Page 2 of 4 FirstFirst 1234 LastLast
Results 11 to 20 of 38

Thread: Bài viết về Tango sưu tầm...!

  1. #11
    Họ tên
    Tạ Quốc Dũng
    Đến từ
    TP HCM
    Tham gia
    Feb 2009
    Bài viết
    499
    Rep Power
    84
    Cảm ơn / Thích

    Default

    Những kiến thức trong những bài viết và bản dịch trên rất có giá trị đối với những bạn đang chơi Tango. Có những điều tưởng giản đơn nhưng Ta.Tango tin là phải mất hàng chục năm mới có thể đạt được những kiến thức trên. Tuy nhiên có duyên thì sẽ đạt sớm hơn.
    This blog gives info on Milongas, practicas, lessons and other activities organized and attended by Ta.Tango, shares experiences, and meets new friends from all over the world!
    www.ta-tango.blogspot.com

    Other useful tango website
    http://www.tangoandchaos.org/

  2. #12
    Họ tên
    Tạ Quốc Dũng
    Đến từ
    TP HCM
    Tham gia
    Feb 2009
    Bài viết
    499
    Rep Power
    84
    Cảm ơn / Thích

    Default

    Tango – Tiểu sử một đam mê
    Người viết: Lê Cảnh Hoằng và Ruby31

    Điệu vũ tango argentino có nguồn gốc từ các điệu nhảy Habanera, MilongaTango andaluz. Điệu Milonga xuất thân từ một làn điệu đồng áng dân gian, điệu vũ vui tươi này mang đủ sắc thái của cư dân da đen, da màu hòa lẫn với cá tính những nhóm dân nhập cư. Habanera là một điệu vũ Cuba du nhập vào Achentina] thời 1860, dân bản xứ nhảy điệu Habanera như muốn nói lên nỗi niềm của những kẻ bị thống trị. Mười năm trước đó điệu Tango andaluz cũng đã được nhập cảng và không bao giờ vắng mặt trên những sân khấu bình dân trong lòng thủ đô Buenos Aires.

    Vào điểm giao thời giữa hai thế kỷ 19 và 20 đất nước non trẻ Achentina ở giữa một thời đại hoàng kim, Buenos Aires nở rộ trong phồn vinh và được xem như là một Paris của Nam Mỹ. Từ các vùng nghèo khổ khắp châu Âu một làn sóng di dân trổi dậy, dân chúng đổ xô về đây sinh sống khiến thành phố mới này tràn ngập và muốn nổ tung vì dân nhập cư. Cuộc sống khốn khổ không việc làm, không địa vị, không uy tín, thiếu bóng phụ nữ, đám tị nạn cơ cực chỉ còn có một lối thoát tinh thần trong những không gian của tận đáy xã hội, tìm quên trong quán nhậu, ổ điếm, sòng bài … và âm nhạc. Tango là nơi để họ thể hiện nỗi đau đớn và khát vọng về tình yêu, cuộc sống.

    Tango là khiêu vũ những nỗi niềm sầu muộn[[8]] câu nói đi vào lịch sử Tango của Enrique Santos Discépolo, nhà nhạc sĩ Tango nổi danh người Achentina. Thật vậy, tất cả hy vọng và nỗi niềm năm xưa của đám người di dân vẫn ấp ủ trong mỗi bước Tango. Dẫu phải mang chịu một ít tai tiếng dèm pha, Tango vẫn luôn luôn thanh lịch tự mãn: Trên sàn gỗ gã vũ khách ôm ghì lấy thân người kỹ nữ, dìu những bước vũ bão nhưng hình như vẫn chỉ muốn tự riêng mình thống thiết những tâm sự cô đơn. Tango không còn mang làn điệu sinh động vui tươi như những bước chân ngày đầu sơ khai nữa. Những lãng mạn u sầu, thậm chí những khổ đau hiện diện rõ ràng qua những bước nhảy cầu kỳ.

    Và cuộc đời cũng khá khắc nghiệt với „Tango argentino“. Tango, những vòng tay say đắm siết cứng lấy nhau, những bước chân đa tình kéo lê chầm chậm giữa sàn, lập tức bị Vatican lên án là khiếm nhã và xúc phạm thuần phong. Trong qui chế khiêu vũ của thành phố Vienna (thủ đô nước Áo) cho tới năm 1913 Tango vẫn không được ghi vào danh sách những điệu vũ chọn lọc. Ngay tại xứ sở của mình, thành phần ưu tú và giới thượng lưu Achentina tẩy chay Tango vì nơi chốn xuất thân không được mấy tốt đẹp của điệu nhảy. Người ta hổ thẹn với cái sản phẩm bỗng đâu trỗi lên từ những ổ điếm, những cống rãnh của thành phố.

    Nhưng sự việc bỗng thay đổi hẳn khi Tango minh chứng được thành công rực rỡ của mình … tại Paris, Được du nhập vào Âu châu khoảng 1910, Tango nhanh chóng cuốn hút linh hồn những giới khách ăn đêm và các vũ trường những thành phố hoa lệ để từ đó đồng loạt dấy lên một cao trào Tango trong các chốn ăn chơi sang trọng châu Âu và Paris nói riêng. Những lớp học nhảy, những nhóm người yêu thích Tango mọc lên trên mọi ngõ phố từ xóm bình dân cho đến khu thành sang trọng, Tango được mọi giới mở rộng bàn tay chào đón.Và từ đó, Tango đã quay trở lại Achentina với bộ mặt mới đầy kiêu hãnh.

    Năm 1940, trong khi Âu châu nằm dưới thảm họa chiến tranh, nền kinh tế của Achentina phát triển rất rực rỡ. Vũ trường theo đó mọc lên như nấm, Buenos Aires thời gian này có tới 600 giàn nhạc nhảy và nhiều đại vũ trường có thể lên chứa đến 2000 người. Và ở đâu cũng mỗi một điệu nhảy - Tango. Tango trở thành điệu nhảy của đất nước, là một phần của văn hoá Achentina. Cũng từ thời điểm này bước Tango chuyển biến đa dạng và quyến rũ hơn, để từ từ trở thành nền tảng cho điệu Tango hiện nay. Tao nhã, tài tình, một hình thái Tango hoàn mỹ. Tango cũng không còn là “Khiêu vũ những nỗi niềm sầu muộn” mà đã là tấm gương phản ánh tất cả các cung bậc tình cảm của cuộc sống.

