View Full Version : Làm sao để phát triển Dancesport?
hoctap
January 25th, 2010, 03:27 PM
Qua trao đổi với bạn DangTuan, tôi thấy bạn ấy đã có những ý tưởng rất tích cực trong việc muốn xóa bỏ kiểu nhảy Salon trong cộng đồng, để tập trung phát triển phong cách Dancesport, như:
những cái gì lạc hậu thì cũng nên kiên quyết mà thay đổi, ngày xưa Bác cũng đã từng quy những đói, kém, dốt là giặc để mà quyết tâm khắc phục, đổi mới. Chẳng nhẽ thời mới giải phóng đại đa số người dân chúng ta còn nghèo còn dốt còn cổ hủ thì lại khống dám đánh giặc dốt để mãi mãi theo đại đa số cổ hủ à bạn.
rồi:
cuối cùng tôi vẫn nhắc lại tấm gương của Bác trong việc chống giặc dốt, phổ cập văn hóa cho toàn dân. Nếu không có những bước kiên quyết và quyết tâm như vậy thì bây giờ có lẽ dân ta vẫn còn u tối và mù chữ nhiều.
Theo ý kiến tôi:
- Ta không thể chỉ dừng lại ở sự hô hào, nêu cao khẩu hiệu, thuần dựa vào những tư tưởng tiến bộ của người xưa, mà phải cùng mỗi người một tay góp ý tích cực, chung sức đề ra cho được những bước thực hiện cụ thể, có ích cho cộng đồng khiêu vũ cả nước.
- Những người chơi Salon hiện nay đã biết rất rõ cái đẹp do Dancesport mang lại, họ luôn hướng cái nhìn say sưa, tỏ ý ngưỡng mộ những người chơi theo Dancesport. Trong bụng rất muốn đi theo con đường này nhưng khả năng tiếp thu hoặc điều kiện gia nhập của họ còn kém. Do đó, ta nên cư xử với họ như những người bạn, không nên kỳ thị, lên mặt với họ, để họ bớt ngần ngại, mạnh dạn theo về phía chúng ta.
- Hiện nay, nhu cầu đào tạo ra những huấn luyện viên Dancesport có trình độ rất bức thiết. Không thể chấp nhận được những người đang dạy Dancesport ở ta mỗi người một kiểu, trong khi tiêu chuẩn nhảy trong Dancesport chỉ có một.
- Việc đầu tư để phát triển Dancesport không thể nằm ngoài sự kiểm soát và hỗ trợ của Nhà nước. Thời gian qua đã cho thấy, Nhà nước chưa thực sự nhúng tay vào một cách rốt ráo, thì phong trào vẫn chưa thể tiến lên được vững vàng theo một đường thẳng, mà chỉ vòng vo, ngoằn nghoèo, thậm chí vẫn còn dật dờ, tự phát.
- Các điều hành viên của dancesport.vn có nhiều khả năng vận động UB TDTD tổ chức các lớp tập huấn chính quy ngắn ngày hoặc dài hạn, để từng bước phổ cập Dancesport chính hiệu cho tất cả những ai yêu thích nó, qua đó tạo ra nhiều nhân tố giúp cho phong trào ngày càng phát triển từng bước một.
- ...
Những ý kiến đơn giản trên đây chỉ phát xuất từ một người đang tập Dancesport ở mức độ thấp như tôi. Nhưng tôi biết chắc rằng còn có nhiều người khác nữa cũng muốn Dancesport sẽ làm rạng danh Việt Nam trong lãnh vực thể dục thể thao.
DangTuan
January 25th, 2010, 03:58 PM
Chưa có thời gian để tranh luận nhiều, nhưng trước tiên là rất hoan nghênh ý kiến xây dựng của bạn, đúng là ngoài việc hô hào thì cần cả những chương trình kế hoạch cụ thể và tốt hơn cả là được nhà nước điều chỉnh bằng các văn bản pháp quy.
Còn về ý kiến tập huấn của bạn thì UB TDTD đã liên tục tổ chức các khóa tập huấn do các chuyên gia và vũ sư nước ngoài trực tiếp giảng dậy từ năm 2006 cho đến nay. Không chỉ tập huấn cho các vũ sư, các huấn luyện viên mà UB TDTT còn tổ chức các lớp tập huấn cho các trọng tài.
Cũng từ năm 2006 đến nay UB TDTT cũng liên tục tổ chức các giải Quốc gia và giải trẻ ở một số địa phương, đó là một sự phát triển vượt bậc trong công tác quảng bá Dancesport đến với đông đảo quần chúng trong xã hội.
Tạm cung cấp một số thông tin như vậy, còn ý kiến thì sẽ tiếp tục trao đổi với các bạn sau...
hoctap
January 26th, 2010, 11:52 AM
Còn về ý kiến tập huấn của bạn thì UB TDTD đã liên tục tổ chức các khóa tập huấn do các chuyên gia và vũ sư nước ngoài trực tiếp giảng dậy từ năm 2006 cho đến nay. Không chỉ tập huấn cho các vũ sư, các huấn luyện viên mà UB TDTT còn tổ chức các lớp tập huấn cho các trọng tài.
