View Full Version : Khánh Thi: 'Ca hát không thể nghiệt ngã như thể thao'.
chali
September 8th, 2011, 08:31 AM
Nữ hoàng dancesport chia sẻ lý do chị từ giã thể thao để thử sức với ước mơ ca hát đã ấp ủ nhiều năm.
http://img.news.zing.vn/img/655/t655807.jpg
- Có nhất thiết phải đi vào lối mòn dễ hiểu và dễ đoán này không: cứ nổi tiếng là nhất định phải… đi hát?
- Đi hát với ai đó là tham vọng nổi tiếng nhưng với tôi đơn giản chỉ là một ấp ủ mà đến giờ tôi mới có dịp chiều lòng nó. Đồng thời, hát cũng là có thêm một nghề để kiếm tiền - tại sao không?
- Có dịp hay là lỡ dịp, khi người hát đã ở vào tuổi 29?
- Đến như Uyên Linh mà Thanh Lam còn phán: "22 tuổi vào nghề cũng là muộn rồi!" Với tôi thì nghệ thuật chẳng bao giờ có tuổi. Miễn là cách mình đến với nó, đổ mồ hôi cho nó thế nào để không bị nó phụ lòng. Tôi đến với dance sport thực ra cũng không hẳn sớm. Tuy học múa từ năm 11 tuổi nhưng tận đến năm 20 tuổi, tôi mới được qua Pháp học khiêu vũ…
- Sự tự tin hẳn đến từ dance sport, khi đó không chỉ là "món độc" lúc cầm mic, mà hơn thế, còn là sự trải nghiệm, vốn sống…?
- Đúng là có những sự tự tin chỉ có thể có được bằng trải nghiệm. Và dance sport với tôi đã từng là một trải nghiệm nghiệt ngã, nghiệt ngã đến mức người ta không thể bỏ cuộc giữa chừng vì tiếc công theo nó.
http://img.news.zing.vn/img/655/t655808.jpg
- Nghiệt ngã hơn cả ca hát sao? Chắc không, khi mà với ca hát, chị mới đứng đầu đường?
- Thể thao khắc nghiệt hơn nhiều chứ! Vì trong thể thao, chỉ cần một mùa giải thi đấu không thành công là coi như bị "out". Còn với ca hát thì ngay cả khi hát dở, anh cũng vẫn có thể tìm được khán giả riêng của mình. Ca hát không có thắng thua, hay đúng hơn câu chuyện thắng thua trong ca hát không thẳng thừng và nghiệt ngã như bên thể thao.
- Những người "xui dại" chị là ai, ngoài Đức Tuấn? Dễ là thí sinh của BNHV lắm!
- Chị Siu là người xui dại tôi ca hát. Chị ấy khen chất giọng tôi tốt. Cố nhiên để làm nghề thì không thể chỉ bằng bản năng và sự tự tin vô lối.
(Theo Đẹp)
Tran Hoi
September 8th, 2011, 02:33 PM
Xin lỗi Khánh Thi, chắc chắn Khánh Thi k thể tìm thấy thành công trong ca hát như đã thành công trong DS.
Phoenix HCMC
September 10th, 2011, 11:12 AM
- Có nhất thiết phải đi vào lối mòn dễ hiểu và dễ đoán này không: cứ nổi tiếng là nhất định phải… đi hát?
- Đi hát với ai đó là tham vọng nổi tiếng nhưng với tôi đơn giản chỉ là một ấp ủ mà đến giờ tôi mới có dịp chiều lòng nó. Đồng thời, hát cũng là có thêm một nghề để kiếm tiền - tại sao không?
- Có dịp hay là lỡ dịp, khi người hát đã ở vào tuổi 29?
- Đến như Uyên Linh mà Thanh Lam còn phán: "22 tuổi vào nghề cũng là muộn rồi!" Với tôi thì nghệ thuật chẳng bao giờ có tuổi. Miễn là cách mình đến với nó, đổ mồ hôi cho nó thế nào để không bị nó phụ lòng. Tôi đến với dance sport thực ra cũng không hẳn sớm. Tuy học múa từ năm 11 tuổi nhưng tận đến năm 20 tuổi, tôi mới được qua Pháp học khiêu vũ…
- Sự tự tin hẳn đến từ dance sport, khi đó không chỉ là "món độc" lúc cầm mic, mà hơn thế, còn là sự trải nghiệm, vốn sống…?