    Ngày 30/9/2009, Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên hợp quốc (UNESCO) đã chính thức công nhận Tango - loại hình văn hóa bao gồm cả nhạc, vũ đạo và ca từ của Argentina và Uruguay vào Danh mục Di sản phi vật thể của nhân loại.
    Trong trang web chính thức, UNESCO tuyên bố: "Truyền thống Tango của Argentina và Uruguay, mà ngày nay đã được cả thế giới biết tới, ra đời tại hạ lưu dòng Sông Bạc (Río de la Plata) trong lòng các tầng lớp bình dân của hai thành phố Buenos Aires và Montevideo….Âm nhạc, điệu nhảy và chất thơ của Tango vừa là biểu trưng, vừa cổ vũ tính đa dạng và đối thoại văn hoá”.


    Em có muốn hiểu về Tango, không em?


    Hãy nhắm mắt lại và tựa vào ngực anh


    Hoà mạch đập trái tim vào giai điệu


    Vẽ bức tranh trên nền nhạc bằng đôi chân thanh mảnh


    Và thở chung một hơi thở Tango…


    Source
    http://www.argentinetango-club.com/D...id=292&Nid=373
    Last edited by TaTango; April 14th, 2010 at 03:35 PM.
    This blog gives info on Milongas, practicas, lessons and other activities organized and attended by Ta.Tango, shares experiences, and meets new friends from all over the world!
    www.ta-tango.blogspot.com

    Other useful tango website
    http://www.tangoandchaos.org/

  3. #13
    Họ tên
    Tạ Quốc Dũng
    Đến từ
    TP HCM
    Tham gia
    Feb 2009
    Bài viết
    499
    Rep Power
    84
    Cảm ơn / Thích

    Default

    Milonga triste
    Người viết: Ruby31

    Milonga triste mở đầu bằng tiếng bass trầm đục khiến mọi hơi thở dường như chùng xuống. Xen lẫn vài tiếng piano rời rạc đưa đẩy tâm hồn về với cõi xa vắng của quá khứ. Tiếng bass chìm sâu hơn nhường chỗ cho tiếng piano buồn lẻ loi, kỷ niệm như những thước phim quay chậm hiện về, những nỗi buồn mơ hồ ngày càng rõ nét. Những vết thương bắt đầu đứt chỉ khi tiếng harmonica cất lên đầy day dứt. Tiếng harmonica càng kéo dài da diết những vết thương lòng càng như vỡ oà. Không có chỗ dành cho nước mắt, chỉ có trái tim quằn quại trong nỗi đau đớn khôn nguôi. Người ta nói "“Milonga triste – khuấy đảo nỗi đau trong quá khứ, làm chảy máu những vết thương lòng tưởng chừng đã khép” quả thật không sai.




    Nhạc: Sebastian Piana
    Lời: Homero Manzi
    Người dịch: Ruby31

    “Những vì sao cứ cao vời vợi trong đêm trắng.
    Nỗi cô đơn bật khóc trên mỗi dây đàn”

    Ngày em đến
    Đôi mắt long lanh ánh trăng dịu dàng
    Ngày em đến
    Mái tóc buông lơi bay bay nhẹ nhàng
    Nụ hôn ấy, tưới mát hồn tôi với bao nồng nàn

    Giờ xa vắng, bước chân lang thang cô đơn bụi đường
    Buồn cay đắng,gọi mãi tên em trong cơn mơ màng
    Người yêu dấu, mở mắt đi em, ánh trăng dịu dàng
    Tàn đêm trắng, chỉ tiếng ngân xa chuông ai nguyện hồn
    Tìm đâu thấy,. chìm khuất khơi xa vầng trăng vỡ oà.

    Người yêu hỡi, tìm bước chân em trên con đường nhỏ
    Gọi em mãi, gọi mãi tên em trong tiếng kinh cầu
    Nghĩa trang vắng, lạnh toát hồn anh trong nỗi đau sầu
    Thèm hơi ấm mái tóc buông lơi bay bay nhẹ nhàng
    This blog gives info on Milongas, practicas, lessons and other activities organized and attended by Ta.Tango, shares experiences, and meets new friends from all over the world!
    www.ta-tango.blogspot.com

    Other useful tango website
    http://www.tangoandchaos.org/

  4. #14
    Họ tên
    Thái Thanh Trúc
    Đến từ
    TP HCM
    Tham gia
    Jan 2010
    Bài viết
    21
    Rep Power
    34
    Cảm ơn / Thích

    Default

    Cho em hỏi là khi ban nhạc chơi một bản Tango Argentino, họ thường dùng những nhạc cụ gì ạ?

  5. #15
    Họ tên
    Lâm Quý
    Đến từ
    TP HCM
    Tham gia
    Jan 2010
    Bài viết
    23
    Rep Power
    34
    Cảm ơn / Thích

    Default

    Theo tôi biết thì họ thường dùng đàn guitar, bandoneon, violin, piano, contrabass

  6. #16
    Họ tên
    Tạ Quốc Dũng
    Đến từ
    TP HCM
    Tham gia
    Feb 2009
    Bài viết
    499
    Rep Power
    84
    Cảm ơn / Thích

    Default

    Xin bổ sung bài viết


    Giới thiệu chung về nhạc Tango

    Sưu tầm: Ruby31


    "Tango vốn bắt nguồn từ nhiều điệu nhảy khác nhau. Theo các nhà nghiên cứu âm nhạc nói chung và tango nói riêng thì năm 1999 người ta đã có thể kỷ niệm tròn một thế kỷ ngày sinh của nó (1). Tango ra đời tại châu Mỹ La Tinh, vùng Río de la Plata, nơi con sông Paraná đổ ra biển, giữa Uruguay và Achentina. Ngày nay tango đã trở nên một loại hình âm nhạc không thể tách rời với tên tuổi thủ đô của hai quốc gia ở trên là Montevideo và Buenos Aires. Tango ngày nay cũng mang đậm nét văn hóa của nhiều vùng khác thuộc châu Mỹ Latinh.

    Đầu thế kỷ 20, từ những năm 1910, tango chuyển mình sang châu Âu, nó nhanh chóng trở thành một trong những loại hình âm nhạc được phổ biến và yêu thích nhất. Cho đến những năm giữa của thập niên 60, tango bước vào kì khủng hoảng. Và cuối thế kỷ 20 tango lại một lần nữa bùng dậy với nhiều thể hiện cách tân của nhà cách mạng tango Astor Piazzolla. Tango đã sải những bước dài vuợt qua mọi thăng trầm, vượt lên mọi điều tiếng, vượt mọi tầng lớp xã hội, đi vào lòng người yêu âm nhạc những bước đằm thắm. Tango không còn chỉ là riêng một điệu nhảy, tango đã trở thành riêng một loại hình âm nhạc, tango có mặt cả trong những dàn nhạc giao hưởng, đi vào các vùng âm nhạc cổ điển cho tới hiện đại, Tango không lời, không bước nhảy vẫn lên ngôi… Tango đã tạo nên cả một thế giới riêng cho chính bản thân nó. Theo Academia Nacional del tango tại Buenos Aires thì có tới trên dưới 15.000 bản tango khác nhau. Trong đó khoảng 1/3 là những bản nhạc tình.

