Page 130 of 186 FirstFirst ... 3080120128129130131132140180 ... LastLast
Results 1,291 to 1,300 of 1859

Thread: Quán Thơ 1

  1. #1291
    Họ tên
    Nguyễn Thị Giang
    Đến từ
    Hà Nội
    Tham gia
    Sep 2009
    Bài viết
    447
    Rep Power
    77
    Cảm ơn / Thích

    Default

    Bài hơi dài mọi người chịu khó đọc một tí nhé

    MỘT SỐ QUAN NIỆM THỜI GIAN
    VÀ QUAN NIỆM CỦA XUÂN DIỆU VỀ THỜI GIAN TRONG THƠ CỦA ÔNG TRƯỚC CMT8



    2.1 Một số quan niệm về thời gian

    Nói đến thời gian, ai cũng cho nó là một vấn đề khó hiểu. Ngay từ thời xưa đã có nhiều nhà khoa học, nhà tư tưởng tìm cách hiểu về thời gian. Có người cho là thời gian giống như cái đồng hồ, có người lại cho rằng thời gian không thể nào nắm bắt được. Và cũng từ những thắc mắc đó, từ lâu đã hình thành nhiều khái niệm, quan niệm khác nhau về thời gian.

    Theo Newton thì: thời gian là độc nhất, tuyệt đối, và có giá trị phổ quát khắp mọi nơi, còn đối với Eintstein thì cho rằng: thời gian trôi đi chỉ là ảo ảnh mọi khác biệt giữa quá khứ, hiện tại, tương lai chỉ là những ảo ảnh dai dẳng mà thôi.

    Theo tạp chí "Tia sáng" có trích một số quan niệm về thời gian như sau:

    “Thời gian" là gì ?

    Đối với nhà vật lý (thông thường), thời gian là cái mà một đồng hồ chính xác đo được. Với nhà toán học đó là cái không gian một chiều được xem là liên tục, nhưng có thể được chia thành các “thời khắc” giống như từng tấm ảnh của một cuộn phim. Với số đông thời gian là cái luôn trôi từ quá khứ qua hiện tại để tới tương lai. Trong thuyết tương đối, thời gian là chiều thứ tư của vũ trụ, nhưng điều đó không có nghĩa nó đồng nhất với ba chiều không gian, vì công thức tính khoảng cách không thời gian khác công thức tính khoảng cách không gian.

    Sự phân biệt không gian và thời gian là bệ đỡ cho quan hệ nhân quả, vốn có vai trò thiết yếu trong vận hành vũ trụ. Tuy nhiên, một số nhà vật lý tin rằng, ở thang bậc planch (10 – 33 cm và 10 – 43 giây), là thang bậc nhỏ nhất có ý nghĩa vật lý, có thể không gian và thời gian không còn chia tách với nhau”.

    Trên đây là một số quan niệm của các nhà khoa học và nó cũng cho ta thấy được về sự đa dạng trong việc cảm thức thời gian một con người.

    Ngoài ra, trong một số cuốn từ điển lại có cách nói khác về thời gian: “thời gian" hình thức tồn tại cơ bản của vật chất diễn biến một chiều theo ba trạng thái là hiện tại, quá khứ và tương lai”.

    Còn đối với các giáo sư, nhà khoa học thời nay lại có những quan niệm khác về thời gian. Theo giáo sư Trịnh Xuân Thuận – một nhà vật lý thiên văn học nổi tiếng người Việt quốc tịch Mỹ đã nói rằng: “các vấn đề về thới gian và phương hướng vận động của nó còn lâu mới được giải quyết và còn bị bao bọc trong môt màn sương mù dày đặc” . Không dừng lại ở đó giáo sư còn cho rằng thời gian là một khái niệm không phải để ta nắm bắt và thời gian thường có 2 loại là thời gian tâm lý và vật lý. Thời gian tâm lý là thời gian chủ quan và thời gian vật lý là thời gian khách quan, không phụ thuộc vào ý thức con người, nó là thời gian đồng hồ.

    Trong bài viết của Minh Chi đã dẫn lời của thầy Matthieu đã nói: “thời gian chỉ là một điều kiện chủ quan của nhận thức trực cảm của chúng ta, nó không tồn tại ở ngoài chủ thể”.

    Như vậy thời gian là một khái niệm khó định nghĩa, khó hiểu và việc cảm thức nó lại càng khó hơn. Trong triết lý nhà phật thì cho rằng thời gian không phải là một thực tại cứu kính, nó không tồn tại tách biệt hiện tượng và người quan sát, họ cũng thừa nhận tính ảo ảnh của thời gian. Thời gian qua đi rất mau, nó còn nhanh hơn mũi tên bị bắn khỏi cung và cũng chính thế đối với phật tử thời gian là cái duy nhất và không nên để lãng phí nó.

    Có thể nói thời gian là vấn đề luôn luôn được tìm hiểu trong mọi thời kỳ, từ quá khứ đến hiện tại và còn đến tương lai. Nó là vấn đề làm cho nhiều lĩnh vực khác phải quan tâm và trong số đó có cả lĩnh vực văn học nghệ thuật.