- Đúng là có những sự tự tin chỉ có thể có được bằng trải nghiệm. Và dance sport với tôi đã từng là một trải nghiệm nghiệt ngã, nghiệt ngã đến mức người ta không thể bỏ cuộc giữa chừng vì tiếc công theo nó.
- Nghiệt ngã hơn cả ca hát sao? Chắc không, khi mà với ca hát, chị mới đứng đầu đường?
- Thể thao khắc nghiệt hơn nhiều chứ! Vì trong thể thao, chỉ cần một mùa giải thi đấu không thành công là coi như bị "out". Còn với ca hát thì ngay cả khi hát dở, anh cũng vẫn có thể tìm được khán giả riêng của mình. Ca hát không có thắng thua, hay đúng hơn câu chuyện thắng thua trong ca hát không thẳng thừng và nghiệt ngã như bên thể thao.
(Theo Đẹp)[/QUOTE]
Mình muốn chia sẽ một vài suy nghĩ khi đọc bài này với những đồng tình và không đồng tình quan điểm của KT :
1. Tuổi :
- Nếu KT làm nghề ca sĩ vì thích hát và vì kiếm tiền khi có cơ hội thì tuổi tác không quan trọng miễn là mình làm điều mình thích hoặc/và tạo ra, nắm bắt cơ hội kiếm tiền.
- Nhưng nếu dự định làm nghề chuyên nghiệp lâu dài thì tuổi tác ảnh hưởng rất lớn đến các nghề liên quan đến thể thao và nghệ thuật, nhất là thể thao. Dường như VĐV bóng đá và tennis mà 30 tuổi là được coi như lão tướng rồi thì phải?
- Về nghệ thuật tuổi tác cũng ảnh hưởng lớn vì bớt thanh sắc đi cùng với bớt hấp dẫn mắt khán giả. Khiêu vũ hay múa thì VĐV tuổi 30 khó có thể người mềm, chân nhẹ hơn tuổi 16-25 được. Nghề ca sĩ thì tuổi càng cao hơi sẽ khó dài và khỏe như khi còn trẻ. Nếu làm ca sĩ chuyên nghiệp chắc chắn tuổi 30 của KT là bất lợi vì
2. Khắc nghiệt
- Mình không nghĩ thể thao hay cụ thể dancesport lại khắc nghiệt hơn làm ca sĩ như KT nói "1 mùa thất bại là out". Nghề nào kiếm được tiền nhiều, mang lại danh lợi, hào quang thì sẽ có nhiều người chen chân vào và như vậy cạnh tranh càng gay gắt với những bóng tối, thủ đoạn, dư luận càng nhiều. Nghề ca sĩ ở VN lâu đời có nhiều trường lớp bài bản, đào tạo ra nhiều ca sĩ chuyên nghiệp tên tuổi bên cạnh vô số ca sĩ thị trường nên chắc chắn cạnh tranh gay gắt hơn dancesport còn mới, VĐV chuyên nghiệp còn rất ít.
- Mình không hiểu Dancesport khắc khiệt với KT ở chỗ nào? Mình thấy bạn ấy có nhiều thuận lợi, được ưu đãi của Tổng cục, của Liên đoàn Việt nam và của Sở TDTT Tp.HCM hơn bất cứ VĐV nào. Được ưu ái, hỗ trợ của học viên, khán giả.
- Nếu dancesport khắc nghiệt thì làm sao KT không còn thi đấu, người không còn mềm mại, chân không còn nhẹ như lớp trẻ mới lên bây giờ nhưng "thương hiệu" kiện tướng dancesport của KT vẫn được ghi nhận và giúp cho KT bước vào các lĩnh vực khác như MC, quảng cáo, ca hát?
