View Full Version : Kỹ thuật và nhac cảm. Cái gì quan trọng hơn
lammtv
April 30th, 2010, 09:38 PM
Thường thì những người học nhảy chưa lâu thì thường chia ra làm 2 kiểu rõ rệt..
Kiểu 1: Nhảy rất đúng nhạc, máu lửa và phê với nhạc đôi khi còn dúng với tinh thần của điệu nhảy.. Nhưng kỹ thuật không có mấy. THậm chí là yếu
Kiểu 2: Có kỹ thuật, người thẳng, chân thẳng, chuyenr đọng được hôngv.v.v.v. Nhưng do quá tập trung và cố làm kỹ thuật quá cho nên nhạc coi như là lúc đúng lúc không. Nhảy thì mím môi mím lợi mà nhảy vì cố đẩy hông. Cố thẳng chân. Cố dựng thẳng người v..v.v. Vì thế bảo là phê với nhạc là điều không thể làm được với họ...
Đương nhiên nếu mà có kỹ thuật lẫn nhạc cảm. Lẫn phê thì bố tướng thiên hạ rồi..
Nhưng đây là bạn phải lựa chọn 1 trong 2 kiểu này thì bạn sẽ thích kiểu nào hơn..
M_h
April 30th, 2010, 09:58 PM
Mình coi trọng kĩ thuật. Còn nhạc cảm hay kĩ thuật thì còn tùy vào mục đích khiêu vũ lúc đấy là gì, giao lưu hay cái gì khác.
jackdaw_89
April 30th, 2010, 09:58 PM
Nhẩy không có nhạc cảm thì dùng kĩ thuật tốt như thế nào cũng không gọi là nhẩy nữa. Nhẩy múa sinh ra từ âm nhạc. Kể cả có biểu diễn, thi đấu hay vui chơi thì nhạc cảm vẫn quan trọng nhất.
lammtv
April 30th, 2010, 10:08 PM
Gay cấn nhỉ??? Vấn đợi ý kiến của các cao thủ của diễn đàn.... :)
lammtv
May 1st, 2010, 12:53 AM
Ơ đã có 4 người vào vote mà sao k thấy cho ý kiến bình luận :(
HAGL
May 1st, 2010, 08:58 AM
Tôi cũng đồng y với quan điểm của jackdaw_89. kĩ thuật mình sẽ luyện tập và tiến bộ dần dần.
TungLam94
May 1st, 2010, 09:59 AM
em là 1 nhóc 94 em có ý kiến thế lày, ta nên có kiểu 2 trước sau đó luyện đến kiểu 1, vì kĩ thuật ko thể 1 sớm 1 chiều mà xong được, còn nhạc cảm thì....theo em là có thể tiếp thu nhanh hơn kĩ thuật :D
luuhoainam
May 1st, 2010, 10:37 AM
ồ mình thì lại k nghĩ nhạc cảm có thể tiếp thu nhanh hơn kỹ thuật đâu. Mình thì lại thấy, nhạc cảm, phải trải qua cả 1 quá trình dài tiếp nhận, thậm chí có những người cả đời muốn tiếp nhận nhạc cảm ý mà vẫn k được. [ Theo quan niệm hiểu của mình, nhạc cảm k chỉ là đi đúng nhạc đâu nhé :-P ].
[ Sr thằng Nam khi anh đang xài nick mày mà lại post bài như này :-P]
jackdaw_89
May 1st, 2010, 11:09 AM
Ai dùng nick của em Nam mà nói chuẩn thế ;)).
Chính xác nhạc cảm không phải chỉ là đi đúng nhạc.
lammtv
May 1st, 2010, 11:58 AM
Vừa nhận được PM của 1 người cho rằng
Tập kỹ thuật là để kiểm soát được chuyển động của cơ thể dẫn đến kiểm soát được âm nhạc..
Vì vậy nếu đã làm tốt được kỹ thuật thì chắc chắn sẽ có nhạc cảm và nhạc cảm còn tốt hơn là bản năng và tự nhiên
Còn trường hợp kiểu 2 như mình nói vì do chưa học tốt được kỹ thuật... Học kỹ thuật chưa chuẩn nên là tự trói buộc mình nên mới thành ra khó đi....
Nôm na là như thế...
Định quote vào đây nhưng mà nghĩ người ta k muốn nói công khai mới pm cho mình.. Giờ mình công khai sợ người ta k hài lòng :)
Vaio
May 1st, 2010, 05:26 PM
Nhạc cảm là thứ rất quan trọng, nhưng kỹ thuật thì cũng quan trọng không kém.
Kiểu 1: Nhảy rất đúng nhạc, máu lửa và phê với nhạc đôi khi còn dúng với tinh thần của điệu nhảy.. Nhưng kỹ thuật không có mấy. THậm chí là yếuCái này theo mình thì không hẳn đã được gọi là nhạc cảm, chỉ là cảm giác hồn nhiên, vui vẻ của một người mới tập nhảy mà thôi.
Nhạc cảm là khi ta hòa mình vào bản nhạc, thể hiện điệu nhảy cùng với những cung bậc cảm xúc của bản nhạc, lúc nhanh lúc chậm, lúc da diết đau khổ lúc hạnh phúc yêu thương,... điều này chỉ có thể làm được khi ta nhảy mà không phải lo nghĩ đến kỹ thuật.
Quay lại nội dung của topic này, nhạc cảm hay kỹ thuật trước thì cái này sẽ phụ thuộc vào mục đích của người học.
Nếu tập để chơi, để nhảy theo ý mình thích thì có thể không cần quan tâm tới kỹ thuật trước cũng được, với trường hợp này thì mình cũng không có gì để nói nhiều.
Nhưng nếu tập để có thể hiểu và nhảy được ở một trình độ cao (kiểu như đi thi đấu) thì điều đầu tiên là cần phải học kỹ thuật trước. Khi kỹ thuật nhuần nhuyễn rồi thì cũng là lúc ta có thể thảnh thơi mà quan tâm đến nhạc, hay nói như cách mọi người thường gọi là có độ "ngấm nhạc". Có như vậy thì khi nhảy ta mới thể hiện được cảm xúc của bạn nhạc theo từng bước nhảy được.
Nhạc cảm là một kỹ thuật đỉnh cao của khiêu vũ, có nhạc cảm thì mới hấp dẫn được người xem, điều này không phải ai cũng hiểu được ngay, làm được ngay, đặc biệt là những người mới tập.
Vì vậy, theo ý kiến riêng của mình thì ta nên tập kỹ thuật trước, khi có kỹ thuật rồi thì mới đến lúc để ý đến nhạc cảm, nhưng không phải cứ để ý đến nhạc cảm là sẽ thể hiện được ngay mà cần phải có một quá trình thì mới hiểu và thể hiện được, đó mới là một cách tập bài bản. :)
TungLam94
May 1st, 2010, 06:46 PM
Quả nhiên là lời nhận xét của các anh chị đi trước, các hạ xin bái phục bái phục, ko còn gì để nhận xét nữa :D
lammtv
May 1st, 2010, 11:14 PM
Rất cảm ơn vì bài viết của bạn Vaio... Bài viết rất xác đáng... Hợp lý
Nhưng chỉ có 1 câu hỏi nhỏ là. Liệu có sợ những trường hợp là học và tập kỹ thuật lâu quá.. Cứ quen với việc là cứ chăm chăm làm kỹ thuật k quan tâm đến việc vào nhạc... Quá lâu thì sẽ bị mất lửa...
Tức là lúc nào cũng có cảm giác sợ nhảy.. Biết mình nhảy k đúng nên k dám nhảy.. Sợ có bị hao mòn dần cái niềm vui với điệu nhảy với âm nhạc của mình hay k???
Ngochieuhp
May 2nd, 2010, 09:50 AM
Không bao giờ có chuyện đó, tập kỹ thuật có thể không có nhạc cũng vẫn có cảm xúc. Mình đồng ý rằng chỉ khi nào thật sự ngấm kỹ thuật thì mới có thể phiêu với âm nhạc.Khi đã hiểu kỹ thuật thì càng tập càng mê, mỗi ngày vỡ ra một điều. Còn chỉ tập chỉ để đi đúng nhạc thì không có nhiều thứ để tập. Các bạn cứ xem chương trình Bước nhảy hoàn vũ là rõ nhất. hihi
jackdaw_89
May 2nd, 2010, 10:55 PM
Không bao giờ có chuyện đó, tập kỹ thuật có thể không có nhạc cũng vẫn có cảm xúc. Mình đồng ý rằng chỉ khi nào thật sự ngấm kỹ thuật thì mới có thể phiêu với âm nhạc.Khi đã hiểu kỹ thuật thì càng tập càng mê, mỗi ngày vỡ ra một điều. Còn chỉ tập chỉ để đi đúng nhạc thì không có nhiều thứ để tập. Các bạn cứ xem chương trình Bước nhảy hoàn vũ là rõ nhất. hihi
Nhạc cảm không phải đơn thuần là đi đúng nhạc là đi đúng nhạc.
lammtv
May 2nd, 2010, 11:20 PM
Nói thật chứ tại sao chương trình dancing with the star của nước ngoài xem thích hơn.. vì ở nước ngoài còn tìm được những ca sĩ nhảy dẹp như J.Lo, Nicole của nhóm Pussycat Doll đê mà dự thi chứ VN mình bói chẳng ra.. :))
hamhoc
May 3rd, 2010, 11:40 PM
Nhẩy không có nhạc cảm thì dùng kĩ thuật tốt như thế nào cũng không gọi là nhẩy nữa. Nhẩy múa sinh ra từ âm nhạc. Kể cả có biểu diễn, thi đấu hay vui chơi thì nhạc cảm vẫn quan trọng nhất.
Trong tất cả các ý kiến mình chỉ thấy có ý kiến của jackdaw_89 là đáng quan tâm hơn cả.
Nói chung các ý kiến đều rất mơ hồ. Bởi vì các bạn đề cập đến nhiều khái niệm mà mỗi người hiểu một cách và nói chung là chưa hiểu đầy đủ và chính xác các khái niệm. Chúng ta không thể thảo luận về một cái gì mà chúng ta không định nghĩa đựoc nó một các tuơng đối rõ ràng.
Các bạn nói đến nhạc cảm. Vậy nhạc cảm là cái gì ?
Các bạn nói đến nhảy đúng nhạc. Vậy thế nào là nhảy đúng nhạc ?
Các bạn nói đến nhảy đúng kỹ thuật. Vậy thế nào là đúng kỹ thuật ? Không lẽ nhảy đúng kỹ thuật lại có thể không đúng nhạc ?
vân vân ...
Có ý kiến rất đáng phải bàn lại . Chẳng hạn có người cho rằng người khiêu vũ thi đấu thì có kỹ thuật cao hơn người khiêu vũ giao tiếp. Trong thục tế có rất nhiều ngừoi khiêu vũ rất giỏi mà chẳng đi thi đấu bao giờ cũng như có người nhảy rất bình thừong mà vẫn tham gia nhiêu cuọc thi đấu ( xin nói ngay rằng điều này không có gì là xấu). Cũng giống như có nhiều người làm thơ rất hay nhưng không bao giờ tham dự các cuộc thi thơ hoặc không bao giời in thơ để bán và đề cho...
Mình cũng chỉ là người mới nhập môn nhưng cũng xin có vài lời chân tình và nói thẳng. Có điều gì không phải xin mọi ngừoi thứ lỗi.
Pauline
May 4th, 2010, 12:04 PM
Không bao giờ có chuyện đó, tập kỹ thuật có thể không có nhạc cũng vẫn có cảm xúc. Mình đồng ý rằng chỉ khi nào thật sự ngấm kỹ thuật thì mới có thể phiêu với âm nhạc.Khi đã hiểu kỹ thuật thì càng tập càng mê, mỗi ngày vỡ ra một điều. Còn chỉ tập chỉ để đi đúng nhạc thì không có nhiều thứ để tập. Các bạn cứ xem chương trình Bước nhảy hoàn vũ là rõ nhất. hihi
---> Sao mình ko thấy nhỉ...cảm xúc của mình chỉ có khi có nhạc. Và cũng tùy từng bản nhạc, tùy gu của từng người, xúc động với bản nhạc này nhiều nhưng bản nhạc khác lại ít hơn...
Còn lúc tập ko nhạc, lại thường chú ý nhiều hơn kỹ thuật...còn cảm xúc thì rất ít...ko biết mọi người thế nào? :euro:
neutr
May 4th, 2010, 01:41 PM
Nhạc cảm là thứ rất quan trọng, nhưng kỹ thuật thì cũng quan trọng không kém.
Cái này theo mình thì không hẳn đã được gọi là nhạc cảm, chỉ là cảm giác hồn nhiên, vui vẻ của một người mới tập nhảy mà thôi.
