Tôi biết KV khi còn đi học do bạn bè dạy cho, chả biết đúng sai thế nào nhưng thời đó biết KV là “văn minh” lắm. Kiểu KV đó bây giờ có tên là Salon Saigon. Hồi đó có ai biết khiêu vũ quốc tế là cái gì đâu, biết cái gì thì cứ chơi cái đó thôi.
Từ khi phương tiện truyền thông trở nên phổ biến, được xem KVQT tôi thấy nó hay và đẹp bèn quyết tâm dẹp bỏ chữ SĨ trong đầu đi tầm sư học đạo.
Thời gian đầu thầy chẳng dạy nhảy nhót gì cứ bắt đi bộ (walking), mà nào có dễ đâu , chỉ đi không thôi mà cứ bị thầy sửa lên sửa xuống… nào là má trong, má ngoài, gót rồi lại mũi. Ôi trời ơi, mình đi hoc khiêu vũ để giao lưu chứ có mộng trở thành VĐV KVTT đâu mà thầy khắt khe thế. Nhưng rồi tự hiểu, thầy nào dạy có lương tâm đều khó tính…bèn cố để theo nhưng mà cũng vẫn
“làm không tới” nếu
“làm tới” chắc giờ mình cũng làm thầy được rồi, thế mà chỉ một thời gian sau
dân kv salon khen “ông nhảy được quá” làm mình cũng thích… và đến tận bây giờ cũng vẫn
“làm không tới” thậm chí còn tệ hơn
. Bạn ơi cho nên nếu tôi mà
được xếp vào hạng “khiêu vũ giao tiếp theo kiểu quốc tế” là tôi mãn nguyện lắm rồi… Bởi vì Để TRỞ THÀNH VẬN ĐỘNG VIÊN THỂ THAO NÓI CHUNG VÀ KVTT NÓI RIÊNG KHÔNG PHẢI CHUYỆN ĐƠN GIẢN.
Khi mới tham gia diễn đàn, tôi có cảm giác nhiều bạn hơi lạm dụng từ Dancesport mà không phân biệt giới hạn Khiêu vũ giao tiếp Quốc Tế và Khiêu vũ Thể Thao ( vì chắc đây là trang diễn đàn về Khiêu Vũ Thể Thao).
May là đã có bài viết của Piggy_Phuc và Quasimodo phân tích vấn đề này:
http://dancesport.vn/forum/showthread.php?t=2249
http://dancesport.vn/forum/showthread.php?t=2304&page=5
Tôi không hiểu rõ lắm vể tiêu chuẩn tuyển chọn VĐV KVTT như thế nào nhưng có lẽ cũng không nằm ngoài quy luật chung.
Xin chia sẽ với các bạn kinh nghiệm bản thân những năm làm HLV võ thuật cho một đơn vị thể thao cấp Tỉnh, Thành.
Nhiệm vụ chính của chúng tôi là xây dựng phong trào thật rộng để qua đó tuyển chọn VĐV cho đơn vị.
Điều cần nhất là phải mở thật rộng phong trào để ai cũng có thể tham gia tập luyện, ban đầu chỉ đơn giản là rèn luyện sức khoẻ. Sau qúa trình rèn luyện của các em
ít nhất cũng từ 1 năm trở lên chúng tôi phải theo dõi để phát hiện những võ sinh có năng khiếu (thầy dạy tới đâu
có thể làm được tới đó), chỉ số về thể hình phù hợp với hạng cân ( trong thi đấu võ thuật chia ra nhiều hạng cân vì là đối kháng trực tiếp), có
tố chất phù hợp với môn chơi (điều này quan trọng nhất bởi vì nếu không có yếu tố “trời cho” này, qua khổ luyện bạn vẫn có thể trở thành VĐV nhưng thật khó để đạt được đẳng cấp cao).
Các em không dủ điều kiện tuyển chọn vẫn tập luyện phong trào bình thường để rèn luyện thể chất, mà không tham gia thi đấu.
Sau đó, các em đã tuyển chọn được đưa vào tuyến dự bị năng khiếu, có giáo án tập luyện riêng, có phụ cấp để hỗ trợ việc luyện tập đến khi đạt yêu cầu sẽ được tham dự các giải nhỏ cấp thành phố, Hội khoẻ Phù Đổng. Nếu đạt thành tích tại các giải nhỏ này sẽ tham gia các giải lớn hơn như Giải Trẻ toàn quốc, Cúp CLB các đội mạnh toàn quốc,
Giải vô địch toàn quốc. Nếu đạt thành tích cao tại các giải lớn này, các em sẽ được tuyển chọn vào đội tuyển Quốc Gia đại diện nước nhà tham dự các giải Quốc Tế khu vực như Seagame, châu lục như Asiad và Vô địch Thế giới, Olympic. Cường độ tập luyện của VĐV rất cao, phải nói là khổ luyện so với phong trào.
Nói thế để các bạn hình dung, để được coi là một VĐV thể thao rất khó và khổ… vậy sao nhiều người vẫn mơ ước. Bởi đó là niềm đam mê. Không có niềm hạnh phúc vui sướng nào sánh bằng khi được đứng trên bục cao nhất của thứ hạng để nhận huy chương, nhất là huy chương ở những giải đấu Quốc Tế… các bạn chắc đã từng nhiều lần chứng kiến trực tiếp hoặc qua TV những VĐV đã sung sướng đến bật khóc nức nở khi nhận huy chương.
Trở lại với môn KV tôi trộm nghĩ để trở thành VĐV KVTT chắc cũng gian khổ không kém, có điều tôi thấy đây là môn thể thao duy nhất mà khi lên sàn thi đấu VĐV diện trang phục đẹp, đi giày cao gót, trang điểm đến tận răng. Chỉ vậy thôi cũng đủ sướng rồi. Và để có được nhiều VĐV KVTT nhảy giỏi, nhảy đẹp điều cần làm đối với các nhà quản lý là làm sao phát triển phong trào KVQT thật rộng, thật đông để “đãi cát tìm vàng”, bởi nếu “cát” quá ít sẽ không đãi được “vàng” mà chỉ toàn là “cát”.
Vậy nên phân biệt rạch ròi KHIÊU VŨ GIAO TIẾP QUỐC TẾ (phong trào) và KHIÊU VŨ THỂ THAO (thi đấu).