    Về nhạc lí, tango ban đầu vốn là nhạc không lời, cho đến những năm 1910, người ta bắt đầu đặt lời cho các bài hát tango và viết ra những bản nhạc tango với lời ca. Ban đầu, tango được sáng tác dựa theo nhịp 2/4, sau này tango trở nên buồn hơn và thường đổi qua với nhịp 4/4 hay 4/8. Người ta cũng đã thu âm nhiều tác phẩm được trình diễn với lối hòa âm khác nhau trong cùng một tác phẩm "

    Nhạc Tango được phân biệt với các thể loại nhạc nhảy khác ở 2 điểm: không có trống và sử dụng bandoneon. Bandoneon là một nhạc cụ của Đức nhìn tương tự như đàn accordion hay organ. Đàn Bandoneon được thiết kế để thay thế organ chơi trong dàn nhạc của nhà thờ trước kia – nơi mà không đủ khả năng tài chính để dùng organ. Cũng như những yếu tố văn hoá du nhập vào Achentina khác, Bandoneon cũng nhanh chóng tìm được chỗ đứng của mình trong đời sống tinh thần tại Achentina.




    Bạn có thể dễ dàng nhận thấy Tango không sử dụng trống để giữ nhịp (beat). Các nhịp nhạc được nhận biết nhờ âm bass và các quãng âm trầm của piano được hỗ trợ cùng với bandoneon, vionlin hoặc là quãng âm cao của piano đi kèm các giai điệu đầy lôi cuốn.

    Nhạc Tango về cơ bản có 3 loại bao gồm:
    - Tango – tango
    - Tango – vals
    - Milonga

    Đặc trưng của nhạc Tango – tango là nhạc mạnh mẽ, da diết và đầy tâm trạng.
    Đặc trưng của nhạc Tango –vals là mềm mại, mượt mà, du dương.
    Đặc trưng của nhạc Milonga là tiết tấu nhanh, vui tươi.

    Ngoài ra, hiện nay còn có một số thể loại nhạc tango khác như: tango neuvo, tango neo…

    Khi bắt đầu chơi Tango, người nhảy thường thích các bản nhạc từ những năm 1940s đến 1950s - thời kỳ hoàng kim của Tango. Khi có nhiều kinh nghiệm chơi tango hơn, người chơi sẽ thích thú với các bản nhạc Tango hiện đại được phối đầy ngẫu hứng như nhạc jazz và tạo ra nhiều thách thức đối với người xử lý nhạc.


    This blog gives info on Milongas, practicas, lessons and other activities organized and attended by Ta.Tango, shares experiences, and meets new friends from all over the world!
    www.ta-tango.blogspot.com

    Other useful tango website
    http://www.tangoandchaos.org/

  7. #17
    Họ tên
    Tạ Quốc Dũng
    Đến từ
    TP HCM
    Tham gia
    Feb 2009
    Bài viết
    499
    Rep Power
    84
    Cảm ơn / Thích

    Default

    Lịch sử phát triển âm nhạc Tango


    Người dịch: Ruby31

    Các bằng chứng cho thấy nhạc Tango đã được hát và biểu diễn trên sân khấu tại Buenos Aires từ giữa thế kỷ 19 (mặc dầu nếu chúng ta nghe được thể loại nhạc này, có thể chúng ta không nghĩ đó là nhạc Tango vì nó khác rất xa nhạc Tango hiện nay). Thời điểm đó ban nhạc Tango thường bao gồm: vĩ cầm, ghi ta và sáo hoặc độc tấu piano. Các bản nhạc Tango khi đó được sáng tác tuỳ hứng trong các quán bar.

    Bản nhạc Tango cổ nhất còn được lưu giữ được viết vào những năm 1890s bởi nghệ sỹ dương cầm Rosendo Mendizabal, có tên là El Entrerriano. Từ sau thời kỳ này, các bản nhạc Tango bắt đầu được sáng tác, ghi chép một cách chuyên nghiệp hơn.Các hình thức biểu diễn nhạc Tango cũng phát triển đa dạng hơn và thường bao gồm một ca sỹ hát cùng với cây đàn ghi ta hoặc là một ban nhạc hoặc là độc tấu với đàn dương cầm.Các bản nhạc Tango vào thời kỳ này mang nặng âm hưởng Tây Ban Nha và không có các nhạc cụ đặc trưng của nhạc Tango hiện thời.


    Bản nhạc Tango nổi tiếng đầu tiên được viết vào năm 1905 do Angel Villoldo - một ca sỹ kiêm nghệ sỹ ghi ta. Đó là bản Elchoclo, một trong những bản nhạc Tango đặc trưng nhất và Tango nhất. Villoldo là một nhạc sỹ có ảnh hướng lớn tới dòng nhạc Tango, rất nhiều bản nhạc của ông vẫn được chơi cho tới ngày nay. Điều thú vị là ông viết El choclo để sử dụng cho một vở hài kịch do ông diễn (choclo có nghĩa là hạt ngô). Tuy nhiên, lời bài hát của ông nhanh chóng bị quên lãng và được thay thế bằng các lời hát hấp dẫn và trữ tình hơn vào những năm 1940 và El choclo theo đó trở thành một bản nhạc Tango bất hủ.


    Khi những người Ý nhập cư vào Buenos Aires, họ đem đến cho Tango một âm hưởng mới, dưới ảnh hưởng của những bài hát Neapolitan cùng một phong cách chơi violion trữ tình hơn khiến cho các bản nhạc Tango trở nên ngọt ngào hơn.


    Năm 1910, Bandoneon được nhập cảnh vào Buenos Aires. Bandoneon là một nhạc cụ của Đức nhìn tương tự như đàn accordion hay organ. Có thể nói Bandoneon là một trong những nhạc cụ khó học nhất với 2 bàn phím, mỗi phím đàn không đặc trưng cho bất kỳ nốt nhạc nào. Các nốt nhạc cất lên từ bàn phím như thế nào còn phụ thuộc sự chuyển động đẩy vào trong hay ra ngoài của chính hai bàn phím đó. Nhưng cũng chính vì sự phức tạp đó mà Bandoneon có thể cho phép các nhạc sỹ có thể tuỳ hứng biến tấu các nốt nhạc với các âm thanh đẹp tuyệt vời và biến đổi khôn lường.


    Năm 1912, Tango ghi bản nhạc đầu tiên Juan Maglio, "Pacho", nhạc sỹ bandoneon. Bản nhạc chơi bằng bandoneon - nhạc cụ chính cùng với sáo, vĩ cầm và ghi ta. Sự thành công vang dội của bản nhạc đã biến Bandoneon trở thành một nhạc cụ quan trọng của Tango.