Cũng từ năm 2006 đến nay UB TDTT cũng liên tục tổ chức các giải Quốc gia và giải trẻ ở một số địa phương, đó là một sự phát triển vượt bậc trong công tác quảng bá Dancesport đến với đông đảo quần chúng trong xã hội.
Theo tôi được biết, Dancesport được phổ biến tại VN từ khoảng năm 1988, rồi rộ lên rộng khắp từ khoảng năm 2003.
Với những thông tin mà bạn DangTuan đã cung cấp bên trên, theo trí nhớ lõm bõm của tôi, tổng kết lại từ trung ương tới địa phương, thì thấy từ năm 2006 đến nay:
- Ở Hà Nội: tổ chức được 2 lần tập huấn vũ sư (15 ngày), 2 lần tập huấn trọng tài, 3 lần thi đấu.
- Ở TP. HCM: tổ chức 1 lần tập huấn vũ sư (5 ngày), 1 lần tập huấn trọng tài (10 ngày), 2 lần thi đấu
- Ở Khánh Hòa: tổ chức 1 lần tập huấn trọng tài (5 ngày), 1 lần thi đấu
- Ở Đồng Nai: tổ chức 1 lần thi đấu
Như vậy thì có quá ít hay không đối với mục tiêu phát triển cho được bộ môn này trong hoạt động thể dục thể thao khắp khu vực và toàn cầu?
Cuối tuần này rảnh, tôi sẽ viết một bài đề nghị thực hiện một số biện pháp cụ thể, nhằm thúc đẩy Dancesport phát triển thực sự, chứ không thể kéo lê, rề rà mãi như thế này được.
Mong mọi người góp ý thêm.
hoctap
February 1st, 2010, 11:34 AM
Để giải đáp có hiệu quả thiết thực câu hỏi "Làm sao để phát triển Dancesport?", chắc chắn người đưa ra được đáp án đó sẽ xứng đáng được phong học vị Tiến Sĩ trong ngành khoa học thể dục thể thao.
Ở đây, tôi không dám múa rìu qua mắt các THỢ, mà chỉ xin nêu một số ý kiến khái quát để các bạn đọc cho vui, chứ không có tham vọng cải thiện được gì đối với phong trào khiêu vũ thể thao hiện nay.
Trước mắt ta nên:
1. Tuyển trạch các vận động viên trong TOP 10 cấp quốc gia, TOP 5 cấp tỉnh, ở tất cả các hạng, lứa tuổi, trình độ, để ký hợp đồng cho họ thành các dự tuyển có lương hàng tháng, từ 2.500.000 đ, 3.500.000 đ, 4.500.000 đ, 5.500.000 đ, ... tuỳ theo cấp độ (tham khảo từ các mức bồi dưỡng, tiền lương trong bộ môn cờ, bóng chuyền tại các quận thuộc TP.HCM), giúp họ an tâm tập luyện để thi đấu.
Từ đội ngũ này, ta có thể thuê thày ở các nước phát triển hơn ta, về bồi dưỡng, nâng cấp cho họ thành các vận động viên đỉnh cao, các huấn luyện viên lành nghề, trở thành hạt nhân phát triển lâu dài cho phong trào.
2. Thành lập Trường đào tạo 2 cấp: cao đẳng và đại học khiêu vũ thể thao.
Những người tốt nghiệp Trường Cao đẳng có thể làm vận động viên và huấn luyện viên 5 điệu Latin hoặc 5 điệu Standard, còn những ai tốt nghiệp đại học thì hoạt động tốt đối với cả 10 điệu.
Song song đó ta cũng đào tạo đội ngũ trọng tài có bản lãnh. Trình độ cao đẳng chỉ được phép chấm thi các giải phong trào cấp Tỉnh, trình độ đại học được phép chấm thi tất cả các giải cấp quốc gia.
3. Tuyển mộ các em năng khiếu, có chiều cao và vóc dáng thon thả từ các Trường Tiểu học, Trung học cơ sở đem về đào tạo ngay từ đầu.
4. Thành lập các Trường Nghiệp vụ Khiêu vũ thể thao để huấn luyện các em năng khiếu, cả về văn hoá và nghiệp vụ khiêu vũ thể thao. Cũng nên bồi dưỡng hàng tháng cho các em theo mức từ 1.500.000 đ, 2.500.000 đ, ... để các em có điều kiện tự lo cho bản thân mình.
Hiện nay việc thành lập Trường rất cần thiết, vì đội ngũ cần được đào tạo nâng cao đã có rất nhiều.
5. Thành lập Liên đoàn Khiêu vũ thể thao để hỗ trợ cho phong trào phát triển ngay từ cấp Phường trở lên.
6. ...
Còn rất nhiều thứ chi tiết cần phải làm để giúp cho phong trào khiêu vũ thể thao phát triển. Bạn nào có tấm lòng quan tâm thì xin đóng góp thêm.
dosontung86
February 1st, 2010, 12:06 PM
Đúng là các kỳ tập huấn hiện có quá ít. Thời gian lại quá ngắn.
