Nếu ở các lớp dạy khiêu vũ đại trà, nơi mà hầu hết người ta chỉ học để đi chơi cho vui (giao tiếp) và để cho khỏe (dưỡng sinh) là chính thì chúng ta không nên gọi đó là Dancesport các bác ạ. Dancesport theo định nghĩa là "thi đấu khiêu vũ như một môn thể thao", chí ít chúng ta cũng phải hiểu nó là "khiêu vũ thi đấu" thì mới gần với sự thật hơn ạ.
Nếu các bác đến thăm một lớp nào đó luyện thi đấu thực sự, thì HN tin rằng các bác không thể đoan chắc được là nam thiếu hay nữ thiếu đâu !![]()
Anh như loài tằm nhỏ
Một đời dệt tơ quanh!
Khổ nỗi không biết các học viên đang học KV tại các CLB này với mục gì... giải trí cho vui, chỉ để biết khiêu vũ giao tiếp hay có mục đích thi đấu khiêu vũ thể thao, vv... nhưng trước cửa các phòng học này ở nơi nào cũng đều có gắn bảng nhỏ hoặc rất to "CLB DANCESPORT".
Những lớp luyện thi đấu thực sự không nhiều và đối tượng luyện tập ở đó là các VĐV hoặc chuẩn VĐV. Những lớp đó không phải đối tượng bàn luân của topic này.
Last edited by xucxich69; July 1st, 2011 at 04:01 AM.
Bình cũng thấy BNHV đa số các cặp bế nhau hơi nhiều, nếu xem mình cũng chỉ cổ vũ cho những cặp có nhiều bước nhảy đặc trưng chứ không thích kiểu kia. Tuy nhiên, nếu nghĩ lại đa số các thí sinh của chương trình đều là những người mới biết đến môn này, thời gian tập luyện quá ít thì nếu không có sự hổ trợ của những động tác bế nhau, xoay ... thì e rằng chẳng có tiết mục nào coi được cả! Vì mấy động tác khiêu vũ nếu chưa nói đi đúng chính xác kỷ thuật, mà chỉ cần đi sao cho đẹp, cho được mắt cũng cả một vấn đề với những người mới học. Mình nghĩ mổi chương trình đều có tác dụng riêng của nó, Vũ điệu xanh thường các bạn đã biết đến khiêu vũ sẽ đón xem nhiều hơn những người không biết, nhưng BNHV thì do thí sinh là các ca sĩ diễn viên, nên chưa nói đến dân kv mà chỉ nói lượng fan của mổi thí sinh cũng đủ hơn lượng người xem hơn Vũ điệu xanh rùi. Theo Bình là vậy.
hiii, còn quay lại chủ đề chính thì B thấy đúng như anh Hanoian nói là chưa có thống kê nên chưa biết chắc chắn nam với nữ ai nhìu ai ít hơn, dạo trước thì thấy nam ít lắm nhưng sau này thấy mấy lớp học có nơi thiếu nữ trầm trọng.(như một số lớp ở Biên Hòa nè)
Mình đồng ý với Tranhoi, hiện tượng nam thiếu hơn nữ phổ biến ở các lớp học khiêu vũ. "Nói có sách, mách có chứng" bác Xucxich69 đã khảo sát CLB KVTT Tp.HCM và nêu topic này. Mình cũng đã từng đến một số CLB khác và thấy cùng hiện tượng. Nếu ở Biên Hòa nam nhiều hơn nữ thì phải nghĩ đến việc giao lưu giữa Biên hòa và Tp thôi. Bác Xucxich và Trucbinh tìm cách kết nối đi nhỉ?
@Tunglam : Mình đồng ý với bạn, xã hội vẫn chưa hết thành kiến với khiêu vũ. Những bạn Nam đam mê bộ môn này đôi khi bị nghĩ PD hoặc bất bình thường. Nhưng khuynh hướng đỡ đi rất nhiều. Những năm từ 1975-1980 khiêu vũ còn bị cấm và coi là văn hóa đồi trụy. Thời sinh viên mình và bạn bè bị công an bắt 2 lần vì tổ chức nhảy nhót tại nhà khi Ba Má đi vắng. Bây giờ gặp lại nhau kể lại vẫn thấy tức cười. Cách đây 4 năm partner tập cho mình tại nhà bị Ba mình ghét dữ lắm, không cho tới nhà . Nhưng mình không từ bỏ, ra ngoài tập trên sàn cement giữa nắng, gió, băng đầu gối vẫn đi tập, bị sốt phát ban vẫn che mặt đi ...bây giờ Ba mình hết "cấm cửa" partner rồi.
