sư huynh sontung ơi, cho muội hỏi tí !!!
cái đếm cha cha nhịp 2,3,4 & 1 là sao vậy ạ. Nghe nhạc rõ ràng là 5 nhịp, vậy thì mình đập 12 345 cũng tương đương 23 4&1 vậy ???
Hix tiểu muội mới tập tành dancesport dc vài 3 tháng thôi ạ, học ở NVH TB, nghe cô đếm nhịp là 12 345 - 22 345 ~.~
Bác Unregistered hãy Click "Cảm ơn" nếu thấy bài viết có ích nhé!
Bạn có thể vào nhạc ở bất kì nhịp nào ở mọi điệu nhảy! Trừ Pasodouble thì một bài nhảy đòi hỏi sự hoàn chỉnh bao nhiêu bước nên tốt nhất là vào từ nhịp 1! Mới học nhảy thì hai người nên thống nhất với nhau vào ở nhịp nào đó để dễ cảm nhận hơn!
Xin đừng lẫn lộn nhịp với phách.
(Am nhạc Kn về phách và nhịp)KHÁI NIỆM VỀ PHÁCH:
Những khoảng thời gian bằng nhau, tạo nên sự mạnh nhẹ khác nhau được lặp đi, lặp lại một cách tuần hoàn, đều đặn gọi là phách.
KHÁI NIỆM VỀ NHỊP
Sự lặp lại các phách theo chu kỳ tạo thành nhịp. hay nói cách khác, nhịp là từng phần nhỏ của tác phẩm âm nhạc bắt đầu bằng phách mạnh và kết thúc trước phách mạnh tiếp theo.
Như vậy mình hiểu ý bạn hungpv là
và ý bạn leductiep làvào chachacha bắt đầu từ phách 2
(Ở trình độ cơ bản) Bạn có thể vào nhạc ở bất kì nhịp nào ở mọi điệu nhảy! (miễn là vào đúng phách)
Cảm ơn UCBU, thấy trong này mọi người sử dụng các khái niệm âm nhạc (cơ bản) lộn xộn hết. Đọc thấy "nhột nhạt" quá! Âm nhạc là "partner" của Dancing mà nỡ lòng nào...
Nhiều lúc cũng muốn chỉnh lý giúp các bạn nhưng chưa chắc đã được lời cảm ơn mà thế nào cũng có người bảo "trình diễn kiến thức" hoặc "ở đây không nói chuyện thuật ngữ"... nên ngại quá, may có bạn tham gia!
![]()
Anh như loài tằm nhỏ
Một đời dệt tơ quanh!
Cảm ơn hai bạn ucbu va Hanoian đã nhắc nhở! Những lời các bạn nói có lẽ không có gì sai cả! Với những người dốt nhạc như mình và những người đã đặt câu hỏi cho mình, chắc tất cả đều hiểu ý nhau!trừ hai bạn và một số người nữa quá giỏi về nhạc thành ra lại thấy nhột nhạt và không hiểu ý mình!
Mình cũng có thể nói là biết chơi đàn và cũng được một số người thầy "bạn'' giảng dạy về thuật ngữ âm nhạc! Hoàng, bạn cùng học nhảy với mình cũng từng đoạt giải nhất về cảm nhận và hiểu biết ấm nhạc, nhạc lí trong cuộc thi ca hát cho toàn sinh viên quốc tế bên này, và là trọng tài không thể thiếu trong những lần tổ chức giải thi đấu ca nhạc cho sinh viên Việt Nam du học Tomsk! Tuy nhiên khi nói tới nhảy khiêu vũ, để đơn giản và dễ hiểu , có lẽ bọn mình đã hình thành một thuật ngữ riêng với những người học khiêu vũ mà như các bạn đọc, nó khiến các bạn nhột nhạt! Cảm ơn các bạn về những lời giải thích cặn kẽ, mình sẽ tiếp thu để có thêm sự hiểu biết khi học hát!
