
Originally Posted by
Hanoian
Điểm này anh Hồng Việt nói không hoàn toàn chính xác. WDSF không khuyến khích việc mời các trọng tài chấm các sự kiện có học trò, người thân của mình thi như là việc "tôn trọng các trọng tài và góp phần phát triển khiêu vũ thể thao..."
Trong "Luật về Hành vi cư xử và Chuẩn mực đạo đức của trọng taì" của IDSF, tại điều 3 (Điều lệ Trọng tài), khoản b, qui định: "Một trọng tài sẽ không được chấm điểm trong bất kỳ sự kiện nào và phải rút khỏi hội đồng khi có bất kỳ một vận động viên nào trong cuộc thi có quan hệ thành viên gia đình với ông/bà, bao gồm những mối quan hệ chính thức hay các quan hệ cá nhân với bất kỳ vận động viên nào trong cuộc thi, điều đó không thích hợp cho ông/bà làm giám khảo trong cuộc thi đó.
Để rõ ràng hơn, thuật ngữ "quan hệ thành viên gia đình" bao gồm bất kỳ người nào có quan hệ huyết thống hoặc hôn nhân với trọng tài tính đến đời cháu ruột hoặc con nuôi hoặc những người đang "chung sống" với trọng tài."
Khoản f: "Một trọng tài không được phép huấn luyện, dạy dỗ hoặc chỉ bảo cho bất kỳ cặp vận động viên cụ thể nào trong cuộc thi mà ông/bà chấm điểm".
Tại khoản d, điều 4 (Phẩm hạnh của trọng tài) cũng qui định: "Nếu một trọng tài được luật này cho phép chấm điểm các đôi nhảy mà ông/bà đang huấn luyện hoặc đã từng huấn luyện thì trọng tài sẽ không được để mối quan hệ cá nhân ảnh hưởng tới việc chấm điểm"
Trong lớp Đào tạo trọng tài khiêu vũ của Liên đoàn tổ chức, trao đổi với giảng viên Takeshi HN được biết: trong một cuộc thi của IDSF, Chủ tịch hội đồng trọng tài (nếu thấy cần) có quyền yêu cầu 1 trọng tài phải giải thích rõ trong trường hợp trọng tài ấy chấm lêch quá 2 điểm với đa số các trọng tài khác cho 1 cặp nhảy, để biết rõ có dấu hiệu hoặc là trọng tài này có thiên kiến, thiên vị với một cặp nhảy hay không, hoặc là trình độ, quan điểm trọng tài của đó có sai lệch với đa số các trọng tài khác trong cuộc thi (nghe nói đã có cuộc thi ở ta Trưởng ban trọng tài người nước ngoài đã phải sử dụng quyền hạn ấy với 1 trọng tài trong nước); như thế, dù là việc chấm điểm dựa trên nhận định cảm tính và quan điểm riêng của trọng tài, nhưng có thể nói IDSF (WDSF) đã có lường trước và quy định rõ cho mọi trường hợp có thể xảy ra.
Theo dõi các diễn đàn khiêu vũ trên thế giới, vài nhân vật nổi tiếng trong thế giới khiêu vũ khi được hỏi về vấn đề này cũng đều bày tỏ quan điểm phản đối việc một trọng tài chấm cho các sự kiện có học trò của mình tham gia, tựu trung lại vì 2 lý do chính:
1,. Thiên hướng (vô tình hay cố ý) có thể thiên vị học trò của mình, làm ảnh hưởng xấu đến kết quả của các thí sinh khác và uy tín của giải đấu
2,. Ngươc lại, một số HLV lại có xu hướng nghiêm khắc hơn với cặp học trò mà mình đào tạo và hiểu rõ, làm thiệt thòi cho chính cặp nhảy ấy.
Giải Thanh Hóa không phải là một giải chính thức trong hệ thống của WDSF, khiêu vũ Thanh Hóa nói riêng cũng như Việt Nam nói chung còn nhiều khó khăn, chưa thể 1 lúc áp dụng được tất cả mọi qui định của WDSF và thông lệ của thế giới, nhưng chính vì thế chúng ta càng cần cố gắng học hỏi và áp dụng càng nhiều càng tốt những bài học đã được đúc kết lại của thế giới và các nước khiêu vũ phát triển đã đi trước trong điều kiện có thể, để có thể mau chóng tiến lên. Với các trọng tài đã được các bạn đề cập ở trên, cá nhân HN không muốn có kết luận gì về cách chấm điểm, chỉ đáng tiếc rằng giá như BTC chú ý trươc được vấn đề và có cách bố trí phù hợp hơn, thì đã tránh được điều tiếng ảnh hưởng đến giải, và đến chính các trọng tài đó.
Đánh dấu