Nhạc cảm là khi ta hòa mình vào bản nhạc, thể hiện điệu nhảy cùng với những cung bậc cảm xúc của bản nhạc, lúc nhanh lúc chậm, lúc da diết đau khổ lúc hạnh phúc yêu thương,... điều này chỉ có thể làm được khi ta nhảy mà không phải lo nghĩ đến kỹ thuật.
Quay lại nội dung của topic này, nhạc cảm hay kỹ thuật trước thì cái này sẽ phụ thuộc vào mục đích của người học.
Nếu tập để chơi, để nhảy theo ý mình thích thì có thể không cần quan tâm tới kỹ thuật trước cũng được, với trường hợp này thì mình cũng không có gì để nói nhiều.
Nhưng nếu tập để có thể hiểu và nhảy được ở một trình độ cao (kiểu như đi thi đấu) thì điều đầu tiên là cần phải học kỹ thuật trước. Khi kỹ thuật nhuần nhuyễn rồi thì cũng là lúc ta có thể thảnh thơi mà quan tâm đến nhạc, hay nói như cách mọi người thường gọi là có độ "ngấm nhạc". Có như vậy thì khi nhảy ta mới thể hiện được cảm xúc của bạn nhạc theo từng bước nhảy được.
Nhạc cảm là một kỹ thuật đỉnh cao của khiêu vũ, có nhạc cảm thì mới hấp dẫn được người xem, điều này không phải ai cũng hiểu được ngay, làm được ngay, đặc biệt là những người mới tập.
Vì vậy, theo ý kiến riêng của mình thì ta nên tập kỹ thuật trước, khi có kỹ thuật rồi thì mới đến lúc để ý đến nhạc cảm, nhưng không phải cứ để ý đến nhạc cảm là sẽ thể hiện được ngay mà cần phải có một quá trình thì mới hiểu và thể hiện được, đó mới là một cách tập bài bản. :)
Ô, không cần quan tâm đến kỹ thuật thì chẳng khác nào tra tấn bạn nhảy một cách "tao nhã".
lammtv
May 4th, 2010, 09:25 PM
Nhưng tưởng tượng 1 người k có kỹ thuật mà nhảy vói người kỹ thuật quá siêu thì k chỉ người có kỹ thuật mệt mà bản thân người k có kỹ thuật cũng cảm thẩy đuối và khó đi cùng...
K nên chỉ cho răng người k có kỹ thuật tra tần người có kỹ thuật :)
jackdaw_89
May 4th, 2010, 09:43 PM
Như mọi người cũng đã nói, có nhiều mục đích khi tham gia khiêu vũ: biểu diễn, giao lưu, thi đấu. Nếu nói là "không có kĩ thuật thì chẳng khác nào tra tấn bạn nhảy một cách tao nhã", thì sợ rằng lại phải tranh luận: Đến trình độ nào mới gọi là có đủ kĩ thuật. Có thể so với đôi ba người tôi giỏi hơn, nhưng kĩ thuật của tôi chẳng ra gì so với nhiều người khác.
Nếu đã chấp nhận giao lưu hay kể cả biễu diễn, thậm chí thi đấu cùng nhau, thì một người phải chấp nhận trình độ kĩ thuật của người còn lại. Còn nếu họ đã cảm thấy không thoải mái vì đối tượng nhẩy chưa giỏi/ giỏi hơn họ thì họ có quyền chọn lựa không nhẩy cùng.
Nên điều mà mình/em muốn nói ở đây không phải là không nên quan tâm đến tập luyện kĩ thuật vì bản thân mình/em cũng là một vận động viên nên việc tập kĩ thuật mỗi ngày là cần thiết. Nhưng đối với mình/em, cái làm nên khiêu vũ là sự chuyển động theo âm nhạc, cũng như xa xưa âm nhạc góp phần tạo nên các điệu nhẩy. Chưa có điệu nhẩy nào ra đời rồi người ta mới nghĩ ra nhạc để đánh theo cả. Dù sao tất cả đều là cảm nhận riêng của mọi người, mình nghĩ ai cũng có phần đúng.
Anh Hamhoc nói cũng đúng ạ. Mọi người nêu lên ý kiến của mình nhưng không giải thích rõ ràng. Em cũng đồng ý với bài post của chị Pauline, dù là cùng một điệu nhẩy nhưng mỗi bài mang đến một cảm nhận khác nhau: Cùng là một tổ hợp rumba mà có lúc thể hiện dữ dội, lúc lại nhẹ nhàng tùy theo bài nhạc hoặc tâm trạng. Hay khi người ta dựa vào câu nhạc, lời bài hát, sự thay đổi tiết tấu để dựng bài nhẩy cho phù hợp. Ngay cả khi người ta nhẩy không có nhạc, họ vẫn nhẩy theo một giai điệu, tiết tấu tưởng tượng.
neutr
May 4th, 2010, 10:21 PM
Mình viết là "không cần kỹ thuật" chứ có viết "không có kỹ thuật" đâu.
Những người có kỹ thuật thì chắc là chịu thiệt nhiều hơn. Chắc là như kiểu đánh đôi trong cầu lông. Người khá thường phải bao sân, còn khiêu vũ thì thấy nhiều người cứ nhăn nhó "sao đầu gối họ cứng thế không biết", "sao họ nặng thế không biết"...
jackdaw_89
May 4th, 2010, 10:36 PM
Mình viết là "không cần kỹ thuật" chứ có viết "không có kỹ thuật" đâu.
Những người có kỹ thuật thì chắc là chịu thiệt nhiều hơn. Chắc là như kiểu đánh đôi trong cầu lông. Người khá thường phải bao sân, còn khiêu vũ thì thấy nhiều người cứ nhăn nhó "sao đầu gối họ cứng thế không biết", "sao họ nặng thế không biết"...
Dạ vâng xin lỗi vì chẳng may trích nhầm câu nói của chị.
Nếu miễn cưỡng mà phải nhấy với nhau thì thôi đúng là không nói làm gì, nhất là khi tự thấy mình thiệt thòi khi phải nhẩy với người không cần kĩ thuật.
Nhưng mà đối với mình thì còn dễ chịu hơn nhẩy với một vài người kĩ thuật có vẻ rất khá nhưng từ đầu đến cuối kệ nhạc mình cứ nhẩy.
Hanoian
May 4th, 2010, 11:56 PM
Tôi có suy nghĩ khác với lammtv và một số bạn nơi đây khi đặt ra vấn đề "Kỹ thuật và nhạc cảm. Cái gì quan trọng hơn?".
Với tôi thì cả hai đều quan trọng và không thể tách rời, vì thế không thể lựa chọn một trong hai.
Không thể thể hiện được nhạc cảm nếu không có kỹ thuật hoặc kỹ thuật tồi, nếu cố gắng thể hiện "máu lửa và phê với nhạc" thì như Vaio nói một cách lịch sự:"chỉ là cảm giác hồn nhiên, vui vẻ của một người mới tập nhảy", thậm chí vụng về ngô nghê gây phản cảm cho người nhảy cùng và người xem.
Ngược lại, cũng không thể coi là có kỹ thuật tốt được, thậm chí không thể có kỹ thuật tốt được nếu nhạc cảm kém, vì như jackdaw_89 nói, khiêu vũ được sinh ra và phát triển cùng với âm nhạc, các kỹ thuật khiêu vũ luôn được xây dựng cùng với âm nhạc, từ thấp tới cao, và phát triển nhạc cảm cũng là một kỹ năng bắt buộc của tập luyện khiêu vũ. Cứ lấy cái "người thẳng, chân thẳng, chuyenr đọng được hông" kia ra làm ví dụ: không phải lúc nào cũng "người thẳng, chân thẳng", lúc nào "thẳng" lúc nào "cong", hông lúc nào "chuyển", lúc nào tĩnh, lúc nào treo, lúc nào thả, lúc nào twist, twist nhiều hay ít... đều liên quan đến từng thời điểm âm nhạc một cách chính xác, tính chất của lọai âm nhạc được chơi... vì thế, nếu lại "nhạc coi như là lúc đúng lúc không" thì làm sao có thể có kỹ thuật tốt được?!
Vì thế, tôi không lựa chọn "kiểu nào" trong 2 kiểu mà bạn lammtv đưa ra. Tôi vote cho ý kiến khác.
...
Trong thục tế có rất nhiều ngừoi khiêu vũ rất giỏi mà chẳng đi thi đấu bao giờ cũng như có người nhảy rất bình thừong mà vẫn tham gia nhiêu cuọc thi đấu ( xin nói ngay rằng điều này không có gì là xấu). ...
Đồng ý với hamhoc, "có người nhảy rất bình thừong mà vẫn tham gia nhiêu cuọc thi đấu". Nhưng ở chiều ngược lại thì tôi không đồng ý với bạn. Xin bạn chỉ cho tôi biết: "Trong thục tế" (ít nhất là thực tế ở Hà Nội) ai là những "có rất nhiều ngừoi khiêu vũ rất giỏi mà chẳng đi thi đấu bao giờ"? để tôi mở rộng tầm hiểu biết, và nếu có thể đến học tập; vì tôi vốn không tin vào những người gật gù tự công nhận là mình giỏi mà không có bất cứ một thẩm định nào. Tôi chỉ tin một người là giỏi nếu anh ta, cô ta đã được (ít nhất) một tập thể những người giỏi khác thẩm đinh và công nhận trong các cuộc thi. Đó là lý do tôi chơi khiêu vũ thi đấu và tìm đến với các cuộc thi khi điều kiện cho phép.
anhshimano
May 5th, 2010, 12:26 AM
Mình xin trả lời thay cho Hamhoc!
Việc nêu tên người nào có khả năng mà không thi đấu sẽ dễ dẫn đến chuyện so sánh vậy ai là người đang thi đấu lại kém người đó! Việc này quả là không nên!
Bản thân mình cũng đã gặp những bạn trẻ khiêu vũ rất tốt nhưng không tham gia thi đấu. Nếu Hanoian quan tâm xin PM mình, mình sẽ reply chứ ta không nên mang họ ra nói trên diễn đàn này.
Về chủ đề do Lâm nêu, quan điểm của anh là thế này:
Thông thường, nhạc cảm là tiền đề cho 1 người tham gia luyện tập và "chơi " khiêu vũ. Rồi tùy mục đích để giao lưu, hay thi đấu mà các dancer đặt ra tiêu chí luyện tập kĩ thuật cho bản thân. Ở đỉnh cao, nếu người vũ sư hoặc 1 vận động viên dancesport hoàn hảo về kĩ thuật nhưng nhạc cảm không tốt ( hoặc không coi trọng đến yếu tố thể hiện âm nhạc ) thì không thể gặt hái được kết quả cao.
Cá nhân anh luyện tập khiêu vũ chỉ để "biết cách nghe nhạc bằng cơ thể" nên anh lấy tiêu chí nhạc cảm làm hàng đầu.
Tài năng là 10% thiên phú, 10% may mắn và 80 % rèn luyện. 80% ai muốn, ai quyết tâm cũng có thể làm được. Nhưng 10 % có rất nhiều người muốn và quyết tâm nhưng Trời không cho thì đành chịu!
TYCA
May 5th, 2010, 12:40 AM
Chào tất cả mọi người! Lâu rồi mình không vô diễn đàn , hôm nay thấy mọi người tranh luận vấn đề nhạc cảm và kĩ thuật sôi nổi quá làm mình cũng hứng thú muốn bày tỏ ý kiến.
Trước tiên mình muốn định nghĩa “ nhảy đúng nhạc “ theo sự hiểu biết của bản thân. Đó là bạn thực hiện các bước di chuyển chuẩn và đúng theo từng nhịp trống của nhạc, các điểm nhấn của trọng tâm cơ thể trùng khớp với điểm dứt của tiếng trống! Ví dụ với samba bạn đếm 1 2 3 4 5 6 7 8.Hoặc có thể đếm kĩ hơn: 1 & 2, 3 & 4, 5 & 6, 7 & 8…..
Về kĩ thuật nhảy mình lại muốn chia nó ra thành hai hình thức:
+ Tập kĩ thuật: Tập kĩ thuật có thể tập có nhạc và không có nhạc, nhưng dù hình thức nào thì để tập kĩ thuật đúng đòi hỏi bạn phải hiểu từng tiết tấu đặc trưng của từng giai điệu mỗi điệu nhảy như chachacha, jive, samba, rumba, paso…….