Hi vọng BQT diễn đàn góp ý với Liên đoàn Thể dục tăng thêm các đợt tập huấn.
Thêm nữa nhà nước cũng phải xiết chặt công tác quản lý những đối tượng có thể dạy khiêu vũ, tuy nhiên bên cạnh đó cũng phải có cơ quan cấp bằng cấp liên quan....
dosontung86
February 1st, 2010, 12:34 PM
Để giải đáp có hiệu quả thiết thực câu hỏi "Làm sao để phát triển Dancesport?", chắc chắn người đưa ra được đáp án đó sẽ xứng đáng được phong học vị Tiến Sĩ trong ngành khoa học thể dục thể thao.
Ở đây, tôi không dám múa rìu qua mắt các THỢ, mà chỉ xin nêu một số ý kiến khái quát để các bạn đọc cho vui, chứ không có tham vọng cải thiện được gì đối với phong trào khiêu vũ thể thao hiện nay.
Trước mắt ta nên:
1. Tuyển trạch các vận động viên trong TOP 10 cấp quốc gia, TOP 5 cấp tỉnh, ở tất cả các hạng, lứa tuổi, trình độ, để ký hợp đồng cho họ thành các dự tuyển có lương hàng tháng, từ 2.500.000 đ, 3.500.000 đ, 4.500.000 đ, 5.500.000 đ, ... tuỳ theo cấp độ (tham khảo từ các mức bồi dưỡng, tiền lương trong bộ môn cờ, bóng chuyền tại các quận thuộc TP.HCM), giúp họ an tâm tập luyện để thi đấu.
Từ đội ngũ này, ta có thể thuê thày ở các nước phát triển hơn ta, về bồi dưỡng, nâng cấp cho họ thành các vận động viên đỉnh cao, các huấn luyện viên lành nghề, trở thành hạt nhân phát triển lâu dài cho phong trào.
2. Thành lập Trường đào tạo 2 cấp: cao đẳng và đại học khiêu vũ thể thao.
Những người tốt nghiệp Trường Cao đẳng có thể làm vận động viên và huấn luyện viên 5 điệu Latin hoặc 5 điệu Standard, còn những ai tốt nghiệp đại học thì hoạt động tốt đối với cả 10 điệu.
Song song đó ta cũng đào tạo đội ngũ trọng tài có bản lãnh. Trình độ cao đẳng chỉ được phép chấm thi các giải phong trào cấp Tỉnh, trình độ đại học được phép chấm thi tất cả các giải cấp quốc gia.
3. Tuyển mộ các em năng khiếu, có chiều cao và vóc dáng thon thả từ các Trường Tiểu học, Trung học cơ sở đem về đào tạo ngay từ đầu.
4. Thành lập các Trường Nghiệp vụ Khiêu vũ thể thao để huấn luyện các em năng khiếu, cả về văn hoá và nghiệp vụ khiêu vũ thể thao. Cũng nên bồi dưỡng hàng tháng cho các em theo mức từ 1.500.000 đ, 2.500.000 đ, ... để các em có điều kiện tự lo cho bản thân mình.
Hiện nay việc thành lập Trường rất cần thiết, vì đội ngũ cần được đào tạo nâng cao đã có rất nhiều.
5. Thành lập Liên đoàn Khiêu vũ thể thao để hỗ trợ cho phong trào phát triển ngay từ cấp Phường trở lên.
6. ...
Còn rất nhiều thứ chi tiết cần phải làm để giúp cho phong trào khiêu vũ thể thao phát triển. Bạn nào có tấm lòng quan tâm thì xin đóng góp thêm.
Nếu được vậy thì tốt quá.
Tuy nhiên 1 vấn đề hết sức quan trọng là số tiền bồi dưỡng đó lấy từ đâu?
Theo bạn nói thì sẽ là 1 số tiền rất lớn. Trong khi hiện tại chúng ta chỉ có thể lấy nó nuôi nó.
Có lẽ tại các địa phương nên tổ chức các Trung tâm huấn luyện khiêu vũ để lấy kinh phí hoạt động nhỉ?
hoahong
February 1st, 2010, 06:21 PM
Theo em, nguồn kinh phí đó có đáng gì so với những thứ nước ta đang đổ ra để xây dựng mọi thứ.
Nếu từ trên Trung ương xuống tới UB TDTT đến các địa phương đều chấp nhận hỗ trợ, thì kinh phí dành cho phong trào phát triển chỉ là chuyện nhỏ thôi anh ơi.
Mà khiêu vũ thể thao có đáng được Nhà nước từ lớn xuống nhỏ quan tâm không nhỉ? Câu trả lời là có đấy, vì bây giờ nó đã là một môn hoạt động đã được nhân dân tự đại chúng hóa rồi đấy.
Lại nữa, người dân họ còn rủ nhau rằng, hãy đi tập khiêu vũ đi, vì nhờ có nó mà bệnh huyết áp cao hoặc thấp, tiểu đường, sơ vữa động mạnh, ăn không tiêu, viêm khớp, lú lẫn, ... tự nhiên biến mất. Thế có hay không chớ!
