Kỹ thuật
Nhạc cảm
Ý kiến khác
I don't think so,
Lập luận của bạn lammtv thật khập khiễng đến buồn cười!
Phổi không hoạt động, cơ thể bị ngạt thì tim có đập điên cuồng cách mấy người ta cũng die!
Không sản xuất thì nhập khẩu về mà bán, người ta còn thích mua hơn hàng sản xuất chất lượng thấp.
sản xuất mà không bán được (kém chất lượng chả ai mua hoặc tổ chức bàn hàng kém) thì sản xuất để làm gì? có còn vốn để sản xuất không?
vì thế không thể nói tim quan trọng hơn phổi. sản xuất quan trọng hơn bán hàng! cũng như Nhạc cảm và kỹ thuật cái nào quan trọng hơn! Mỗi thứ giữ một vai trò riêng, có vai trò quan trọng riêng và hỗ trợ cho nhau, thậm chí lệ thuộc nhau!
Đang nói về nhạc cảm và kĩ thuật sao lại thành mua bán với tim phổi vậy![]()
Unregistered ui !! THANKS làm phước !!![]()
Yêu dancing đã lâu,nhưng giờ mới tập tễnh vào diễn đàn dancesport.vn cũng có nhiều điều thú vị.
Chỉ là một chút ý kiến của mình thôi nhé! giống như việc bắt đầu yêu thích dance từ lần đầu tiếp xúc,Bạn yêu vì cái gì? yêu vì các vũ công có hình thể đẹp,nhảy bắt mắt hay yêu vì những bản nhạc bốc lửa-sâu lắng trữ tình?..
Bắt đầu tập dancesport mình yêu thích ngôn ngữ hình thể của nó....tập kĩ thuật dần thuộc bước,rồi bắt đầu mới đến cảm thụ âm nhạc bước chân "nén" xuống cùng với âm nhạc cảm giác ngây ngất....Chứ ngay từ đầu thì mình chẳng có tâm trí đâu mà để ý đến nhạc cảm ra sao vì còn đang quay cuống với một đống thứ phải nhớ (dáng dấp,tay chân, hông)
Chẳng ai có thể phân định được cái nào quan trọng hơn bởi nếu ra thi đấu kĩ thuật bạn có tốt đến mấy mà bạn nhảy sai nhạc thì bạn cũng sẽ out.hoặc nếu bạn nghe nhạc tốt đến mấy mà kĩ thuật tệ thì cũng ko cần phải bàn.(^^)
Đi làm rảnh rỗi viết mấy dòng linh tinh,cả nhà đừng ném đá nhé! Thanks
" HÃY ĐẮM MÌNH TRONG NGHỆ THUẬT
ĐỂ NẾM TỪNG GIỌT THĂNG HOA"
Đại khái là những chàng trai thuận chân trái tranh luận với những chàng trai thuận chân phải là chân nào quan trọng hơn. Nhưng chữ "thuận" hình như nên thay bằng chữ khác thì sát cảnh hơn thì phải.
Đêm không ngủ vì tự nhiên có tâm sự khi vào forum đọc 1 lượt các bài về “Kỹ thuật và nhac cảm. Cái gì quan trọng hơn”
Mạn phép được dùng đại từ nhân xưng chỉ ngôi thứ nhất là “mình”.
Thật là mỗi người có một cách nghĩ cách cảm khác nhau và cách đến với khiêu vũ khác nhau. Bất chợt nhận ra mình đang ở đâu… Nhớ lại có một lần chat với một bạn và đột nhiên bạn đó hỏi mình về vấn đề này rồi tiếp theo tỏ rõ thái độ rất coi thường mình. Và còn nhớ trong một buổi tập với một bạn (hôm đó mọi người tập rất hăng say, giáo viên dạy cũng rất hưng phấn) nhưng đến lần tập sau có vẻ tránh mặt mình. Cũng với hiện tượng này với một bạn nữ khác chỉ tập với mình khi không có bạn nhảy và tập một cách miễn cưỡng. Mình cũng rất mong rằng ai đó chưa gặp mình, một ngày nào đó gặp mình trong một điệu nhảy nào đó xin cho mình một lời chia sẻ và góp ý chân thành (với mình, như vậy mới thực sự là “người bạn”. Mình cũng đã gặp 2 người cho mình những lời nhận xét rất chân tình, một người (nữ) thì ít hơn mình một giáp, một người (nam) thì nhiều hơn mình một giáp + 1 tuổi).
