Results 1 to 2 of 2

Thread: Tại sao có thể khiêu vũ với một điệu mà không biết chán?

  1. #1
    Họ tên
    nguyễn nam
    Đến từ
    Hà Nội (TP)
    Tham gia
    Jan 2013
    Bài viết
    30
    Rep Power
    0
    Cảm ơn / Thích

    Question Tại sao có thể khiêu vũ với một điệu mà không biết chán?

    Khi có dịp tới tham dự các buổi milonga của các bạn chơi Tango Argentine hay Salsa party, dancelike thấy các bạn đó có thể nhảy mãi một điệu mà không biết chán. Thậm chí, biểu hiện của nhiều cặp còn rất "phiêu", mặc dù vẫn có sự đổi bạn nhảy sau mỗi tanda hay với các bài nhạc khác nhau.

    Điều đó rất khó có thể xảy ra với dân chơi ballroom, cả latin lẫn standard. Bạn không thể nhảy mãi một điệu như Waltz, Tango, Chacha... trong suốt cả một buổi mặc dù vẫn có thể đổi bạn nhảy (không đề cập đến chuyện lover - vì có ngồi một chỗ thì vẫn thấy thú vị ).

    Vậy nguyên nhân nào tạo ra hiện tượng như vậy nhỉ. Mời các bạn giải đáp giùm dancelike. Xin cảm ơn!

  2. Cảm ơn HungJX thanked for this post
    Thích Lead liked this post
  3. #2
    Họ tên
    nguyễn nam
    Đến từ
    Hà Nội (TP)
    Tham gia
    Jan 2013
    Bài viết
    30
    Rep Power
    0
    Cảm ơn / Thích

    Default

    Trong hiểu biết hạn hẹp của Dancelike, tạm thời cắt nghĩa như sau: mỗi điệu nhảy đều có cái E (theo cách gọi của dân nhạc), Dancelike phỏng đoán là existence - là cái đặc trưng, cái chất của điệu nhảy. Thực ra mà nói, Tango Argentine có nhiều biến thể (variations), nghĩa là trong một milonga, tùy theo nhạc của từng tanda, mà người ta có thể chơi các loại style khác nhau, tuy nhiên cũng như Salsa, các điệu Latin này có xu hướng "phóng khoáng", nghĩa là cho phép người nhảy có thể sáng tạo thoải mái, miễn là cặp nhảy cảm thấy thoải mái.
    Phải chăng việc "tự do - phóng khoáng" (freedom) vốn là "bản chất" của con người - cái mà chúng ta luôn hướng tới nên các điệu nhảy như Tango Argentine, Salsa... luôn có sức thu hút mãnh liệt với dancers, khác biệt hẳn với Ballroom phải gò ép theo "khuôn phép", mặc dù vẫn cho phép sự sáng tạo, nhưng vẫn trong "khuôn khổ" nhất định của "giới quý tộc" Âu châu?

    Mời các bạn tiếp tục trao đổi!

Thread Information

Users Browsing this Thread

Hiện có 1 người đang xem chủ đề này. (0 Thành viên và 1 Khách viếng thăm)

Đánh dấu

Posting Permissions

  • You may not post new threads
  • You may not post replies
  • You may not post attachments
  • You may not edit your posts
  •