+ Nhảy kĩ thuật: Nhảy đúng kĩ thuật thì đòi hỏi trước tiên bạn phải nhảy có nhạc,( Vì vốn dĩ kĩ thuật nhảy Dancesport đã bao gồm cả nhạc) thực hiện chuẩn từng chuyển động của cơ thể theo từng tiết tấu đặc trưng của mỗi điệu nhảy ở giai điệu nhạc. Mình xin đưa ra một ví dụ thế này: Trong điệu rumba khi bạn đọc các bước nhảy 1 2 3 4. Với người nhảy đúng nhạc trước tiên chỉ cần thực hiện chuẩn theo từng điểm kết thúc tiếng trống 1 2 3 4. Nhưng với người nhảy đúng kĩ thuật lại đòi hỏi mức độ khó khăn hơn, đó là tiết tấu chậm nhanh của từng chuyển động cơ thể ở từng thời điểm mà mỗi điệu nhảy có kĩ thuật khác nhau và với độ uyển chuyển biên độ khác nhau. Với rumba chẳng hạn, thông thường tiết tấu 4 – 1 chuyển động cơ thể đòi hỏi uyển chuyển theo từng mm cơ thể 4,01;4,02…..4,9 rồi rơi mạnh vào 1.Còn ở thời điểm 2 – 3, 3 – 4 lại đòi hỏi uyển chuyển nhưng nhanh mạnh và dứt khoát hơn….vv.
Như vậy với người nhảy đúng kĩ thuật, thì đòi hỏi người đó đã phải có độ cảm nhạc nhất định, vì với Danceport kĩ thuật là sự rèn luyện cách phát lực chuyển động của cơ thể theo một tiêu chuẩn của từng điệu nhảy mà bộc lộ ra các đặc trưng của giai điệu ấy trên cơ thể. Có thể nói kĩ thuật nhảy như một người họa sĩ vẽ lại cái tiết tấu đặc trưng của từng điệu nhạc chachacha, samba…..trên cơ thể và tốc độ uyển chuyển của con người!Đây cũng là điểm khác biệt giữa nhảy dancesport và múa!
Về khả năng cảm nhạc: Khả năng cảm nhạc lại có thể chia ra các loại khác nhau tùy theo từng đối tượng
+ Cảm nhạc qua phong cách nhảy, biểu cảm trên sắc mặt, nụ cười hay đôi mắt vui buồn theo cảm xúc của người viết nhạc, tiết tấu nhạc. Đây là hình thức thường thấy nhất, vì nó phù hợp với từng tâm hồn của mỗi cá nhân! Và ở điểm này có thể có người rèn luyện được, có người được trời phú ngay lập tức làm được, nhưng cũng có người mãi mãi không rèn luyện được!
+Cảm nhạc thể hiện qua kĩ thuật uyển chuyển của cơ thể của kĩ thuật từng điệu nhảy, sự phập phồng, mạnh mẽ, dứt khoát, hay du dương chậm rãi,,,, trên từng thớ cơ theo từng tiết tấu nhạc khác nhau, đôi khi có thể phiêu với nhạc mà không nhất thiết theo những kĩ thuật cơ bản đã có! Với sự cảm nhạc này, đòi hỏi người nhảy phải có mức độ cảm nhạc nhất định , và trên hết phải rèn luyện kĩ thuật cực tốt! Với hình thức này, phải qua tập luyện thực sự chứ không giống hình thức trên có thể do trời phú.
+Và cuối cùng là người có cả hai khả năng trên! Như vậy thì tất nhiên đã là một vũ công thực sự rồi! hii
Vì vậy không thể đem hai thứ là cảm nhạc trong Dancesport và kĩ thuật nhảy Dancesport ra để so sánh với nhau, vì vốn dĩ nó liên hệ mật thiết với nhau, và biểu lộ nhau! Người có độ cảm nhạc Dancesport tốt cả về tâm hồn và uyển chuyển cơ thể, thì trước tiên phải có kĩ thuật tốt! Và người đó đương nhiên đã là một vũ công chuyên nghiệp, không thể có ai bảo mình cảm nhạc Dancesport tốt, mà bước nhảy lại hoàn toàn không đúng! Đó không còn gọi là nghệ thuật Dancesport, và nó sẽ không còn lôi cuốn chúng ta nữa, nó sẽ gần với múa hay gì gì đó như thế! Tuy nhiên nếu bảo so sánh kĩ thuật chuyển động cơ thể trong nhảy và nhảy theo nhạc hoặc cảm nhạc, cái nào quan trọng hơn thì lại khác! Lúc đó theo mình nghĩ, thì cảm nhạc và nhảy theo nhạc quan trọng hơn! Bởi nếu chỉ tập chuyển động của cơ thể trong khiêu vũ mà không nhảy theo nhạc, thì đó chưa gọi là khiêu vũ, tuy nhiên tập chuyển động cơ thể tốt sẽ giúp bạn kiểm soát được nhạc như ai đó viết trước thì lại đúng! Bởi đôi khi bạn nghe nhạc tốt nhưng vẫn nhảy nhanh hơn nhạc hoặc chậm hơn nhạc, đó là vì bạn chưa thực sự nhuần nhuyễn với chuyển động của cơ thể và thực hiện thiếu nó khiến đôi khi bạn đánh rơi nhạc hoặc thừa nhạc, hoặc chưa hiểu rõ làm bạn khó khống chế nhạc hơn!
Cảm ơn vì mọi người phải mất công sức đọc bài dài vậy! Hi, mong đừng mắng mình dài dòng nhé!
lammtv
May 5th, 2010, 12:52 AM
Tôi có suy nghĩ khác với lammtv và một số bạn nơi đây khi đặt ra vấn đề "Kỹ thuật và nhạc cảm. Cái gì quan trọng hơn?".
Với tôi thì cả hai đều quan trọng và không thể tách rời, vì thế không thể lựa chọn một trong hai.
Không thể thể hiện được nhạc cảm nếu không có kỹ thuật hoặc kỹ thuật tồi, nếu cố gắng thể hiện "máu lửa và phê với nhạc" thì như Vaio nói một cách lịch sự:"chỉ là cảm giác hồn nhiên, vui vẻ của một người mới tập nhảy", thậm chí vụng về ngô nghê gây phản cảm cho người nhảy cùng và người xem.
Ngược lại, cũng không thể coi là có kỹ thuật tốt được, thậm chí không thể có kỹ thuật tốt được nếu nhạc cảm kém, vì như jackdaw_89 nói, khiêu vũ được sinh ra và phát triển cùng với âm nhạc, các kỹ thuật khiêu vũ luôn được xây dựng cùng với âm nhạc, từ thấp tới cao, và phát triển nhạc cảm cũng là một kỹ năng bắt buộc của tập luyện khiêu vũ. Cứ lấy cái "người thẳng, chân thẳng, chuyenr đọng được hông" kia ra làm ví dụ: không phải lúc nào cũng "người thẳng, chân thẳng", lúc nào "thẳng" lúc nào "cong", hông lúc nào "chuyển", lúc nào tĩnh, lúc nào treo, lúc nào thả, lúc nào twist, twist nhiều hay ít... đều liên quan đến từng thời điểm âm nhạc một cách chính xác, tính chất của lọai âm nhạc được chơi... vì thế, nếu lại "nhạc coi như là lúc đúng lúc không" thì làm sao có thể có kỹ thuật tốt được?!
Vì thế, tôi không lựa chọn "kiểu nào" trong 2 kiểu mà bạn lammtv đưa ra. Tôi vote cho ý kiến khác.
Cảm ơn vì đã cho ý kiến thường thì những người ở kiểu 1 có thể họ chưa có kỹ thuật mà cứ phê cứ máu với nhạc chứng tỏ họ có đam mê với bộ môn này thì k sớm thì muộn họ cũng sẽ tự tìm cách tiếp cận với kỹ thuật.. và tự họ sẽ học hành và tập luyện nghiêm túc kỹ thuật...
Nhưng điều mà khiến tôi suy nghĩ nhiều nhất những ngưởi ở kiểu 2 này cũng chính là những người ở kiểu 1 ngày trước do họ tự ý thức được ngày trước họ nhảy có máu có phê đấy.. Nhưng mà nhảy 1 cách hồn nhiêu vô tư thế thôi nên bây giờ họ đi học kỹ thuật...
Và tập luyện kỹ thuật nó k phải ngày 1 ngày 2 mà được... Quá trình tập luyện lâu dài..
Cho nên ở những người này luôn có 1 sự đấu tranh dữ dội giữa nhạc và kỹ thuật khi họ đang nhảy..
Nếu họ đi đúng nhạc thì coi như họ lại rơi vào tình trạng máu và phê mất kiểm soát cơ thể..
Nhưng khi họ đang cố kiểm soát cơ thể thì họ bị mất nhạc....
Và nhièu người trong só này vài năm tập luyện kỹ thuật mà k khá hơn được là mấy thì bảo nhau "hay quay về với kiểu máu lửa ngày xưa cho nó phừng phừng lên cho nó ra mồ hôi mà tập thể dục thôi. Khó quá"
Nhưng khổ 1 nỗi là giờ họ muốn quay về ngày xưa cũng k dược nữa.... Lúc ấy thì coi như họ gần như mất trắng. Kỹ thuật chưa đạt. mà cái máu lửa cái phê của mình nó đã giảm đi đáng kể thậm chí là mất hẳn...Chưa kể là ngày xưa ít ra là còn đi được đúng nhạc còn bây giờ do lúc thì thả lòng k kiểm soát thì vào nhạc ngon. Nhưng lúc nào lại cố kiểm soát là coi như bị mất nhạc.. nên mới xảy ra tình trạng nhạc lúc đúng lúc k như tôi nói ở trên
Đây là điểu khiến cho mình suy nghĩ và lập nên topic này...
TaTango
May 5th, 2010, 09:55 AM
Xin hỏi các bạn định nghĩ nhạc cảm là như thế nào?
Nhạc cảm?
Nhảy theo melody, nhảy theo beat, nhảy theo 1 loại nhạc cụ, vũ hình kết thúc trong 8 beats, hoặc delay nhấn nhá.
Làm thế nào để thể hiện nhạc cảm?
@kinh nghiệm cá nhân: Khi học về musicality thì thầy giáo yêu cầu các học viên nhắm mắt lại, nghe nhạc và tưởng tưởng ra một bức tranh trong đầu. sau đó hỏi từng học viên
Người thì bảo là tưởgn tượng về một dòng sông có con thuyền, người thì bảo đang ở trên rừng, người thì nói là đang ngắm trăng......sau đó thầy yêu cầu mọi người nhảy theo bức tranh của mình tưởng tượng ra.
Rất mong các bạn trao đổi kỹ hơn dựa trên kiến thức đã học và được chỉ dẫn.
TaTango
May 5th, 2010, 09:56 AM
Một trao đổi thêm!
Theo các bạn, follower (nữ) có được phép thể hiện cảm xúc âm nhạc không? Vai trò của leader thế nào?
Ngochieuhp
May 5th, 2010, 10:06 AM
Theo tôi phỏng đoán thì có lẽ bạn lammtv đang ở giai đoạn đầu của kiểu 1 và tiêu chí chính của bạn học khiêu vũ để giao lưu đúng không ah. Thôi có lẽ bạn cũng không cần phải băn khoăn nhiều đâu, mọi người ai cũng có quan điểm riêng phù hợp với bản thân họ, khiêu vũ cũng giống như câu chuyện, bạn cứ thoải mái cảm nhận đi, 1 vài năm rồi bạn sẽ biết mình cần phát triển thế nào theo mục tiêu của bạn. Topic này lập ra sẽ là chủ đề tranh cãi không bao giờ chấm dứt. Tôi chỉ có ý kiến thế này: những ai đã từng qua thi đấu đỉnh cao là những người ít nhất về mặt danh chính ngôn thuận đã được đánh giá ở mức cao hay thấp, bạn có thể học hỏi những người đó là chắc chắn nhất. Để cảm nhận khiêu vũ một cách sâu sắc cũng như trình diễn những cái hay cái đẹp của nó thì phải trải qua một quá trình tập luyện gian khổ cả về kỹ thuật lẫn âm nhạc mà kỹ thuật là nền móng vững chắc nhất. Tôi không phải là vdv đỉnh cao hay chuyên gia gì để mà giải thích được thế nào là đúng kỹ thuật, đúng nhạc cảm, tất cả chỉ là tương đối thôi, mình ở đẳng cấp nào thì thể hiện đến đó. Bạn muốn tập kỹ thuật thì bạn cũng không nên lúc nào cũng bật nhạc để chuyển động khi đó bạn sẽ không nắn nót được kỹ thuật, còn phải tập rất nhiều các bài tập bổ trợ để phát triển cơ, bụng, khớp ... vấn đề đó phải có người thày giỏi hướng dẫn một cách bài bản. Hi vọng bạn sẽ có niềm đam mê thực sự với khiêu vũ.
Thân
Pauline
May 5th, 2010, 10:08 AM
một trao đổi thêm!
