-
Khiêu vũ có phải là múa?
Khiêu vũ có phải là múa? Người viết: Vô danh 07/09/2008
Trên sàn nhảy ta thường gặp rất nhiều người khiêu vũ mà cứ như múa, họ cố tình lả lướt cơ thể và nhất là đôi tay không ngớt vẽ ra trong không khí những đường nét khó hiểu. Tôi cũng thường gặp trên sàn nhảy nhiều người tự giới thiệu anh (chị) ta đã hoặc đang là diễn viên múa của đoàn nghệ thuật này nọ. Ý của họ là đã là diễn viên múa thì tất nhiên khiêu vũ phải “siêu”. Khoảng năm 2003, có một kỳ thi khiêu vũ do Sở Văn Hóa Thông Tin Hà Nội tổ chức, hình như mang tên “Đôi Giầy Vàng Hà Nội 2003”, ban giám khảo toàn là các vị trong Hội Nghệ Sĩ Múa. Tóm lại rất nhiều người đồng nhất khiêu vũ với múa trình diễn và, dĩ nhiên, hiểu sai sẽ dẫn đến làm sai. Vậy thì:
Khiêu Vũ có phải là múa?
Khiêu vũ ngày nay đã trở thành một sinh hoạt văn hóa được đông đảo bạn trẻ yêu thích. Nhưng có lẽ không mấy người hiểu được khiêu vũ là gì. Đa số đều nghĩ khiêu vũ là một kiểu nhảy múa nào đó. Thật ra không phải thế.
Thoạt nhìn ta thấy có vẻ khiêu vũ và nhảy múa nếu không là một thì cũng rất giống nhau. Cũng là những bước đi nhẹ nhàng. Cũng là những cánh tay vung vẩy. Cũng là những động tác cong ngưòi, uốn lưng... của cá nhân đơn lẻ, hoặc từng đôi nam nữ, cũng có thể là của một tập thể đông đảo. Hơn nữa, cũng là trong một không gian đầy ắp tiếng nhạc.
Quan sát kỹ hơn ta thấy giữa nhảy múa và khiêu vũ có cái gì đó không giống nhau. Những hình tượng của một đôi nhảy Van không giống của một đôi múa ba-lê. Những màn nhảy múa của thổ dân da đỏ châu Mỹ được tái hiện trong phim ảnh rất khác với khung cảnh của một sàn nhảy disco. Đây là sự khác nhau về chất chứ không phải chỉ là sự khác nhau về thể loại. Múa ba-lê và múa khèn của ta tuy không giống nhau nhưng vẫn cùng là múa. Điệu nhảy Tango và điệu nhảy Rumba tuy khác hẳn nhau nhưng vẫn có cái chung là khiêu vũ.
Đi sâu hơn, có thể nói Khiêu vũ và Nhảy Múa khác nhau như nước với lửa. Bởi vì hai loại hình nghệ thuật này xuất phát từ hai mục tiêu trái ngược nhau.
Ta hãy bắt đầu với nghệ thuật nhảy múa. Những thổ dân da đỏ sau khi săn bắn trở về nhảy múa để biểu lộ nỗi vui mừng vì những con thú đã săn được. Trong hội mùa, những người nông dân nhảy múa để mừng một mùa thu hoạch lúa ngô sung túc. Đôi nam nữ múa ba-lê trong vũ kịch Hồ Thiên Nga thể hiện tình yêu say đắm của họ... Vậy có thể nói nhảy múa là bộ môn nghệ thuật trong đó người diễn viên dùng những động tác của cơ thể như là một ngôn ngữ để diễn đạt những tình cảm, những xúc động hoặc tâm trạng của con người trong một tình huống nào đấy, nhảy múa cũng có thể dùng để tái hiện một cảnh sinh hoạt hoặc để kể cả một câu chuyện. Có thể dùng nhảy múa để diễn đạt một ý thơ hoặc nêu lên một triết lý, một nhân sinh quan. Tóm lại cũng như nhiều ngành nghệ thuật khác như văn học, hội họa, điêu khắc, âm nhạc.... nghệ thuật nhảy múa là nghệ thuật truyền đạt. Trong nhảy múa diễn viên là người “nói”, người cho và khán giả là người “nghe”, người nhận. Trong nhảy múa, âm nhạc đóng vai trò của một phương tiện hỗ trợ quan trọng nhưng không nhất thiết phải có.
