyển động cơ thể ở từng thời điểm mà mỗi điệu nhảy có kĩ thuật khác nhau và với độ uyển chuyển biên độ khác nhau. Với rumba chẳng hạn, thông thường tiết tấu 4 – 1 chuyển động cơ thể đòi hỏi uyển chuyển theo từng mm cơ thể 4,01;4,02…..4,9 rồi rơi mạnh vào 1.Còn ở thời điểm 2 – 3, 3 – 4 lại đòi hỏi uyển chuyển nhưng nhanh mạnh và dứt khoát hơn….vv.
    Như vậy với người nhảy đúng kĩ thuật, thì đòi hỏi người đó đã phải có độ cảm nhạc nhất định, vì với Danceport kĩ thuật là sự rèn luyện cách phát lực chuyển động của cơ thể theo một tiêu chuẩn của từng điệu nhảy mà bộc lộ ra các đặc trưng của giai điệu ấy trên cơ thể. Có thể nói kĩ thuật nhảy như một người họa sĩ vẽ lại cái tiết tấu đặc trưng của từng điệu nhạc chachacha, samba…..trên cơ thể và tốc độ uyển chuyển của con người!Đây cũng là điểm khác biệt giữa nhảy dancesport và múa!

    Về khả năng cảm nhạc: Khả năng cảm nhạc lại có thể chia ra các loại khác nhau tùy theo từng đối tượng
    + Cảm nhạc qua phong cách nhảy, biểu cảm trên sắc mặt, nụ cười hay đôi mắt vui buồn theo cảm xúc của người viết nhạc, tiết tấu nhạc. Đây là hình thức thường thấy nhất, vì nó phù hợp với từng tâm hồn của mỗi cá nhân! Và ở điểm này có thể có người rèn luyện được, có người được trời phú ngay lập tức làm được, nhưng cũng có người mãi mãi không rèn luyện được!
    +Cảm nhạc thể hiện qua kĩ thuật uyển chuyển của cơ thể của kĩ thuật từng điệu nhảy, sự phập phồng, mạnh mẽ, dứt khoát, hay du dương chậm rãi,,,, trên từng thớ cơ theo từng tiết tấu nhạc khác nhau, đôi khi có thể phiêu với nhạc mà không nhất thiết theo những kĩ thuật cơ bản đã có! Với sự cảm nhạc này, đòi hỏi người nhảy phải có mức độ cảm nhạc nhất định , và trên hết phải rèn luyện kĩ thuật cực tốt! Với hình thức này, phải qua tập luyện thực sự chứ không giống hình thức trên có thể do trời phú.
    +Và cuối cùng là người có cả hai khả năng trên! Như vậy thì tất nhiên đã là một vũ công thực sự rồi! hii
    Vì vậy không thể đem hai thứ là cảm nhạc trong Dancesport và kĩ thuật nhảy Dancesport ra để so sánh với nhau, vì vốn dĩ nó liên hệ mật thiết với nhau, và biểu lộ nhau! Người có độ cảm nhạc Dancesport tốt cả về tâm hồn và uyển chuyển cơ thể, thì trước tiên phải có kĩ thuật tốt! Và người đó đương nhiên đã là một vũ công chuyên nghiệp, không thể có ai bảo mình cảm nhạc Dancesport tốt, mà bước nhảy lại hoàn toàn không đúng! Đó không còn gọi là nghệ thuật Dancesport, và nó sẽ không còn lôi cuốn chúng ta nữa, nó sẽ gần với múa hay gì gì đó như thế! Tuy nhiên nếu bảo so sánh kĩ thuật chuyển động cơ thể trong nhảy và nhảy theo nhạc hoặc cảm nhạc, cái nào quan trọng hơn thì lại khác! Lúc đó theo mình nghĩ, thì cảm nhạc và nhảy theo nhạc quan trọng hơn! Bởi nếu chỉ tập chuyển động của cơ thể trong khiêu vũ mà không nhảy theo nhạc, thì đó chưa gọi là khiêu vũ, tuy nhiên tập chuyển động cơ thể tốt sẽ giúp bạn kiểm soát được nhạc như ai đó viết trước thì lại đúng! Bởi đôi khi bạn nghe nhạc tốt nhưng vẫn nhảy nhanh hơn nhạc hoặc chậm hơn nhạc, đó là vì bạn chưa thực sự nhuần nhuyễn với chuyển động của cơ thể và thực hiện thiếu nó khiến đôi khi bạn đánh rơi nhạc hoặc thừa nhạc, hoặc chưa hiểu rõ làm bạn khó khống chế nhạc hơn!
    Cảm ơn vì mọi người phải mất công sức đọc bài dài vậy! Hi, mong đừng mắng mình dài dòng nhé!