Theo các bạn, follower (nữ) có được phép thể hiện cảm xúc âm nhạc không? vai trò của leader thế nào?
------------------->>>>> ????
tuyetna
May 5th, 2010, 11:22 AM
Em vẫn thích kỹ thuật hơn, cảm nhạc từ từ nhưng kỹ thuạt phải chuẩn
Thanh Doan
May 5th, 2010, 01:29 PM
Cảm ơn vì đã cho ý kiến thường thì những người ở kiểu 1 có thể họ chưa có kỹ thuật mà cứ phê cứ máu với nhạc chứng tỏ họ có đam mê với bộ môn này thì k sớm thì muộn họ cũng sẽ tự tìm cách tiếp cận với kỹ thuật.. và tự họ sẽ học hành và tập luyện nghiêm túc kỹ thuật...
Nhưng điều mà khiến tôi suy nghĩ nhiều nhất những ngưởi ở kiểu 2 này cũng chính là những người ở kiểu 1 ngày trước do họ tự ý thức được ngày trước họ nhảy có máu có phê đấy.. Nhưng mà nhảy 1 cách hồn nhiêu vô tư thế thôi nên bây giờ họ đi học kỹ thuật...
Và tập luyện kỹ thuật nó k phải ngày 1 ngày 2 mà được... Quá trình tập luyện lâu dài..
Cho nên ở những người này luôn có 1 sự đấu tranh dữ dội giữa nhạc và kỹ thuật khi họ đang nhảy..
Nếu họ đi đúng nhạc thì coi như họ lại rơi vào tình trạng máu và phê mất kiểm soát cơ thể..
Nhưng khi họ đang cố kiểm soát cơ thể thì họ bị mất nhạc....
Và nhièu người trong só này vài năm tập luyện kỹ thuật mà k khá hơn được là mấy thì bảo nhau "hay quay về với kiểu máu lửa ngày xưa cho nó phừng phừng lên cho nó ra mồ hôi mà tập thể dục thôi. Khó quá"
Nhưng khổ 1 nỗi là giờ họ muốn quay về ngày xưa cũng k dược nữa.... Lúc ấy thì coi như họ gần như mất trắng. Kỹ thuật chưa đạt. mà cái máu lửa cái phê của mình nó đã giảm đi đáng kể thậm chí là mất hẳn...Chưa kể là ngày xưa ít ra là còn đi được đúng nhạc còn bây giờ do lúc thì thả lòng k kiểm soát thì vào nhạc ngon. Nhưng lúc nào lại cố kiểm soát là coi như bị mất nhạc.. nên mới xảy ra tình trạng nhạc lúc đúng lúc k như tôi nói ở trên
Đây là điểu khiến cho mình suy nghĩ và lập nên topic này...
Mình hiểu suy nghĩ của bạn vì chính mình cũng đang ở tình trạng như vậy. Mình đồng ý với ý kiến của bạn Ngochieuhp, chỉ có cách tập lại kỹ thuật một cách bài bản cùng với những bài tập bổ trợ đúng đắn mới có thể cải thiện được tình hình. Mình đang đi theo hướng này và rất mừng là đã có tiến bộ đáng kể.
Không biết bạn đang tập Latin hay Standard, nhưng về Latin, bạn có thể đến lớp của Vĩnh Thành ở TT Hồng Mai. Ở đây thầy Thành không ham dậy bước mà tập trung vào kỹ thuật cơ bản của mỗi điệu.
lammtv
May 5th, 2010, 10:51 PM
Mình đã từng ở kiểu 1 trong suốt gần như 3 năm... Tất cả chỉ là quan sát và bắt chước trên băng trên đĩa có học nhưng toàn học bước k có kỹ thuật mấy. chính vì bắt chước nên có thể bắt chước đwocj cái phê cái thần thái của khiêu vũ.. Nhưng kỹ thuật là cái tinh tế hơn. Mắt thường k thể nhìn thấy nên k thể bắt chước...
Giờ thì đang cố học kỹ thuật... Chắc là chưa bỏ cuộc. Cũng chưa đến mức đánh mất lửa, đánh mất máu và phê..
NHưng đang nghĩ đến tương lai nếu mà tập kỹ thuật lâu quá thì sợ rằng sẽ rơi vào tình trạng đó thì hơi bị e ngại vậy thôi... Và thấy nhiều người theo học kỹ thuật nhiều năm rồi rơi vào tình trạng sợ nhảy. K dám nhảy. Mỗi lần nhảy là trông căng thẳng... K tự tin.. Nhạc thì lúc đúng lúc không. Va chợt nghĩ đến mình vài năm nữa có giống như vậy hay k??
Hanoian
May 6th, 2010, 12:41 AM
Học kỹ thuật mà nhảy căng thẳng, mất máu, sợ nhảy, thậm chí nhạc lúc có lúc không... thì là đã học sai, các bạn nên xem lại phương pháp học và dạy, thậm chí đổi HLV nếu cần thiết.
Kỹ thuật nếu được dạy và học đúng thì càng học càng thấy thích, càng tập càng nhảy dễ dàng và biểu cảm hơn đấy bạn ạ. Nếu bạn tập Latin thì Thanhdoan góp ý đúng đấy bạn, nên đến Hồng Mai tập để được dạy kỹ lưỡng và đúng đắn.
Bạn cũng có thể đến một số HLV khác ở gần chỗ bạn, nhưng có một nguyên tắc là hãy đến các thày giáo đã đc thẩm định bằng các cuộc thi có uy tín, tuyệt đối không theo học các thày tự nghiên cứu (băng đĩa, sách vở) là chính, bạn có thể mất thêm 3 năm làm vật thí nghiệm nữa mà vẫn "càng học càng thấy sợ nhảy" và "nhạc lúc có lúc không" nếu chú ý đến "kỹ thuật",...
lammtv
May 6th, 2010, 09:58 PM
thực ra chuyện chọn thầy k quan trọng bằng việc mình học thế nào.. Bao nhiêu ngừoi học thầy là người giỏi nhất Vn ấy chứ nhưng nhảy đâu có khá hơn là bao..
Đưong nhiên là trò có năng khiếu mà gặp thầy giỏi thì lên cũng nhanh...
Nhưng đièu đó k có nghĩa là học sinh mà dốt là do thầy 100%....
Cái gì người ta chưa biết thì là sẽ thầy lo sợ cho chính mình..
Ví dụ từ trước giờ nghĩ nó là thế này nhưng hóa ra nó là thế khác.. Thì bản thân mình cũng phải thấy hơi sợ 1 chút.. và ngưng ngay việc nhảy nhót lại đẻ ngẩm để nghĩ để tập luyện..
Chứ k lẽ cứ lại nhảy như xưa được hay sao..
Nó là tâm lý bình thường của người đang học và luyện...
Thực ra thì những điều tôi chia sẻ chỉ là cái tôi nhìn thấy được từ nhiều người chứ k phải hẳn là chuyện của tôi..
Vì toi là ngời yêu âm nhạc. Là người say nhạc cho nên đối với tôi sợ nhất là để những bài nhạc hay cực kỳ hay kích động mình.. Làm mình máu lên và lơ là kỹ thuật thôi...
Chứ chẳng bao giờ sợ mình rơi vào tình trạng sợ nhảy hay là mất nhạc....
Vì tôi cho rằng nếu k yêu âm nhạc k bao giờ có thể nhảy tốt được...
TaTango
May 7th, 2010, 08:40 AM
Nếu bạn học đến một mức độ nào đó rồi thì bạn mới hiểu người thầy, nhất là trong khiêu vũ quan trọng như thế nào!
Họ không chỉ dạy cho bạn kỹ thuật mà còn là tinh thần và linh hồn của điệu nhảy. Đôi khi những điều này họ không kịp nói trên lớp mà chỉ khi nào họ có dịp họ mới nói cho mình. Từ đó giúp bạn tạo ra phong cách cua riêng bạn. Còn nếu ai không may mắn thì sẽ phải trả giá rất nhiều thời gian, công sức + tiền bạc.
Ở đây có rất nhiều thành viên gạo cội được đào tạo tốt rất mong muốn các bạn chia xẻ về những kỷ niệm của người thầy đầu tiên và người thầy có ảnh hưởng lớn đến phong cách khiêu vũ của các bạn. Để từ đó các thành viên khác có thể học hỏi trực tiếp từ các kinh nghiệm xương máu của mình.
lammtv
May 7th, 2010, 09:54 PM
Thực ra 1 người thầy giỏi có lẽ là nên nhìn ra cái chất riêng của từng học viên rồi giữ lại những cái hay trong cái chất đó của người ta.. Và sửa bớt đi những cái dở trong cái chất của người ta...
làm sao để vẫn giữ được bản sắc của mình..
Chứ k thể biến các học trò của mình thành 1 vũ đoàn ai cũng nhảy giống ai thì có nên k nhỉ???
neutr
May 7th, 2010, 11:22 PM
Thực ra 1 người thầy giỏi có lẽ là nên nhìn ra cái chất riêng của từng học viên rồi giữ lại những cái hay trong cái chất đó của người ta.. Và sửa bớt đi những cái dở trong cái chất của người ta...
làm sao để vẫn giữ được bản sắc của mình..
Chứ k thể biến các học trò của mình thành 1 vũ đoàn ai cũng nhảy giống ai thì có nên k nhỉ???
Nhưng mà em thấy đến tự thân mình còn nhìn đâu cũng chỉ thấy hay, chẳng thấy dở cái gì thì làm thế nào?
Hoặc tự em còn chẳng biết mình hay chỗ nào, dở chỗ nào thì làm sao bắt người khác nhìn ra được?
Và khi em nhìn ra được rồi thì em tự sửa, cần gì đến thầy?
Còn nếu đã đề ra được yêu cầu cho thầy nên thế này nên thế kia được thì đi làm thầy luôn có được không? Ít nhất là làm thầy của các thầy về nguyên tắc, còn về các kỹ xảo cần phải học thì lại làm trò của thầy vậy. Hi Hi.
Áp dụng sang giáo dục đào tạo nước nhà, thấy ai ai cũng làm thầy, người người cũng là trò, học hỏi loạn xạ lẫn nhau. Ôi, em lại nhớ đoạn Đào Vân Hạc dự tiệc khao đỗ thủ khoa, cái đoạn các ông cử mới vái nhau loạn xạ, theo đủ các hướng, ở đủ các độ cao và góc nghiêng (trong Lều chõng ấy).
neutr
May 7th, 2010, 11:27 PM
Thực ra 1 người thầy giỏi có lẽ là nên nhìn ra cái chất riêng của từng học viên rồi giữ lại những cái hay trong cái chất đó của người ta.. Và sửa bớt đi những cái dở trong cái chất của người ta...
làm sao để vẫn giữ được bản sắc của mình..
Chứ k thể biến các học trò của mình thành 1 vũ đoàn ai cũng nhảy giống ai thì có nên k nhỉ???
Anh đến gặp ĐC nhà em đi. Ổng rất khoái món lá móc mật nhồi vịt, mùi thơm thịt vịt còn nguyên mà chỉ có mùi hoi mất đi. Nguyên tắc này cũng giống như nguyên tắc anh đề ra cho các ông thầy dạy ...khiêu vũ.
Mà món thịt vịt quay đó ăn đứt món vịt quay Bắc Kinh. Món vịt quay Bắc kinh chả còn hương vị thịt vịt gì cả. Hỏng lớn về nguyên tắc rồi. Hi Hi.
lammtv
May 8th, 2010, 12:08 PM
Anh đến gặp ĐC nhà em đi. Ổng rất khoái món lá móc mật nhồi vịt, mùi thơm thịt vịt còn nguyên mà chỉ có mùi hoi mất đi. Nguyên tắc này cũng giống như nguyên tắc anh đề ra cho các ông thầy dạy ...khiêu vũ.
Mà món thịt vịt quay đó ăn đứt món vịt quay Bắc Kinh. Món vịt quay Bắc kinh chả còn hương vị thịt vịt gì cả. Hỏng lớn về nguyên tắc rồi. Hi Hi.
Khíp.. Chém gió 1 tí bị mioj người chém lại kinh thế :))
Nói đùa vậy thôi chứ. Đã học thì phải theo thầy thôi..Thực ra có lẽ khó ai có thể thay đổi được chất của ai... Có khi cùng học một thầy nhưng chẳng bao giờ nhảy giống nhau đâu...
Thôi off topic này là được rồi ấy nhỉ???
Thỉnh thoảng mở vài cái topic chém gió thế này vui ra phết
Ngoại trừ dân chuyên nghiệp đòi hỏi phải có cả 2 yếu tố chứ dân nghiệp dư như em thì cứ sướng là được.
