Chị ơi, em nghĩ một trong những giải pháp giúp lây lan ảnh hưởng của dancesport đến với đông đảo hơn nữa quần chúng và nhất là các bạn trẻ, đó là đưa bộ môn này một cách tích cực, chủ động hơn nữa vào chương trình chính khóa của các cấp đai học, cao đẳng, trung học và thậm chí tiểu học hay hơn nữa. Có như thế thì mới có thể thu hút được sự lưu tâm và phát hiện các tài năng trẻ. Ví dụ ở mấy quốc gia có nền khiêu vũ mạnh như Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc hay Singapore thì họ đều đã đưa bộ môn này vào chương trình bắt buộc rồi, còn ở Tây Âu thì không phải bàn.
Còn nếu cứ chỉ để cho phong trào phát triển bị động như hiện nay thì rất khó. Em chỉ nêu một khó khăn thôi đó là học phí cho bộ môn này khá cao. Hiện nay mặt bằng giá chung là khoảng 350k/khóa học 8 buổi rồi. Còn lớp chuyển tiếp, nâng cao thì tầm 50k/buổi từ 60-90 phút, chưa kể cho phí mua sắm giày tập, chi phí đi lại, gửi xe cũng phải mất tiền (ở hầu hết các nơi nổi tiếng như HYEC, ODC, 75 Hôngg Mai đều thế cả, chỉ có một vài nơi lịch sự không thu phí gửi xe làm em rất thích dù là khoản tiền bé xíu). Như thế thì đối với sinh viên, học sinh như bọn em làm sao có thể duy trì niềm đam mê được. Thậm chí học xong cả lớp nâng cao rồi còn chưa chắc các bạn đã lên sàn nhảy được, thế thì muốn duy trì đam mê cần phải bỏ biết cao công sức và tiền của, đối với người đi làm còn thầy ngại nữa là.
Bản thân em thì cho rằng, việc các cơ quan chức năng hỗ trợ về mặt nào đó cho dancesport có thể là điều chưa thực sự khả thi, nhưng việc ban hành các quy phạm văn bản hay ít nhất là vận động các chương trình đào tạo về dancesport trong nhà trường là điều hoàn toàn có thế chứ. Mới đây họ vừa quyết định phổ cập môn Vovinam mà đến này đã lan rộng trong rất nhiều nhà trường rồi. Và học viên còn được học miễn phí (trường em là vậy), nên em thiết nghĩ chưa cần đến việc đầu tư cho vận động viên chuyên nghiệp mà trước hết hãy nhân rộng phong trào ra để ai cũng có thể có dịp tiếp xúc được với bộ môn này và từ đó họ mới thích chứ.
Đánh dấu