3. Chuyên môn
- Nếu KT chỉ dự định làm ca sĩ thị trường như Hồ Ngọc Hà, Ngô Thanh Vân sử dụng lợi thế như sắc đẹp, tiền bạc của mình để làm nghề mình yêu thích hoặc vì ánh đèn, hào quang của sân khấu, vì duy trì sự nổi tiếng thì KT cũng có thể sử dụng khả năng khiêu vũ để vào làng ca sĩ thị trường thôi.
- Nhưng nếu muốn làm nghề chuyên nghiệp thì phải học, khổ luyện như KT đã làm dancesport thậm chí còn phải cố gắng hơn vì múa là sở trường và KT đã được đào tạo bài bản, còn hát thì "vốn" của KT ít lắm, nhất là chất giọng không có gì đặc biệt cả. Chắc chị Siu muốn động viên để KT mạnh dạn làm điều mình thích cũng như KT động viên các em học trò thích KVTT nhưng nhút nhát.
- Mình rất thích giọng hát của Uyên Linh, dầy, tình cảm và "rất đời". Uyên Linh đoạt VN idol 2010 là một lợi thế để xâm nhập làng ca hát nhưng nếu để theo nghề chuyên nghiệp lâu dài thì em ấy phải học thanh nhạc từ đâu thôi nếu không em ấy sẽ bị chính fan quay lưng lại. Mai Hương đã được học bài bản, có chất giọng cũng tốt chỉ còn trải nghiệm cuộc sống để chuyển tải "đời" vào giọng hát thì sẽ thu phục được trái tim của rất nhiều người. Thực tế là VMH đang tiến rất nhanh và có lượng fan ngày càng tăng đấy.
4. Kiếm tiền
- Chằng có gì là sai khi KT kiếm tiền bằng hát hay khiêu vũ cả miền là có cơ hội và kiếm tiền bằng sức lao động của KT thôi.
- Kiếm tiền từ nguồn nào nhiều hơn? Ổn định hơn : Ca hát có thể kiếm tiền nhiều, nhanh chóng khi ca sĩ đang còn hot. Những ca sĩ chuyên nghiệp khi hết hot có thể đi dạy học. Tương tự KT lớn tuổi không thể thi đấu, trình diễn thì có thể dạy KVTT. Giảng dạy không kiếm tiền nhanh nhưng ổn định. Tuy nhiên tên tuổi hot có thể làm học trò dễ dàng tới kiếm nhưng chưa chắc giữ chân họ được. Giữ chân học trò chính là cái tâm của người thấy. Trình độ chuyên môn và phương pháp sư phạm chỉ là những điều kiện cơ bản nhất để làm Thầy thôi.
- Mình chỉ cảm thấy chua chát khi nhìn các VĐV KVTT có tên tuổi, thanh tích đi múa minh họa cho các ca sĩ thị trường . Mình hiểu đầu tư cho nghề múa, dancesport về thời gian, công suất, học tập, rèn luyện rất cao nhưng tiền làm nghề thu về chẳng là bao nên các em múa kiếm tiền cũng chẳng có gì sai, còn vinh quang, danh tiếng thì chẳng thể nào bằng thi đấu với các VĐV chuyên nghiệp được rồi. Nhưng cũng có thể vì mình quá yêu dancesport, quá kỳ vọng vào lớp trẻ nên mất đi tính thực tế.
xucxich69
September 10th, 2011, 11:59 AM
Rất nhiều người chưa có tên tuổi khi mới bước chân vào nghề ca hát đã phải trải qua giai đọan làm "ca sĩ tăng mo" (đến sân khấu, tụ điểm ca hát ngồi chầu chực chờ được ông, bà bầu sô cho lên hát lót khi ca sĩ chính bận chạy sô chưa đến kịp, có đêm ngồi đến khuya về cũng chẳng được lên sân khấu hát), sau đó thì có người được khán giả thích vì khả năng thực sự đã bước lên bậc cao hơn của nghề nghiệp. Nhưng phần lớn thì "lặn" mất tiêu. Nghề ca hát lắm hào quang nhưng chen chân không dễ.