Thực ra nếu mà có cả 2 thì phê hơn là kiểu 1 rất nhiều đấy. Nhưng chưa làm được thì nhảy thấy khổ sở thế thôi..
Thế cho nên dù biết học kỹ thuật là như kiểu đã trèo lên lưng cọp. K còn đường leo xuống nhưng vẫn rất nhiều người tình nguyện trèo lên lưng cọp. Chỉ dể chơi cho sướng hơn thôi chứ còn chả phải thi thố gì đâu
james85
May 10th, 2010, 10:52 AM
Hix, mình thấy các bạn tranh cãi mìnhc cũng xin góp tí ý kiến.
Theo mình thì cả 2 đều quan trọng, nếu có cả 2 thì tốt quá nhưng nếu ko được thì mình thích xem 1 người nhảy theo cảm nhận của họ về bài nhạc hơn là nhảy đúng kĩ thuật mà ko thể hiện được cái hồn của bài hát. Dù sao thì đây cũng là 1 môn nghệ thuật mà, phải có cảm xúc chứ!
lammtv
May 11th, 2010, 12:05 AM
Thực ra thì có nhiều diễn viên nghiệp dư họ k hề được học thể nào là diễn xuất chuẩn... Nhưng họ vân có thể cho ra 1 bộ phim hay với diễn xuất rất tốt...
Có điều tính lâu dài k cao...
Vì diễn viên nghiệp dư chỉ đóng đinh được 1 vai đấy thôi.. Còn diễn viên pro họ có thể hóa thân thành nhiều nhân vật khác nhau
Tuy nhiên diễn viên chuyên nghiệp mà k tiếp thu vốn sống từ cuộc sống bình dân thì diễn có thể có kỹ thuật diễn nhưng sẽ bị cho là giả...
Cái gì cũng có 2 mặt
neutr
May 11th, 2010, 08:09 AM
Thực ra thì có nhiều diễn viên nghiệp dư họ k hề được học thể nào là diễn xuất chuẩn... Nhưng họ vân có thể cho ra 1 bộ phim hay với diễn xuất rất tốt...
Có điều tính lâu dài k cao...
Vì diễn viên nghiệp dư chỉ đóng đinh được 1 vai đấy thôi.. Còn diễn viên pro họ có thể hóa thân thành nhiều nhân vật khác nhau
Tuy nhiên diễn viên chuyên nghiệp mà k tiếp thu vốn sống từ cuộc sống bình dân thì diễn có thể có kỹ thuật diễn nhưng sẽ bị cho là giả...
Cái gì cũng có 2 mặt
Thế bạn lammtv thích làm việc với dân chuyên nghiệp hay dân nghiệp dư?
Và dân chuyên nghiệp có đẳng cấp cao hơn hay dân nghiệp dư có đẳng cấp cao hơn?
Và người ta phấn đấu lên "chuyên nghiệp" hay phấn đấu lên "nghiệp dư"? Và khái niệm "nghiệp dư" có thể có tương đương ở một mức nào đó khái niệm "nửa mùa" hoặc "dở ông dở ..." được không?
Có kỹ thuật mà không có nhạc cảm (mới tính hai điều kiện cần, bắt buộc)mà đã gọi là chuyên nghiệp thì hơi lạ? Kỹ thuật là gì nếu nó không phải là những chuyển động cơ bản hợp lý được sắp xếp phù hợp với: đầu tiên là phách nhạc, sau đó là tiết tấu và cao nhất là cảm xúc của bản thân về bản nhạc đang trình diễn? Còn thể hiện nhạc cảm thì bạn có thể cười, người khác thì ánh mắt tập trung vào dàn nhạc hay nhạc công, người lại phấn khích, hào hứng...Bàn như mọi người thì chỉ có hòa cả làng, sao cũng được, ai cũng có điểm hơn điểm kém, thế là như nhau và yên tâm. Rút cục kỹ thuật vẫn "ở tây", nhạc cảm cũng "ở tây".
Không đi thi thì thôi, miễn là "có tâm hồn chuyên nghiệp" phấn đấu rèn luyện hàng ngày, nghe nhạc và hấp thụ, luyện tập những thứ đó hàng ngày. Chứ thấy "được rồi" hoặc ta hơn được 1 chút rồi mà không luyện tập, không nghe nhạc thì chắc chắn là xộc xệch, đi xuống dần dần như một chàng thanh niên trở thành một ông trung niên bụng bự, đầu hói, được bọc một thứ mà người ta quen gọi là mỡ. Hi Hi.
Các bạn cứ tranh cãi đi, mình đi học gõ các nốt hoa mỹ đây.
lammtv
May 11th, 2010, 09:14 PM
Nói đúng 1 phần rồi đấy. Chuyên nghiệp hay nghiệp dư quan trọng còn là tư duy...
Hiện giờ đang là nghiệp dư nhưng có say mê và chịu khó tập luyện thì sẽ sớm thành chuyên nghiệp. Và làm việc với con người như vậy thích hơn là chuyên nghiêp nhưng nghĩ ta đây là số 1 k cần phải tiếp thu thêm cái gì nữa...
Cho nên chuyên nghiệp hay nghiệp dư ăn nhau ở tư duy. K phải là trình độ hay đẳng cấp mà bạn đang ở..
brolee
May 21st, 2010, 02:39 PM
mình thấy nhạc cảm là quan trọng, vào cặp mà chỉ ko cảm đc nhạc giống như học thuộc lòng ấy!
dosontung86
May 21st, 2010, 03:09 PM
Theo mình, nó còn tùy thuộc vào mục đích chơi KVTT
hamhoc
May 31st, 2010, 10:23 AM
Nói đúng 1 phần rồi đấy. Chuyên nghiệp hay nghiệp dư quan trọng còn là tư duy...
Hiện giờ đang là nghiệp dư nhưng có say mê và chịu khó tập luyện thì sẽ sớm thành chuyên nghiệp. Và làm việc với con người như vậy thích hơn là chuyên nghiêp nhưng nghĩ ta đây là số 1 k cần phải tiếp thu thêm cái gì nữa...
Cho nên chuyên nghiệp hay nghiệp dư ăn nhau ở tư duy. K phải là trình độ hay đẳng cấp mà bạn đang ở..
Theo mình, bạn lammtv đã hiểu nhầm các khái niệm "nghiệp dư" và "chuyên nghiệp".
Một dancer chuyện nghiệp và một dancer nghiệp dư chỉ khác nhau ở chỗ một dancer chuyên nghiệp thì sống bằng nghề khiêu vũ, còn một dancer nghiệp dư thì không sống bằng nghề khiêu vũ. Còn về trình độ chưa chắc ai đã hơn ai.
Không nên nghĩ rằng trình độ nghệ thuật & kỹ thuật ở các cuộc thi khiêu vũ chuyên nghiệp (professionnel) bao giờ cũng cao hơn ở các cuọc thi khiêu vũ nghiệp dư (amateur).
Các ngành nghề khác cũng vậy. Các nhạc sĩ Ngô Thụy Miên, Cung Tiến là các nhạc sĩ nghiệp dư nhưng nhạc của họ hay hơn rất nhiều nhạc của nhiều nhạc sĩ suốt đời chỉ sống với âm nhạc.
hamhoc
May 31st, 2010, 10:44 AM
Nếu đã không xác định được nhạc cảm là gì? bao gồm những yếu tố nào ? muốn cảm thụ được âm nhạc cần những gì ? nhạc cảm được vận dụng vào khiêu vũ ra làm sao ? thì đừng nên bàn đến chuyện Kỹ thuật và nhạc cảm. Cái gì quan trọng hơn
vatly
May 31st, 2010, 08:28 PM
Nếu đã không xác định được nhạc cảm là gì? bao gồm những yếu tố nào ? muốn cảm thụ được âm nhạc cần những gì ? nhạc cảm được vận dụng vào khiêu vũ ra làm sao ? thì đừng nên bàn đến chuyện Kỹ thuật và nhạc cảm. Cái gì quan trọng hơn
Cách xây dựng vấn đề nghiên cứu này làm mình rất thích.
anhshimano
June 2nd, 2010, 01:39 AM
Bác Lý ạ
Cái sự "nhạc cảm " này em thấy nó phiền hà lắm. Nhảy mà không có "cảm" thì chém chết em cũng chẳng nhảy được, nhưng mà " cảm " quá thì cũng nguy. Cứ mỗi lần sinh hoạt mà có bài này http://www.filestube.com/ae0332c85063d05f03e9/details.html
thì em chỉ có nước ngồi thần mặt ra nghe chứ chẳng nhảy nhót gì được sất.
" cảm " thì thật là cần nhưng vừa vừa thôi bác Lý nhỉ!
lammtv
June 2nd, 2010, 09:28 PM
Anhshimo: Thế là lần sau anh lên sàn em mở bài này cho anh khỏi nhảy nhá
http://i164.photobucket.com/albums/u34/RyansConfessions22/madonna.gif
anhshimano
June 3rd, 2010, 12:22 PM
Lâm ơi, anh cá với em là: với "nhạc cảm" của cậu DJ trên sàn, trong bộ sưu tập của cậu ấy không có bản này để em mở đâu ( hoặc nếu có cậu ấy cũng đã chỉnh lại với tốc độ 60 bpm rồi )!
lammtv
June 3rd, 2010, 09:29 PM
đúng là bài này ở sàn có nhưng nó là version khác nhạc đi rhumba được nhưng nó cứ xình xình chứ k êm ái như version này
Neu anh thích thì cuối giờ em mở cho. Chứ trình độ như các cụ ở chỗ đấy thì mở cái này ở giữa giờ k khéo các cụ múa slow đấy anh ạ
http://i41.tinypic.com/i3bg1x.jpg
vatly
June 3rd, 2010, 09:29 PM
Bác Lý ạ
Cái sự "nhạc cảm " này em thấy nó phiền hà lắm. Nhảy mà không có "cảm" thì chém chết em cũng chẳng nhảy được, nhưng mà " cảm " quá thì cũng nguy. Cứ mỗi lần sinh hoạt mà có bài này http://www.filestube.com/ae0332c85063d05f03e9/details.html
thì em chỉ có nước ngồi thần mặt ra nghe chứ chẳng nhảy nhót gì được sất.
" cảm " thì thật là cần nhưng vừa vừa thôi bác Lý nhỉ!
Mình đang ở xa Hà Nội. Nhưng "cảm" thì "cảm", vẫn phải làm chủ được chứ. Nếu sự "cảm" dồn vào bước chân, khung người và tay, vẻ mặt được thì mới "ác chiến". Ấy lý thuyết nó là vậy.
mai ka
June 4th, 2010, 08:26 AM
Bác Lý ạ
Cái sự "nhạc cảm " này em thấy nó phiền hà lắm. Nhảy mà không có "cảm" thì chém chết em cũng chẳng nhảy được, nhưng mà " cảm " quá thì cũng nguy. Cứ mỗi lần sinh hoạt mà có bài này http://www.filestube.com/ae0332c85063d05f03e9/details.html
thì em chỉ có nước ngồi thần mặt ra nghe chứ chẳng nhảy nhót gì được sất.
" cảm " thì thật là cần nhưng vừa vừa thôi bác Lý nhỉ!
Đúng là cái sự "nhạc cảm" này đôi khi cúng thật là khó các bác nhỉ????
Có những lúc Patner của em gặp bản nhạc "hóc" wa kg nghe được mà cố tình đẩy em đi, khi ấy trông em buồn cười lắm các bác ạ. Mặt mũi thì đần ra, chân thì như đi mượn của người khác... Lúc đó thì còn nói gì đến kỹ thuật nữa.
=))=))=))
lammtv
June 4th, 2010, 09:21 PM
Tưởng lúc ấy phải cố lấy kỹ thuật gỡ lại chứ nị
http://img88.imageshack.us/img88/1504/14lsryf.gif
soondancer
June 13th, 2010, 08:41 AM
Theo mình thì cả kĩ thuật & nhạc càm đi liền với nhau . Nếu bạn không có kĩ thuật tốt ( bao gồm cả sự am hiểu về nhịp nhac ) thì sẽ gặp khó khăn trong việc cảm nhận âm nhạc rất nhiều, bạn sẽ kho' mà có thể hòa mình vào với điệu nhảy như ý muốn, & rất có thể sẽ nhanh chóng cảm thấy điệu nhảy cứng nhắc ( theo 1 cách nào đó).
vovavovanxx
July 23rd, 2010, 03:36 PM
Kỹ thuật= Tài, Nhạc cảm= Đức. Có tài mà không có đức thì........vô cảm
anhshimano
July 24th, 2010, 11:42 PM
Vớ va vớ vẩn mà nói hay ghê :)
Mình vẫn giữ quan điểm: dance là nghe nhạc bằng cơ thể!!!
trandung
July 25th, 2010, 04:59 PM
mình thấy cần cả 2. nhưng nhạc cảm là cả 1 quá trình lâu dài không phải 1 lúc mà thể hiện được với người mới. :duel:(mở ngoặc trừ những người là diễn viên múa )
duongcamhp
July 26th, 2010, 12:43 PM
Vớ va vớ vẩn mà nói hay ghê :)
Mình vẫn giữ quan điểm: dance là nghe nhạc bằng cơ thể!!!