Mình cũng có quan điểm riêng. Mình đến với khiêu vũ cũng bắt đầu từ cái sự nghe nhạc & xem biểu diễn. Chính từ một kỷ niệm đã lâu rồi, đầu năm 2001 (cách đây 9 năm về trước) mình gặp đôi nhảy đã thể hiện với các vũ điệu Tango, Waltz và Rumba(trên sàn 65 Quán Sứ) phải nói là thực sự ấn tượng, rất đẹp đôi, đẹp từ phong thái đến ngoại hình, đẹp cả bên trong lẫn bên ngoài sàn. Nhất là hình ảnh chàng trai vóc dáng cao ráo, khỏe khoắn, tóc để dài buộc sau gáy nhìn rất “tài tử” và “lãng tử”. Còn hình ảnh cô gái thì lại làm hiện lên trong tâm trí mình cái nét thon thả, “thắt đáy lưng ong” ở người yêu xưa (thật lạ là tại thời điểm đó mình đang thất tình vì chia tay người yêu). Và khi thưởng thức màn trình diễn của họ xong tự nhiên thấy mình như lần đầu tiên được thưởng thức và cảm nhận về âm nhạc vậy. Sau đó, mình được biết họ là đôi nhảy có nghề, chuyên đi biểu diễn tại các sàn Hà Nội. Và mình nhớ rằng sau đó mình có xem bộ phim trên truyền hình mà chàng trai đó đã đóng vai một anh chàng tự lập từ bé, làm nghề rửa xe máy rôi sau đó gặp người con gái…(thật tiếc là quên mất tên phim, xem lại bị gián đoạn và cũng không được xem từ đầu). Sau này mình không còn được biết thông tin về đôi nhảy này nữa. Mong rằng sẽ có người biết thông tin về họ và cung cấp cho mình (xin cảm ơn trước rất nhiều)
Mãi về sau này, như thể chẳng biết “tự bao giờ” khiêu vũ lại trở thành niềm đam mê không thể thiếu trong cuộc sống đối với mình. Rồi mình luyện tập, tập để thỏa mãn đam mê, tập để có sức khỏe tốt hơn, rồi tập để giải tỏa được những stress trong cuộc sống, tránh những khoảng thời gian trống vô nghĩa, hạn chế các cuộc nhậu nhẹt bù khú (mang tính xã giao, quan hệ đối tác)… và cũng có vô vàn lý do cản trở đến với khiêu vũ như bao người khác. Và, mình cứ tập, tập nữa, tập mãi và càng tập càng thấy mình ngu, chậm hiểu. Có vài động tác kỹ thuật cơ bản thôi mà tập mãi cũng không ra hồn. Nhạc cảm à, thôi khi luyện (tức là khi tập) thì tạm bỏ qua đi, chứ có phải chỉ khi tập mình mới luyện nhạc cảm đâu. Nếu không phải nhạc sỹ, ca sỹ, nghệ sỹ thì hãy cứ sống, làm việc, hoạt động (theo chiều hướng phát triển) theo thời gian ta sẽ có được một nhạc cảm khác, mới mẻ hơn, tốt hơn… Mình không phải là ca sỹ hay nhạc sỹ, cũng không phải là nghệ sỹ múa, nếu bạn là người như vậy tức là bạn chỉ mới có lợi thế hơn mình. Còn thì hãy luyện tập…luyện tập... và luyện tập nhưng phải có & theo một sự định hướng đúng đắn.
Cái khả năng cảm thụ âm nhạc thì mỗi người mỗi khác phụ thuộc vào các yếu tố nào thì ai cũng có thể đưa ra được một vài ý kiến của mình. Nhưng mà cái “khả năng tự nhiên” để cảm về âm nhạc thì ai cũng có (ví như đứa trẻ nào ra đời cũng khóc đòi bú vậy), chỉ có điều ít hay nhiều ở người này người kia, tùy thuộc vào môi trường, hoàn cảnh, điều kiện nảy nở phát sinh phát triển…
Mình rất thích các bài hát viết về Hà Nội, mặc dù chưa bao giờ xa Hà Nội quá một tuần, nhưng mỗi khi nghe các bài hát đó, sao lại thấy da diết thế, nhớ nhung thế, tê tái và phấn khích thế, rất rất nhiều trạng thái & cung bậc cảm xúc khác nhau đan xen lẫn lộn. Mỗi khi như vậy, mình hát theo nhưng cứ như bị líu kéo và không thể lột tả được hết cảm xúc, lúc đó nhủ thầm sao mình không phải là ca sỹ nhỉ. Nhưng có đôi lúc tâm trạng, cất tiếng hát tự thấy mình hát cũng hay như ca sỹ vậy (chắc chắn là không phải ca sỹ rồi vì họ rất rất khổ luyện mới thành ca sỹ được).