    2.2 Quan niệm của Xuân Diệu về thời gian

    Trong văn chương nghệ thuật, viết về thời gian cũng vận động trên cả ba chiều: quá khứ, hiện tại, tương lai. Tuy nhiên văn chương không gò bó cách thức thể hiện quan điểm về thời gian mà nó có thể được đảo lộn trình tự hoặc cũng có thể bỏ qua một hoặc hai trong ba chiều vận động vốn có của nó. Có nhiều cách thức thể hiện thời gian khác nhau, tác phẩm nghệ thuật xuất phát từ một mốc thời gian nhất định trong thời gian. Từ đó có thể làm ngưng lại một khoảnh khắc của dòng đời dài đằng đẵng mà cũng có thể dồn nén một quãng thời gian hàng chục năm, hàng trăm năm vào một thời khắc.

    Với bàn tay của người nghệ sĩ, thời gian không còn theo chiều vận động vốn dĩ của nó mà đã được đưa vào cái nhìn, suy nghĩ chủ quan của người nghệ sĩ, và trong thơ ca, quan điểm về thời gian của người nghệ sĩ gắn liền với nguồn cảm hứng sáng tạo của thi nhân bởi hình tượng thơ và hình tượng cảm xúc. Sự cảm thụ thời gian trong thơ chính là mối rung động của nhà thơ trước cuộc đời và ý nghĩa chung của đời sống nhân sinh. Nhà thơ càng nặng cõi đời thì sự quan tâm trước mọi thời khắc càng trở nên mãnh liệt. Quan niệm về thời gian đã là vấn đề được lưu tâm từ xưa, thơ xưa không ít bài than thở về sự hữu hạn của thời gian, về một kiếp người. Cổ nhân từng coi đời người trôi qua nhanh chẳng khác gì bóng ngựa qua cửa sổ.

    Thế nhưng, cố nhân không vì thế mà hoang mang hoảng hốt, họ quan niệm vũ trụ tuần hoàn, thời gian quay tròn trở lại và con người là một phần tư của vũ trụ sẽ hoà nhập vào cái vĩnh hằng của trời đất. Trước Xuân Diệu, cũng không ít thi sĩ nhắc đến thời gian trong thơ ca của mình, với đại thi hào Nguyễn Du thì:

    “Sầu đông càng lắc càng đầy
    Sen tàn cúc lại nở hoa
    Sầu dài, ngày ngắn, đông đà sang xuân”

    Nguyễn Công Trứ:

    “Nhân sinh ba vạn sáu nghìn thôi
    Vạn sáu chơi nhăng đã hết rồi”

    Còn Tản Đà thì :

    “Đời người thử ngẫm mà hay
    Trăm năm là ngắn, một ngày dài hơn”

    Đến Xuân Diệu và thế hệ thơ mới thì thời gian là một đi không trở lại, vũ trụ là khách thể độc lập với con người. Và với Xuân Diệu, thời gian không còn tính theo chiều vĩ mô: một đời, nghìn năm, vạn năm, thiên thu… như trong thơ cổ mà với sự thức tỉnh ý thức cá nhân sâu sắc, nhà thơ cảm nhận rõ hơn ai hết sự thật đáng buồn “tuổi trẻ chẳng hai lần thắm lại”, cho dù mùa xuân của đất trời vẫn cứ tuần hoàn, vũ trụ có thể vĩnh hằng.

    Những luồng tư tưởng phương tây đưa lại giúp Xuân Diệu nhận ra cái giới hạn của đời sống cá nhân. Đời người thì ngắn ngủi mà khát vọng lại vô cùng. Vì vậy phải mau mau chiếm đoạt hương hoa cuộc đời. Giới hạn cuộc đời nằm trong vòng tuổi trẻ, giới hạn của tình yêu nằm trong vòng khoảnh khắc. Thơ Xuân Diệu ghi lại rất nhiều khoảnh khắc cuộc đời, khoảnh khắc của tình yêu, của tuổi trẻ. Trong các nhà thơ thời bấy giờ, có lẽ Xuân Diệu là nhà thơ đã dành nhiều sáng tác của mình nhất vào vấn đề thời gian, đồng thời qua đó khái quát lên thành những ý nghĩa về nhân sinh, về cuộc sống.

    Những bài thơ viết về thời gian của Xuân Diệu thì nhiều như: Đi thuyền, Thời gian, Giờ tàn, Chiếc lá, Vì sao, Giã từ thân thể, Vội vàng, Giục giã, Hết ngày hết tháng… đều thể hiện những quan điểm cá nhân của nhà thơ về thời gian, dòng thời gian hay cũng là dòng đời luôn luôn chuyển động, thay đổi không ngừng. Bài “Thời gian” có thể coi là sự phát ngôn đầy đủ cho sự cảm nhận về thời gian của nhà thơ:

    “Dưới thuyền nước trôi
    Trên nước thuyên chuồi
    Và nước, và thuyền
    Xuôi dòng đi xuôi”

    Thông qua hình tượng “nước” và “thuyền” nhà thơ nói lên sự nhận thức rõ ràng nhịp điệu trôi chảy của thời gian. Thời gian trong thế giới vũ trụ thì vĩnh cửu, còn thời gian đời người là hữu hạn. Con người bất lực hoàn toàn trước sức mạnh của thời gian vũ trụ và luôn có nguy cơ bị cuốn trôi hoặc bị nhấn chìm, bài: “thời gian” là tiêu biểu cho ý trên:

    “Nước cũng mất luôn
    Nhưng nước còn nguồn
    Thuyền chìm trong lúc
    Đêm ngày nước tuôn”