    Sự thành công của nhạc Tango luôn đi cùng với điệu nhảy Tango và cũng chính điệu nhảy Tango đã giới thiệu dòng nhạc Tango với thế giới. Những người Argentina trẻ tuổi và giàu có khi sang Châu Âu đã đem điệu nhảy Tango đến với các quán bar, các vũ trường. Điệu nhảy thanh lịch và gợi tình đã nhanh chóng được yêu mến tại Paris và trở thành một điệu nhảy được ưa chuộng tại các nơi chốn sang trọng.

    Quay trở lại Achentina bằng bộ cánh mới, Tango trở thành niềm kiêu hãnh của người dân Achentina. Các giai điệu Tango tràn ngập đường phố Buenos Aires. Năm 1915, Pascual Contursi viết lời cho bản Mi Noche Triste. Năm 1917, Carlos Gardel thu lời bài hát. Carlos Gardel là ca sỹ đồng quê nổi tiếng thời bấy giờ, thời mà nhạc đồng quê đang chiếm lĩnh sân khấu âm nhạc tại Buenos Aires. Thật ra lời bài hát có phải do Contursi viết hay không vẫn còn đang là đề tài gây tranh cãi nhưng Carlos Gardel thì đúng là người đã khiến bản nhạc Mi Noche Triste trở nên bất tử. Giọng hát trầm ấm đầy cảm xúc diễn tả nỗi đau thương mất mát của người đàn ông mất đi người yêu dấu đã khiến cả thế giới xúc động.


    Carlos Gardeltrở thành biểu tượng âm nhạc của thế giới sử dụng tiếng Tây Ban Nha. Cuộc đời đầy đau khổ của ông - một đứa con không được thừa nhận của một nghệ sỹ Pháp nổi tiếng, tính cách nhân hậu, tài năng soạn nhạc, cái chết thảm khốc trong vụ tai nạn máy bay ở tuổi 44 khi tài năng đang nở rộ, và tất nhiên, cùng vơi giọng hát tuyệt vời của ông đã khiến ông trở thành một người hùng của thế giới Tango, một biểu tượng sống mãi trong lòng người dân Buenos Aires.


    Năm 1916, Roberto Firpo, một nghệ sỹ dương cầm nổi tiếng, người đứng đầu trong các ban nhạc Tango thành công thời bấy giờ, người đã tạo ra một ban nhạc Tango chuẩn bao gồm 2 bandoneon, 2 vĩ cầm, một piano và double bass – sau khi nghe một hành khúc của một người Uruguay tên Gerardo Mattos Rodriguez đã quyết định sử dụng các nhạc cụ trên cho các bản nhạc Tango. Kết quả là bản nhạc Tango nổi tiếng nhất mọi thời đại đã ra đời, La Cumparsita. Sau này Pascual Contursi đã viết lời cho bản nhạc- một câu chuyện tình đau thương, sau đó được Gardel thu âm, đã khiến La Cumparsita trở thành bản nhạc được chơi bởi mọi ban nhạc Tango trên thế giới và trở thành Biểu tượng của Tango.


    Hầu hết các nhạc sỹ Tango thời kỳ đầu đều là những người tự tìm tòi với nhạc Tango. Từ những năm 1920s, các nhạc sỹ được đào tạo chuyên cho Tango mới bắt đầu xuất hiện, một trong những nhạc sỹ nổi tiếng đó là nhạc sỹ dương cầm Julio De Caro. Ban nhạc nổi tiếng của ông vào những năm 1920 và tiếp theo là nhạc sỹ bandoneon Pedro Laurenz vào những năm 1930, giới thiệu những bản nhạc Tango với tiết tấu chậm hơn, phức tạp và thanh lịch hơn nhưng cũng xa rời hơn với nhạc nhảy.

    Tiếp đó năm 1935, là thời của hai nhạc sỹ Tango nổi tiếng Juan: D'Arienzo và Rodolfo Biagi.D'Arienzo là một nghệ sỹ violon nhưng không nổi tiếng lắm, đến năm 1935 ông thành lập ban nhạc và tỏ rõ tài năng của mình với tư cách là một người đứng đầu ban nhạc và soạn nhạc. Cùng với Rodolfo Biagi, ông tạo ra một trường phái nhạc với tiết tấu nhanh hơn, pha các tiết tấu điện tử vào giai điệu Tango và ngay lập tức khiến cho những người chơi Tango say mê và ngưỡng mộ. Mặc dầu nhạc của D'Arienzo-Biagi không được lòng những người nghiên cứu âm nhạc Tango thời bấy giờ nhưng lại rất được ưa chuộng tại các sàn nhảy và tạo ra một trào lưu mới về Tango những năm 1930.


    Năm 1935 được coi là thời kỳ bắt đầu của Thời kỳ vàng của Tango và thập kỷ tiếp theo được coi là thời hoàng kim của Tango với rất nhiều những sang tạo vượt bậc về mọi mặt. Thời điểm này, điệu nhảy Tango trở thành một trong những điệu nhảy đôi quyến rũ nhất, tinh tế nhất và gợi tình nhất thế giới. Người soạn nhạc, người tổ chức, người viết nhạc, ca sỹ đều đạt đến đỉnh cao nhất trong Tango. Nhiều ban nhạc đình đám nhất của Tango đều xuất hiện vào thời điểm này: Anibal Troilo , Carlos Di Sarli , Miguel Calo, Lucio Demare, Alfredo De Angelis or Osvaldo Pugliese … Sự toả sáng ở lĩnh vực này làm nền cho lĩnh vực kia, tất cả hoà vào với nhau cùng đưa Tango lên đỉnh cao để đạt được những thành công vang dội nhất.

    Tại thời điểm này thế giới Tango luôn nhắc đến ‚Guardia Nueva’ – đội quân tiền phong gồm những tên tuổi như:
    Carlos Gardel (giọng); Osvaldo Pugliese, Roberto Firpo, Francisco de Caro (dương cầm); Julio de Caro, Francisco Canaro (vĩ cầm); Anibal Troilo, Osvaldo Fresedo, Pedro Maffia, Pedro Laurenz, Astor Piazzolla, Eduardo Arola, Agustín Bardi và Juan Carlos Cobián (bandoneon)...
    Với nhân sự mỗi ngày hùng hậu hơn, giàn nhạc cho phép cá nhân có thể triển khai sở trường của mình. Mỗi tay đàn qua đó có cơ hội tự khoe sắc màu, diễn tả những ý nhạc khác nhau theo xúc cảm. Dòng nhạc không còn đơn điệu nữa, trái lại với phối khí hài hoà, người nghe vẫn cảm nhận được những dũng mãnh của một Eduardo Arola sống động hoặc của Agustín Bardi vui đùa, quyện vào đó những làn điệu lãng mạn của Osvaldo Fresedo.