“Kỹ thuật và nhac cảm. Cái gì quan trọng hơn” tự nhiên lại liên tưởng đến sự so sánh “bài hát” và “ca sỹ”, “bài hát” và “bộ phim”, rồi “bài hát” và “nhạc sỹ” và rồi nhiều sự so sánh khác. Nhưng xin đừng so sánh kiểu như “vật chất” và “ý thức” trong triết học.
Tại http://dancesport.vn/forum/showthread.php?t=1560&page=2 Mình rất tâm đắc với cảm nhận của bạn Vaio: “Nhạc cảm là khi ta hòa mình vào bản nhạc, thể hiện điệu nhảy cùng với những cung bậc cảm xúc của bản nhạc, lúc nhanh lúc chậm, lúc da diết đau khổ lúc hạnh phúc yêu thương,... điều này chỉ có thể làm được khi ta nhảy mà không phải lo nghĩ đến kỹ thuật.”
Và cũng đồng ý với Vaio: ” Nếu tập để chơi, để nhảy theo ý mình thích thì có thể không cần quan tâm tới kỹ thuật trước cũng được, với trường hợp này thì mình cũng không có gì để nói nhiều. Nhưng nếu tập để có thể hiểu và nhảy được ở một trình độ cao (kiểu như đi thi đấu) thì điều đầu tiên là cần phải học kỹ thuật trước. Khi kỹ thuật nhuần nhuyễn rồi thì cũng là lúc ta có thể thảnh thơi mà quan tâm đến nhạc, hay nói như cách mọi người thường gọi là có độ "ngấm nhạc". Có như vậy thì khi nhảy ta mới thể hiện được cảm xúc của bản nhạc theo từng bước nhảy được. Nhạc cảm là một kỹ thuật đỉnh cao của khiêu vũ, có nhạc cảm thì mới hấp dẫn được người xem, điều này không phải ai cũng hiểu được ngay, làm được ngay, đặc biệt là những người mới tập. Vì vậy, theo ý kiến riêng của mình thì ta nên tập kỹ thuật trước, khi có kỹ thuật rồi thì mới đến lúc để ý đến nhạc cảm, nhưng không phải cứ để ý đến nhạc cảm là sẽ thể hiện được ngay mà cần phải có một quá trình thì mới hiểu và thể hiện được, đó mới là một cách tập bài bản.”
“Kỹ thuật và nhac cảm. Cái gì quan trọng hơn” : hãy để các chuyên gia lên tiếng. Vì chỉ có họ - những người đã được cộng đồng lớn trong giới khiêu vũ trong nước cũng như quốc tế công nhận; chỉ có họ đã từng khổ luyện, đã từng đổ mồ hôi và máu. Và cũng chỉ có họ…
Khiêu vũ là cuộc sống
Vậy là phải xin nghỉ làm việc nửa buổi sáng mất rồi!
.................................................. ......
Khiêu vũ là cuộc sống
Cho tớ tham gia vài ý kiến nghen, hihi. Theo tớ thì nhạc cảm và kỷ thuật không nên tách riêng ra để hỏi xem cái nào nặng nhẹ quan trọng hơn cái nào mần chi, vì chọn cái nào quan trọng hơn cũng thành ra mất quan điểm trong dancesport rùi còn đâu!
Theo tớ thì nên hiểu nhạc cảm đã nằm trong phần kỷ thuật luôn rồi, nếu nghĩ kỷ thuật đơn thuần chỉ là động tác của cơ thể chân, tay, hông...thì có sai sót không? còn phải có kỷ thuật nghe nhạc và đưa động tác kỷ thuật trên vào từng phách nhạc nữa mà! chẳng phải chũng ta luôn muốn tìm những bài nhạc thật hay, thật "đã" và muốn nhảy trên nên nhạc ấy sao? Vậy thì sao lại phải phân ra rõ ràng chọn 1 trong 2, "kỷ thuật " hoặc "nhạc cảm"? hay do tớ không hiểu đúng khái niệm 2 từ "nhạc cảm"?. Hihi , nếu vậy bạn nào giải thích dùm mình nhạc cảm là gì cái đã vì hình như trog từ điển tiếng Việt chúng ta không có từ này!, mà dạng từ ghép thì rất nhiêu trường hợp mỗi người hiểu một kiểu là chắc.
Chúc các bạn vui.
mình là người đề cao sự thoải mái, cho nên theo cảm nhận của mình thì kiểu 1 sẽ hợp với mình hơn. Nhảy đúng nhạc, thoải mái mà vui còn hơn!!!
Hiện có 1 người đang xem chủ đề này. (0 Thành viên và 1 Khách viếng thăm)
Đánh dấu