------------------->>>>> ????
Printable View
Em vẫn thích kỹ thuật hơn, cảm nhạc từ từ nhưng kỹ thuạt phải chuẩn
Mình hiểu suy nghĩ của bạn vì chính mình cũng đang ở tình trạng như vậy. Mình đồng ý với ý kiến của bạn Ngochieuhp, chỉ có cách tập lại kỹ thuật một cách bài bản cùng với những bài tập bổ trợ đúng đắn mới có thể cải thiện được tình hình. Mình đang đi theo hướng này và rất mừng là đã có tiến bộ đáng kể.
Không biết bạn đang tập Latin hay Standard, nhưng về Latin, bạn có thể đến lớp của Vĩnh Thành ở TT Hồng Mai. Ở đây thầy Thành không ham dậy bước mà tập trung vào kỹ thuật cơ bản của mỗi điệu.
Mình đã từng ở kiểu 1 trong suốt gần như 3 năm... Tất cả chỉ là quan sát và bắt chước trên băng trên đĩa có học nhưng toàn học bước k có kỹ thuật mấy. chính vì bắt chước nên có thể bắt chước đwocj cái phê cái thần thái của khiêu vũ.. Nhưng kỹ thuật là cái tinh tế hơn. Mắt thường k thể nhìn thấy nên k thể bắt chước...
Giờ thì đang cố học kỹ thuật... Chắc là chưa bỏ cuộc. Cũng chưa đến mức đánh mất lửa, đánh mất máu và phê..
NHưng đang nghĩ đến tương lai nếu mà tập kỹ thuật lâu quá thì sợ rằng sẽ rơi vào tình trạng đó thì hơi bị e ngại vậy thôi... Và thấy nhiều người theo học kỹ thuật nhiều năm rồi rơi vào tình trạng sợ nhảy. K dám nhảy. Mỗi lần nhảy là trông căng thẳng... K tự tin.. Nhạc thì lúc đúng lúc không. Va chợt nghĩ đến mình vài năm nữa có giống như vậy hay k??
Học kỹ thuật mà nhảy căng thẳng, mất máu, sợ nhảy, thậm chí nhạc lúc có lúc không... thì là đã học sai, các bạn nên xem lại phương pháp học và dạy, thậm chí đổi HLV nếu cần thiết.
Kỹ thuật nếu được dạy và học đúng thì càng học càng thấy thích, càng tập càng nhảy dễ dàng và biểu cảm hơn đấy bạn ạ. Nếu bạn tập Latin thì Thanhdoan góp ý đúng đấy bạn, nên đến Hồng Mai tập để được dạy kỹ lưỡng và đúng đắn.
Bạn cũng có thể đến một số HLV khác ở gần chỗ bạn, nhưng có một nguyên tắc là hãy đến các thày giáo đã đc thẩm định bằng các cuộc thi có uy tín, tuyệt đối không theo học các thày tự nghiên cứu (băng đĩa, sách vở) là chính, bạn có thể mất thêm 3 năm làm vật thí nghiệm nữa mà vẫn "càng học càng thấy sợ nhảy" và "nhạc lúc có lúc không" nếu chú ý đến "kỹ thuật",...
thực ra chuyện chọn thầy k quan trọng bằng việc mình học thế nào.. Bao nhiêu ngừoi học thầy là người giỏi nhất Vn ấy chứ nhưng nhảy đâu có khá hơn là bao..
Đưong nhiên là trò có năng khiếu mà gặp thầy giỏi thì lên cũng nhanh...
Nhưng đièu đó k có nghĩa là học sinh mà dốt là do thầy 100%....
Cái gì người ta chưa biết thì là sẽ thầy lo sợ cho chính mình..
Ví dụ từ trước giờ nghĩ nó là thế này nhưng hóa ra nó là thế khác.. Thì bản thân mình cũng phải thấy hơi sợ 1 chút.. và ngưng ngay việc nhảy nhót lại đẻ ngẩm để nghĩ để tập luyện..