LinhMaiMy
February 2nd, 2010, 11:09 AM
Để giải đáp có hiệu quả thiết thực câu hỏi "Làm sao để phát triển Dancesport?", chắc chắn người đưa ra được đáp án đó sẽ xứng đáng được phong học vị Tiến Sĩ trong ngành khoa học thể dục thể thao.
Ở đây, tôi không dám múa rìu qua mắt các THỢ, mà chỉ xin nêu một số ý kiến khái quát để các bạn đọc cho vui, chứ không có tham vọng cải thiện được gì đối với phong trào khiêu vũ thể thao hiện nay.
Trước mắt ta nên:
1. Tuyển trạch các vận động viên trong TOP 10 cấp quốc gia, TOP 5 cấp tỉnh, ở tất cả các hạng, lứa tuổi, trình độ, để ký hợp đồng cho họ thành các dự tuyển có lương hàng tháng, từ 2.500.000 đ, 3.500.000 đ, 4.500.000 đ, 5.500.000 đ, ... tuỳ theo cấp độ (tham khảo từ các mức bồi dưỡng, tiền lương trong bộ môn cờ, bóng chuyền tại các quận thuộc TP.HCM), giúp họ an tâm tập luyện để thi đấu.
Từ đội ngũ này, ta có thể thuê thày ở các nước phát triển hơn ta, về bồi dưỡng, nâng cấp cho họ thành các vận động viên đỉnh cao, các huấn luyện viên lành nghề, trở thành hạt nhân phát triển lâu dài cho phong trào.
2. Thành lập Trường đào tạo 2 cấp: cao đẳng và đại học khiêu vũ thể thao.
Những người tốt nghiệp Trường Cao đẳng có thể làm vận động viên và huấn luyện viên 5 điệu Latin hoặc 5 điệu Standard, còn những ai tốt nghiệp đại học thì hoạt động tốt đối với cả 10 điệu.
Song song đó ta cũng đào tạo đội ngũ trọng tài có bản lãnh. Trình độ cao đẳng chỉ được phép chấm thi các giải phong trào cấp Tỉnh, trình độ đại học được phép chấm thi tất cả các giải cấp quốc gia.
3. Tuyển mộ các em năng khiếu, có chiều cao và vóc dáng thon thả từ các Trường Tiểu học, Trung học cơ sở đem về đào tạo ngay từ đầu.
4. Thành lập các Trường Nghiệp vụ Khiêu vũ thể thao để huấn luyện các em năng khiếu, cả về văn hoá và nghiệp vụ khiêu vũ thể thao. Cũng nên bồi dưỡng hàng tháng cho các em theo mức từ 1.500.000 đ, 2.500.000 đ, ... để các em có điều kiện tự lo cho bản thân mình.
Hiện nay việc thành lập Trường rất cần thiết, vì đội ngũ cần được đào tạo nâng cao đã có rất nhiều.
5. Thành lập Liên đoàn Khiêu vũ thể thao để hỗ trợ cho phong trào phát triển ngay từ cấp Phường trở lên.
6. ...
Còn rất nhiều thứ chi tiết cần phải làm để giúp cho phong trào khiêu vũ thể thao phát triển. Bạn nào có tấm lòng quan tâm thì xin đóng góp thêm.
bao giờ mới lập được trường Đại học Khiêu vũ thể thao chứ ạh :-S
hoctap
February 2nd, 2010, 11:11 AM
Còn nữa chứ ạ! Khiêu vũ còn đẩy lùi được nhiều thứ bệnh khác như: tim mạch, béo phì, thấp khớp, nhức mỏi, tê thấp, phong hàn, uể oải, trầm cảm, chán đời, ... Ngoài ra, nó còn giúp giảm thiểu đáng kể các tệ nạn như: nhậu nhẹt, hút sách, cờ bạc, đi rông, ...
Những thứ mà người dân cảm thấy có lợi cho bản thân họ và cộng đồng như khiêu vũ, họ sẽ hành động ngay một cách tự phát, tràn ngập những người tham dự trong các phòng tập cá nhân, câu lạc bộ, nhà văn hoá, công viên, vũ trường, ...
Đứng về phía nhà nước, Chính phủ nên có ngay những biện pháp hỗ trợ cụ thể, thiết thực để cùng đẩy nhanh tiến độ phát triển của nó, cho kịp với những thành quả của các nước trong khu vực và toàn cầu.
Việc lập các trường đào tạo khiêu vũ thể thao sơ cấp, cao đẳng, đại học có gì đâu khó. Ngay cả những ai có vốn tư nhân mạnh, nên đầu tư mở các trường này sẽ có lời cao trong trương lai, vì nhu cầu hiện nay cũng ngày một nhiều rồi. Vấn đề là Chính phủ có cho họ cơ chế để hoạt động và phát triển hay không?
Cơ chế đó là gì? Một trong số đó là nếu ai muốn dạy khiêu vũ các kiểu, phải có bằng cấp do các trường khiêu vũ công lập hoặc tư thục cấp, và người đó phải dạy đúng theo những điệu đã được công nhận tốt nghiệp; ai vi phạm sẽ bị phạt thật nặng.