  7. #27
    Họ tên
    Nguyễn Lâm
    Đến từ
    Hà Nội
    Tham gia
    Nov 2009
    Bài viết
    184
    Rep Power
    50
    Cảm ơn / Thích

    Default

    Quote Originally Posted by Hanoian View Post
    Tôi có suy nghĩ khác với lammtv và một số bạn nơi đây khi đặt ra vấn đề "Kỹ thuật và nhạc cảm. Cái gì quan trọng hơn?".

    Với tôi thì cả hai đều quan trọng và không thể tách rời, vì thế không thể lựa chọn một trong hai.
    Không thể thể hiện được nhạc cảm nếu không có kỹ thuật hoặc kỹ thuật tồi, nếu cố gắng thể hiện "máu lửa và phê với nhạc" thì như Vaio nói một cách lịch sự:"chỉ là cảm giác hồn nhiên, vui vẻ của một người mới tập nhảy", thậm chí vụng về ngô nghê gây phản cảm cho người nhảy cùng và người xem.
    Ngược lại, cũng không thể coi là có kỹ thuật tốt được, thậm chí không thể có kỹ thuật tốt được nếu nhạc cảm kém, vì như jackdaw_89 nói, khiêu vũ được sinh ra và phát triển cùng với âm nhạc, các kỹ thuật khiêu vũ luôn được xây dựng cùng với âm nhạc, từ thấp tới cao, và phát triển nhạc cảm cũng là một kỹ năng bắt buộc của tập luyện khiêu vũ. Cứ lấy cái "người thẳng, chân thẳng, chuyenr đọng được hông" kia ra làm ví dụ: không phải lúc nào cũng "người thẳng, chân thẳng", lúc nào "thẳng" lúc nào "cong", hông lúc nào "chuyển", lúc nào tĩnh, lúc nào treo, lúc nào thả, lúc nào twist, twist nhiều hay ít... đều liên quan đến từng thời điểm âm nhạc một cách chính xác, tính chất của lọai âm nhạc được chơi... vì thế, nếu lại "nhạc coi như là lúc đúng lúc không" thì làm sao có thể có kỹ thuật tốt được?!

    Vì thế, tôi không lựa chọn "kiểu nào" trong 2 kiểu mà bạn lammtv đưa ra. Tôi vote cho ý kiến khác.
    Cảm ơn vì đã cho ý kiến thường thì những người ở kiểu 1 có thể họ chưa có kỹ thuật mà cứ phê cứ máu với nhạc chứng tỏ họ có đam mê với bộ môn này thì k sớm thì muộn họ cũng sẽ tự tìm cách tiếp cận với kỹ thuật.. và tự họ sẽ học hành và tập luyện nghiêm túc kỹ thuật...

    Nhưng điều mà khiến tôi suy nghĩ nhiều nhất những ngưởi ở kiểu 2 này cũng chính là những người ở kiểu 1 ngày trước do họ tự ý thức được ngày trước họ nhảy có máu có phê đấy.. Nhưng mà nhảy 1 cách hồn nhiêu vô tư thế thôi nên bây giờ họ đi học kỹ thuật...

    Và tập luyện kỹ thuật nó k phải ngày 1 ngày 2 mà được... Quá trình tập luyện lâu dài..

    Cho nên ở những người này luôn có 1 sự đấu tranh dữ dội giữa nhạc và kỹ thuật khi họ đang nhảy..

    Nếu họ đi đúng nhạc thì coi như họ lại rơi vào tình trạng máu và phê mất kiểm soát cơ thể..

    Nhưng khi họ đang cố kiểm soát cơ thể thì họ bị mất nhạc....

    Và nhièu người trong só này vài năm tập luyện kỹ thuật mà k khá hơn được là mấy thì bảo nhau "hay quay về với kiểu máu lửa ngày xưa cho nó phừng phừng lên cho nó ra mồ hôi mà tập thể dục thôi. Khó quá"

    Nhưng khổ 1 nỗi là giờ họ muốn quay về ngày xưa cũng k dược nữa.... Lúc ấy thì coi như họ gần như mất trắng. Kỹ thuật chưa đạt. mà cái máu lửa cái phê của mình nó đã giảm đi đáng kể thậm chí là mất hẳn...Chưa kể là ngày xưa ít ra là còn đi được đúng nhạc còn bây giờ do lúc thì thả lòng k kiểm soát thì vào nhạc ngon. Nhưng lúc nào lại cố kiểm soát là coi như bị mất nhạc.. nên mới xảy ra tình trạng nhạc lúc đúng lúc k như tôi nói ở trên

    Đây là điểu khiến cho mình suy nghĩ và lập nên topic này...

  8. #28
    Họ tên
    Tạ Quốc Dũng
    Đến từ
    TP HCM
    Tham gia
    Feb 2009
    Bài viết
    499
    Rep Power
    84
    Cảm ơn / Thích

    Default

    Xin hỏi các bạn định nghĩ nhạc cảm là như thế nào?

    Nhạc cảm?
    Nhảy theo melody, nhảy theo beat, nhảy theo 1 loại nhạc cụ, vũ hình kết thúc trong 8 beats, hoặc delay nhấn nhá.

