Chắc có lẽ là những ai đã từng tham gia các giải VDQG hay các giải khác của VDSF thì đều trở thành thành viên của ADSF chăng?
Printable View
Chắc có lẽ là những ai đã từng tham gia các giải VDQG hay các giải khác của VDSF thì đều trở thành thành viên của ADSF chăng?
Những người đó không nhất thiết trở thành thành viên cuả VDSF (VDSA) và ADSF bạn ạ, nhưng họ được coi là đủ điều kiện để tham dự các cuộc thi (do ADSF và thành viên dưới nó tổ chức / giám sát), nếu từ cuộc thi đó cho tới cuộc thi kế tiếp họ không bị phát hiện phạm vào lệnh cấm của IDSF, hoặc có từng vi phạm nhưng đã hết thời hạn trừng phạt, và đủ tiêu chuẩn cụ thể của mỗi cuộc thi / sự kiện mà họ định tham dự.
Vậy trường hợp của 6 VĐV này có vi phạm vào điều lệ của IDFS hay không?
Vì trong thông báo thì chỉ nói là 6 VĐV này vi phạm điều lệ của Liên đoàn Thể dục VN. Mà Liên đoàn thể dục VN thì không phải là thành viên của IDFS (vì trong Thông báo có nói rõ là chỉ có VDSA là thành viên duy nhất của IDFS), vậy họ có cấm 6 VĐV này tham dự các giải của IDFS được không?
Sao mọi thứ lủng củng vậy, chả logic gì hết?
Tôi đang có trong tay Nghị định 88/2003/NĐ-CP của Chính phủ quy định về tổ chức, hoạt động và quản lý hội. Mọi người có quan tâm có thể download trong file gửi kèm bài viết này.
Nếu chiếu theo đúng các quy định tại Nghị định này (chưa kể tới các văn bản dưới luật) e rằng Hiệp hội VDSF sẽ cần phải giải trình khá nhiều trước pháp luật về cái "Thông báo" hôm trước.
Mặc dù theo trình độ kiến thức hạn hẹp của tôi thì không thể nói được là ai sai ai đúng, có vi phạm pháp luật hay không. Tuy nhiên, tôi lo ngại rằng Thông báo số 13/TB-LDTDVN về việc cấm các vđv thi đấu có dấu hiệu vi phạm nhiều văn bản pháp luật hiện hành cũng như vi phạm nhiều quy định về quyền hạn, nghĩa vụ đối với một đơn vị quản lý nhà nước như Liên đoàn Thể dục Việt Nam.
Mong Liên đoàn Thể dục xem xét lại các vấn đề liên quan. Hiệp hội VDSF chính thức giải trình sự việc và công khai hoạt động nhằm thực sự đại diện cho quyền lợi của những người yêu thích dancesport Việt Nam. Đồng thời, các vđv liên quan hãy tin tưởng vào sự công minh, thấu tình đạt lý của Liên đoàn và Hiệp hội. Trong hoàn cảnh hiện nay, không nên đưa chuyện này ra dư luận lớn hơn nhằm tránh những vấn đề về pháp luật cũng như ảnh hưởng tới uy tín của Liên đoàn và Hiệp hội.
Kí tên,
Một người đam mê khiêu vũ.
Chúng ta hãy coi đó là "bí mật quốc gia" nhé.
Có ai có trong tay bản gốc của Thông báo số 13/TB-LDTDVN , vì Pre muốn kiểm tra thêm một chút.
Chỉ một chi tiết khá đơn giản với bất gì ai đã soạn thảo các văn bản hành chính nhận ra sự bất cập là :
- Các vận động viên bị cấm bắt đầu từ ngày 1/4
- Công văn ký vào ngày 21-4 , sau hơn hai mươi ngày ngày hiệu lực.
Đây là một vi phạm đơn giản nhưng nghiêm trọng đến tính hiêu lực của thông báo và nếu nó bản bản thật thì là sự làm việc rất cẩu thả của người soạn thảo , đệ trình lẫn người ký.