Có như vậy thì hoạt động dạy và học khiêu vũ mới phát triển ổn định, nhanh chóng và vững vàng được.
hoctap
February 27th, 2010, 01:25 PM
Các hoạt động tích cực của các CLB trong cả nước cũng là một yếu tố quan trọng thúc đẩy cho nền khiêu vũ thể thao phát triển.
Ở Sài Gòn, thời gian qua đã có rất nhiều CLB từ cấp Phường, Quận, Thành Phố, đến cả Quân Khu 7 nữa, cũng đã nhanh chóng cập nhật chương trình hướng dẫn, sinh hoạt, vui chơi liên quan đến dancesport cho công chúng.
Lấy một điển hình là CLB Lao Động TP.HCM, cái nôi lớn nhất của Salon xưa cũng đã thành lập một CLB Khiêu Vũ Thể Thao bên cạnh CLB KHiêu Vũ (tổng hợp, cũ), để tham gia truyền đạt, sinh hoạt và tổ chức thi đấu cho những ai yêu thích môn này.
Tuy nhiên, nhìn chung các CLB này chỉ phát triển tự phát theo hiểu biết nông cạn về dancesport của những người phụ trách, dẫn đến tình trạng số đông người học cả năm rồi cũng không thể nhảy được các bước cơ bản, thậm chí không thể nhảy được với những người học ở các CLB khác. Ngoài ra, các vũ hình mà họ thực hiện nhìn không ra làm sao cả, có lúc muốn sặc vì cười khi thấy họ nhơn nhơn cái mặt ngoáy ngó như một con sâu, không theo một chuẩn nào có trong dancesport.
Vấn đề là gì? Chắc chắn là phải có sự điều chỉnh của Nhà nước trong tình hình khiêu vũ đã phát triển sâu, rộng như hiện nay. Nếu không thế, sẽ dẫn đến tình trạnh khó kiểm soát sau này, để rồi lại có hậu quả là các cơ quan chức năng sẽ cấm đoán một cách thiển cận và vô lý, là không cho khiêu vũ hoạt động nữa.
Vậy phải điều chỉnh như thế nào?
- Đầu tiên phải có một cơ quan Nhà nước nào đó có thực lực, hiểu biết về dancesport, có quyền hạn, trách nhiệm, lương bổng, ... hoạch định và ban hành các chính sách, cơ chế hoạt động của dancesport từ các cấp địa phương thấp nhất tới trung ương.
- Mở Trường dạy HLV, VĐV hoặc bất kỳ ai có nhu cầu.
- Tạo điều kiện thuận lợi nhất cho các CLB hoạt động.
- Nhà nước đứng ra hoặc động viên, giúp đỡ các CLB thường xuyên tổ chức các giải thi đấu hàng tuần, tháng, quý, năm, từ nhỏ tới lớn, ở khắp mọi vùng, miền.
- Quan trọng hơn cả là Nhà nước phải làm ngay những gì cần phải làm cho dancesport phát triển, chứ không nên để cho công chúng kêu gào hoài, đến nỗi ngay cả các nhân viên cấp dưới trong ngành dancesport trung ương cũng thấy thở ra các ý không phục trước sự trì trệ lưu cửu.
- ...
Còn rất nhiều thứ nữa xin dành cho các bạn khác góp ý.
Mong sao một ngày nào đó, dân VN ta sẽ nhìn thấy được cảnh các Dancers Tây phải vã mồ hôi đầm đìa mới có thể sánh nổi với các Dancers VN.
ephuc
March 1st, 2010, 02:08 PM
Các hoạt động tích cực của các CLB trong cả nước cũng là một yếu tố quan trọng thúc đẩy cho nền khiêu vũ thể thao phát triển.
Ở Sài Gòn, thời gian qua đã có rất nhiều CLB từ cấp Phường, Quận, Thành Phố, đến cả Quân Khu 7 nữa, cũng đã nhanh chóng cập nhật chương trình hướng dẫn, sinh hoạt, vui chơi liên quan đến dancesport cho công chúng.
Lấy một điển hình là CLB Lao Động TP.HCM, cái nôi lớn nhất của Salon xưa cũng đã thành lập một CLB Khiêu Vũ Thể Thao bên cạnh CLB KHiêu Vũ (tổng hợp, cũ), để tham gia truyền đạt, sinh hoạt và tổ chức thi đấu cho những ai yêu thích môn này.
Tuy nhiên, nhìn chung các CLB này chỉ phát triển tự phát theo hiểu biết nông cạn về dancesport của những người phụ trách, dẫn đến tình trạng số đông người học cả năm rồi cũng không thể nhảy được các bước cơ bản, thậm chí không thể nhảy được với những người học ở các CLB khác. Ngoài ra, các vũ hình mà họ thực hiện nhìn không ra làm sao cả, có lúc muốn sặc vì cười khi thấy họ nhơn nhơn cái mặt ngoáy ngó như một con sâu, không theo một chuẩn nào có trong dancesport.