Phong trào càng phát triển đến những tổ chức như trường học, cơ quan thì càng có nhiêu nam thích dancesport thôi. Các bạn nam khiêu vũ giỏi thực sự có "uy" với các bạn nữ lắm đó.
Hiiii, hôm nào bác xucxich đến lớp dạy kv tối 2,4,6 ở tango (lớp thầy Hòa), sẽ thấy nữ lớp này vật vã vì bị...mượn liên tục. Nhưng một số lớp khác đúng là vẫn có số lượng nữ nhiều hơn nam.
Xin cảm ơn các bạn đã có những bài viết rất hay về tình trạng “nam thiếu nữ thừa” trong các lớp Khiêu vũ. Khi mở topic này mời các bạn tham gia bàn luận mình cũng chỉ có ý muốn nhỏ nhoi là nhờ các bạn giải đáp và có thể có những giải pháp nào đó để cân bằng giói tính cho các lớp KV nói chung theo kiểu “trà dư tửu hậu” mà thôi… Không ngờ lại nhận được nhiều bài phân tích rất hay, rất sâu sắc.
Quá khâm phục nên chỉ dám ngồi xem…
Chuyện nhỏ thành lớn rồi…
Ví như câu hò nam bộ “Ầu ơ… gió đưa bụi chuối sau hè… Giỡn chơi chút xíu ai dè… có con.”
Đùa chút cho vui, mình xin có vài cảm nhận thông qua những bài viết mà mình thích của các bạn.
Đây chỉ là cảm nhận của cá nhân mình, không hề có ý chê khen.
@ congtuli
1/-Nói về trò giải trí thì Nam, Nữ không chênh lệch mấy.(Kể cả môn nhậu nhẹt trước là đặc quyền của nam bây giờ nữ cũng tham gia kha khá).
2/-Những biện pháp rèn luyện cơ thể mình thấy Nam, Nữ cũng phong phú như nhau.
3/-Giao tiếp cộng đồng người nữ có thể thụ động hơn nam do tập quán xã hội và đạo lý Á Đông xưa nhưng ngày nay thì cũng đã khác nhiều rồi.
Nên chưa thuyết phục lắm.
@ Tran Hoi
Quan điểm của bạn chuẩn không cần chỉnh… khâm phục.
@ mrcubon
Rất đồng cảm với bạn, có lẽ vài bạn nam Dancer Sport nên nhìn lại tác phong nữ hoá của mình . Giống như điều tôi vẫn thắc mắc tại sao mà nhiều nam nghệ sĩ bộ môn Cải lương khi diễn cứ phải hoá trang ĐẸP NHƯ CON GÁI trông rất phản cảm, đến nỗi giới trẻ trong giao tiếp có những câu nói như “nhìn mày cải lương quá” “ăn mặc cải lương ghê”.vv… chắc không phải là khen rồi.
@ TungLam94
Nhận xét của bạn rất hay… các bậc phụ huynh thường muốn con cái họ chơi những môn mà họ có thể “chỉ đạo” sơ sơ được với quan niệm đã ăn sâu vào tiềm thức “chơi thể thao cho khoẻ mạnh” mà có cơ bắp mới “thấy” khỏe mạnh, vậy thì phải đá bóng, học võ, cử tạ, vv… mới là con trai… nhảy, múa là thành con gái…
@ gl_mr
Tình trạng “nam thiếu nữ thừa” không chỉ riêng ở VN, Tôi xem nhiều Video Clip của các Dance School của các nước Châu Á trên Youtube thấy cũng toàn nữ.
Rất đồng cảm với bạn về chương trình BNHV.
@ ncxn
Theo tôi thì trong giới VĐV-DS cả nam nữ đều thiếu... đăc trưng của môn DS là thi đấu đôi nam nữ, nên các bạn tập DS có nguyện vọng thi đấu đều muốn KÉN CHỌN cho mình một partner tài sắc vẹn toàn, chân dài tới nách, tâm đầu ý hợp để cùng luyện tập cho mục tiêu đạt thành tích cao nhất. Vì phải kén chọn nên sẽ thấy thiếu.