    Làm thế nào để thể hiện nhạc cảm?

    @kinh nghiệm cá nhân: Khi học về musicality thì thầy giáo yêu cầu các học viên nhắm mắt lại, nghe nhạc và tưởng tưởng ra một bức tranh trong đầu. sau đó hỏi từng học viên
    Người thì bảo là tưởgn tượng về một dòng sông có con thuyền, người thì bảo đang ở trên rừng, người thì nói là đang ngắm trăng......sau đó thầy yêu cầu mọi người nhảy theo bức tranh của mình tưởng tượng ra.

    Rất mong các bạn trao đổi kỹ hơn dựa trên kiến thức đã học và được chỉ dẫn.
    This blog gives info on Milongas, practicas, lessons and other activities organized and attended by Ta.Tango, shares experiences, and meets new friends from all over the world!
    www.ta-tango.blogspot.com

    Other useful tango website
    http://www.tangoandchaos.org/

  9. #29
    Họ tên
    Tạ Quốc Dũng
    Đến từ
    TP HCM
    Tham gia
    Feb 2009
    Bài viết
    499
    Rep Power
    84
    Cảm ơn / Thích

    Default

    Một trao đổi thêm!

    Theo các bạn, follower (nữ) có được phép thể hiện cảm xúc âm nhạc không? Vai trò của leader thế nào?
    This blog gives info on Milongas, practicas, lessons and other activities organized and attended by Ta.Tango, shares experiences, and meets new friends from all over the world!
    www.ta-tango.blogspot.com

    Other useful tango website
    http://www.tangoandchaos.org/

  10. #30
    Họ tên
    Nguyễn Ngọc Hiếu
    Đến từ
    Hải Phòng
    Tham gia
    Dec 2008
    Bài viết
    30
    Rep Power
    37
    Cảm ơn / Thích

    Default

    Theo tôi phỏng đoán thì có lẽ bạn lammtv đang ở giai đoạn đầu của kiểu 1 và tiêu chí chính của bạn học khiêu vũ để giao lưu đúng không ah. Thôi có lẽ bạn cũng không cần phải băn khoăn nhiều đâu, mọi người ai cũng có quan điểm riêng phù hợp với bản thân họ, khiêu vũ cũng giống như câu chuyện, bạn cứ thoải mái cảm nhận đi, 1 vài năm rồi bạn sẽ biết mình cần phát triển thế nào theo mục tiêu của bạn. Topic này lập ra sẽ là chủ đề tranh cãi không bao giờ chấm dứt. Tôi chỉ có ý kiến thế này: những ai đã từng qua thi đấu đỉnh cao là những người ít nhất về mặt danh chính ngôn thuận đã được đánh giá ở mức cao hay thấp, bạn có thể học hỏi những người đó là chắc chắn nhất. Để cảm nhận khiêu vũ một cách sâu sắc cũng như trình diễn những cái hay cái đẹp của nó thì phải trải qua một quá trình tập luyện gian khổ cả về kỹ thuật lẫn âm nhạc mà kỹ thuật là nền móng vững chắc nhất. Tôi không phải là vdv đỉnh cao hay chuyên gia gì để mà giải thích được thế nào là đúng kỹ thuật, đúng nhạc cảm, tất cả chỉ là tương đối thôi, mình ở đẳng cấp nào thì thể hiện đến đó. Bạn muốn tập kỹ thuật thì bạn cũng không nên lúc nào cũng bật nhạc để chuyển động khi đó bạn sẽ không nắn nót được kỹ thuật, còn phải tập rất nhiều các bài tập bổ trợ để phát triển cơ, bụng, khớp ... vấn đề đó phải có người thày giỏi hướng dẫn một cách bài bản. Hi vọng bạn sẽ có niềm đam mê thực sự với khiêu vũ.
    Thân

Thread Information

Users Browsing this Thread

Hiện có 1 người đang xem chủ đề này. (0 Thành viên và 1 Khách viếng thăm)

Similar Threads

  1. Replies: 0
    Bài mới gửi: December 23rd, 2010, 12:53 PM
  2. ai biet xin cho minh nhac trong clip nay!
    By hieuzena in forum Hỏi gì đáp nấy
    Replies: 0
    Bài mới gửi: May 5th, 2010, 02:25 PM
  3. Replies: 0
    Bài mới gửi: July 5th, 2009, 11:15 PM
  4. Mình cần thuê sàn tập ở Tp.HCM. Giúp mình với!
    By eulogize in forum Hỏi gì đáp nấy
    Replies: 2
    Bài mới gửi: June 3rd, 2009, 09:12 AM
  5. Replies: 8
    Bài mới gửi: February 17th, 2009, 12:23 AM

Tags for this Thread

Đánh dấu

Posting Permissions

  • You may not post new threads
  • You may not post replies
  • You may not post attachments
  • You may not edit your posts
  •