Chứ k lẽ cứ lại nhảy như xưa được hay sao..
Nó là tâm lý bình thường của người đang học và luyện...
Thực ra thì những điều tôi chia sẻ chỉ là cái tôi nhìn thấy được từ nhiều người chứ k phải hẳn là chuyện của tôi..
Vì toi là ngời yêu âm nhạc. Là người say nhạc cho nên đối với tôi sợ nhất là để những bài nhạc hay cực kỳ hay kích động mình.. Làm mình máu lên và lơ là kỹ thuật thôi...
Chứ chẳng bao giờ sợ mình rơi vào tình trạng sợ nhảy hay là mất nhạc....
Vì tôi cho rằng nếu k yêu âm nhạc k bao giờ có thể nhảy tốt được...
Nếu bạn học đến một mức độ nào đó rồi thì bạn mới hiểu người thầy, nhất là trong khiêu vũ quan trọng như thế nào!
Họ không chỉ dạy cho bạn kỹ thuật mà còn là tinh thần và linh hồn của điệu nhảy. Đôi khi những điều này họ không kịp nói trên lớp mà chỉ khi nào họ có dịp họ mới nói cho mình. Từ đó giúp bạn tạo ra phong cách cua riêng bạn. Còn nếu ai không may mắn thì sẽ phải trả giá rất nhiều thời gian, công sức + tiền bạc.
Ở đây có rất nhiều thành viên gạo cội được đào tạo tốt rất mong muốn các bạn chia xẻ về những kỷ niệm của người thầy đầu tiên và người thầy có ảnh hưởng lớn đến phong cách khiêu vũ của các bạn. Để từ đó các thành viên khác có thể học hỏi trực tiếp từ các kinh nghiệm xương máu của mình.
Thực ra 1 người thầy giỏi có lẽ là nên nhìn ra cái chất riêng của từng học viên rồi giữ lại những cái hay trong cái chất đó của người ta.. Và sửa bớt đi những cái dở trong cái chất của người ta...
làm sao để vẫn giữ được bản sắc của mình..
Chứ k thể biến các học trò của mình thành 1 vũ đoàn ai cũng nhảy giống ai thì có nên k nhỉ???
Nhưng mà em thấy đến tự thân mình còn nhìn đâu cũng chỉ thấy hay, chẳng thấy dở cái gì thì làm thế nào?
Hoặc tự em còn chẳng biết mình hay chỗ nào, dở chỗ nào thì làm sao bắt người khác nhìn ra được?
Và khi em nhìn ra được rồi thì em tự sửa, cần gì đến thầy?
Còn nếu đã đề ra được yêu cầu cho thầy nên thế này nên thế kia được thì đi làm thầy luôn có được không? Ít nhất là làm thầy của các thầy về nguyên tắc, còn về các kỹ xảo cần phải học thì lại làm trò của thầy vậy. Hi Hi.
Áp dụng sang giáo dục đào tạo nước nhà, thấy ai ai cũng làm thầy, người người cũng là trò, học hỏi loạn xạ lẫn nhau. Ôi, em lại nhớ đoạn Đào Vân Hạc dự tiệc khao đỗ thủ khoa, cái đoạn các ông cử mới vái nhau loạn xạ, theo đủ các hướng, ở đủ các độ cao và góc nghiêng (trong Lều chõng ấy).
Anh đến gặp ĐC nhà em đi. Ổng rất khoái món lá móc mật nhồi vịt, mùi thơm thịt vịt còn nguyên mà chỉ có mùi hoi mất đi. Nguyên tắc này cũng giống như nguyên tắc anh đề ra cho các ông thầy dạy ...khiêu vũ.
Mà món thịt vịt quay đó ăn đứt món vịt quay Bắc Kinh. Món vịt quay Bắc kinh chả còn hương vị thịt vịt gì cả. Hỏng lớn về nguyên tắc rồi. Hi Hi.