Đúng là phần lớn những người nhảy rất được nhưng không chịu thi phần lớn là do đểu sợ thất bại. Sợ bị cười. Sợ đủ thứ....
Có khi bản thân những người đầu bảng trong dancesport chưa bao giờ chê cười họ. Có khi còn cảm thấy vui vì thấy được 1 tiềm năng nào đó từ họ để khích lệ
Nhưng điều đáng sợ là cộng đồng quanh những người không dám thi này. Vì thường những người nảy đểu nhảy tốt hơn hẳn so với những người còn lại trong cộng đồng của họ. Bản thân họ đã nhận được nhiều sự jealous nhưng bình thường chả nói ra. Nhưng đến lúc người ta đi thi. Thì khi không được giải cao hoặc k thể leo bục thì sẽ có những lời nói không hay bị phát ra từ những người này
Cho nên những người mà không dám thi đều có trong đầu suy nghĩ "mình nhảy có bằng ai đâu mà thi" (thực tế là họ tuy chưa phải đỉnh cao nhưng mà tốt hơn rất nhiùe người). Và cả đời cứ cố mài dũa cho mình thật là hoàn hảo. Nhưng thực tế hướng đến sự hoàn hảo ngay cả những nhà vô địch cũng còn phải rèn giũa đến hết đời
Có 1 câu chuyện mà đúng là toi chưa bao giờ được biết cho đến khi tôi làm nhiệm vụ lau sàn ở giải thi đấu vừa qua..
Tôi từng xem nhiều đôi thi đấu luyện tập biết họ phải chí choé thế nào rồi.. Nhưng đây mới là điều tôi ngạc nhiên
6h chiều hôm ấy thi rồi. Mà 2h chiều hôm ấy test sàn. 1 đôi standard đỉnh cao của VN (xin phép giấu tên nhá) còn cãi nhau và chỉnh nhau
Vậy thì suy ra ngay cả đến lúc thi rồi các vận động viên vẫn chưa hoàn chỉnh. Nhưng họ thi thì vẫn cứ phải thi. Và họ trường thành với tốc độc chóng mặt nhờ các cuộc thi
Nhưng vấn đề làm sao đê thay đổi tư duy của những người không dám thi.. Để họ hiểu rằng nếu cứ đợi đến lúc hoàn hảo 100% mới thi thì có nghĩa là bạn đã già lắm rồi. Chả thi được gì nữa đâu
Ôi đời thật là chỉ hơn nhau ở cái tư duy