    Bài “Đi thyền” nhà thơ cũng vẫn mượn hai hình ảnh ấy:

    “Thuyền qua mà nước cũng trôi
    Lại thêm mây bạc trên trời cũng bay
    Tôi đi trên chiếc thuyền này
    Dòng mơ tô tưởng cũng thay khác rồi”

    Với cách mượn dòng chảy cảu nước để nói đến dòng chảy của thời gian là quá quen thuộc, thơ ca từ xưa đến nay nói đến điều đó không ít. Xuân Diệu với cách nghĩ, cách nhìn của một nhà thơ mới, thì thời gian còn gấp rút hơn rất nhiều:

    “Cái bay không đợi cái trôi
    Từ tôi phút trước sang tôi phút này”

    Nói lên sự nhạy cảm vô cùng trước sự thay đổi của thời gian, sự thay đổi không còn là năm là tháng là ngày nữa mà sự thay đổi diễn ra trong từng phút một, cái “tôi” của phút trước đã khác với cái “tôi” của phút này. Chính vì ý thức rõ rệt được từng sự biến chuyển của thời gian nên Xuân Diệu đã sống vội vàng, sống cuống quýt để tận hưởng cuộc sống, trong “vội vàng”:

    “Tôi sung sướng nhưng vội vàng một nửa
    Tôi không chờ nắng hạ mới hoài xuân”

    Rồi đến bài “Giục giã” thì:

    “Mau với chứ, vội vàng lên với chứ
    Em, em ơi, tình non đã già rồi,
    Con chim hồng, trái tim nhỏ của tôi,
    Mau với chứ! Thời gian không đứng đợi”

    Thái độ sống nôn nao, mọi sự đợi chờ thi sĩ đều sợ bỏ phí mất từng khắc của tuổi thanh xuân,trong bài thơ có tựa “thanh niên” Xuân Diệu viết:

    “Ngươi đang ở! Ta vội vàng dữ quá!
    Sống toàn tâm, toàn trí, sống toàn hồn!
    Sống toàn tâm và thức cả giác quan
    Và thức cả trong giấc nồng phải ngủ;
    Sống, tất cả sống, chẳng bao giờ đủ.”

    Xuân diệu phát hiện ra ở thiên nhiên, ở con người gần gũi quanh ta biết bao điều mới lạ thật đáng yêu, cuộc đời trần thế đẹp và hấp dẫn biết bao càng thấy đẹp ta càng muốn tận hưởng, càng muốn tận hưởng thì lại thấy cuộc đời càng đáng sống biết bao, nhưng không ai có thể sống mãi mãi để hưởng mọi lạc thú trần gian. Năm tháng trôi chảy , thời gian một đi không trở lại, với “vội vàng” càng làm ta thấm thía hơn:

    “ Xuân đương tới nghĩa là xuân đương qua
    Xuân còn non nghĩa là xuân sẽ già”

    Do đó người thi sĩ này không chờ đợi nắng mới hoài xuân, và cũng chính ước mơ ấy mà nhà thơ có một suy nghĩ thật táo tợn và ngược đời, được thể hiện trong “vội vàng”:

    “ Tôi muốn tắt nắng đi
    Cho màu đừng nhạt mất
    Tôi muốn buộc gió lại
    Cho hương đừng bay đi”

    Thi sĩ muốn đoạt quyền tạo hoá, muốn đi ngược lại sự vận động của thiên nhiên, muôn tự mình nắm giữ điều chỉnh thời gian, bởi một người như Xuân Diệu sống để yêu và yêu để sống thì thời gian mà tự nhiên định sẵn từ ngàn xưa đến nay không thể nào đủ, Xuân Diệu muốn lưu giữ lại cái khoảnh khắc của tuổi xuân, muốn thời gian ngưng đọng lại, muốn và muốn như vậy mới có đủ thời gian để thỏa mãn lòng khao khát trong tâm hồn nhà thơ. Thiên nhiên đẹp quá, nó được nhà thơ hình dung thật gần gũi, mà cũng thật táo bạo và mới mẻ :

    “Và đây ánh sáng chớp hàng mi
    Mỗi sáng sớm thần vui hằng gõ cửa
    Tháng giêng ngon như một cặp môi gần”

    Mỗi buổi sáng thức dậy mở mắt là thi sĩ được chứng kiến một cảnh tượng mới mẻ, diễm lệ. Ánh bình minh rực rỡ chiếu sáng thế giới vạn vật. Nguồn ánh sáng ấy như được toát ra từ vẻ đẹp của người thiếu nữ, và ở đây khác với thơ xưa, luôn lấy thiên nhiên làm chuẩn mực cho cái đẹp thì ở đây con người lại làm chuẩn cho cái đẹp của thiên nhiên, cái đẹp trở nên mới mẻ hơn và cũng trần thế, gần gũi hơn rất nhiều. Cái đẹp của thiên nhiên dường như chẳng đợi thời gian, chỉ cần trong lòng thi sĩ thấy cảnh đẹp thi được rồi và “xuân không mùa” cũng nói:

    “Xuân đã sẵn trong lòng tôi lai láng
    Xuân không chỉ ở mùa xuân ba tháng”
    “Kể chi mùa, thời tiết, với niên hoa
    Tình không tuổi, và xuân không ngày tháng”

    Bỡi thi sĩ là kẻ yêu bất kể thời gian, bất kể tuổi tác, tình yêu là bất diệt và trong “đa tình” thì:

    “Tôi đã yêu từ khi chưa có tuổi
    Lúc chưa sinh, vơ vẩn giữa dòng đời”

    “Tôi đã yêu khi đã hết tuổi rồi
    Không xương vóc, chỉ huyền hồ bóng dáng”

    Rồi “Kẻ đa tình không cần đủ thịt da
    Khi chết rồi, thì tôi yêu ma”

    “Thơ Xuân Diệu còn là một nguồn sống rào rạt chưa từng thấy ở chốn nước non lặng lẽ này Xuân Diệu say đắm tình yêu, say đắm cảnh trời, sống vội vàng, sống cuống quýt, muốn tận hưởng cuộc đời ngắn ngủi của mình. Khi vui cũng như khi buồn, người đều nồng nàn, tha thiết”

    Tuy nhiên thực tế vẫn là thực tế:

    “Hoa nở để mà tàn
    Trăng tròn để mà khuyết,
    Bèo hợp để chia tan
    Người gần để ly biệt”

    Vũ trụ vẫn chuyển động như vốn dĩ, thời gian vẫn trôi, cuộc sống vẫn cứ tiếp diễn. Với sự thức tỉnh ý thức cá nhân sâu sắc, nhà thơ cảm nhận hơn ai hết một sự thật đáng buồn “Tuổi trẻ chẳng hai lần thắm lại”, cho dù mùa xuân của đất trời vẫn cứ tuần hoàn, ngày hôm nay đã khác hôm qua, huống chi năm này với năm khác, nàng xuân thì trường sinh còn tuổi trẻ mỗi người đều có giới hạn.

    Đến đây cái vui rạo rực của phần trên dường như đã tan biến, nhường chỗ cho một nỗi u buồn, một nỗi niềm nuối tiếc khôn nguôi đối với cuộc sống tươi đẹp trên thế gian này. Nỗi buồn ở đây chẳng qua là cách biểu hiện khác của lòng ham sống lòng yêu đời tha thiết mà thôi. Tình cảm mãnh liệt này trong “vội vàng” lại được diễn tả một cách tài hoa bằng chính những hình ảnh, màu sắc đầy quyến rũ của mùa xuân:

    “Cơn gió xinh thì thào trong gió biếc
    Phải chăng hờn vì nỗi phải bay đi?
    Chim rộn ràng bỗng dứt tiếng reo thi
    Phải chăng sợ độ tàn phai sắp sửa?”

    Cảnh xuân càng đẹp càng lộng lẫy bao nhiêu thì sự nuối tiếc của thi sĩ càng lớn bấy nhiêu. Người ta chỉ ham sống khi họ thấy cuộc sống của họ có ý nghĩa, Xuân Diệu cũng vậy càng yêu, càng đắm càng say cảnh đời lại càng phát hiện ra biết bao cái tươi đẹp đang chờ đón, để rồi lại cay đắng nhận ra rằng thời gian trôi đi càng lúc càng vội vã, “chưa có một nhà thơ nào luyến tiếc thời gian đến xót xa như Xuân Diệu. Vì vậy trong niềm say sưa bồng bột trước cuộc đời, tình yêu, sự hiện hữu của thời gian khiến ông chưa bao giờ bình thản”, “Đọc Thơ thơ và Gửi hương cho gió ta dễ dàng nhận ra một Xuân Diệu đang cô đơn chống trả lại sự tàn phá của thời gian” . Trong “Núi xa” ông viết:

    “Lẫn với đời quay, tôi cứ đi
    Người ngoài không thấu giữa lòng si”

    Và cô độc trong “Hư Vô” với:

    “Đêm lùa ta thức, một mình đau
    Nghe tiếng giờ đi, não dạ sầu”

    Bỡi không như các thi nhân xưa, vốn quan niệm rằng, thời gian đi rồi sẽ trở lại, con người sống luân hồi từ kiếp này sang kiếp khác, còn Xuân Diệu thì không. Ông là nhà thơ sống ở hiện tại và sống cho hiện tại, tuổi trẻ đi thì tuổi già sẽ đến đó là sự thật trước mắt mà nhà thơ không thể không nghĩ tới. Tuy nhiên, không vì thế mà nhà thơ chịu khuất phục trước thời gian, để tận hưởng ông sống thật vội vã, bởi ông biết ngày sẽ trôi rất nhanh:

    “Những ngày cứ thắt đi từng phút
    Rồi mặt trời cao. Nắng cháy tràn
    Trưa đến thôi rồi! Bình đã vỡ
    Nửa ngày xinh đẹp đã tiêu tan”

    Nhà thơ dường như chú ý đến từng bước đi của thời gian từng chút một, như chính “mùa thu tới”:

    “Hơn một loài hoa đã rụng cành
    Trong vườn sắc đỏ rủa màu xanh”

    Thời gian chuyển động qua từng sắc lá trong vườn, và trong “Đây mùa thu tới” tác giả Đỗ Lai Thuý đã có nhận định rằng: “Đó là tiếng gọi của thời gian, hối hả và thôi thúc bằng một điệp khúc “Đây mùa thu tới – mùa thu tới”. Thời gian là dấu hiệu của tàn phai và rơi rụng. Thời gian là sự tuôn chảy “một đi không trở lại”. Chính ý thức về thời gian một chiều chứ không phải tuần hoàn, thời gian định hướng chứ không phải định tính, đã tạo nên cái nhìn nghệ thuật trong toàn bộ sáng tác của anh” .