Mình biết sẽ có bạn không vui lắm khi đọc góp ý, vì vậy mình cứ lần lữa maĩ không nói dù biết rằng nên nói (ít nhất cũng vì những người mới học), hôm nay nhân có UCBU góp ý nên mình phát biểu thêm.
Việc nói, viết (từ ngữ âm nhạc) đúng không có gì phức tạp và khó hiểu cả, nhất là khi đó là những khái niệm cơ bản, ở đây không có ai bàn đến khái niệm, thuật ngữ chuyên sâu nào cả. Tại sao bạn lại có quan niệm: âm nhạc khi học hát thì mới cần dùng đúng còn khi học khiêu vũ thì không? Tại sao lại phải đặt ra thêm "thuật ngữ riêng với những người học khiêu vũ"? Mình không tin là các thày giáo khiêu vũ Nga lại dùng các "thuật ngữ riêng" khi bàn tới âm nhạc trong khiêu vũ, nhất là khi thuật ngữ đó xung khắc với thuật ngữ đúng!
Ở Việt Nam, các vũ sư Vũ Chí Dũng, thành viên Vodanh... hay thành viên Live2Dance (người Việt sinh sống ở Canada) luôn nói năng chuẩn mực khi giảng dạy và viết bài (các vấn đề khiêu vũ có liên quan đến âm nhạc), họ nhận được rất nhiều sự quan tâm với những vấn đề họ trình bày, không có ai nhận xét vì họ dùng đúng từ âm nhạc mà vấn đề họ nói trở nên khó hiểu cả, trái lại! Các vũ công trong nước như Hồng Việt, Vĩnh Thành, Chí Anh, Khánh Thi,... hay các vũ sư Đức, Thái, Nhật (đặc biệt bà Bacbara Ambross, Slovenia, người rất gioỉ về nhạc lý trong khiêu vũ) mà mình có dịp tập huấn cũng thế, không thấy họ tìm cách sáng tạo ra các thuật ngữ âm nhạc riêng khi giảng dạy bao giờ.
Ở một bài viết khác, mình từng góp ý: "việc dùng đúng thuật ngữ là cần thiết và rất quan trọng để người đọc hiểu đúng ý mình", nhất là khi, qua các bài viết, bạn đã được nhiều người tin tưởng về kiến thức khiêu vũ của bạn, sẽ là thế nào nếu trong những người đọc bạn, nhiều người chưa có hay có rất ít kiến thức (âm nhạc, khiêu vũ) để tự phân biệt hay suy luận điều bạn thật sự định nói? Họ sẽ tiếp tục mang những "khái niệm riêng" mà bạn sáng tạo ra để xây dựng nền móng cho mình, và có thể, đi giảng giải cho người khác?!
Mặt khác, trong này cũng có những bạn (như Neutr chẳng hạn) đã biết khá nhiều về âm nhạc nhưng rất ít về khiêu vũ vì bây giờ mới học, nghe những giải thích của bạn thì sẽ hoang mang biết chừng nào, tại sao thuật ngữ, khái niệm âm nhạc trong khiêu vũ lại "xung khắc" với những điều bạn ấy đã được học thế? trong khi đáng ra phải bổ túc, hỗ trợ mới phải chứ?!...
Mình rất muốn trở thành "anh em" với bạn, nhưng không nhất thiết phải "đánh nhau vỡ đầu" đâu. Hiểu thế nặng nề quá. Đây chỉ là những góp ý chân tình cho một người bạn trẻ, có năng lực để đi xa hơn mình thôi. Thấy bạn không thoải mái mình cũng áy náy lăm!
Thân chào.
Anh như loài tằm nhỏ
Một đời dệt tơ quanh!
Những lời bạn Hanoian nói là rất đúng! Mình không có gì để phản kháng cả!
Chỉ hi vọng không nói tới các thầy cô giáo người Nga của mình thôi!
Khi giảng dạy họ chỉ bọn mình cách nghe các nhịp trống để nhảy, chứ không bàn luận hay nói gì về âm nhạc cả!![]()
Hiện có 1 người đang xem chủ đề này. (0 Thành viên và 1 Khách viếng thăm)
Đánh dấu