TuanDat95
May 7th, 2010, 02:35 PM
Đúng như kỳ vọng, Giải vô địch khiêu vũ thể thao Việt Nam mở rộng - Cúp Able 2010 (Báo Bình Định đã đưa tin) không chỉ tạo cơ hội để VĐV trong nước cọ xát, va chạm, học tập kinh nghiệm mà còn mở rộng tầm mắt cho những người yêu khiêu vũ. Cuộc thi cũng là cơ hội để những nhà làm công tác văn hóa, thể thao học hỏi các kỹ năng tổ chức sự kiện…
http://www.baobinhdinh.com.vn/vanhoa-nghethuat/2010/5/90388/images/images107152_6-1.jpg (http://www.baobinhdinh.com.vn/vanhoa-nghethuat/2010/5/90388/images/images107152_6-1.jpg) Đôi Nguyễn Quang Huy và Nguyễn Trường Xuân (SBD 43, Hà Nội), đôi duy nhất của Việt Nam lọt vào chung kết bảng A, và đạt giải Tư bảng A vũ điệu Latin, đồng thời đạt giải Nhì bảng C vũ điệu Latin - lứa tuổi U16.
Có 106 VĐV Việt Nam (53 đôi) trên tổng số 140 vận động viên (VĐV) tham gia giải. Mặc dù những giải thưởng cao nhất thuộc về Nhật Bản, Thái Lan, song cái được lớn nhất mà VĐV Việt Nam nhận được từ sân chơi lớn này là rút dần khoảng cách về trình độ kỹ thuật, kinh nghiệm biểu diễn… so với các nước từ lâu đã phổ biến bộ môn khiêu vũ thể thao.
Đến với cuộc thi, VĐV không chuyên hoặc chưa qua thi đấu nhiều ở các tỉnh thành trong nước như Kon Tum, Gia Lai, Phú Yên… nhận ra sự khác nhau giữa khiêu vũ giao tiếp thông thường và khiêu vũ thi đấu một cách rõ ràng hơn, thể lệ thi đấu quốc tế giúp họ luyện tính kỷ luật, để có thể đáp ứng yêu cầu về kỹ thuật, thời gian, thể lực, thi đấu ở cường độ cao… Ông Henry Ooi, Trưởng Ban giám khảo bày tỏ sự ngạc nhiên và đánh giá cao trình độ kỹ thuật, đặc biệt về phong cách biểu diễn, lòng đam mê khiêu vũ của VĐV Việt Nam. Ông cho biết: “Ở vũ điệu cổ điển nhóm Standard, giữa các đôi Việt Nam và Nhật Bản, Hồng Kông, Thái Lan có sự chênh lệch trình độ khá lớn. Bù lại, ở nhóm điệu Latin, các cặp nhảy Việt Nam thực sự khiến chúng tôi ngạc nhiên, thích thú vì sự hồn nhiên, chân thành, sức trẻ, nổi bật trong thi đấu, biểu diễn mà các bạn mang lại. Mặt khác, có lẽ vì khiêu vũ ở nước các bạn bắt nguồn từ phong trào, từ sinh hoạt văn hóa giải trí của người dân, chưa bị gò bó về mặt kỹ thuật nên khi tập trung cho thi đấu, các bạn vẫn không quên khán giả, không khí khán phòng ấm áp, thân ái là nhờ vậy”.
Sự tham gia đông đảo của các cặp nhảy Việt Nam ở các bảng lứa tuổi trung niên (U35) và thiếu niên (U16), thiếu nhi (U12) cũng là một thành công của Giải. “Điều này cho thấy, khiêu vũ lan tỏa rộng, chiếm được cảm tình, sự đầu tư của nhiều thành phần, lứa tuổi, nó chứng tỏ tư duy, thẩm mỹ các bạn rất tiến bộ, hiện đại khi tiếp nhận bộ môn này. Cứ nhìn vào tiềm năng của các đôi nhảy “nhí” xem, dance sport Việt Nam có đội dự bị triển vọng”, ông Shigehiro Yamauchi, nhà tài trợ giải đánh giá.
Theo bà Nguyễn Kim Lan, Phó chủ tịch Liên đoàn Thể dục Việt Nam, Giải vô địch khiêu vũ thể thao Việt Nam mở rộng - Cúp Able 2010 lần này là giải khiêu vũ thể thao quốc tế lần thứ 3 tổ chức ở Việt Nam, đồng thời là giải có cơ cấu giải thưởng lớn nhất từ trước đến nay. Nhiều hạt giống mới tiềm năng đã xuất hiện tại cuộc thi này.
Trao đổi về kế hoạch đưa Giải vô địch khiêu vũ thể thao Việt Nam mở rộng trở thành Giải thường niên, ông Nguyễn Thành Thư, Giám đốc NVH Lao động cho biết: “Đây là nguyện vọng chung của tỉnh và Liên đoàn Thể dục Việt Nam. Tuy nhiên, có trở thành giải thường niên hay không phụ thuộc phần lớn vào nguồn tài trợ. Kinh phí tổ chức giải vừa rồi là trên 1 tỉ đồng, nếu không có nhà tài trợ, chúng tôi không thể tổ chức giải”.
+ Giải vô địch khiêu vũ thể thao Việt Nam mở rộng - Cúp Able 2010 trao 12 giải Nhất cho 12 nội dung thi đấu. Trong đó hai giải quan trọng nhất: Nhất bảng A - vũ điệu Standard thuộc về đôi Yuta Nakagawa và Kumiko Nakagawa (Nhật Bản), vũ điệu Latin thuộc về đôi Hirotsugu Sanada và Aiko Nakano (Nhật Bản).