    Theo Đỗ Lai Thuý thì: “Nếu mùa xuân được coi là bình minh của tuổi trẻ thì mùa thu được Xuân Diệu coi như bình minh của tuổi già... Mà bình minh bao giờ cũng là thời khắc ngắn ngủi, nhất là bình minh – thu, bởi vì sau đó không phải là trưa nồng mà là chiều lạnh. Bởi vậy ý thức về thời gian trong mùa thu trở nên sâu sắc”.

    Với năng lực trực cảm, Xuân Diệu đã nắm bắt cái độ di chuyển nhạy bén của thời gian. Thơ của ông không chỉ có tả cảnh mà còn là sự nhận thức của các giác quan về sự biến chuyển của thời gian qua “xuân không mùa”:

    “Thế là xuân này chỉ ấm hơi hơi
    Như được nắm một bàn tay son sẻ”

    Hay trong “ Mùa thu tới”:

    “Đã nghe rét mướt luồng trong gió
    Đã vắng người sang những chuyến đò”

    Và “ý thu” cũng vậy:

    “Bông hoa rét cánh rơi không tiếng
    Chẳng hái mà hoa cũng hết dần”

    Thi sĩ như dồn tất cả các giác quan để dỗi theo từng bước chuyển của thời gian, một sự tinh tế đến vô cùng. Thời gian trong thơ Xuân Diệu có nhiều khoảng ngưng đọng chẳng hạn trong bài “Vội vàng”:

    “Của ong bướm này đây tuần tháng mật
    Này đây hoa của đồng nội xanh rì
    Này đây lá của cành tơ phơ phất”

    Chữ “này đây” như cái đinh ghìm ghìm cho thời gian đứng lại, mặc dù cũng cảnh sắc ấy nhưng thời gian tạm ngừng trôi, được giữ nguyên ở trạng thái “này đây” và giây phút ấy con người như đã cảm nhận hết cái vô biên của tạo vật:

    “Trái tim ngừng trong một lúc vô biên
    Thời gian hết đất trời không có nữa”

    Và trong giây phút ấy, thời gian như kéo ra, con người đã hoà tan vào trời đất lúc này có lẽ là lúc mà Xuân Diệu đã chiến thắng thời gian, làm cho thời gian ngưng đọng lại để tâm hồn hoà nhập vào thiên nhiên. Nhưng cái giây phút tồn tại không lâu, thế nên không chỉ sống vội vàng mà ngay cả trong tình yêu Xuân Diệu cũng vội vàng gấp gáp:

    “Gấp đi em anh rất sợ ngày mai
    Đời trôi chảy lòng ta không vĩnh viễn”

    Bởi lẽ đối với ông thì:

    “Thà một phút huy hoang rồi chợt tối
    Còn hơn buồn le lói suốt trăm năm”

    Cho dù rất hiều rằng “yêu là chết ở trong lòng một ít” thế nhưng Xuân Diệu cũng không vì thế mà không yêu bỡi cuộc đời đẹp nhất là tuổi trẻ mà tuổi trẻ đẹp nhất là tình yêu. Một người như Xuân Diệu yêu cuộc sống đến vậy thì tình yêu của ông cũng mãnh liệt biết bao và khi đọc “Mời yêu” chúng ta mới cảm nhận hết:

    “Và hãy yêu tôi một giờ cũng đủ
    Một giây cũng cam một chút cũng đành”

    Hay:

    Mở miệng vàng và hãy nói yêu tôi
    Dẫu chỉ là trong một phút mà thôi

    Trong tâm tưởng của Xuân Diệu, ngày hôm nay qua đi rồi tháng, rồi năm, rồi đời người sẽ hết, tuổi già, cái chết là nỗi ám ảnh lớn trong lòng nhà thơ:

    “Nhưng mà tôi sẽ chết than ôi
    Tóc ngời mai mốt không đen nữa
    Tuổi trẻ khô đi mặt xấu rồi”

    Và với những vần thơ trong bài “thanh niên”ta mới thấy hết được sự nuối tiếc thời gian của nhà thơ:

    “Ôi thanh niên! Người mang hết xuân thì
    Hình ngực nở nụ cười tươi màu tóc láng
    Già sẽ đến giơ tay xua ánh sáng
    Đuổi bướm đi làm sợ cả hương hoa”

    Thời gian với những bước chuyển động tàn nhẫn, sự đối lập giữa thời gian vũ trụ với thời gian của một kiếp người:

    “Ngọn gió thời gian không ngớt thổi
    Giờ tàn như những cánh hoa rơi”

    Trong bài “cảm xúc” với tuyên ngôn sống của nhà thơ là:

    “Tôi chỉ là một cây kim nhỏ bé
    Mà vạn vật là muôn đá nam châm”

    Nhà thơ bị thu hút bởi muôn mặt của cuộc sống, Lý Hoài Thu đã có nhận xét rằng: “xuyên suốt hai tập Thơ thơ và Gửi hương cho gió thời gian là người đếm nhịp là chất xúc tác kì dịu tạo nên độ nồng nàn đắm đuối riêng mà chỉ người thật sự lưu luyên nuối tiếc từng giọt thời gian như Xuân Diệu mới có được”.