Đối với khiêu vũ thì sao? Bạn ngồi nghe nhạc, đắm chìm trong thế giới âm thanh. Bất giác bạn đung đưa cơ thể, bạn gật gù. Rồi nhạc trở nên sôi nổi hơn, bạn cảm thấy muốn đứng lên đi đi lại lại, thậm chí dậm chân vỗ tay... Những động tác ấy không hẳn chỉ là kết quả của âm nhạc mà có phần nhiều hơn từ nhu cầu của bạn muốn nghe nhạc không phải chỉ bằng tai mà bằng toàn cơ thể bạn để việc cảm nhận âm nhạc được đầy đủ hơn, sâu sắc hơn, triệt để hơn. Vậy có thể nói khiêu vũ là dùng những động tác của cơ thể để cảm thụ âm nhạc. Khiêu vũ là lắng nghe, là đón nhận những tư tưởng, những tình cảm... mà bản nhạc muốn gửi tới. Đương nhiên âm nhạc là thứ không thể thiếu trong khiêu vũ.
Vậy thì ta có thể nói nhảy múa và khiêu vũ khác nhau về bản chất. Như thế mới gọi là “Mình với ta tuy hai nhưng một, Ta với mình tuy một mà hai”. Nhảy múa là “nói”, là bộc lộ, là truyền đạt, còn khiêu vũ là “nghe”, là đón nhận, là tiếp thụ. Khi một em bé dang tay mừng rỡ đón mẹ về chợ, em đó làm một động tác đơn giản của nhảy múa. Khi bạn gật gù nghe tiếng chim cu trên cây bưởi sau nhà, bạn đã làm một động tác của khiêu vũ.
Khi khiêu vũ, việc quan trọng nhất là lắng nghe âm nhạc, để cho âm nhạc thấm sâu vào người, đừng quá ham mê trổ tài với các bước nhảy lạ hoặc khó. Nó có thể gây khó khăn cho người bạn nhảy của bạn và làm bài nhảy mất hứng thú.
Khiêu vũ có thể một mình. Tôi đã có lần thấy một bạn trẻ ôm chiếc cassette với chiếc headphone trong tai lắc lư dậm giật hàng giờ trong phòng. Hình ảnh hàng trăm người ở các discothèque suốt hàng giờ lặp đi lặp lại gần như chỉ vài động tác đơn giản thể hiện tính tập thể của khiêu vũ. Lúc đó âm nhạc là sợi giây vô hình nối liền mọi người. Nhưng điều kỳ diệu hơn cả của khiêu vũ là khiêu vũ thành từng đôi. Đôi bạn nhảy dù gắn chặt vào nhau (như trong các điệu nhảy Tango, Valse...) hoặc chỉ tay trong tay (như trong các điệu nhảy Rumba, Jive...) thì cả hai người lúc ấy đã... tan biến vào nhau để trở thành một thực thể thống nhất để say sưa lắng nghe và cảm thụ âm nhạc. Phải chăng đó cũng là sự lãng mạn duy nhất có thể có và nên có nơi sàn nhảy?
TaTango đọc bài thấy rất hay và muốn chia xẻ với các bạn
Bài được đăng tại đây
http://www.tang-go.net/index.php?opt...334&Itemid=102
-
Câu hỏi được đặt ra là :
Nên tổ chức lớp tập huấn về khiêu vũ trước hay lấy kinh phí tổ chức đó để "Việt hoá" các giáo trình QT ?
Các quốc gia có nền khiêu vũ phát triển đều đã dịch các tài liệu này, vì sự cần thiết của một "nền giáo dục khiêu vũ". Vì thế giáo trình khiêu vũ phải là bước đi đầu tiên và trước hết.
