
Originally Posted by
DangTuan
Không đơn giản, đơn thuần như bạn nghĩ. Công việc của Scrutineer phần lớn là công việc thầm lặng phía sau hậu trường, nên ít người hiểu hết về công việc này. Chỉ có phải làm thực tế mới trải nghiệm được những khó khăn và áp lực của nó (với những giải nhỏ, ít sự kiện phức tạp thì không nói làm gì).
Sơ bộ thế này, công việc của Scrutineer là tạo ra trung tâm thông tin và xử lý dữ liệu, trung tâm này là đầu mối cho tất cả các khâu: cung cấp lịch các sự kiện cho người làm nhạc, điều hành nhạc, cung cấp tài liệu lịch thi đấu và danh sách thi đấu cho VĐV, cung cấp danh sách cho bộ phận quản lý và gọi VĐV, cung cấp số liệu cho bộ phận tài chính, cung cấp số liệu cho báo chí, bộ phận in chứng nhận, bộ phận chuẩn bị huy chương, giải thưởng..
Họ phải lên lịch các sự kiện, cái này không hề đơn giản, ở nước ngoài thì lịch thi gần như cố định, làm tổ chức sự kiện ở Việt Nam khó khăn gấp bội so với các giải ở nước ngoài. Đơn giản là lịch sự kiện không thay đổi và họ có thời gian hàng tháng trời để chuẩn bị số liệu, còn ở Việt Nam đa số cứ đến sát nút (có khi trước 1-2 ngày mới đăng ký, 1 là muốn tạo vũ khí bất ngờ, 2 là cũng nghe ngóng né nhau, nên tự nhiên trong 1 thời gian ngắn phải xử lý công việc của nhiều tuần. Chưa kể ở VN tính phức tạp cũng hơn nhiều (về số lượng VĐV có thể không nhiều như nước ngoài) nhưng tính chất ở VN phức tạp hơn bởi vì 1 VĐV có thể thi nhiều sự kiện, không những thế 1 cặp có thể vừa thi Latin vừa thi Standard, vừa thi ở lứa tuổi thiếu nhi lại thi cả ở lứa tuổi thiến niên mà mỗi loại hình này lại phải thay trang phục, bố trí lịch sao cho không ai phải thi liên tiếp 2 sự kiện để tránh trường hợp không thay kịp trang phục và tránh để VĐV phải thi liên tiếp dẫn đến quá sức. Đấy là không chỉ 1 cặp mà có 1 tổ hợp các cặp thi đấu đổi nhau tạo ra những tình huống rất phức tạp...Đấy là chưa kể phải kết cấu 1 lịch sự kiện sao cho cân đối và hợp lý, các sự kiện kịch tính và hay nên để ở cuối để tạo cao trào và đôi khi để giữ khán giả đến phút cuối... Trình độ và kỹ năng của người làm scrutineer nhiều khi thể hiện ở khâu tổ chức sự kiện này.
Đến lúc thi đấu mọi người nghĩ đơn giản chỉ là nhập điểm, nhưng đâu có biết để chuẩn bị để nhập điểm này scrutineer phải tạo ra hàng chục form nhập liệu (tất nhiên là có sự trợ giúp bằng phần mềm), rồi in ấn card trọng tài, sắp xếp, ở đây cũng có 1 khâu phức tạp nữa là bố trí trọng tài, ở nước ngoài đơn thuần họ mời các trọng tài quốc tế và tất cả đều chấm tất các sự kiện nên cũng đơn giản hơ nhiều so với Việt Nam, có nhiều trọng tài hơn số chấm 1 lúc vì ở VN có nhiều trọng tài cũng là vũ sư nên phải hạn chế vũ sư chấm học trò của mình (cái này có trong luật của IDSF), đấy là chưa kể ở VN ta không phải ai cũng chấm được cả 10 điệu, có người chấm tốt latin, có người chấm tốt standard... Việc phân công trọng tài này không chỉ đơn thuần về việc có sự kiểu biết thế mạnh của từng trọng tài, mà còn phải xử lý cả bài toán xã hội, đối nhân xử thế nữa, nói chung là phức tạp.
Trong lúc diễn ra sự kiện thì phải vừa nhập số liệu, lại phải in ra kết quả và in card trọng tài cho sự kiện đến lúc ấy mới biết danh sách vào vòng trong, và tất cả công việc này chi được phép làm trong vài phút. Nếu chậm sẽ làm tất cả các khâu phải dừng và như thế sẽ có thời gian chết trên sân khấu, đây là điều tối kỵ. (giải Hà Nội 2005, thời gian chết hàng tiếng đồng hồ...).
Khi điệu nhảy cuối cùng vừa kết thúc thì cũng là lúc phải đã có đầy đủ danh sách kết quả để trao giải ngay, tránh chờ đợi vì khán giả đã quá mệt và lúc ấy thường cũng rất muộn, trước đó thì các bộ phận chuẩn bị huy chương, chứng nhận đã phải có kết quả từ skating để chuẩn bị, và nên trao chứng nhận ngay lúc trao huy chương và đọc kết quả nhằm giảm thiểu thời gian của BTC phải phát và chuyển cho VĐV giấy chứng nhận vào ngày hôm sau vừa tốn thời gian, công sức và tiền bạc, ngoài ra nhiều VĐV thi xong cũng về ngay vì ở tỉnh xa, nên không có điều kiện nhận giấy chứng nhận, có nhiều giải hàng tháng sau BTC mới gửi giấy chứng nhận cho VĐV, đó là chưa kể nếu có giấy chứng nhận luôn thì VĐV sẽ phấn khởi hơn nhiều. Giải quốc tế không phải giải nào cũng có thể trao ngay giấy chứng nhận ngay sau khi thi, mà thường phải sang ngày hôm sau...
Còn về áp lực trong lúc thi đấu: thay đổi vào phút chót, VĐV bỏ thi, kiện cáo về tên hoặc CLB, cái dở là đến phút cuối VĐV mới check số liệu, đấy là chưa kể lúc ấy lại phát hiện ra tuổi VĐV không phù hợp (vì VĐV khai man...) các VĐV khác phát hiện ra và kiện cáo, trong lúc ấy 4-5 bộ phận cùng đến lấy số liệu, rồi báo chí cũng đến hỏi số liệu, rồi chủ nhiệm các CLB hay VĐV đến xin lịch thi đấu, danh sách... Nói chung là nhiều lúc rối tung và các luồng thông tin bị nghẽn cổ chai ở bộ phận Skating này...Đấy là chưa kể có người còn kiện cáo về kết quả skating như giải Tp HCM 2009, lại còn phải giải thích luật skating, vì sao tổng số điểm ít nhất mà vẫn không về nhất, ví dụ thế...
Sơ sơ vào dòng thế đã, lúc nào rảnh hơn lại vào tám thêm.
Đánh dấu