    Vào cuối những năm 1940, khi dòng nhạc Tango đã phát triển quá mạnh mẽ thành một dòng nhạc riêng, nhạc Tango và điệu nhảy bắt đầu tách rời nhau. Đó là khi các nhạc sỹ bắt đầu quan tâm đến việc sáng tác cho các thính giả nghe nhạc, để ghi âm và phát sóng; các ca sỹ cũng mong muốn trở thành các ngôi sao ca nhạc hơn là hát cho những người chơi Tango. Trong một thời gian, nhạc Tango và điệu nhảy bắt đầu đi song song tách rời nhau.

    Đến năm 1955, một thể chế mới đánh đổ thể chế của Peron và thành lập một thể chế chính trị mới đã đẩy Tango vào một giai đoạn vô cùng khó khăn. Nhạc Rock and Roll thay thế cho nhạc Tango tràn ngập vào Achentina, các vũ trường bị đóng cửa và Tango chỉ còn là các bóng dáng lẩn khuất chui lủi. Các nhạc sỹ Tango bị đưa vào danh sách đen hoặc bỏ tù vì dính líu đến thể chế của Peron.


    Năm 1950, một nhạc sỹ bandoneon tài năng tên Astor Piazzolla đã rời Buenos Aires tới Paris để nghiên cứu về nhạc cổ điển với Nadia Boulanger. Mặc dù sinh ra tại Achentina, ông lại lớn lên tại Mỹ và quay trở lại Buenos Aires khi trưởng thành và chơi trong dàn nhạc của Anibal Troilo và đã đạt được một số thành tựu nhất định trước khi thành lập nhóm nhạc của mình vào năm 1946. Ôg nhanh chóng nhận ra rằng mình không thể thành công nếu tiếp tục chơi theo phong cách Tango truyền thống. Với những hiểu biết của mình về Tango, từng được làm quen với nhạc jazz tại Mỹ, và chút kiến thức về nhạc cổ điển, Piazzolla sáng tạo ra một thể loại nhạc Tango mới - Tango Nuevo. Với mục tiêu sáng tác nhạc Tango để nghe hơn là để chơi, Piazzolla đưa giai điệu của jazz vào Tango khiến nó khác xa với những gì mà người chơi mong đợi.

    Khi nhạc Tango Nuevo của Piazzolla được chơi tại Buenos Aires, nó đã gây ra một làn sóng phản đối. Nhiều người cho rằng đó không còn là nhạc Tango nữa. Tuy nhiên, nhạc của ông lại được ủng hộ tại Châu Mỹ và Châu Âu và sự thành công của nhạc Tango Nuevo đã khiến sự phản đối tại Achentina dịu đi. Những nhạc sỹ và nghệ sỹ biểu diễn Tango đã tìm thấy ở nhạc củaPiazzolla sự tự do, hiện đại và thích hợp để biểu diễn hơn Tango truyền thống (vốn phù hợp với Tango giao lưu). Hầu hết nhạc Tango mới hiện nay đều đi theo trường phái của Piazzolla.


    Sự đỗ vỡ của thể chế quân đội tại Achentina vào năm 1983, và sự thành công vang dội của loại hình Tango biểu diễn trên toàn thế giới đã đưa Tango trở lại thời kỳ vàng son. Sự quan tâm trở lại với Tango đã đưa nhạc Tango của thời kỳ vàng quay trở lại. Các đĩa CD về Tango tràn ngập đường phố, Achentina còn mở hẳn một kênh phát sóng trên radio và kênh FM chỉ dành riêng cho Tango. Thế hệ các nhạc sỹ và nghệ sỹ Tango mới phát triển loại hình Tango Nuevo và tìm tòi sáng tạo trên cả Tango truyền thống. Các nhạc sỹ Tango đi theo trường phái của Piazzolla nhưng không vì thế mà họ từ bỏ Tango truyền thống bởi vì họ cũng nhận thấy hầu hết mọi người đến với nhạc Tango đều thông qua điệu nhảy Tango.

    Nhạc Tango bắt đầu một thời kỳ mới…

    http://www.argentinetango-club.com/D...id=292&Nid=378
    Last edited by TaTango; April 15th, 2010 at 04:50 PM.
    This blog gives info on Milongas, practicas, lessons and other activities organized and attended by Ta.Tango, shares experiences, and meets new friends from all over the world!
    www.ta-tango.blogspot.com

    Other useful tango website
    http://www.tangoandchaos.org/

  8. #18
    Họ tên
    Tạ Quốc Dũng
    Đến từ
    TP HCM
    Tham gia
    Feb 2009
    Bài viết
    499
    Rep Power
    84
    Cảm ơn / Thích

    Default

    TANGO ARGENTINO

    Nguyễn Xuân Quang
    Nói đến Argentina, giới một điệu bóng đá nghĩ ngay tới Agentina đã ba lần đoạt giải túc cầu thế giới, nghĩ ngay tới đội tuyển Boca Junior, nghĩ ngay tới cầu thủ lừng danh của Argentina là Diego Maradona. Nói đến Argentina, những người sành điệu ăn uống nghĩ ngay tới những món thịt nướng, nghĩ ngay tới beef steak bò đi bộ Argentina. Nói đến Argentina, về lịch sử, ta nghĩ tới Evita, một cô gái giang hồ trở thành một vị nữ tổng thống của dân nghèo, “Don’t Cry For Me, Argentina”…
    Và còn rất nhiều nữa. Nhưng nói tới Argentina, giới nhẩy nhót ăn chơi không thể không nghĩ tới Tango Argentino. Đến Argentina không thể không nghe nói tới Tango. Đến Buenos Aires là đến với Tango, đến với Las Tanguerías de Buenos Aires.
    Tango là cái Không Khí Trong Lành (Buenos Aires) mà người porteños (cư dân Buenos Aires) hít thở suốt đời. Tango diễn tả lời than van sầu não của kiếp người, cái khắc khoải của tình yêu. Tango thăng trầm, nổi trôi với đời người và vận nước Argentina. Đã có lần chính quyền cấm nhẩy Tango nhưng người dân Argentina vẫn nhẩy Tango trong trái tim mình, trong thớ thịt mình. Tango diễn đạt cái nền móng văn hóa Argentina. Tango là niềm kiêu hãnh quốc gia, dân tộc của Argentina.
    Dĩ nhiên chúng tôi cũng không thể cầm… chân lại được, không thể không tìm đến với Tango Argentino. Chúng tôi tìm đến show Tango El viejo Almacén. Show này đã được liệt kê trong quyển sách Một Ngàn Nơi Phải Xem Trước Khi Chết (1.000 Places To See Before You Die) của Patrica Schultz. Bên cạnh những show biểu diển thật điệu nghệ mang tính chất nghệ thuật siêu tinh tế này, Tango tung bước khắp nơi. Nếu muốn thơ mộng, tình tứ, lãng mạn, riêng tư hơn để thưởng thứcTango với người thân thì có thể tìm tới những bar rượu với cảnh trí thiên nhiên, dưới ánh đèn mờ, vào lúc nửa khuya về sáng, một trong những bar rượu được ưa chuộng nhất là Bar Sur (299 calle Estados Unidos, San Telmo, ĐT 54/1-4362-6086). Muốn tìm thấy cái linh hồn đích thực chân chất của Tango thì tìm đến các hang cùng ngõ hẻm, đầu đường, xó phố, chợ trời… ở Buenos Aires gỗ đá cũng mang sắc mầu Tango. Hãy lấy một ví dụ, ngay ở bến cảng cũ Puerto Madero cũng có một cây cầu mang tên Tango do kiến trúc sư Santiago Calatrava họa kiểu, xây năm 2001. Chiếc cầu xoay mang hình bóng một cặp nam nữ đang nhẩy Tango.