Vấn đề là gì? Chắc chắn là phải có sự điều chỉnh của Nhà nước trong tình hình khiêu vũ đã phát triển sâu, rộng như hiện nay. Nếu không thế, sẽ dẫn đến tình trạnh khó kiểm soát sau này, để rồi lại có hậu quả là các cơ quan chức năng sẽ cấm đoán một cách thiển cận và vô lý, là không cho khiêu vũ hoạt động nữa.
Vậy phải điều chỉnh như thế nào?
- Đầu tiên phải có một cơ quan Nhà nước nào đó có thực lực, hiểu biết về dancesport, có quyền hạn, trách nhiệm, lương bổng, ... hoạch định và ban hành các chính sách, cơ chế hoạt động của dancesport từ các cấp địa phương thấp nhất tới trung ương.
- Mở Trường dạy HLV, VĐV hoặc bất kỳ ai có nhu cầu.
- Tạo điều kiện thuận lợi nhất cho các CLB hoạt động.
- Nhà nước đứng ra hoặc động viên, giúp đỡ các CLB thường xuyên tổ chức các giải thi đấu hàng tuần, tháng, quý, năm, từ nhỏ tới lớn, ở khắp mọi vùng, miền.
- Quan trọng hơn cả là Nhà nước phải làm ngay những gì cần phải làm cho dancesport phát triển, chứ không nên để cho công chúng kêu gào hoài, đến nỗi ngay cả các nhân viên cấp dưới trong ngành dancesport trung ương cũng thấy thở ra các ý không phục trước sự trì trệ lưu cửu.
- ...
Còn rất nhiều thứ nữa xin dành cho các bạn khác góp ý.
Mong sao một ngày nào đó, dân VN ta sẽ nhìn thấy được cảnh các Dancers Tây phải vã mồ hôi đầm đìa mới có thể sánh nổi với các Dancers VN.
- Muốn phát triển Dancesport không khó. Chỉ cần những nhà chức trách nhà nước nhúng tay vào là xong chứ gì. Cái khó là làm sao để những người đó cũng yêu thích và đam mê dancesport và đồng ý nhúng tay vào sự việc mà thôi...
dinhdavid
March 1st, 2010, 02:14 PM
kính chào các bạn !
đọc qua những bài viết đầy tâm huyết của các anh chị em, tôi thấy rất vui khi đất nước mình co những người quan tâm phát triển dancesport vì lợi ích cộng đồng và xã hội.
tuy nhiên theo kinh nghiệm giảng dạy dancesport trong cũng như ngoài nước, tôi xin đóng góp một nhận định đơn giản :
hiện tại tôi thấy ở tp.hcm người tập khiêu vũ đa phần là lớn tuổi vì họ đã có công việc, tài chính ổn định & thời gian. trẻ tuổi bây giờ áp lực học hành và kiếm tiền lớn quá, cho nên cho dù họ có năng khiếu - sức khỏe cũng không thể theo đuổi. vậy câu hỏi đặt ra là làm sao phát triển dancesport dựa vào tầng lớp từ 40 tuổi trở lên.
thiết nghĩ, bản thân mỗi người thầy cô dạy dancesport phải là người dạy bằng cái tâm và cả tài năng nữa. ngoài ra, hãy thành lập một nhóm thầy cô theo một giáo trình thống nhất và chuẩn mực (khoan nói đến hiệp hội). chỉ cần như vậy thôi thì cũng đã đủ làm cho nến dancesport nước nhà khởi sắc ...
một chút thiển ý, mong các anh chị chia sẻ !
Tran Hoi
February 13th, 2011, 10:35 PM
bao giờ mới lập được trường Đại học Khiêu vũ thể thao chứ ạh :-S
Trường ĐH KVTT thì khó nhưng đưa KVTT vào môn học bắt buộc của môn Giáo dục thể thao và quốc phòng ở các Trường ĐH thì có thể, và lại rất có ích. Nhưng tôi thấy chỉ một số trường ĐH ở HN có dạy môn này. Tại trường ĐH nơi tôi công tác,môn này không được dạy. Giáo viên thể dục và giảng viên chúng tôi chỉ vài người tự đi học. Sinh viên thì học môn chạy, bóng chuyền... Như vậy DS còn khá xa lạ ở trường ĐH
uttuyen07
February 14th, 2011, 11:05 PM
"đời không như là mơ nên đời thường giết chết mộng mơ" haiiiiiiiiiiii
Phoenix HCMC
February 15th, 2011, 12:20 PM
Mình nghĩ các bạn Tran Hoi, dinhavid, ephuc, uttuyen07...đều là những người đam mê dancesport và muốn phát triển bộ môn này ở VN. Để phát triển phong trào không đơn giản đâu các bạn à, đừng đổ lỗi tất cả cho nhà nước, nhà chức trách. Mình nghĩ giống như các bạn, Nhà nước và những nhà chức trách cũng muốn cờ Việt nam được kéo và Quốc ca của chúng ta vang lên trong các giải thi đấu Quốc tế chứ. Cũng như các ngành nghề khác để phát triển chúng ta phải có đủ các nguồn lực cơ bản :
1. Tài chính
2. Nhân lực : mình muốn nói đến những người hoạch định (planning), tổ chức (oganizing), thực hiện kế hoạch (executing)....