Vậy Thông báo này là kết quả của cá nhân hay hội đồng kỷ luật nào đó, pháp nhân sẽ chịu trách nhiệm về nội dung nêu trong thông báo.
Trong một xã hội luôn được nhắc nhở " Sống và làm việc theo pháp luật" thì cả hai phía đương sự và ngừoi ra thông báo cùng phải thực hiện.
Ai biết rõ hơn xin giải thích ?
Việc văn bản ký ngày 21/4 nhưng có hiệu lực kể từ ngày 01/4, trong ngôn ngữ pháp lý được gọi là "hiệu lực hồi tố".
Vấn đề này cũng thường hay gặp ở một số văn bản, ví dụ Quyết định trả lương cho ông A được ký ngày hôm nay nhưng có hiệu lực kể từ trước đó vài tháng, hoặc Luật Đất đai 2003 nhưng có một số quy định để hướng dẫn áp dụng cho các giao dịch trước năm 1983 .v.v.
Theo một nguồn tin không chính thức, sau vụ kỉ luật 6 VĐV này, có thể sẽ có tiếp 12 cá nhân nữa bị cấm thi đấu với lý do tương tự, trong đó có 2 VĐV cực kỳ nôi tiếng của VN.
Nếu không tin các bạn có thể kiểm tra xem trong năm nay có cuộc thi khiêu vũ nào mà không thuộc hệ thống giải của VGF, VDSA thì sẽ thấy ngay.
Vậy thì đây là 1 thiệt thòi quá lớn của VN trên đấu trường quốc tế. Trong nước thì sẽ có một số thành viên được chứng tỏ mình, tuy nhiên chất lượng của giải có thể giảm đi.
Theo Khoản 2 Điều 79, Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2008 quy định:
Thông báo số 13/TB-LDTDVN không phải là văn bản quy phạm pháp luật. Tôi cũng không biết nên xếp vào loại văn bản gì. Bởi nếu là văn bản cá biệt phục vụ quản lý nhà nước thì cũng phải phù hợp với quy định về nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan ban hành và phải dựa trên hợp đồng ràng buộc trách nhiệm giữa các vđv và Liên đoàn.Quote:
2. Không được quy định hiệu lực trở về trước đối với các trường hợp sau đây:
a) Quy định trách nhiệm pháp lý mới đối với hành vi mà vào thời điểm thực hiện hành vi đó pháp luật không quy định trách nhiệm pháp lý;
b) Quy định trách nhiệm pháp lý nặng hơn.
Mặc dù vậy, khi so sánh với điều quy định trong Luật ban hành văn bản QPPL kể trên, có thể thấy Thông báo số 13/TB-LDTDVN:
- Quy định trách nhiệm mới đối với hành vi mà vào thời điểm thực hiện hành vi đó chưa hề có thông báo hay quy định chính thức;
- Quy định trách nhiệm nặng hơn (hình thức kỷ luật khá nặng)
Như vậy Thông báo kể trên còn khắt khe hơn cả Pháp luật và chưa thực sự thấu tình đạt lý.
Đây là bàn riêng về vấn đề hồi tố, không liên quan nhiều tới chủ đề. Ngoài ra, còn nhiều vấn đề khác liên quan trực tiếp và nghiêm trọng hơn đến pháp luật mà tôi không thể kể ra hết ở đây.
Vẫn mong một ngày Việt Nam có một tổ chức có tiếng nói và thực sự hoạt động vì quyền lợi của số đông những người đam mê khiêu vũ.
Hiện thì có Minh Trường Mỹ An, hay Chí Anh Nhã Khanh đi thi quốc tế nhiều. Không biết họ có bị cầm không? Nếu thế thì dancesport VN chẳng còn gì để xem!
Đáng buốn thật!
Lý thì ở đấy. Nhưng tình thì ở đâu?
Bao Công xử án luôn khiến người ta tâm phục khẩu phục vì ông luôn xét xử thấu tình đạt lí.
Xem ra câu chuyện kỉ luật 6 vận động viên này khiến cho mọi người bất bình nhiều. Vậy phải chăng ta nên xem lại?