“Có cần thiết phải nhảy trên sàn gỗ không?” – Câu trả lời được nhấn mạnh là “Có”. Theo nguyên lý phản lực, khi ta tác động một lực vào một vật gì đó thì ngay lập tức sẽ nhận lại một lực tác động tương tự từ nó, cấu tạo bàn chân cho phép ta giảm thiểu tối đa lực tác động khi đi trên mặt đất, nhưng với những vận động mạnh như chạy, nhảy,… nếu không mang một dụng cụ hỗ trợ thì về lâu dài lực phản lại từ mặt đất khiến xương và các khớp chân bị tổn thương có thể dẫn đến mất chức năng vận động toàn bộ. Khi đi bộ tập thể dục, chạy, hay chơi bất cứ môn thể thao nào các nhà khoa học, các bác sĩ đều khuyên mang giày có cấu tạo phù hợp, tối thiểu nhất cũng là một đôi giày có đệm chân để giảm lực tác động tránh tổn thương chân. Nhưng ngược lại, giày trong Khiêu vũ và Dancesport thì khác, giày không hỗ trợ cho việc giảm lực tác động mà chỉ có tác dụng hỗ trợ cho việc giữ thân dáng của người nhảy, do đó lực tác động lại từ mặt sàn lên bàn chân, xương và các khớp cổ chân là toàn bộ, có thể trong thời gian ngắn con người không có cảm nhận gì khác lạ, nhưng về lâu dài sẽ đem lại kết quả không tốt, giống như câu chuyện về con ếch và nồi nước sôi, nếu gia nhiệt dần con ếch sẽ không hề hay biết và chết lúc nào không biết.
http://bamsan.com/wp-content/uploads...g-khi-nhay.jpg“Nhảy trên sàn gỗ, sàn đất, và sàn bê tông có gì khác biệt?” – Điểm khác biệt nhiều người thấy nhất là sàn gỗ phải nằm trong nhà, khép kín còn sàn đất và sàn bê tông thì có thể nằm ngoài trời dễ giao lưu gặp gỡ hơn ^^ Đùa một tí, điểm khác biệt ở đây là lực tác động ngược lại từ các loại sàn là khác nhau, nếu sắp xếp theo thứ tự tăng dần thì sẽ là sàn gỗ, sàn đất, và cuối cùng là sàn bê tông. Có nghĩa là một người nhảy và vận động mạnh trên sàn bê tông có thời gian khiến các khớp xương bị tổn thương nhanh hơn rất nhiều so với sàn đất và nhiều hơn nữa so với sàn gỗ do cấu tạo vật lý của các vật liệu khác nhau. http://bamsan.com/wp-content/uploads...go-de-nhay.jpg
(sưu tầm trên intenet )