    Với một quan niệm nhân sinh tích cực luôn sống sôi nổi, mãnh liệt hết mình vì cuộc sống, Xuân Diệu đã dâng cho đời một sự nghiệp văn học đồ sộ, kết quả của những năm tháng lao động nghệ thuật miệt mài, quyết liệt, không hề biết mệt mỏi. Con người ấy đến phút chót của cuộc đời vẫn để lại những dòngthơ yêu đời đến cháy bỏng, đến si mê:

    “Trong hơi thở chót dâng trời đất
    Cũng vẫn si tình đến ngất ngư”

    Đọc thơ Xuân Diệu ta thấy cuộc đời thật đáng yêu, đáng sống hơn biết bao nhiêu và phải mở lòng hơn nữa với cuộc đời. Không thể dửng dưng, hờ hững đến phải nuối tiếc những năm tháng đã trôi qua vô ích.
    Last edited by mimosa; July 3rd, 2010 at 04:39 PM.

  2. #1292
    Họ tên
    Nguyễn Thị Giang
    Đến từ
    Hà Nội
    Tham gia
    Sep 2009
    Bài viết
    447
    Rep Power
    77
    Cảm ơn / Thích

    Default

    Quote Originally Posted by redriver View Post
    Chào Thu Hà!Đầu tiên RV xin thay mặt những người ở quán thơ cám ơn T.H vì như lời bạn vừa giới thiệu :bạn là người đọc bài đã lâu ở topic này ,có nghĩa là bạn cũng rất yêu thơ, điều đó thật đáng quý . Nhưng đã là người yêu thơ thì đầu tiên phải biết trân trọng những bài thơ đã . Đúng không ?Một bài thơ hay sẽ có nhiều độc giả yêu quí bài thơ đó. Đấy là chân lí mà bạn cũng như tôi không thể phủ định. Nhưng cách cảm nhận một bài thơ hay không giống nhau được T.H ạ và lời nhận xét một bài thơ , đó là cảm nhận đấy. Bài thơ hay cho mỗi con người một cách cảm nhận khác nhau và thật đáng quí khi có người cho nhà thơ nghe được sự cảm nhận của độc giả.RV không biết những nhà thơ trong quán có giống RV không nhưng RV rất trân trọng những lời nhận xét .Nhiều khi một bài thơ ý nghĩa hơn rất nhiều khi có những lời bình tâm huyết , có những lúc những lời bình vượt lên cả ý nghĩa thật của bài thơ mà người sinh ra nó chưa hề nghĩ tới,và bình thơ cũng là thể hiện thi hiếu của người nghe và cũng là thể hiện trình độ của người thưởng thức nó nữa đấy T.H ạ! Tại sao bài nào của HN cũng được MS khen vì nó hay thật. Chính bản thân mình nhiều khi cũng ngồi đọc và nghiền ngẫm những tuyệt tác đó và tự phân tích xem nó hay ở điểm nào và cách dùng ngôn từ như thế nào mà bài thơ đó lại hay đến thế.Đó! Mỗi người chúng ta đều có cách cảm nhận khác nhau mà chính chúng ta cũng không biết được, đấy chính là sự khác biệt về trình độ .Cách dùng ngôn ngữ trong thơ của RV so với HN và MS chỉ là học trò thôi T.H ạ .Ta cứ đọc đi , cứ cảm nhận đi, cứ nghe mọi người bình đi thì ta sẽ hiểu ngay ta yêu thơ ở mức nào và sự cảm nhận của ta ở mức nào.Thế nhé bạn có quyền đọc , bạn có quyền nhận xét góc độ thành công hay không thành công của một tác phẩm nhưng đừng áp đặt cách cảm nhận của bạn vào người khác , nó rất khập khiễng đấy và hơi thô nữa .Tất nhiên mình chưa nói là thô lỗ mà chỉ dừng lại ở múc độ thô thiển thôi .Topic này rất nhiều người yêu thích và tham gia nên mình nghĩ rằng T.H đừng nên phát ngôn bừa bãi, mọi người sẽ chê cười bạn đấy .Tại sao mình nói vậy vì mình thấy bạn dùng từ ''khen lấy khen để'' .Đó là cách nói bình dân không thể áp dụng với thơ ca được .Xin chào !
    Cám ơn RB.
    Không sao dâu, TH không thấy đáng khen thì hãy chê đi, mọi ý kiến phản biện đều đáng quý mà.
    MS cũng như các bạn đều cảm ơn nếu là những ý nghĩ chân thành, thiện chí, đúng mức, lịch sự và tôn trọng lẫn nhau.

  3. #1293
    Họ tên
    Nguyễn Sơn Tùng
    Đến từ
    Hà Nội
    Tham gia
    Jul 2009
    Bài viết
    357
    Rep Power
    70
    Cảm ơn / Thích

    Default

    Chỉ có mỗi thời gian thôi mà các nhà thơ đã ra được bao nhiêu là ý tưởng.Chúng mình cũng phải tự khen tý chứ nhỉ.Thời gian của HN thì thâm trầm . Thời gian của RV thì đầy tính nhân văn , còn thời gian của MS thì thật là sâu sắc và đầy tính triết lí nữa.Nhưng đọc bài post của MS xong rồi thì ST thấy có quá nhiều cảm xúc để mọi người cùng suy ngẫm. Mình cũng ủng hộ ý kiến của MS về bạn T.H .Bạn hãy bình thơ cho mọi người cùng nghe nhé. Đây là quán thơ mà , ai cũng có quyền tham gia viết và bình và đúng như MS nói :hãy dựa trên nguyên tắc tôn trọng , lịch sự và chân thành nhỉ.