+ Đôi Nguyễn Tuấn Đạt - Phan Nguyễn Quỳnh Hương (Hà Nội) đạt 2 giải Nhất vũ điệu standard lứa tuổi U12 và U16; Nhất bảng C vũ điệu Latin U12 thuộc về đôi Vũ Hoàng Anh Minh - Lê Hoàng Hà Ly (Hà Nội).
http://www.baobinhdinh.com.vn/vanhoa-nghethuat/2010/5/90388/images/images107152_6-1.jpg (http://www.baobinhdinh.com.vn/vanhoa-nghethuat/2010/5/90388/images/images107152_6-1.jpg) Đôi Nguyễn Quang Huy và Nguyễn Trường Xuân (SBD 43, Hà Nội), đôi duy nhất của Việt Nam lọt vào chung kết bảng A, và đạt giải Tư bảng A vũ điệu Latin, đồng thời đạt giải Nhì bảng C vũ điệu Latin - lứa tuổi U16.
Có 106 VĐV Việt Nam (53 đôi) trên tổng số 140 vận động viên (VĐV) tham gia giải. Mặc dù những giải thưởng cao nhất thuộc về Nhật Bản, Thái Lan, song cái được lớn nhất mà VĐV Việt Nam nhận được từ sân chơi lớn này là rút dần khoảng cách về trình độ kỹ thuật, kinh nghiệm biểu diễn… so với các nước từ lâu đã phổ biến bộ môn khiêu vũ thể thao.
Đến với cuộc thi, VĐV không chuyên hoặc chưa qua thi đấu nhiều ở các tỉnh thành trong nước như Kon Tum, Gia Lai, Phú Yên… nhận ra sự khác nhau giữa khiêu vũ giao tiếp thông thường và khiêu vũ thi đấu một cách rõ ràng hơn, thể lệ thi đấu quốc tế giúp họ luyện tính kỷ luật, để có thể đáp ứng yêu cầu về kỹ thuật, thời gian, thể lực, thi đấu ở cường độ cao… Ông Henry Ooi, Trưởng Ban giám khảo bày tỏ sự ngạc nhiên và đánh giá cao trình độ kỹ thuật, đặc biệt về phong cách biểu diễn, lòng đam mê khiêu vũ của VĐV Việt Nam. Ông cho biết: “Ở vũ điệu cổ điển nhóm Standard, giữa các đôi Việt Nam và Nhật Bản, Hồng Kông, Thái Lan có sự chênh lệch trình độ khá lớn. Bù lại, ở nhóm điệu Latin, các cặp nhảy Việt Nam thực sự khiến chúng tôi ngạc nhiên, thích thú vì sự hồn nhiên, chân thành, sức trẻ, nổi bật trong thi đấu, biểu diễn mà các bạn mang lại. Mặt khác, có lẽ vì khiêu vũ ở nước các bạn bắt nguồn từ phong trào, từ sinh hoạt văn hóa giải trí của người dân, chưa bị gò bó về mặt kỹ thuật nên khi tập trung cho thi đấu, các bạn vẫn không quên khán giả, không khí khán phòng ấm áp, thân ái là nhờ vậy”.
Sự tham gia đông đảo của các cặp nhảy Việt Nam ở các bảng lứa tuổi trung niên (U35) và thiếu niên (U16), thiếu nhi (U12) cũng là một thành công của Giải. “Điều này cho thấy, khiêu vũ lan tỏa rộng, chiếm được cảm tình, sự đầu tư của nhiều thành phần, lứa tuổi, nó chứng tỏ tư duy, thẩm mỹ các bạn rất tiến bộ, hiện đại khi tiếp nhận bộ môn này. Cứ nhìn vào tiềm năng của các đôi nhảy “nhí” xem, dance sport Việt Nam có đội dự bị triển vọng”, ông Shigehiro Yamauchi, nhà tài trợ giải đánh giá.
Theo bà Nguyễn Kim Lan, Phó chủ tịch Liên đoàn Thể dục Việt Nam, Giải vô địch khiêu vũ thể thao Việt Nam mở rộng - Cúp Able 2010 lần này là giải khiêu vũ thể thao quốc tế lần thứ 3 tổ chức ở Việt Nam, đồng thời là giải có cơ cấu giải thưởng lớn nhất từ trước đến nay. Nhiều hạt giống mới tiềm năng đã xuất hiện tại cuộc thi này.
Trao đổi về kế hoạch đưa Giải vô địch khiêu vũ thể thao Việt Nam mở rộng trở thành Giải thường niên, ông Nguyễn Thành Thư, Giám đốc NVH Lao động cho biết: “Đây là nguyện vọng chung của tỉnh và Liên đoàn Thể dục Việt Nam. Tuy nhiên, có trở thành giải thường niên hay không phụ thuộc phần lớn vào nguồn tài trợ. Kinh phí tổ chức giải vừa rồi là trên 1 tỉ đồng, nếu không có nhà tài trợ, chúng tôi không thể tổ chức giải”.
+ Giải vô địch khiêu vũ thể thao Việt Nam mở rộng - Cúp Able 2010 trao 12 giải Nhất cho 12 nội dung thi đấu. Trong đó hai giải quan trọng nhất: Nhất bảng A - vũ điệu Standard thuộc về đôi Yuta Nakagawa và Kumiko Nakagawa (Nhật Bản), vũ điệu Latin thuộc về đôi Hirotsugu Sanada và Aiko Nakano (Nhật Bản).
+ Đôi Nguyễn Tuấn Đạt - Phan Nguyễn Quỳnh Hương (Hà Nội) đạt 2 giải Nhất vũ điệu standard lứa tuổi U12 và U16; Nhất bảng C vũ điệu Latin U12 thuộc về đôi Vũ Hoàng Anh Minh - Lê Hoàng Hà Ly (Hà Nội).