Nghe nhạc bằng cơ thể là sao ạ. Trừu tượng quá. E chỉ biết nghe bằng tai và thể hiện bằng cả cơ thể thôi :(:(:(
congtuli
July 27th, 2010, 02:21 PM
Mỗi người một cảm nhận!
Chắc nghe nhạc thì không cần phải có kĩ thuật để rồi phải tranh luận về kỹ thuật nghe hay luật nghe nhạc các bạn nhỉ!
anhshimano
July 27th, 2010, 02:24 PM
@duongcamhp:
Giá mà bạn có điều kiện tham gia diễn đàn vietnamdancesport.net nhỉ!
Ở đó có bài viết về khái niệm này đấy.
Thân!
seravi
August 13th, 2010, 02:49 PM
Vớ va vớ vẩn mà nói hay ghê :)
Mình vẫn giữ quan điểm: dance là nghe nhạc bằng cơ thể!!!
Đó là một quan điểm tốt, nhưng dùng để enjoy chứ không thể dùng để đi thi đấu.
Suy nghĩ đơn thuần thì là ta nhảy theo nhạc. Như Seravi hiểu nôm na là "dance to the music". Nhưng khi đó ta phụ thuộc vào nhạc.
Các cặp ở đỉnh cao cần nhảy sao cho "compliment the music". Sánh vai cùng với nhạc chứ không phải là một phần phụ họa.
hatrang
August 13th, 2010, 04:04 PM
Thường thì những người học nhảy chưa lâu thì thường chia ra làm 2 kiểu rõ rệt..
Kiểu 1: Nhảy rất đúng nhạc, máu lửa và phê với nhạc đôi khi còn dúng với tinh thần của điệu nhảy.. Nhưng kỹ thuật không có mấy. THậm chí là yếu
Kiểu 2: Có kỹ thuật, người thẳng, chân thẳng, chuyenr đọng được hôngv.v.v.v. Nhưng do quá tập trung và cố làm kỹ thuật quá cho nên nhạc coi như là lúc đúng lúc không. Nhảy thì mím môi mím lợi mà nhảy vì cố đẩy hông. Cố thẳng chân. Cố dựng thẳng người v..v.v. Vì thế bảo là phê với nhạc là điều không thể làm được với họ...
Đương nhiên nếu mà có kỹ thuật lẫn nhạc cảm. Lẫn phê thì bố tướng thiên hạ rồi..
Nhưng đây là bạn phải lựa chọn 1 trong 2 kiểu này thì bạn sẽ thích kiểu nào hơn..
:((đúng là rất khó để chọn 1 trong 2, nhưng theo em kiểu thứ 2 gọi là "dance" thì có vẻ hơi gượng ép, ko thoải mái chút nào, jống học thuộc lòng wa'. Cũng có lúc bị như thế, cố gắng bắt chước nhưng càng nhìn càng thấy "khô" và ko có "hồn" của điệu nhảy. Dân amateur như e thích kiểu 1 hơn, hjhj:). Nhưng mà cứ nhảy loạn xì ngầu thì dù có "bốc" cũng nhanh chán lắm, chỉ xem một vài lần là hết hứng. (:clown: đòi hỏi hơi nhiều, hjhj)
Vote cho kiểu : có chút kỹ thuật nhưng "phê" :blush:
TheDan95
August 19th, 2010, 05:29 PM
nhạc cảm vẫn hơn đó ạk :D:Đ:D:D::D:D:D:D:D
TheDan95
August 19th, 2010, 05:34 PM
còn điều này em muốn nói :
-EM RẤT CẢM ƠN NHỮNG NGƯỜI ĐÃ CẢM ƠN CHO EM
neutr
August 22nd, 2010, 07:11 AM
còn điều này em muốn nói :
-EM RẤT CẢM ƠN NHỮNG NGƯỜI ĐÃ CẢM ƠN CHO EM
Đầy bị "cảm ơn" chưa, Thế Dân?Cứ gửi đi gửi lại cho nhau thế này độc mỗi một thứ mệt quá nhỉ?
Fujimaki
August 22nd, 2010, 10:13 AM
Tim với phổi cái nào quan trọng hơn?
Sản xuất và bán hàng cái nào quan trọng hơn?
neutr
August 23rd, 2010, 05:55 AM
Tim với phổi cái nào quan trọng hơn?
Sản xuất và bán hàng cái nào quan trọng hơn?
Mình cũng đóng góp thêm một câu: Mặt phải hay mặt trái của đồng tiền quan trọng hơn mặt kia?
lammtv
August 23rd, 2010, 09:54 PM
Tim với phổi cái nào quan trọng hơn?
Sản xuất và bán hàng cái nào quan trọng hơn?
Tim quan trọng hơn vì khi tim k hoạt động thì chả cơ quan nào hoạt động được
K sản xuất lấy cái gì ra mà bán..
I think so
http://img15.imageshack.us/img15/3674/10ndi0m.gif
DOG
August 24th, 2010, 09:52 AM
Tim quan trọng hơn vì khi tim k hoạt động thì chả cơ quan nào hoạt động được
K sản xuất lấy cái gì ra mà bán..
I think so
I don't think so,
Lập luận của bạn lammtv thật khập khiễng đến buồn cười!
Phổi không hoạt động, cơ thể bị ngạt thì tim có đập điên cuồng cách mấy người ta cũng die!
Không sản xuất thì nhập khẩu về mà bán, người ta còn thích mua hơn hàng sản xuất chất lượng thấp.
sản xuất mà không bán được (kém chất lượng chả ai mua hoặc tổ chức bàn hàng kém) thì sản xuất để làm gì? có còn vốn để sản xuất không?
vì thế không thể nói tim quan trọng hơn phổi. sản xuất quan trọng hơn bán hàng! cũng như Nhạc cảm và kỹ thuật cái nào quan trọng hơn! Mỗi thứ giữ một vai trò riêng, có vai trò quan trọng riêng và hỗ trợ cho nhau, thậm chí lệ thuộc nhau!
TheDan95
August 31st, 2010, 10:50 AM
Đang nói về nhạc cảm và kĩ thuật sao lại thành mua bán với tim phổi vậy :-/:-/:-/X-(X-(X-(:beee::beee::beee:
Thu Huong
September 7th, 2010, 03:57 PM
Yêu dancing đã lâu,nhưng giờ mới tập tễnh vào diễn đàn dancesport.vn cũng có nhiều điều thú vị.
Chỉ là một chút ý kiến của mình thôi nhé! giống như việc bắt đầu yêu thích dance từ lần đầu tiếp xúc,Bạn yêu vì cái gì? yêu vì các vũ công có hình thể đẹp,nhảy bắt mắt hay yêu vì những bản nhạc bốc lửa-sâu lắng trữ tình?..
Bắt đầu tập dancesport mình yêu thích ngôn ngữ hình thể của nó....tập kĩ thuật dần thuộc bước,rồi bắt đầu mới đến cảm thụ âm nhạc bước chân "nén" xuống cùng với âm nhạc cảm giác ngây ngất....Chứ ngay từ đầu thì mình chẳng có tâm trí đâu mà để ý đến nhạc cảm ra sao vì còn đang quay cuống với một đống thứ phải nhớ (dáng dấp,tay chân, hông)
Chẳng ai có thể phân định được cái nào quan trọng hơn bởi nếu ra thi đấu kĩ thuật bạn có tốt đến mấy mà bạn nhảy sai nhạc thì bạn cũng sẽ out.hoặc nếu bạn nghe nhạc tốt đến mấy mà kĩ thuật tệ thì cũng ko cần phải bàn.(^^)
Đi làm rảnh rỗi viết mấy dòng linh tinh,cả nhà đừng ném đá nhé! Thanks
neutr
September 8th, 2010, 05:38 AM
Đại khái là những chàng trai thuận chân trái tranh luận với những chàng trai thuận chân phải là chân nào quan trọng hơn. Nhưng chữ "thuận" hình như nên thay bằng chữ khác thì sát cảnh hơn thì phải.
gl_mr
October 19th, 2010, 03:27 AM
Đêm không ngủ vì tự nhiên có tâm sự khi vào forum đọc 1 lượt các bài về “Kỹ thuật và nhac cảm. Cái gì quan trọng hơn”
Mạn phép được dùng đại từ nhân xưng chỉ ngôi thứ nhất là “mình”.
Thật là mỗi người có một cách nghĩ cách cảm khác nhau và cách đến với khiêu vũ khác nhau. Bất chợt nhận ra mình đang ở đâu… Nhớ lại có một lần chat với một bạn và đột nhiên bạn đó hỏi mình về vấn đề này rồi tiếp theo tỏ rõ thái độ rất coi thường mình. Và còn nhớ trong một buổi tập với một bạn (hôm đó mọi người tập rất hăng say, giáo viên dạy cũng rất hưng phấn) nhưng đến lần tập sau có vẻ tránh mặt mình. Cũng với hiện tượng này với một bạn nữ khác chỉ tập với mình khi không có bạn nhảy và tập một cách miễn cưỡng. Mình cũng rất mong rằng ai đó chưa gặp mình, một ngày nào đó gặp mình trong một điệu nhảy nào đó xin cho mình một lời chia sẻ và góp ý chân thành (với mình, như vậy mới thực sự là “người bạn”. Mình cũng đã gặp 2 người cho mình những lời nhận xét rất chân tình, một người (nữ) thì ít hơn mình một giáp, một người (nam) thì nhiều hơn mình một giáp + 1 tuổi).
Mình cũng có quan điểm riêng. Mình đến với khiêu vũ cũng bắt đầu từ cái sự nghe nhạc & xem biểu diễn. Chính từ một kỷ niệm đã lâu rồi, đầu năm 2001 (cách đây 9 năm về trước) mình gặp đôi nhảy đã thể hiện với các vũ điệu Tango, Waltz và Rumba(trên sàn 65 Quán Sứ) phải nói là thực sự ấn tượng, rất đẹp đôi, đẹp từ phong thái đến ngoại hình, đẹp cả bên trong lẫn bên ngoài sàn. Nhất là hình ảnh chàng trai vóc dáng cao ráo, khỏe khoắn, tóc để dài buộc sau gáy nhìn rất “tài tử” và “lãng tử”. Còn hình ảnh cô gái thì lại làm hiện lên trong tâm trí mình cái nét thon thả, “thắt đáy lưng ong” ở người yêu xưa (thật lạ là tại thời điểm đó mình đang thất tình vì chia tay người yêu). Và khi thưởng thức màn trình diễn của họ xong tự nhiên thấy mình như lần đầu tiên được thưởng thức và cảm nhận về âm nhạc vậy. Sau đó, mình được biết họ là đôi nhảy có nghề, chuyên đi biểu diễn tại các sàn Hà Nội. Và mình nhớ rằng sau đó mình có xem bộ phim trên truyền hình mà chàng trai đó đã đóng vai một anh chàng tự lập từ bé, làm nghề rửa xe máy rôi sau đó gặp người con gái…(thật tiếc là quên mất tên phim, xem lại bị gián đoạn và cũng không được xem từ đầu). Sau này mình không còn được biết thông tin về đôi nhảy này nữa. Mong rằng sẽ có người biết thông tin về họ và cung cấp cho mình (xin cảm ơn trước rất nhiều)
Mãi về sau này, như thể chẳng biết “tự bao giờ” khiêu vũ lại trở thành niềm đam mê không thể thiếu trong cuộc sống đối với mình. Rồi mình luyện tập, tập để thỏa mãn đam mê, tập để có sức khỏe tốt hơn, rồi tập để giải tỏa được những stress trong cuộc sống, tránh những khoảng thời gian trống vô nghĩa, hạn chế các cuộc nhậu nhẹt bù khú (mang tính xã giao, quan hệ đối tác)… và cũng có vô vàn lý do cản trở đến với khiêu vũ như bao người khác. Và, mình cứ tập, tập nữa, tập mãi và càng tập càng thấy mình ngu, chậm hiểu. Có vài động tác kỹ thuật cơ bản thôi mà tập mãi cũng không ra hồn. Nhạc cảm à, thôi khi luyện (tức là khi tập) thì tạm bỏ qua đi, chứ có phải chỉ khi tập mình mới luyện nhạc cảm đâu. Nếu không phải nhạc sỹ, ca sỹ, nghệ sỹ thì hãy cứ sống, làm việc, hoạt động (theo chiều hướng phát triển) theo thời gian ta sẽ có được một nhạc cảm khác, mới mẻ hơn, tốt hơn… Mình không phải là ca sỹ hay nhạc sỹ, cũng không phải là nghệ sỹ múa, nếu bạn là người như vậy tức là bạn chỉ mới có lợi thế hơn mình. Còn thì hãy luyện tập…luyện tập... và luyện tập nhưng phải có & theo một sự định hướng đúng đắn.