  4. #1294
    Họ tên
    Nguyễn Sơn Tùng
    Đến từ
    Hà Nội
    Tham gia
    Jul 2009
    Bài viết
    357
    Rep Power
    70
    Cảm ơn / Thích

    Default

    THỜI GIAN CỦA MẸ

    Cứ mỗi sáng mẹ chở con đi học
    Tiếng con đùa ríu rít ở sau xe
    Mẹ và thời gian trẻ lại
    Con vào trường rồi, thời gian kéo mẹ đi
    Còn bao nhiêu công việc ngoài kia
    Đang chờ đợi thời gian và mẹ
    Có những lúc mẹ như em bé
    Phải nhờ thời gian an ủi vỗ về
    Nhiều khi công việc bộn bề
    Thời gian đi nhanh lắm ,
    Mẹ thành người chậm chạp,không theo kịp thời gian
    Nhiều khi mẹ bàng hoàng
    Mẹ giận thời gian
    Vì thời gian lấy của mẹ bao nhiêu tóc xanh
    Trả cho mẹ bao nhiêu tóc bạc
    Cùng rất nhiều nước mắt
    Nhưng khi mẹ va vấp
    Thời gian lại dịu dàng nâng bước mẹ lên
    Thời gian giống như một nàng tiên.
    Khi mẹ ngoan cho mẹ bao nhiêu thứ
    Thời gian giống như mẹ ,cũng cho con tất cả
    Chỉ khác mẹ ở chỗ
    Thời gian cho mẹ cả những nỗi buồn
    Và những lúc mẹ cô đơn
    Thời gian như người bạn
    Thời gian không bao giờ nản
    Khi gặp khó khăn
    Những lúc mẹ cần ,thời gian đều có mặt
    Thời gian rất chân thật ,không biết lừa dối ai
    Thời gian có mặt ở trên đời
    Giúp mọi người hạnh phúc
    Con bé bỏng ơi trong mọi nơi mọi lúc
    Nhờ có thời gian ,mẹ thật hạnh phúc bên con




  5. #1295
    Họ tên
    Nguyễn Bình Minh
    Đến từ
    Hà Nội
    Tham gia
    Jan 2010
    Bài viết
    482
    Rep Power
    81
    Cảm ơn / Thích

    Default

    “Tôi chỉ là một cây kim nhỏ bé
    Mà vạn vật là muôn đá nam châm”

    “Trong hơi thở chót dâng trời đất

    Cũng vẫn si tình đến ngất ngư”

    Cám ơn MS nhé. Đúng là một công trình vĩ đại, chỉ cần ngồi đọc lại những dòng chữ này và suy ngẫm mình cũng thấy không tiếc công sức đã dành cho thi ca MS ạ.Trong cuộc đời này đã có biết bao con người dành cả cuộc đời cho thơ.Mình thich nhất 2 câu mình nhặt ra . Mình nghĩ chỉ cần hiểu hai câu này và coi như kim chỉ nam trong cuộc đời làm thơ thì đến một lúc nào đó mình cũng sẽ có những tuyệt tác , đúng không MS.Một lần nữa cám ơn MS đã cho mình một giây tưởng niệm với một tài năng của THƠ nhé.





  6. #1296
    Họ tên
    Nguyễn Bình Minh
    Đến từ
    Hà Nội
    Tham gia
    Jan 2010
    Bài viết
    482
    Rep Power
    81
    Cảm ơn / Thích

    Default

    TÂM SỰ VỚI THỜI GIAN

    Tôi ngồi đây ngẫm lại thời gian
    Bao nhiêu điều đi qua
    Vô vàn điều sắp đến
    Tất cả như hòa quyện
    Đầy ưu tư lưu luyến mãi trong tôi
    Biết nói gì đây thời gian ơi
    Khi tất cả đang ào lên như sóng
    Và cũng như đang sống trong ảo mộng
    Lúc tươi xanh , lúc lại đục trong
    Còn gì vui không khi cuộc sống mãi màu hồng
    Còn gì buồn hơn khi ngập tràn thất vọng
    Tất cả , tất cả,...
    Đã đến , đã qua ..
    Hay chỉ là ước vọng ...
    Một ước vọng thật đơn sơ
    Nhưng cũng thật mong manh
    Thời gian có còn không khi mỗi bình minh
    Ta thức dậy mà thân tàn lực kiệt
    Thời gian có vui không
    Trong tim ta , ta biết
    Trong mỗi việc ta làm có toan tính nhỏ nhen
    Thời gian đọng trong ta rồi sẽ lên men
    Men cuộc sống
    Men đam mê
    Men tình ái
    Ta được gì không trong khi mê mải
    Đuổi theo thời gian rồi lại đánh mất thời gian
    Ngọc có quý vô vàn
    Nhưng còn nhiều ngọc lắm
    Chỉ có thời gian
    Nếu mất rồi là vực thẳm bạn ơi


  7. #1297
    Họ tên
    Nguyễn Thị Giang
    Đến từ
    Hà Nội
    Tham gia
    Sep 2009
    Bài viết
    447
    Rep Power
    77
    Cảm ơn / Thích

    Default

    Quote Originally Posted by redriver View Post
    “Tôi chỉ là một cây kim nhỏ bé
    Mà vạn vật là muôn đá nam châm”