3. Cơ sở vật chất : các VDV chắc đều muốn có phòng tập lớn, bằng gỗ, lắp kính...?
Chúng ta phải chấp nhận thực tế nhà nước của chúng ta còn nghèo. Nghèo thì làm sao có đủ tài chính? Nghèo thì làm sao có đủ nhân lực và cơ sở vật chất ? Nhưng nếu chúng ta cứ ngồi đó "trách cha mẹ nghèo" mà không nỗ lực tìm lối thoát thì chúng ta cũng sẽ nghèo theo thôi.
Nhà nước cũng hiểu không có đủ các nguồn lực nên khuyến khích xã hội hóa tất cả các ngành nghề, trừ những ngành chủ lực của quốc gia và quốc phòng. Như vậy để phát triển phong trào không chỉ là nhiệm vụ của nhà nước mà còn cần cả sự đóng góp của chúng ta nữa.
Rất dễ dàng thấy và chê trách những yếu kém nhưng tìm ra giải pháp để sửa những yếu kém đó mới khó. Tại sao chúng ta không cùng nhau tìm giải pháp (brainstorming) để giúp chị Kim Lan, chi Tâm (ở HN), chị Hiền (ở Tp.HCM) có đủ 3 nguồn lực cơ bản nêu trên ? Và teamworking hỗ trợ các nhà chức trách ấy phát triển phong trào?
Các bạn đừng hiểu lầm mình là người nhà nước nên bênh vực nhà nước. Mình hơn 10 năm làm freelance consultant cho các dự án ODA nên hiểu khó khăn của nhà nước và mình cũng hiểu có một số nhà chức trách cửa quyền, quan liêu, lười biếng, useless... Nhưng với thể thao nói chung và dancesport nói riêng mình không nghĩ nhà chức trách là nguyên nhân cốt lõi làm phong trào không phát triển. Giống như các bạn mình cũng đam mê dancesport và cũng bức xúc lắm chứ. Nhưng mình không ngồi yên và không sợ va chạm với nhà chức trách. Mình góp ý đi cùng với góp sức hành động. Nhà nước và nhân dân cùng làm thì mọi việc sẽ tốt hơn thôi các bạn ơi.
Cám ơn đã đọc những ý kiến của mình.
tcuongtsn
May 14th, 2011, 10:55 AM
Hiện nay ,những nước có phong trào khiêu vũ thể thao mạnh nhất .Nơi xuất hiện ,nhiều vận động viên xuât sắc nhất .Thì đều là những nước có nền kinh tế phát triển mạnh(như Mỹ ,Đức ,Ý ,Nga ...).Chắc phải chờ nhiều năm nữa ,ta mới nên bàn khi nào VN phát triển được dancesport.
mrga
May 16th, 2011, 10:06 PM
Theo mình nghĩ để phát triển DS thì rất khó vì môn thể thao này nói chung là thuộc loại xa xỉ, nên chỉ có những người có công việc ổn định thì mới học thôi. Còn đối với các học sinh thì thường cha mẹ không muốn cho con mình đến những chốn như sàn nhảy, vì người lớn nghĩ rằng nơi đó không lành mạnh.=> một số bạn trẻ mún học nhưng ko có điều kiện để học...=> chắc 1-2 thế hệ nữa khi quan niệm mọi người thay đổi thì DS mới thực sự lớn mạnh ở nước nhà được.
Phoenix HCMC
May 24th, 2011, 11:30 AM
Hiện nay ,những nước có phong trào khiêu vũ thể thao mạnh nhất .Nơi xuất hiện ,nhiều vận động viên xuât sắc nhất .Thì đều là những nước có nền kinh tế phát triển mạnh(như Mỹ ,Đức ,Ý ,Nga ...).Chắc phải chờ nhiều năm nữa ,ta mới nên bàn khi nào VN phát triển được dancesport.
@tcuongtsn : Bác viết ngắn mà nghe chua chát quá. Đúng là ai chót đam mê bộ môn này phải chịu tốn kém lắm. Thời gian tập luyện, tiền học, tiền sàn, nếu thi đấu thì tiền quần áo... đủ thứ chi phí tốn kém, mà thu lợi chẳng được bao nhiêu. Em "đồng hành" với chị Hiền hơn 1 năm qua và hiểu chị ấy cũng trăn trở với những khó khăn của VĐV, HLV, nhẫn nhịn với nhà tài trợ để có tài chính phát triển phong trào. Nhưng chắc các nhà tài trợ thấy kinh doanh lĩnh vực này khó sinh lời nên không mặn mà mấy. Sắp tới đây em phải làm việc cơ quan nhiều hơn không còn nhiều giờ chia sẻ với chị Hiền, cho phong trào của Tp.HCM nữa. Em nhận thêm việc của cơ quan mà cứ áy náy, không yên tâm. Giá như có nhiều người cùng chung tay góp sức cho chị Hiền/Liên đoàn.