Cái khả năng cảm thụ âm nhạc thì mỗi người mỗi khác phụ thuộc vào các yếu tố nào thì ai cũng có thể đưa ra được một vài ý kiến của mình. Nhưng mà cái “khả năng tự nhiên” để cảm về âm nhạc thì ai cũng có (ví như đứa trẻ nào ra đời cũng khóc đòi bú vậy), chỉ có điều ít hay nhiều ở người này người kia, tùy thuộc vào môi trường, hoàn cảnh, điều kiện nảy nở phát sinh phát triển…
Mình rất thích các bài hát viết về Hà Nội, mặc dù chưa bao giờ xa Hà Nội quá một tuần, nhưng mỗi khi nghe các bài hát đó, sao lại thấy da diết thế, nhớ nhung thế, tê tái và phấn khích thế, rất rất nhiều trạng thái & cung bậc cảm xúc khác nhau đan xen lẫn lộn. Mỗi khi như vậy, mình hát theo nhưng cứ như bị líu kéo và không thể lột tả được hết cảm xúc, lúc đó nhủ thầm sao mình không phải là ca sỹ nhỉ. Nhưng có đôi lúc tâm trạng, cất tiếng hát tự thấy mình hát cũng hay như ca sỹ vậy (chắc chắn là không phải ca sỹ rồi vì họ rất rất khổ luyện mới thành ca sỹ được).
“Kỹ thuật và nhac cảm. Cái gì quan trọng hơn” tự nhiên lại liên tưởng đến sự so sánh “bài hát” và “ca sỹ”, “bài hát” và “bộ phim”, rồi “bài hát” và “nhạc sỹ” và rồi nhiều sự so sánh khác. Nhưng xin đừng so sánh kiểu như “vật chất” và “ý thức” trong triết học.
Tại http://dancesport.vn/forum/showthread.php?t=1560&page=2 Mình rất tâm đắc với cảm nhận của bạn Vaio: “Nhạc cảm là khi ta hòa mình vào bản nhạc, thể hiện điệu nhảy cùng với những cung bậc cảm xúc của bản nhạc, lúc nhanh lúc chậm, lúc da diết đau khổ lúc hạnh phúc yêu thương,... điều này chỉ có thể làm được khi ta nhảy mà không phải lo nghĩ đến kỹ thuật.”
Và cũng đồng ý với Vaio: ” Nếu tập để chơi, để nhảy theo ý mình thích thì có thể không cần quan tâm tới kỹ thuật trước cũng được, với trường hợp này thì mình cũng không có gì để nói nhiều. Nhưng nếu tập để có thể hiểu và nhảy được ở một trình độ cao (kiểu như đi thi đấu) thì điều đầu tiên là cần phải học kỹ thuật trước. Khi kỹ thuật nhuần nhuyễn rồi thì cũng là lúc ta có thể thảnh thơi mà quan tâm đến nhạc, hay nói như cách mọi người thường gọi là có độ "ngấm nhạc". Có như vậy thì khi nhảy ta mới thể hiện được cảm xúc của bản nhạc theo từng bước nhảy được. Nhạc cảm là một kỹ thuật đỉnh cao của khiêu vũ, có nhạc cảm thì mới hấp dẫn được người xem, điều này không phải ai cũng hiểu được ngay, làm được ngay, đặc biệt là những người mới tập. Vì vậy, theo ý kiến riêng của mình thì ta nên tập kỹ thuật trước, khi có kỹ thuật rồi thì mới đến lúc để ý đến nhạc cảm, nhưng không phải cứ để ý đến nhạc cảm là sẽ thể hiện được ngay mà cần phải có một quá trình thì mới hiểu và thể hiện được, đó mới là một cách tập bài bản.”
“Kỹ thuật và nhac cảm. Cái gì quan trọng hơn” : hãy để các chuyên gia lên tiếng. Vì chỉ có họ - những người đã được cộng đồng lớn trong giới khiêu vũ trong nước cũng như quốc tế công nhận; chỉ có họ đã từng khổ luyện, đã từng đổ mồ hôi và máu. Và cũng chỉ có họ…
Khiêu vũ là cuộc sống
gl_mr
October 19th, 2010, 03:39 AM
Vậy là phải xin nghỉ làm việc nửa buổi sáng mất rồi!
.................................................. ......
Khiêu vũ là cuộc sống
trucbinh
October 19th, 2010, 12:25 PM
Cho tớ tham gia vài ý kiến nghen, hihi. Theo tớ thì nhạc cảm và kỷ thuật không nên tách riêng ra để hỏi xem cái nào nặng nhẹ quan trọng hơn cái nào mần chi, vì chọn cái nào quan trọng hơn cũng thành ra mất quan điểm trong dancesport rùi còn đâu!
Theo tớ thì nên hiểu nhạc cảm đã nằm trong phần kỷ thuật luôn rồi, nếu nghĩ kỷ thuật đơn thuần chỉ là động tác của cơ thể chân, tay, hông...thì có sai sót không? còn phải có kỷ thuật nghe nhạc và đưa động tác kỷ thuật trên vào từng phách nhạc nữa mà! chẳng phải chũng ta luôn muốn tìm những bài nhạc thật hay, thật "đã" và muốn nhảy trên nên nhạc ấy sao? Vậy thì sao lại phải phân ra rõ ràng chọn 1 trong 2, "kỷ thuật " hoặc "nhạc cảm"? hay do tớ không hiểu đúng khái niệm 2 từ "nhạc cảm"?. Hihi , nếu vậy bạn nào giải thích dùm mình nhạc cảm là gì cái đã vì hình như trog từ điển tiếng Việt chúng ta không có từ này!, mà dạng từ ghép thì rất nhiêu trường hợp mỗi người hiểu một kiểu là chắc.
Chúc các bạn vui.
minhtri_810
November 2nd, 2010, 09:20 AM
mình là người đề cao sự thoải mái, cho nên theo cảm nhận của mình thì kiểu 1 sẽ hợp với mình hơn. Nhảy đúng nhạc, thoải mái mà vui còn hơn!!!
PaKanguye~n
November 4th, 2010, 02:23 PM
mình cũng rất đồng ý với Hoainam để cảm thụ được âm nhạc trong khiêu vủ quả thật là khó. nhưng theo mình thấy không phải ông nhạc sĩ nào cũng có thể khiêu vũ. Vì vậy mà mình vẫn luôn đề cao kỹ thuật.
trucbinh
November 4th, 2010, 07:38 PM
có đôi nhảy nào nổi tiếng mà đi sai nhạc không ta?
Trieu
November 4th, 2010, 09:43 PM
Kỹ thuật = kỹ năng, phương pháp ...: phải có quá trình rèn luyện mới có được.
Nhạc cảm = sự cảm nhận về âm nhạc: bẩm sinh (quan sát mấy đứa con nít lúc nghe nhạc biết ngay đứa nào có nhạc cảm).
Nhưng cũng có một vài người:
- có khả năng bẩm sinh về kỹ thuật, không cần rèn luyện cũng rất giỏi (hoặc chỉ cần nhìn sơ là làm được): tạm gọi là kỹ cảm.
- Không có khả năng cảm nhận âm nhạc, nhưng nhờ kiên trì học nhạc nên có thế nghe nhạc rất tốt: tạm gọi là Nhạc thuật.
Vậy đề nghị các bạn so sánh luôn giùm: Kỹ cảm và Nhạc thuật cái nào quan trọng hơn???
vatly
November 4th, 2010, 10:07 PM
Một số người Việt trên Forum DWTS mới đây có nêu ra một số điều về VĐV trên sàn thi đấu Dancesport, tôi xin ghi lại để các bạn đọc cho vui và cũng sẽ nghĩ như tôi là khán giả đôi lúc cũng khó tính thậtHọ thường nói với VĐV những điều sau:1) CUTE, 2) SWEET, 3)ROMANTIC, 4) ELEgant, 5) FLUID, 6) FUN, 7) ENTERTAINING, 8) CHARIMATIC, 9) FAST, 10) ENERGETIC, 11)SHARP, 12)CLEAN, 13)CHEMISTRY, 14 ) CONECTION, 15) STAMINA, 16) FACIAL EXPRESSION, 17) CONNECTION, 18 ) MUSCLES, 19) FACIAL EXPRESSION, 20 ) ARM EXTENTION, 21) LEG ACTION, 22) FOOTWOORK, 23) PERFORMANCE,� 24) PRESENTATION.
Một chuyên gia về khiêu vũ quốc tế có viết là “ Muốn nhảy tốt một điệu nhảy nào thì điều đầu tiên là vận động viên phải biết và hiểu được ngữ vựng riêng của điệu nhảy đó. Tôi nghĩ thật là logic, vì mọi ngành nghề đều có ngữ vựng riêng của nó.Một độc giả đã viết trên Forum U.K Dancesport là so với khi xưa thì các điệu nhảy latin bây giờ thay đổi hơn nhiều về body movements and muscles, vì vậy VDV cần có nhiều erergy hơn. Đối với 3 điệu nhảy standard : Waltz, Slow Foxtrot, Viennese Waltz, thì giám khảo cho là Fluidity và Elegance là hai điều quan trọng. Tango thì cần phải có passion và hai điệu nhảy Jive và Quickstep thì cần phải Fast and energytic. Rumba thì cần phải Sensual, Romentic và thể hiện được một Love story; Cha cha cha thì phải Cheecky and Fun, Samba thì cần có Rhythm and Fun, và Paso Doble thì cần như một cảnh Bullfighting and Fire. Hầu hết người xem Dancing with stars đều cho rằng cặp Sabtina và Mark là cặp nhảy Energetic nhất và là cặp nhảy tốt nhất. Cặp Jane và Tony là cặp nhảy Elegant nhất, cặp Jennie và Dereck là cặp nhảy rất duyên dáng. Cặp Marie và Jonathan là cặp nhảy Entertaining nhất nhưng lại kém về kĩ thuật nhất, cặp Mel B và Marksim là cặp có kĩ thuật tốt nhất, nhưng lại không tốt về mặt trình diễn, cặp Helio và Julianne là cặp nhảy đuợc nhất về cả kĩ thuật lẫn nghệ thuật trình diễn.Khi tôi xem những tấm ảnh chụp cặp Kristina Rihanoff và Derck Hough trong các show của DWTS đang diễn ra ở 36 thành phố lớn ở Mĩ, tôi nhận ra là body movements,� arm styling và leg action thật tuyệt vời. Có người đã viết trên forum DWTS là Kristina Rihanoff đã không thua kém Karina Smirknoff. Nhìn một cặp chuyên nghiệp nhảy bên cạnh cặp Kristina và Derek trong hình là thì tôi thấy ngay sự khác biệt lớn giữa hai cặp chuyên nghiệp này. Về Chemistry thì nhiều người viết là Julianne đã có được chemistry với hai partner của cô trong hai mùa thi đấu là rất tốt. Kết quả là họ đã chiến thắng. Đáng lí ra bài viết đã kết thúc, tôi xin ghi thêm một đoạn về Karina Smilnoff để các bạn đọc biết thêm về chuyên nghiệp nữ nổi danh thế giới này, sau khi tôi vừa đọc một được một bài viết trên Forum của một người đã xem live show ở thành phố San Diego, ở tận cùng miền nam California cách đây vài ngày. Theo nhận xét của người viết thì Karina đã nhảy đến 5 hay 6 lần với những Style khác nhau, với những Partner khác nhau và trong những bài biểu diễn nhóm một cách tuyệt vời, trong tư thế thoải mái, từ tốn, rất nhịp nhàng, rất thanh lịch, rất khiêm tốn và thật dễ dàng. Karina một lần nữa đa chứng tỏ tài năng vượt trội của cô ấy so với tất cả những chuyên nghiệp khác trong DWTS với những bước nhảy thật nhanh, thật chính xác rất tựu nhiên và rất nhẹ nhàng (more precise, faster, more efsortless and smooth).Tôi hy vọng bài viết này được các VĐV dancesport ở Việt Nam đọc và chia xẻ những gì mà nhiều người đã viết ra những ý kiến và nhận xét khá chuyên nghiệp trên Forum DWTS.
Đó là bài của bác Tuy Can.