    Cầu Tango ở Puerto Madero, Buenos Aires.
    Cầu có phần sàn cầu uốn cong mang hình ảnh của một vũ công nữ đang rướn cong người lên và phần nọc nhọn đâm nghiêng lên trời biểu tượng cho vũ công nam đang đứng nghiêng người nâng người nữ. Quí độc giả nhìn cầu có mường tượng ra được không? Để giúp cho dễ hình dung ra, xin đối chiếu cây cầu Tango này với hình một cặp vũ công đang nhẩy Tango dưới đây:



    Cặp vũ công mang hình ảnh cây cầu Tango ở Puerto Madero (ảnh của tác giả).
    Tango gợi tới hình ảnh một người nam một người nữ quấn chặt vào nhau trong một điệu nhẩy hết sức gợi cảm.


    (ảnh của tác giả).

    Người nữ mặc váy ngắn xẻ cao tới háng, đi giầy cao gót, áo ngắn, có hay không có khăn quàng cổ. Người nam trước đây thường là dân bản địa, nghèo, thích đội mũ bẻ cụp vành xuống, khăn quàng cổ buông lỏng, đong đưa, giầy cao gót, dao dắt tòng teng bên thắt lưng. Về sau người nam thường đóng bộ, mặc vét ngược đời không theo thời trang đương thời.


    (ảnh của tác giả).

    Lịch sử Tango có từ hơn một thế kỷ qua nhưng nguồn gốc thật sự của Tango không biết rõ, có nhiều giả thuyết. Có giả thuyết cho rằng giới trẻ thượng lưu ở Rio de la Plata (còn gọi là Dòng Sông Bạc, dòng sông rộng nhất thế giới, chẩy qua Buenos Aires) nhái lại điệu nhẩy của những nô lệ da đen đến từ châu Phi. Danh từ Tango có thể có gốc từ ngôn ngữ châu Phi có nghĩa là «chỗ thân cận» hay «nơi được dành riêng». Hoặc có gốc từ tiếng Bồ Đào Nha có nguồn cội từ Latin tanguere, có nghĩa là «tiếp xúc», được các nô lệ người Phi châu dùng. Dù cho là nguồn gốc thế nào đi nữa thì Tango cũng chỉ chỗ những người gốc châu Phi tụ tập lại với nhau để nhẩy nhót.
    Vào cuối năm 1800 và đầu năm 1900, có những đợt di dân ồ ạt tới Argentina. Năm 1869 Buenos Aires chỉ có dân số khoảng 180.000 người. Đến năm 1914, dân số tăng lên một triệu rưỡi. Sự pha trộn văn hóa của người châu Phi, Tây Ban Nha, Ý, Anh, Nga và dân sinh đẻ tại Argentina dẫn tới một thứ văn hóa «thập cẩm». Những điệu nhẩy truyền thống polkas, waltzes (valses) và mazurkas pha trộn với điệu nhẩy phổ thông habanera của Cuba và nhịp điệu candombe từ châu Phi (Susan August Brown, Argentine Tango: A Brief History http://www.tejastango.com/tango_history.html).
    Vì thế mà cũng có giả thuyết tin vào sự hòa hợp giữa điệu nhẩy Tây Ban Nha và Cuba như Tango andaluz và habanera.
    Riêng về valse thì cặp khiêu vũ Tango ôm nhau trông giống như trong một điệu valse nhưng dù dẫu cho đó có đúng sự thật làTango đã tiếp thu những nét từ valse đi nữa thì Tango vẫn có nhiều điểm khác biệt với valse ví dụ như nhiều lúc cả hai người nhẩy ôm ghì sát nhau quay cuồng như những bước valse nhưng có lúc giữa dòng nhạc, một trong hai người ngừng bước đứng lại trong khi người kia vẫn tiếp tục nhẩy.


    (ảnh của tác giả).

    Dù gì thì thật sự Tango cũng thành hình ở những quán rượu, phòng nhẩy, ổ điếm và ở những khu giải trí bình dân tại những xóm nghèo, khu ổ chuột ở Buenos Aires, nhất là ở khu lò sát sinh Corrales Viejos, nơi các di dân mới tới làm việc và vùng La Boca (Miệng, Cửa Sông), vùng Cửa Sông Rio de la Plata, nơi tiếp nhận đầu tiên di dân từ khắp nơi đến Argentina (vì thế đội bóng đá nổi tiếng của Argentina mới lấy tên theo địa danh này là Boca Junior). Ngày nay khu La Boca này vẫn cố giữ lại những nét đặc thù của ngày xưa.


    Một tú bà (madame) đang chào mời khách lên lầu… vàng (mầu Tango) «nhẩy Tango» ở khu Ngõ Hẹp Caminito, tại La Boca (ảnh do bà xã tác giả chụp).