    “Trong hơi thở chót dâng trời đất
    Cũng vẫn si tình đến ngất ngư”

    Cám ơn MS nhé. Đúng là một công trình vĩ đại, chỉ cần ngồi đọc lại những dòng chữ này và suy ngẫm mình cũng thấy không tiếc công sức đã dành cho thi ca MS ạ.Trong cuộc đời này đã có biết bao con người dành cả cuộc đời cho thơ.Mình thich nhất 2 câu mình nhặt ra . Mình nghĩ chỉ cần hiểu hai câu này và coi như kim chỉ nam trong cuộc đời làm thơ thì đến một lúc nào đó mình cũng sẽ có những tuyệt tác , đúng không MS.Một lần nữa cám ơn MS đã cho mình một giây tưởng niệm với một tài năng của THƠ nhé.


    Với thi ca, người ta đã cháy hết mình mãnh liệt như thế.đấy
    Tự ngẫm, thấy mình bèo bọt ớt ơ quá RB ah, buồn và lạc lối.
    MS nghĩ, mỗi người tự ngẫm sẽ thấy nhiều cái hay, nhiều cảm xúc.

    “Ngọn gió thời gian không ngớt thổi
    Giờ tàn như những cánh hoa rơi”

  8. #1298
    Họ tên
    Nguyễn Sơn Tùng
    Đến từ
    Hà Nội
    Tham gia
    Jul 2009
    Bài viết
    357
    Rep Power
    70
    Cảm ơn / Thích

    Default

    [QUOTE=mimosa;9616]BIẾN HÌNH

    Thời gian như ngọn nến
    Cháy cạn kiệt
    Trong nụ hôn nóng bỏng của anh

    Thời gian như mũi tên
    Lao vút vào trời xanh
    Mang theo một niềm hy vọng

    Sao lại buồn vậy MS . trong khi '' TA RẤT VUI BỞI VÌ TA ĐƯỢC SỐNG'' mà.ST rất thích quan niệm trên của MS về thời gian . Phải cháy hết mình như thế thì cuộc sống mới đáng trân trọng:

    “Trong hơi thở chót dâng trời đất

    Cũng vẫn si tình đến ngất ngư”.

    Bây giờ ST mới thấy ngấm câu của BT:
    Thơ là biển cả mà người làm thơ là hạt cát nhỏ xinh
    Nhưng biển muốn đẹp lung linh
    Phải nhờ cát nhỏ xinh ánh lên trong nắng.

    Hãy làm những hạt cát nhỏ xinh ánh lên MS nhé!!!!!!

  9. #1299
    Họ tên
    Nguyễn Bình Minh
    Đến từ
    Hà Nội
    Tham gia
    Jan 2010
    Bài viết
    482
    Rep Power
    81
    Cảm ơn / Thích

    Default

    Quote Originally Posted by mimosa View Post
    Với thi ca, người ta đã cháy hết mình mãnh liệt như thế.đấy
    Tự ngẫm, thấy mình bèo bọt ớt ơ quá RB ah, buồn và lạc lối.
    MS nghĩ, mỗi người tự ngẫm sẽ thấy nhiều cái hay, nhiều cảm xúc.

    “Ngọn gió thời gian không ngớt thổi
    Giờ tàn như những cánh hoa rơi”
    MS! Sao lại có giọng chán chường vậy Sao MS lại tự cho mình là bèo bọt ớt ơ nhỉ Riêng RV không bao giờ có cảm giác đó đâu nha.Tuy quán thơ của mình mới được 100 trang nhưng trang nào cũng đầy ắp cảm xúc mà MS.Còn cuộc sống thì muôn màu muôn vẻ mà MS

  10. #1300
    Họ tên
    Nguyễn Bình Minh
    Đến từ
    Hà Nội
    Tham gia
    Jan 2010
    Bài viết
    482
    Rep Power
    81
    Cảm ơn / Thích

    Default

    [QUOTE=sontung;9730]
    Quote Originally Posted by mimosa View Post
    BIẾN HÌNH

    Thời gian như ngọn nến
    Cháy cạn kiệt
    Trong nụ hôn nóng bỏng của anh

    Thời gian như mũi tên
    Lao vút vào trời xanh
    Mang theo một niềm hy vọng

    Sao lại buồn vậy MS . trong khi '' TA RẤT VUI BỞI VÌ TA ĐƯỢC SỐNG'' mà.ST rất thích quan niệm trên của MS về thời gian . Phải cháy hết mình như thế thì cuộc sống mới đáng trân trọng:

    “Trong hơi thở chót dâng trời đất

    Cũng vẫn si tình đến ngất ngư”.

    Bây giờ ST mới thấy ngấm câu của BT:
    Thơ là biển cả mà người làm thơ là hạt cát nhỏ xinh
    Nhưng biển muốn đẹp lung linh
    Phải nhờ cát nhỏ xinh ánh lên trong nắng.

    Hãy làm những hạt cát nhỏ xinh ánh lên MS nhé!!!!!!
    Riêng đoạn này thì RV thống nhất với ST đó

Thread Information

Users Browsing this Thread

Hiện có 4 người đang xem chủ đề này. (0 Thành viên và 4 Khách viếng thăm)

Tags for this Thread

Đánh dấu

Posting Permissions

  • You may not post new threads
  • You may not post replies
  • You may not post attachments
  • You may not edit your posts
  •