Có lẽ mình cũng đi lệch ra khỏi các câu hỏi và trả lời không như những người đặt ra vấn đề mong muốn người khác hoặc là "Yes" hoặc là "No". Nhưng các câu hỏi ấy thì...có dẫn chúng ta, làm chúng ta đi xa hơn không nhỉ?
trucbinh
November 4th, 2010, 10:41 PM
Kỹ thuật = kỹ năng, phương pháp ...: phải có quá trình rèn luyện mới có được.
Nhạc cảm = sự cảm nhận về âm nhạc: bẩm sinh (quan sát mấy đứa con nít lúc nghe nhạc biết ngay đứa nào có nhạc cảm).
Nhưng cũng có một vài người:
- có khả năng bẩm sinh về kỹ thuật, không cần rèn luyện cũng rất giỏi (hoặc chỉ cần nhìn sơ là làm được): tạm gọi là kỹ cảm.
- Không có khả năng cảm nhận âm nhạc, nhưng nhờ kiên trì học nhạc nên có thế nghe nhạc rất tốt: tạm gọi là Nhạc thuật.
Vậy đề nghị các bạn so sánh luôn giùm: Kỹ cảm và Nhạc thuật cái nào quan trọng hơn???
"kỹ cảm" và "nhạc thuật", bạn có vẻ vui tính nhỉ. Kỹ cảm mà bạn tạm gọi thui mình gọi nó là cái "khiếu" thì chắc nó đúng hơn, còn cái nhạc thuật của bạn thì có lẽ nên gọi là" kỹ năng"! bạn muốn lật vấn đề lại "nhạc cảm và kỷ thuật cái nào quan trọng hơn" thành "kỹ cảm và nhạc thuật cái nào quan trọng hơn " ah? bó tay!:crazy::lol:
@all: mình nghĩ nên khép lại vấn đề này là được rùi hihi
yankee
April 12th, 2011, 11:52 AM
Kỹ thuật thì chỉ cần rèn luyện là có thể được nhưng cảm được nhạc thì cần phải có 1 chút về năng khiếu
Budwall
April 18th, 2011, 08:15 PM
Đồng ý là cảm nhạc 1 phần cũng là năng khiếu, nhưng theo em nghĩ chỉ là nhanh hơn hay chậm hơn mà thui, chứ nhìn chung ai cũng có thể cảm nhạc đựoc :)
Ý kiến của em là cảm nhạc quan trọng hơn. Đôi khi tập kỹ thuật đuối quá, thả lỏng 1 tý cho người mình tự đi theo nhạc, thì bỗng phát hiện ra mình vừa đi rất đúng kỹ thuật, tự nhiên thấy sướng thế nào ấy ;))
Tran Hoi
April 24th, 2011, 03:59 PM
Một số người Việt trên Forum DWTS mới đây có nêu ra một số điều về VĐV trên sàn thi đấu Dancesport, tôi xin ghi lại để các bạn đọc cho vui và cũng sẽ nghĩ như tôi là khán giả đôi lúc cũng khó tính thậtHọ thường nói với VĐV những điều sau:1) CUTE, 2) SWEET, 3)ROMANTIC, 4) ELEgant, 5) FLUID, 6) FUN, 7) ENTERTAINING, 8) CHARIMATIC, 9) FAST, 10) ENERGETIC, 11)SHARP, 12)CLEAN, 13)CHEMISTRY, 14 ) CONECTION, 15) STAMINA, 16) FACIAL EXPRESSION, 17) CONNECTION, 18 ) MUSCLES, 19) FACIAL EXPRESSION, 20 ) ARM EXTENTION, 21) LEG ACTION, 22) FOOTWOORK, 23) PERFORMANCE,� 24) PRESENTATION.
Một chuyên gia về khiêu vũ quốc tế có viết là “ Muốn nhảy tốt một điệu nhảy nào thì điều đầu tiên là vận động viên phải biết và hiểu được ngữ vựng riêng của điệu nhảy đó. Tôi nghĩ thật là logic, vì mọi ngành nghề đều có ngữ vựng riêng của nó.Một độc giả đã viết trên Forum U.K Dancesport là so với khi xưa thì các điệu nhảy latin bây giờ thay đổi hơn nhiều về body movements and muscles, vì vậy VDV cần có nhiều erergy hơn. Đối với 3 điệu nhảy standard : Waltz, Slow Foxtrot, Viennese Waltz, thì giám khảo cho là Fluidity và Elegance là hai điều quan trọng. Tango thì cần phải có passion và hai điệu nhảy Jive và Quickstep thì cần phải Fast and energytic. Rumba thì cần phải Sensual, Romentic và thể hiện được một Love story; Cha cha cha thì phải Cheecky and Fun, Samba thì cần có Rhythm and Fun, và Paso Doble thì cần như một cảnh Bullfighting and Fire. Hầu hết người xem Dancing with stars đều cho rằng cặp Sabtina và Mark là cặp nhảy Energetic nhất và là cặp nhảy tốt nhất. Cặp Jane và Tony là cặp nhảy Elegant nhất, cặp Jennie và Dereck là cặp nhảy rất duyên dáng. Cặp Marie và Jonathan là cặp nhảy Entertaining nhất nhưng lại kém về kĩ thuật nhất, cặp Mel B và Marksim là cặp có kĩ thuật tốt nhất, nhưng lại không tốt về mặt trình diễn, cặp Helio và Julianne là cặp nhảy đuợc nhất về cả kĩ thuật lẫn nghệ thuật trình diễn.Khi tôi xem những tấm ảnh chụp cặp Kristina Rihanoff và Derck Hough trong các show của DWTS đang diễn ra ở 36 thành phố lớn ở Mĩ, tôi nhận ra là body movements,� arm styling và leg action thật tuyệt vời. Có người đã viết trên forum DWTS là Kristina Rihanoff đã không thua kém Karina Smirknoff. Nhìn một cặp chuyên nghiệp nhảy bên cạnh cặp Kristina và Derek trong hình là thì tôi thấy ngay sự khác biệt lớn giữa hai cặp chuyên nghiệp này. Về Chemistry thì nhiều người viết là Julianne đã có được chemistry với hai partner của cô trong hai mùa thi đấu là rất tốt. Kết quả là họ đã chiến thắng. Đáng lí ra bài viết đã kết thúc, tôi xin ghi thêm một đoạn về Karina Smilnoff để các bạn đọc biết thêm về chuyên nghiệp nữ nổi danh thế giới này, sau khi tôi vừa đọc một được một bài viết trên Forum của một người đã xem live show ở thành phố San Diego, ở tận cùng miền nam California cách đây vài ngày. Theo nhận xét của người viết thì Karina đã nhảy đến 5 hay 6 lần với những Style khác nhau, với những Partner khác nhau và trong những bài biểu diễn nhóm một cách tuyệt vời, trong tư thế thoải mái, từ tốn, rất nhịp nhàng, rất thanh lịch, rất khiêm tốn và thật dễ dàng. Karina một lần nữa đa chứng tỏ tài năng vượt trội của cô ấy so với tất cả những chuyên nghiệp khác trong DWTS với những bước nhảy thật nhanh, thật chính xác rất tựu nhiên và rất nhẹ nhàng (more precise, faster, more efsortless and smooth).Tôi hy vọng bài viết này được các VĐV dancesport ở Việt Nam đọc và chia xẻ những gì mà nhiều người đã viết ra những ý kiến và nhận xét khá chuyên nghiệp trên Forum DWTS.
Đó là bài của bác Tuy Can.
Có lẽ mình cũng đi lệch ra khỏi các câu hỏi và trả lời không như những người đặt ra vấn đề mong muốn người khác hoặc là "Yes" hoặc là "No". Nhưng các câu hỏi ấy thì...có dẫn chúng ta, làm chúng ta đi xa hơn không nhỉ?
Tran Hoi lĩnh hội được từ bài viết của bác là tập luyện kỹ thuật tốt thì cũng sẽ cảm nhận và đưa những kỹ thuật đó vào âm nhạc được. Xin bác cho ý kiến về tiếp thu của TH?
dosontung86
April 24th, 2011, 10:48 PM
Phải chăng là ở từng thời kỳ tập luyện, Kỹ thuật và Nhạc cảm có mức độ quan trong khác nhau.
Nói đến kỹ thuật và nhạc cảm, em tự nhiên lại liên tưởng tới Đức và Tài như Bác Hồ đã từng nói các bác ạ. Ai liên tưởng giống em ko ạ? :)
Tran Hoi
April 25th, 2011, 10:03 AM
Phải chăng là ở từng thời kỳ tập luyện, Kỹ thuật và Nhạc cảm có mức độ quan trong khác nhau.
Nói đến kỹ thuật và nhạc cảm, em tự nhiên lại liên tưởng tới Đức và Tài như Bác Hồ đã từng nói các bác ạ. Ai liên tưởng giống em ko ạ? :)
Sơn Tùng chính trị quá. Đức và tài đều cần nhưng vẫn có người thiếu 1 trogn 2 cái đó. Còn đối với khiêu vũ không thể thiếu 1 trong 2 kỹ thuật hoặc nhạc mà khiêu vũ được:-/.
vespaneral
July 13th, 2011, 03:46 PM
hê hê...cảm duoc nhạc phải dựa trên nền tảng ki thuat....nhung mà 2 cái lại bổ tro cho nhau...thiếu một cái là toi ngay cả khi compititive và show
xucxich69
July 19th, 2011, 09:34 PM
Kỹ thuật là cái cụ thể, cái nhìn thấy được, học tập được. Nhạc cảm lại là cái mơ hồ không nhìn thấy được dù vẫn cảm nhận được (giống như điện, không nhìn thấy nó nhưng đụng dzô là biết có nó liền). Nhạc cảm giống như
LÀM SAO ĐỊNH NGHĨA ĐƯỢC TÌNH YÊU
CÓ NGHĨA GÌ ĐÂU MỘT BUỔI CHIỀU
NÓ CHIẾM HỒN TA BẰNG NẮNG NHẠT
BẰNG MÂY NHÈ NHẸ GIÓ HIU HIU.
(thơ Xuân Diệu)
Hai "thằng" ở hai chỗ khác nhau nên chẳng "thằng" nào hơn "thằng" nào, cứ chăm chỉ TU sẽ được cả hai "thằng".
nangsaigon54
July 20th, 2011, 11:14 AM
Nhạc cảm phải mất thời gian nhiều hơn, có khi tùy vào khiếu của mỗi ngừoi nữa
alibebe123
August 30th, 2011, 03:13 PM
Khỏe rồi, cái này thì ok. Muốn biết phải học/
VUKAKA
September 11th, 2011, 12:37 AM
Kỹ thuật là cái cụ thể, cái nhìn thấy được, học tập được. Nhạc cảm lại là cái mơ hồ không nhìn thấy được dù vẫn cảm nhận được (giống như điện, không nhìn thấy nó nhưng đụng dzô là biết có nó liền). Nhạc cảm giống như
LÀM SAO ĐỊNH NGHĨA ĐƯỢC TÌNH YÊU
CÓ NGHĨA GÌ ĐÂU MỘT BUỔI CHIỀU
NÓ CHIẾM HỒN TA BẰNG NẮNG NHẠT
BẰNG MÂY NHÈ NHẸ GIÓ HIU HIU.
(thơ Xuân Diệu)
Hai "thằng" ở hai chỗ khác nhau nên chẳng "thằng" nào hơn "thằng" nào, cứ chăm chỉ TU sẽ được cả hai "thằng".
Yeah! mình cũng cho là như vậy cứ chăm chỉ tập là nhạc cũng cảm và chân cũng mềm :D
xucxich69
September 11th, 2011, 06:23 AM
Yeah! mình cũng cho là như vậy cứ chăm chỉ tập là nhạc cũng cảm và chân cũng mềm :D
Kỹ thuật muốn giỏi thì chăm chi tập luyện. Nhạc cảm (cảm thụ âm nhạc) do bẩm sinh của từng người, không học được... có những cháu bé mới vài tuổi đã có nhạc cảm rất tốt. nếu bẩm sinh không có được nhạc cảm thì chỉ có cách là chịu khó nghe nhạc thật nhiều từ từ cũng thấm.
anbinhv
October 17th, 2011, 10:30 AM
+1 < mình cũng có ý kiến thế này.
hê hê...cảm duoc nhạc phải dựa trên nền tảng ki thuat....nhung mà 2 cái lại bổ tro cho nhau...thiếu một cái là toi ngay cả khi compititive và show
thao1273051176
November 1st, 2011, 08:57 AM
minh muon hoc nhay cac ban co the chi cho minh cho nao day tot dc k ?
Powered by vBulletin® Version 4.2.1 Copyright © 2025 vBulletin Solutions, Inc. All rights reserved.