@ hanoian
Chuyện “thiếu nam thừa nữ” trong topic này là ở các lớp học KV bác ạ.
Tiếc là chưa thấy các bạn thử đưa giải pháp khắc phục.
Last edited by xucxich69; July 1st, 2011 at 03:40 AM.
Thưa các bác, nếu em học bơi chỉ vì em yêu thích môn bơi và bơi cho khỏe người mà không hề có ý định thi đấu thì có thể coi em đi bơi là chơi thể thao không a ?
Tôi thấy chủ Top đề cập đến những CLB dậy dancesport và những bạn có ý thích tập luyện bộ môn dancesport. Không giới hạn riêng cho nhóm vận động viên hay nhóm khiêu vũ giao tiếp.
Về ý kiến so sánh giữa nam và nữ, tôi thấy cũng đúng vì tuy về lý thuyết, hiện nay nam nữ bình đẳng nhưng số lượng nữ thật sự bình đẳng được với nam chưa nhiều, ví như nữ bây giờ cũng nhậu, nhưng là bao nhiêu % so với nam?
Ý kiến nữ hay đòi hỏi, chê nam làm cho nam mất tự tin, nản là chính xác vì đó là thực tế ở các CLB và các môi trường sinh hoạt Khiêu vũ....
Như chủ Top nói, tìm giải pháp khắc phục, theo mình khó lắm. Vì căn cứ vào nguyên nhân, ta thấy muốn khắc phục được hiện trạng điều kiện sinh hoạt của Nam khác Nữ trong xã hội hoàn toàn phụ thuộc tiến trình phát triển của xã hội. Còn về nguyên nhân tâm lý của nữ, cái đó chả ai bảo ai được, không lẽ ta kêu gọi: Nữ ơi, yêu thương và thông cảm với Nam đi sao???!!!!!
Vài ý kiến nhỏ đóng góp. Mong các bạn chia sẻ!
Last edited by anhshimano; July 1st, 2011 at 01:18 AM.
Trong khi trên diễn đàn chúng ta chưa nghĩ ra giải pháp nào thì ở một trung tâm dạy KV có thể nói lớn nhất Tp HCM (và có thể ở những nơi khác nữa), tại phòng học KVQT có gắn bảng CLB DANCESPORT cũng lớn nhất, có vài chị em đã có giải pháp cá nhân để giải quyết cho sự ham học KVQT của mình như thế này: Tìm một bạn nam đã có trình độ khá khá (không biết khá cỡ nào) để tập riêng với mình suốt buổi học. Học phí mỗi học viên là 300.000$/tháng nên phải đóng 2 suất là 600.000$ (đóng tiền cho anh bạn kia luôn) + 1.000.000$ chi phí đi lại, nước nôi cho anh bạn tập. Tổng cộng tốn 1.600.000$/tháng cho cái sự đam mê học KVQT, nghe mà xót ruột.
Giải pháp này tốn kém và có vẽ kỳ cục quá (có lẽ chỉ dành riêng cho các nữ đại gia), không nên phát huy, phổ biến đại trà.
K chỉ tốn kém và kỳ cục, nó còn ít khả thi nữa. Việc trả tiền tập cho partner thì cũng k lạ lắm vì có thể được nhìn dưới hình thức khác như lần này người này trả lần sau là người kia. nhưng nếu là hợp đồng thoả thuận liệu có dễ tìm nam để tập với "hợp đồng" như vậy? Thử hỏi trong các bác tham gia diễn đàn này, ai sẵn sàng "giúp" nữ với hợp đồng như vậy thậm chí nhiều tiền hơn nữa. Vì hầu hết các nam hay nữ đạt đến trình độ khá đều do niềm say mê dancing, và để thoả mãn niầm say mê đó họ đã, đang và sẽ sẵn sàng trả phí cho tập luyện và được enjoy dancing mà k thích ràng buộc chỉ vì kinh phí.
Từ bụng ta suy ra bụng người như vậy chả biết có đúng k? Cảm ơn bác đã phát hiện và cho diễn đàn biết là có thực trạng đó.
Hiện có 1 người đang xem chủ đề này. (0 Thành viên và 1 Khách viếng thăm)
Đánh dấu