================================================
1. Trước hết chúng ta phải nên ý thức là những "kỹ thuật" mà có thể viết ra giấy mực, tất cả mọi người dạy theo tiêu chuẩn y hệt và khô khan như nhau thì chất lượng vẫn còn thua xa những gì chúng ta thấy ở top dancers thể hiện.
Nhưng nếu không có một tiêu chuẩn và kỹ thuật tối thiểu thì làm sao mà đại chúng có thể chơi được môn giải trí xã hội này. Muốn đánh tennis hay làm gì đó cho vui thì cũng phải học cách chơi chút đỉnh chứ không thì đi lượm banh cả ngày. Khiêu vũ xuất phát từ sinh hoạt của xã hội, nếu không có thu hút được quần chúng, chỉ thuộc về riêng một nhóm người, phụ huynh không đầu tư cho con em mình nữa, thì thi đấu từ từ cũng phải chết theo.
"Việt hóa" giáo trình QT là một việc nên làm để đem môn chơi này đến đại chúng nhưng nhiêu đó cũng chưa đủ. Đó chỉ là một phần của vấn đề. Nếu ngôn ngữ là vấn đề duy nhất thì tất cả những người nào hiểu tiếng Anh có được những giáo trình trong tay đều nhảy "đúng" cả.
"Nền giáo dục khiêu vũ" không chỉ cần có sách mà còn cần có thầy. Có được những người giảng dạy hiểu biết về khiêu vũ dìu dắt mình hiểu giáo trình chứ tự ai nấy hiểu thì còn chết hơn nữa. Trong trường hợp VN không có được thầy ở lúc này, thì phải suy tính kế hoạch làm sao cho có. Mục đính tập huấn phải đi đôi với những gì mình muốn đạt được. Thí dụ như nếu muốn có nhiều couple thi đấu càng sớm càng tốt thì mời thầy đến VN huấn luyện vài routine cho một thời gian. Nếu muốn đào tạo một lực lượng giảng dạy thì lập ra chỉ tiêu và kế hoạch bao nhiêu người sẽ có ISTD hay ITDA Fellow tùy theo trình độ đang có được. Tùy các bác ... nhớ là không ai có thể nói các bác nên làm gì nếu không biết rõ được mục tiêu thực sự của các bác là gì. http://www.vietnamdancesport.net/for.../default/4.gif Nếu chỉ có thể đi theo "con đường tự thân" cũng phải có lập trường và mục tiêu, cũng phải cố gắng với thái độ "chuyên nghiệp"
2. Phát triển môn chơi này ở Anh Quốc không chỉ vì đã định ra tiêu chuẩn với Ballroom Branch của ISTD mà còn có những người thầy biết xây dựng lực lượng giảng dạy để truyền bá chuẩn mực cho đại chúng nên mới được như ngày hôm này. Thử đi ngược dòng thời gian, đi trở lại thập niên 20 để xem phong cách này đã hình thành và phát triển như thế nào.
Philip Richardson, Editor của Dancing Times có biên chép như thế này - và tôi xin phép lạm dịch:
"It turned out that 1924 was a year of great importance for Ballroom Dancing. In this vintage year the Ballroom Branch Committee was formed by the Imperial Society of Teachers of Dancing and the chairman was Josephine Bradley. There were five other members, Victor Silvestor, Eve Tynegate Smith, Murỉel Simmonds, Mrs Lisle Humphreys (later Lady Peacock), and George Fontana.
1924 là một năm hết sức quan trọng cho Ballroom Dancing. ISTD đã thành lập Ballroom Branch Committee và chủ tịch là Josephine Bradley trong một năm đáng ghi nhớ này . Ngoài Josephine Bradley ra, còn có thêm 5 thành viên nữa: Victor Silvestor, Eve Tynegate Smith, Murỉel Simmonds, bà Lisle Humphreys (sau này tái giá trở thành Lady Peacock), và George Fontana.
