Hát với nhau, khác với hát karaoke, hát karaoke thường là một nhóm bạn thân sinh hoạt hát với nhau trong một phòng riêng, không có người lạ nghe nên muốn hát, hét sao cũng được. Nhạc đệm của karaoke vi tính là một dạng file midi có đuôi *.mid được hòa âm phối khí bằng phần mềm nên coi như nhạc "robot", không có hồn nhạc, không cảm xúc.
Hát với nhau hay hơn vì khi tham gia hát với nhau mặc nhiên bạn đã trở thành ca sĩ nghiệp dư trên sân khấu nhỏ, con người bằng xương bằng thịt đệm đàn cho bạn hát nên nhạc cảm cũng sẽ tốt hơn. Khi bạn trình diễn sẽ có nhiều người không quen biết ngồi dưới lắng nghe bạn hát, họ sẽ cổ vũ nhiệt tình nếu bạn hát hay và họ cũng vỗ tay động viên bạn nếu bạn hát chưa hay.
Nhạc đệm cho loại hình hát với nhau có hai loại.
Fullband (một ban nhạc nhẹ gồm 3 đến 5 nhạc công) như ở cafe De la May đường Nguyên văn Trỗi, quán Arnold đường Nam Kỳ Khởi Nghĩa, cafe Ami đường Nguyễn văn Chiêm gần Nhà Văn Hóa Thanh Niên.vv...
Band one man duy nhất chỉ có một nhạc công xử dụng một keyboad (đàn organ điện tử) đệm nhạc. loại này chiếm đa số vì gọn nhẹ, nhưng đòi hỏi người đàn phải giỏi, nhạc cảm thật bén nhạy. Hầu hết các bar cafe hát với nhau đều xử dụng loại này.
Tất cả các quán đều trang bị màn hình hiển thị lời bài hát dạng văn bản để phục vụ những vị khách "không thuộc lời". Tuy nhiên nếu đã thích chơi loại hát hò này các bạn nên học thuộc lời bài mình muốn hát để diễn đạt tốt hơn, vừa hát vừa nhìn bài dễ bị chi phối có khi không hát kịp nhạc vì timing của bài nhạc là liên tục, nó chẳng dừng lại để chờ bạn.
Có nhiều bạn còn ngại chưa dám "hát với nhau" vì tâm lý sợ mình hát không hay, sợ trình diễn trước đám đông vv... Tuy nhiên trừ khi bạn quá tệ với nhạc cảm, chất giọng bẩm sinh không thể nào dùng để hát thì thôi, còn nếu bạn đã từng đi hát karaoke mà bạn bè không chê thì đều có thể "hát với nhau" được. Từ từ bạn sẽ quen, sẽ hát hay hơn và đến lúc đó bạn sẽ không còn muốn hát karaoke nữa.
Có một điểm chung nữa là hầu hết những người thích loại hình "Hát với nhau" đều hát dòng nhạc mà xã hội coi là nhạc "trí thức" như nhạc của các nhạc sĩ Trịnh Công Sơn, Ngô Thụy Miên, Vũ Đức Sao Biển vv... và dòng nhạc tiền chiến, ít khi thấy họ hát dòng nhạc tạm gọi là nhạc "bình dân", nhạc "sến" (để lúc nào có thời gian tớ sẽ nói chơi về hai dòng nhạc sau này).
Quán Cảm Xúc bạn nói hình như mới hoạt động khoảng vài tháng, trước đây cũng có quán khiêu vũ hát với nhau Cảm Xúc ở đường Ngô thời Nhiệm (đã ngưng hoạt động).
Một điều quan trọng nữa với phe nhảy nhót chúng ta là ngoài những clbkv hát với nhau quy mô thì tất cả các bar cafe hát với nhau đều dành một khoảng trống trước sân khấu để phục vụ vài đôi khách thích khiêu vũ.
Đánh dấu