KHông hiểu một người đã từng thành danh, tỏa sáng trong lĩnh vực Dancesport như KT khi bước qua sân khấu có thoát được lối mòn này không?
tcuongtsn
September 10th, 2011, 03:10 PM
E cung la mot trong nhung nguoi tham mo chi Khanh Thy va Minh Tuong,e xin chuc chi dat dc nhung uoc mo va nhung ap u trong thoi gian wa! co len nhe Chi.:first:
Không biết KT và MT có biết mình bị đổi tên không ta :))
dosontung86
September 10th, 2011, 03:16 PM
Em nghĩ là 1 số quan điểm cá nhân các bác ko nên ý kiến. Nếu muốn thì hãy góp ý trực tiếp thôi.
Có gì hoàn toàn đúng và có gì hoàn toàn sai?
Một số người đứng trên lập trường của mình, cuộc sống của mình để bình phẩm hay phán xét về cuộc sống của người khác là ko nên.
redriver
September 10th, 2011, 03:27 PM
- Có nhất thiết phải đi vào lối mòn dễ hiểu và dễ đoán này không: cứ nổi tiếng là nhất định phải… đi hát?
...
- Mình chỉ cảm thấy chua chát khi nhìn các VĐV KVTT có tên tuổi, thanh tích đi múa minh họa cho các ca sĩ thị trường . Mình hiểu đầu tư cho nghề múa, dancesport về thời gian, công suất, học tập, rèn luyện rất cao nhưng tiền làm nghề thu về chẳng là bao nên các em múa kiếm tiền cũng chẳng có gì sai, còn vinh quang, danh tiếng thì chẳng thể nào bằng thi đấu với các VĐV chuyên nghiệp được rồi. Nhưng cũng có thể vì mình quá yêu dancesport, quá kỳ vọng vào lớp trẻ nên mất đi tính thực tế.
Một người rất am hiểu cả lĩnh vực ca hát và Ds thì mới có được những góp ý sắc sảo và thực tế như thế này.
Phoenix HCMC
September 10th, 2011, 06:49 PM
Em nghĩ là 1 số quan điểm cá nhân các bác ko nên ý kiến. Nếu muốn thì hãy góp ý trực tiếp thôi.
Có gì hoàn toàn đúng và có gì hoàn toàn sai?
Một số người đứng trên lập trường của mình, cuộc sống của mình để bình phẩm hay phán xét về cuộc sống của người khác là ko nên.
Bạn ơi bài phỏng vấn của Khánh Thi được đăng công khai trên báo và còn nhiều nhiều bài phát biểu khác trên TV, báo khác nữa. Khi KT rộng rãi công khai nói ra quan điểm, suy nghĩ của mình hay trả lời những câu hỏi của mọi người liên quan đến nghề ca sĩ và thể thao ...trên các báo đài, TV, tức là KT muốn nhiều người biết đến quan điểm, suy nghĩ của KT và muốn có trao đổi với khán giả, với độc giả và rộng hơn nữa là xã hội. Những gì mọi người nói không phải là phán xét về cuộc sống của người khác mà là trao đổi dựa trên những gì KT nói. Những trao đổi có thể là đồng quan điểm hoặc không đồng quan điểm, phản biện. Nếu KT coi những lời nói của khán giả, độc giả là bình phẩm, phán xét thì cách hay nhất để tránh là bớt nói về mình trên báo, đài, TV. Vì không fair là chỉ mình KT được nói còn độc giả, khán giả chỉ được quyền nghe, không được quyền nói quan điểm của họ ngược lại với quan điểm của KT?
Trong nghề PR chính những phản biện đôi khi lại được sử dụng để giúp cho quảng cáo một số ca sĩ, diễn viên mới vào nghề được công chúng biết đến nhanh hơn là đồng quan điểm và do vậy phản biện vẫn có giá trị tích cực đó bạn à.
Powered by vBulletin® Version 4.2.1 Copyright © 2025 vBulletin Solutions, Inc. All rights reserved.