    Chính những nơi này nhịp điệu châu Phi đã gặp nhạc milonga (Polka với bước nhanh) rồi sau đó những bước mới được sáng tạo mang thêm gia vị cho Tango.
    Và rồi Tango nở rộ trong các hang cùng ngõ hẹp ở Buenos Aires.
    Điệu nhẩy mới này được gọi là Tango trước khi có điệu nhạc được gọi tên là Tango. Lúc đó giới thượng lưu kết án Tango là một điệu nhẩy của gái điếm, ca ve, ma cô và của bọn con cái nhà giầu bị sa ngã vào chốn ăn chơi hoang đàng.
    Nhưng vào khoảng năm 1911, khi một số con cháu những gia đình người Argentina giầu có qua ở Paris và bắt đầu trình diễn Tango thì Tango sau đó nở rộ tại đây. Tới năm 1913, Tango trở thành một hiện tượng thế giới ở Paris, London và New York. Có cà trà Tango, du hành bằng xe lửa Tango, mầu Tango (mầu cam)…
    Vì thế khi Tango trở về lại Argentina thì Tango đã chiến thắng vinh quang, đè bẹp những lời phê phán, công kích cho Tango là đồi trụy, vô luân và cuối cùng Tango được các giới đạo đức thừa nhận.
    Vào những năm của thập niên 1920, ca sĩ Carlos Gardel đã làm cả nước Argentina cuồng loạn cho tới khi ông bị tử nạn máy bay vào năm 1935.
    Tango thăng trầm với cuộc đời người dân và vận nước Argentina.
    Khoảng thập niên 40- 50, không có một hộp đêm hay một câu lạc bộ thể thao nào, không có một phòng khiêu vũ ball room nào ở Buenos Aires mà không có mặt Tango, với những điệu nhạc cuồng nhiệt. Nhưng sau những năm tháng huy hoàng đó Tango bắtt đầu tàn lụi. Lác đác chỉ cỏn một vài milongueros nhẩy Tango ở vài hộp đêm hoang vắng. Giới trẻ Argentina ùa theo nhịp điệu Rock and Roll và Twist. Tango trong cơn hấp hối. Tango tưởng chừng như đã chìm dần vào quên lãng.
    Nhưng gần sáu mươi năm sau Paris lại chính là nơi làm Tango sống dậy. Tháng 11 năm 1983, tại hí viện Châtelet, Paris, bên bờ sông Seine khai mạc một đêm âm nhạc mới Tango Argentino do hai nghệ sĩ Argentina là Claudio Segovia và Hectór Orezzoli tạo dựng và điều khiển đã thu hút quần chúng Paris và rồi Âu Châu, sau đó New York và cuối cùng cả thế giới. Tango lại cuồng nhiệt bừng sống dậy.
    Tại New York, vũ sư Virulazo và người bạn nữ Elvira được tán thưởng, hoan nghênh nhiệt liệt.
    Sau khi Tango Argentino thành công khắp thế giới, Tango trở về thành phố cũ quê nhà thì Tango bừng sống dậy hơn bao giờ hết. Tango trở thành một hiện tượng sống phi thường. Phẩm chất và tính chất của Tango đã được nâng cao thêm trong những thập niện qua. Bên cạnh không biết bao nhiêu những show biểu diển thật điệu nghệ mang tính chất nghệ thuật siêu tinh tế, Tango đi vào đời sống thường dân Buenos Aires. Bẩy ngày trong tuần, mỗi ngày từ xế trưa cho tới nửa khuya về sáng, khắp hang cùng ngõ hẻm Buenos Aires chuyển động theo nhịp bước Tango.
    Có không biết bao nhiêu là thể loại Tango cho mọi tầng lớp xã hội: Tango cho người già, Tango cho giới trẻ bình dân, Tango êm dịu, Tango nóng cháy, Tango cho người cùng giới tính, Tango ngoài trời, Tango ở các câu lạc bộ tư vương giả…


    Tango của người già trên vỉa hè tại khu phổ ổ chuột Caminito cũ ở La Boca, Buenos Aires, Argentina.
    Vì thế Tango phản ánh mọi khía cạnh của tâm hồn của những người di cư, của dân nô lệ châu Phi và rồi của cả dân tộc Argentina. Tango là âm nhạc, là tiếng lòng, là ngôn từ thơ, một tập hợp của tất cả.
    Thoạt khởi đầu những người di dân xa quê hương thường là phái nam độc thân bỏ xứ ra đi, tha phương cầu thực, mong kiếm được đủ tiền bạc rồi trở về Âu châu hay mang gia đình đến Argentina. Ở đất khách quê người thiếu đàn bà họ hay đến giải sầu nơi các quán rượu bình dân nên Tango lúc đầu thường là phái nam nhẩy với nhau.




    (ảnh của tác giả).

    Tango là nỗi nhớ quê hương vời vợi.Tango phản ánh cái tình cảm sâu đậm của sự chia ly và nhớ thương những người thân yêu và quê hương xứ sở đã lìa xa.


    (ảnh của tác giả).
    Tango là tuyệt vọng, khắc khoải, quằn quại.


    (ảnh của tác giả).

    Tango là đau khổ và khổ đau:


    (ảnh của tác giả).

    Tango là đam mê:


    (ảnh của tác giả).
    Tango là nhục tình cuồng loạn:


    (ảnh của tác giả).

    Tango là tình nồng đắm say:


    (ảnh của tác giả).

    Tango là bay bổng thăng hoa:


    (ảnh của tác giả).
    ……

    Tất cả diễn tả trong điệu nhẩy và người nhẩy qua những bước lả lướt, những vòng quay cuồng loạn, những đường múa sắc bén chém gió ngọt như dao kiếm Nhật Bản, những cú đá móc như tia chớp xọet giữa hai chân làm giật thót… cả bụng dưới !…
    Tango ngày nay khắp thế giới mê say, giới mộ điệu cuồng nhiệt ước mong được tới Buenos Aires như một tín đồ Hồi giáo mong ước được đặt chân tới Mecca.
    Để chấm dứt xin nói tới một điều là Tango đã trở thành một ngạn ngữ:
    IT TAKES 2 TO TANGO.
    SE NECESITAN DOS PARA BAILAR TANGO.
    “Cần phải có hai người mới nhẩy được Tango”.


    Bài viết của BS Nguyễn Xuân Quang
    http://bacsinguyenxuanquang.wordpres...ngo-argentino/
    This blog gives info on Milongas, practicas, lessons and other activities organized and attended by Ta.Tango, shares experiences, and meets new friends from all over the world!
    www.ta-tango.blogspot.com

    Other useful tango website
    http://www.tangoandchaos.org/

  9. #19
    Họ tên
    Tạ Quốc Dũng
    Đến từ
    TP HCM
    Tham gia
    Feb 2009
    Bài viết
    499
    Rep Power
    84
    Cảm ơn / Thích

    Default

    Nicole và Derek tình tứ trong điệu Argentine Tango

    http://www.vnexpress.net/GL/Ban-doc-...B98/page_3.asp

    Trong đêm 25/5 - đêm thứ nhì và cũng là đêm chót của mùa thứ 10, cả ba cặp thi cùng điệu nhảy Argentine Tango: cặp Erin - Maks được xếp hạng 3 với điểm 26/30 và bị loại ngay sau bài thi này, cặp Evan - Anna T hạng nhì với điểm 28/30 và cặp Nicole - Derek hạng nhất với điểm tuyệt đối 30/30 (xem clip). Có một điều mới, được áp dụng lần đầu tiên kể từ mùa thứ nhất đến nay, là các giám khảo không được cho điểm đồng hạng.
    http://www.vnexpress.net/GL/Ban-doc-...0/06/3BA1CB98/

