Người già khiêu vũ tại Sài Gòn
Người già khiêu vũ http://vietnamdancesport.net/images/...pdf_button.png http://vietnamdancesport.net/images/...rintButton.png http://vietnamdancesport.net/images/...mailButton.png Viết bởi Ngọc Mai (Người lao động) Thứ năm, 02 Tháng 9 2004 00:00 http://vietnamdancesport.net/images/...khieuvu170.jpg Bằng những động tác nhẹ nhàng phù hợp với sức khỏe người cao tuổi, mỗi ngày ở Trung tâm Văn hóa quận 3 - TP.HCM đều có thêm những người mới, họ đến không phải vì tò mò mà chủ yếu là rèn luyện sức khỏe, ngăn ngừa bệnh tật, nhờ đó họ yêu đời hơn, mất đi cảm giác cô đơn vì tuổi già ập đến để kéo dài cuộc sống "Ai lên xứ hoa đào đừng quên mang về một cành hoa, cho tôi bớt mơ màng chiều chiều nhìn mây trôi xa xa...". Điệu nhạc Rumba nhịp 4/4 đưa các đôi bạn nhảy dìu những bước chân trên sàn nhịp nhàng, thoải mái. Có mặt tại Trung tâm Văn hóa quận 3 - TP.HCM vào một buổi sáng, chúng tôi thật sự ngạc nhiên vì những “vũ công” trên sàn nhảy chẳng phải là những “cậu ấm cô chiêu” nào cả, mà hơn 100 người có tuổi đời trên dưới 60.
Vận động lâu mà không thấy chán
Nói đến khiêu vũ, người ta dễ liên tưởng đến một khía cạnh thiếu lành mạnh dành cho một giới nào đó mà thôi, nhưng ở câu lạc bộ (CLB) đã có 4 năm tuổi đời này thì khiêu vũ lại là một giải pháp thay cho vận động để rèn luyện sức khỏe, bởi chỉ có khiêu vũ mới làm cho con người vận động lâu mà không thấy chán.
Đến với CLB này, các học viên như được trẻ lại nhiều tuổi, họ thường xuyên được diện những bộ đồ đẹp, được gặp gỡ những bạn bè cùng thế hệ, và đặc biệt đều được sống lại những kỷ niệm, ước mơ của một thời tươi trẻ. Mỗi người một hoàn cảnh nhưng đều có một điểm chung là sức khỏe bắt đầu yếu, họ cùng đến đây để cùng giúp nhau lấy lại niềm vui cuộc sống.
Bằng những điệu nhạc chuẩn, người nhảy giỏi bắt đầu giảng giải và bước những bước đi mẫu, khi bản nhạc được tấu lên thì người học sẽ bước đi theo... Cứ như thế, mỗi buổi sáng lớp học đặc biệt này lại vang lên các bản nhạc tango với những bước chân lả lướt, vũ điệu valse cổ điển sang trọng quyến rũ và cả nhịp chachacha sôi động.
Cuộc đời đáng sống biết bao!
Chị Nguyễn Thị Hiệp, 50 tuổi, nhà ở đường Hai Bà Trưng, phường Tân Định, quận 1, kể: Cách đây 2 tháng chị bị trầm cảm rất nặng, ban đêm hầu như không ngủ, bỏ nhà đi lang thang mà bản thân không biết mình đi đâu. Đang chán chường tuyệt vọng vì sức khỏe thì có người quen rủ đi đến CLB khiêu vũ dưỡng sinh, lúc đầu chị còn ngần ngại vì những định kiến có sẵn, nhưng đến nay chị đã trở thành người nhảy giỏi, xung quanh lại có nhiều bạn tốt và điều đáng mừng nhất là chị ngủ rất ngon vào các buổi tối - điều mà bấy lâu nay chị hằng mơ ước.
Khác với chị Hiệp, ông Ngô Ngọc Quốc, 70 tuổi, nhà ở đường Điện Biên Phủ, quận 10, lúc đầu đến đây chỉ là để cho vui - ông Quốc nói- nhưng rồi sau đó thấy rõ tác dụng của môn khiêu vũ dưỡng sinh này, nó là một sân chơi vừa mang tính nghệ thuật vừa kết hợp với y học rất bổ ích cho lớp người già. Cùng với suy nghĩ như thế, ông Trần Văn Minh, 73 tuổi, ở đường Trương Định, quận 1, cho xem sổ khám bệnh chẩn đoán ông bị suy tim độ 3, cao huyết áp. “Lúc đó tôi bị bệnh nặng phải nằm viện, thấy chán lắm rồi”- ông Minh nói. Vợ chết, các con mỗi đứa đều có cuộc sống riêng, ông Minh rất thất vọng và muốn buông xuôi tất cả. Nhưng rồi cơ duyên đưa đẩy ông đến đây và sinh hoạt đều đặn hơn 2 năm nay, ông thấy trong người đã khỏe hơn rất nhiều và bệnh tình thuyên giảm hẳn...
Cứ như thế, mỗi người là một số phận, họ cùng đến đây tập nhảy múa, ca hát để thấy cuộc đời đáng sống biết bao!
Ngôi nhà thứ hai
Bác sĩ Phạm Năng Cường, Chủ nhiệm CLB khiêu vũ dưỡng sinh, cho biết: Các thành viên trong CLB thường xuyên góp tiền lập một quỹ chung, mỗi khi gia đình ai có sự cố, họ thường trích tiền đi thăm hỏi nhau, ngoài việc giúp đỡ những hoàn cảnh khó khăn, họ còn thường xuyên tổ chức các buổi tiệc sinh nhật cho nhau với đầy hoa trái, thơ ca, nhạc họa và dĩ nhiên là rất sôi động với các điệu nhảy... Chính vì vậy mà đã 4 năm nay, có rất nhiều người nhảy đã rất giỏi nhưng họ vẫn không rời xa nơi này, luôn coi đây như một mái nhà thứ hai để lui tới.