Why was this event so important?
Tại sao sự kiện này rất là quan trọng?
As a committee their first duty was to establish a standard of dancing. They spent hours discussing basic principles - the correct hold, and such dancing details as body sway, contra body movement and footwork.
Trách nhiệm đầu tiên của ủy ban là thành lập tiêu chuẩn khiêu vũ. Họ đã tốn rất nhiều giờ bàn luận những yếu tố cơ bản - "the correct hold", và những chi tiết khiêu vũ như "body sway", CBM và footwork.
In other words the various figures and variations invented in the ballroom by famous couples such as Josephine Bradley and her American partner, G.K. Anderson, now became standardised for the first time.
Có thể nói đây là lần đầu tiên mà những "figures" và "variations" được sáng chế ra ở phòng khiêu vũ từ những cặp nhảy nổi tiếng như Josephine Bradley vả partner người Mỹ G. K. Anderson, bây giờ đã được đưa vào tiêu chuẩn.
It was decided once and for all that the English style of dancing was based on natural movement, as in walking, not on ballet movement with toes turning outward. Here was a new technique.
Một lần cho mãi mãi đã quyết định dứt khoát là phong cách khiêu vũ của Anh là dựa trên những chuyển động tự nhiên, giống như đi bộ, không dựa theo chuyển động của ballet với ngón chân xoay ra ngoài. Đây là kỹ thuật mới.
At the same time they created a syllabus for a teacher's examination and this had to be passed before anyone could be admitted as a qualified teacher. In this way the English Style came into being. It had been born on the dance floor and now it was christened and given a blessing by the Ballroom Branch Committee, which continues, like loving parent, to this day"
Cùng một lúc, họ đã tạo ra syllabus để cho những người giảng dạy thi và phải đậu trước khi bất cứ ai (ANYONE) được chấp nhận là có khả năng làm thầy. Phong cách Anh đã ra đời với phương hướng làm việc này. Nó đã sinh ra trên sàn nhảy và bây giờ được làm trong sạch và được Ballroom Branch Committee tán thành và nuôi nấng như là đứa con yêu cho đến ngày hôm nay.".
"Bất cứ ai" (ANYONE) có nghĩa là kể luôn cả những người thi đấu hạng cao, bà con dòng họ chó mèo trong gia đình của những người trong ủy ban, luôn cả nữ hoàng Anh, tất cả phải thi mới chấp nhận có khả năng cho đi làm thầy.
Có thể thấy là sự phát triển và xây dựng không chỉ có giáo trình và tiêu chuẩn. Mà còn phải đào tạo và kiểm soát thành phần giảng dạy.
Rất là nhiều biên chép thật là xúc động. Như thời điểm đệ nhị thế chiến họ cũng không ngừng truyền bá và đào tạo vũ sư trong những giây phút đen tối. Đêm đêm nhiều người dân Anh chong đèn cầy đợi nghe Victor Silvestor diễn thuyết về khiêu vũ trên đài radio. Có người nữ trong Committee ban ngày lái xe cứu thương ban đêm đi giải thích kỹ thuật ở những ballroom mà giai đoạn này trên sàn đầy giường ngủ (bunk bed) để cho những ai nhà cửa bị oanh tạc tiêu tan đến tạm trú. Họ phải giải thích kỹ thuật cơ bản trong giáo trình vòng quanh các giường ngủ hai tần ấy.
Bản gốc và các trao đổi
http://www.vietnamdancesport.net/for...?topic=6623.12
===================
Vì hai bài có liên quan với nhau về sự so sánh giữa múa và khiêu vũ. Phân biệt giữa hai khái niệm này nên Ta.Tango xin post ở đây để chia xẻ cùng với các bạn. Hai post trên ta.tango không muốn hiệu chỉnh gì cả vì đó thực sự là những gì Ta.Tango được giảng dạy và có duyên gặp nhưng chưa có dịp tổng quát như hai bài viết trên. Xin cảm ơn hai tác giả!!!!