Như mọi người cũng đã nói, có nhiều mục đích khi tham gia khiêu vũ: biểu diễn, giao lưu, thi đấu. Nếu nói là "không có kĩ thuật thì chẳng khác nào tra tấn bạn nhảy một cách tao nhã", thì sợ rằng lại phải tranh luận: Đến trình độ nào mới gọi là có đủ kĩ thuật. Có thể so với đôi ba người tôi giỏi hơn, nhưng kĩ thuật của tôi chẳng ra gì so với nhiều người khác.
Nếu đã chấp nhận giao lưu hay kể cả biễu diễn, thậm chí thi đấu cùng nhau, thì một người phải chấp nhận trình độ kĩ thuật của người còn lại. Còn nếu họ đã cảm thấy không thoải mái vì đối tượng nhẩy chưa giỏi/ giỏi hơn họ thì họ có quyền chọn lựa không nhẩy cùng.
Nên điều mà mình/em muốn nói ở đây không phải là không nên quan tâm đến tập luyện kĩ thuật vì bản thân mình/em cũng là một vận động viên nên việc tập kĩ thuật mỗi ngày là cần thiết. Nhưng đối với mình/em, cái làm nên khiêu vũ là sự chuyển động theo âm nhạc, cũng như xa xưa âm nhạc góp phần tạo nên các điệu nhẩy. Chưa có điệu nhẩy nào ra đời rồi người ta mới nghĩ ra nhạc để đánh theo cả. Dù sao tất cả đều là cảm nhận riêng của mọi người, mình nghĩ ai cũng có phần đúng.
Anh Hamhoc nói cũng đúng ạ. Mọi người nêu lên ý kiến của mình nhưng không giải thích rõ ràng. Em cũng đồng ý với bài post của chị Pauline, dù là cùng một điệu nhẩy nhưng mỗi bài mang đến một cảm nhận khác nhau: Cùng là một tổ hợp rumba mà có lúc thể hiện dữ dội, lúc lại nhẹ nhàng tùy theo bài nhạc hoặc tâm trạng. Hay khi người ta dựa vào câu nhạc, lời bài hát, sự thay đổi tiết tấu để dựng bài nhẩy cho phù hợp. Ngay cả khi người ta nhẩy không có nhạc, họ vẫn nhẩy theo một giai điệu, tiết tấu tưởng tượng.
Đánh dấu