    Tuy Can
    Nicole và Derek tình tứ trong điệu Argentine Tango. Ảnh: ABC.
    This blog gives info on Milongas, practicas, lessons and other activities organized and attended by Ta.Tango, shares experiences, and meets new friends from all over the world!
    www.ta-tango.blogspot.com

    Other useful tango website
    http://www.tangoandchaos.org/

  10. #20
    Họ tên
    Tạ Quốc Dũng
    Đến từ
    TP HCM
    Tham gia
    Feb 2009
    Bài viết
    499
    Rep Power
    84
    Cảm ơn / Thích

    Default

    Ly cafe Tango

    Những gì chúng ta biết về Tango còn quá ít, Tango được đón nhận ở Việt Nam một cách nồng nhiệt bởi một nhóm nhỏ những người biết đến nó và họ vẫn là những người duy trì điệu nhẩy Tango được mấy năm nay, tuy nhiên có lẽ chúng ta mới chỉ chạm được tới bề mặt của Argentine Tango

    Tôi là một người chơi Tango nhưng nếu mà nói là một người chơi Tango thực sự thì chưa, tôi chơi khá nhiều điệu nhẩy tôi tiếp cận với Tango đơn giản chỉ vì nó nằm trong mục tiêu mà “bộ sưu tập các điệu nhẩy” của tôi phải có. Ngay tại thời điểm đầu khi tôi bắt đầu học những bước nhẩy đầu tiên cảm giác của tôi là hơi thất vọng về kỹ thuật của Tango, nó quá đơn giản và sơ sài ngay cả kỹ thuật của những người nhẩy dậy Tango mà tôi từng thấy ở Việt Nam họ cũng không thể thuyết phục nổi tôi về kỹ thuật. Có lẽ đây không chỉ là cảm giác của riêng tôi mà còn là cảm giác của nhiều Dancers khác ở Việt Nam bao gồm Hà Nội và Sài Gòn đặc biệt những Dancers đã từng tập luyện Dancesport họ có xu hướng từ chối Tango ngay từ lúc đầu khi tiếp xúc với Tango.

    Đối với âm nhạc của Tango thì lại càng là một thứ không dễ dàng gì, đối với tôi thì có lẽ tôi chỉ chấp nhận nghe vài bài của Piazzolla và Gotan Project còn lại đa phần không nằm trong list nghe nhạc thường xuyên của tôi. Nhiều người bạn trong cộng đồng Khiêu Vũ họ đón nhận âm nhạc Tango một cách hờ hững không khen, không chê, không ý kiến.. tôi hiểu họ đã không thích nhạc Tango ngay từ phút đầu.

    Nhưng ly caffe đầu tiên trong cuộc đời tôi là thứ đồ uống tôi không muốn uống vậy mà giờ đây nó là thừ đồ uống tôi luôn muốn gọi khi đang ở một quán Cafe. Đơn giản là vì nó không phải là đồ uống ngon nhất mà tôi từng uống nhưng nó đậm và thấm vào trong con người đang uống nó.

    Có lẽ tôi đã nhầm khi đánh giá về một điệu nhẩy, trong những thứ kỹ thuật đơn giản và “sơ sài” ấy con người ta dễ dàng bộc lộ sự tự do của cảm xúc hơn. Không có nhiều rằng buộc: tiêu chuẩn, luật lệ, Tango có những thứ đó nhưng người ta sẵn sàng phá bỏ nó bất kỳ lúc nào để cuối cùng giữa người nhẩy và âm nhạc không còn một dào cản nào nữa. Cuối cùng cái tôi cá nhân cái cảm xúc riêng sẽ phải xuất hiện trong điệu nhẩy, đối với bản thân tôi điều đó có nghĩa là tôi đã tìm thấy tôi, một thứ tôi rất thật và mộc mạc, một thứ tôi của chính tôi.

    Argentine Tango xuất hiện khá nhiều trên Màn ảnh, đã số những lần xuất hiện Tango đều thể hiện thật tuyệt với và sâu sắc. Trong không khí của phim ảnh người ta mới thấy được sự thật về âm nhạc Tango, hóa ra âm nhạc Tango sâu lắng và quyến rũ hơn người ta tưởng nhưng điểu đó chỉ có thể cảm nhận được khi người ta đã ở trong một câu chuyện nào đó và cảm xúc hòa chung với cảm xúc của nhân vật. Tôi đã thấy những màn biểu diễn Tango trên sâu khấu, hình ảnh từ những kỹ thuật nhẩy của những vũ công chuyên nghiệp được thổi hồn Tango thật không thể mong gì hơn, nhưng nếu bạn đang xem một màn biểu diễn của một vũ công Argentine Tango thì bạn sẽ không phân biết nổi họ đang nhẩy cho khán giả hay nhẩy cho riêng họ, những gì họ thể hiện như đang kể một câu chuyện bằng vũ điệu, một câu chuyện rất riêng tư nhưng được kể một cách hồn nhiên và quấn hút không gian xung quanh. Họ diễn tả như thể chỉ có mình họ trên thế giới này.

    Bài cảm nhận thật tuyệt vời của một người rất quen thuộc trong giới khiêu vũ tại Hà nội: Matadorvn
    http://newdances.com.vn/story/argent...7/68/13/6/2010


    Hãy để thời gian trả lời cho câu hỏi Tango là gì !!!
    http://newdances.com.vn/story/argent...7/68/13/6/2010
    This blog gives info on Milongas, practicas, lessons and other activities organized and attended by Ta.Tango, shares experiences, and meets new friends from all over the world!
    www.ta-tango.blogspot.com

    Other useful tango website
    http://www.tangoandchaos.org/

Thread Information

Users Browsing this Thread

Hiện có 1 người đang xem chủ đề này. (0 Thành viên và 1 Khách viếng thăm)

Similar Threads

  1. Câu Lạc bộ Ta.Tango - Chuyên về Tango Argentine
    By TaTango in forum Các điệu nhảy khác
    Replies: 35
    Bài mới gửi: July 26th, 2013, 12:50 PM
  2. Replies: 1
    Bài mới gửi: September 28th, 2011, 12:10 PM
  3. Dancing Music - Tango 2007 & Ross Mitchell - 30 Top Tango
    By thanhtm in forum Thư viện tài liệu
    Replies: 0
    Bài mới gửi: March 14th, 2011, 10:10 PM
  4. International Tango vs Argentina Tango
    By Mikey in forum Hỏi gì đáp nấy
    Replies: 3
    Bài mới gửi: December 1st, 2010, 01:25 AM
  5. Tango - La Castilla Romantica - Tango Pasion
    By vanlydochanh in forum Tango
    Replies: 0
    Bài mới gửi: July 3rd, 2010, 04:40 PM

Tags for this Thread

Đánh dấu

Posting Permissions

  • You may not post new threads
  • You may not post replies
  • You may not post attachments
  • You may not edit your posts
  •