romance75
May 24th, 2011, 02:36 PM
Muốn phát triển dancesport thì phải thu hút mọi người yêu thích bộ môn này, và muốn làm mọi người yêu thích nó thì việc trước tiên là phải làm cho mọi người hiểu về nó. Mình nghĩ việc này nhất thiết cần sự quan tâm và các chính sách vĩ mô tạo điều kiện cho dancesport phát triển của nhà nước. Ví dụ như chương trình "Bước nhảy hoàn vũ" do VTV3 đài truyền hình VN tổ chức là 1 chương trình truyền hình đang tạo hiệu ứng về dancesport rất tốt. Mình cảm thấy mọi người đang dần hiểu thế nào là dancesport và hiểu rằng đây là 1 môn thể thao cần sự nghiêm túc. Tuy nhiên chương trình này mỗi năm chỉ được tổ chức 1 lần thôi.
Mình nghĩ VN cần có nhiều chương trình như thế này hơn nữa nếu muốn phát triển dancesport.
Phoenix HCMC
May 24th, 2011, 04:38 PM
@romance75 : Đúng là chương trình như Bước nhảy hoàn vũ gây được hiệu ứng để nhiều người biết đến khiêu vũ hơn và nhất là xóa dần thành kiến "nhảy nhót không đàng hoàng" . Nhưng không phải nhà nước không quan tâm và ít chịu tổ chức các chương trình như vậy, mà rất khó tìm được nhà tài trợ để tổ chức các chương trình, để giúp nhà nước phát triển phong trào. Bước nhảy hoàn vũ là một gameshow do công ty Cát tiên sa tài trợ. Đây là nhà tài trợ, tổ chức lớn cho nhiều sự kiện giải trí hấp dẫn như thi hoa hậu, ca nhạc....tất nhiên họ không tài trợ vô điều kiện đâu, phá sản mất :)). Mình chỉ mong tìm được nhiều nhà tài trợ như Cát Tiên Sa hoặc bé bé hơn cũng được để tổ chức các giải thi đấu, các sự kiện/chương trình khiêu vũ thể thao cho phong trào.
Thuy Duong
May 24th, 2011, 04:54 PM
@romance75 : Đúng là chương trình như Bước nhảy hoàn vũ gây được hiệu ứng để nhiều người biết đến khiêu vũ hơn và nhất là xóa dần thành kiến "nhảy nhót không đàng hoàng" . Nhưng không phải nhà nước không quan tâm và ít chịu tổ chức các chương trình như vậy, mà rất khó tìm được nhà tài trợ để tổ chức các chương trình, để giúp nhà nước phát triển phong trào. Bước nhảy hoàn vũ là một gameshow do công ty Cát tiên sa tài trợ. Đây là nhà tài trợ, tổ chức lớn cho nhiều sự kiện giải trí hấp dẫn như thi hoa hậu, ca nhạc....tất nhiên họ không tài trợ vô điều kiện đâu, phá sản mất :)). Mình chỉ mong tìm được nhiều nhà tài trợ như Cát Tiên Sa hoặc bé bé hơn cũng được để tổ chức các giải thi đấu, các sự kiện/chương trình khiêu vũ thể thao cho phong trào.
Chị ơi, em nghĩ một trong những giải pháp giúp lây lan ảnh hưởng của dancesport đến với đông đảo hơn nữa quần chúng và nhất là các bạn trẻ, đó là đưa bộ môn này một cách tích cực, chủ động hơn nữa vào chương trình chính khóa của các cấp đai học, cao đẳng, trung học và thậm chí tiểu học hay hơn nữa. Có như thế thì mới có thể thu hút được sự lưu tâm và phát hiện các tài năng trẻ. Ví dụ ở mấy quốc gia có nền khiêu vũ mạnh như Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc hay Singapore thì họ đều đã đưa bộ môn này vào chương trình bắt buộc rồi, còn ở Tây Âu thì không phải bàn.
Còn nếu cứ chỉ để cho phong trào phát triển bị động như hiện nay thì rất khó. Em chỉ nêu một khó khăn thôi đó là học phí cho bộ môn này khá cao. Hiện nay mặt bằng giá chung là khoảng 350k/khóa học 8 buổi rồi. Còn lớp chuyển tiếp, nâng cao thì tầm 50k/buổi từ 60-90 phút, chưa kể cho phí mua sắm giày tập, chi phí đi lại, gửi xe cũng phải mất tiền (ở hầu hết các nơi nổi tiếng như HYEC, ODC, 75 Hôngg Mai đều thế cả, chỉ có một vài nơi lịch sự không thu phí gửi xe làm em rất thích dù là khoản tiền bé xíu). Như thế thì đối với sinh viên, học sinh như bọn em làm sao có thể duy trì niềm đam mê được. Thậm chí học xong cả lớp nâng cao rồi còn chưa chắc các bạn đã lên sàn nhảy được, thế thì muốn duy trì đam mê cần phải bỏ biết cao công sức và tiền của, đối với người đi làm còn thầy ngại nữa là.
Bản thân em thì cho rằng, việc các cơ quan chức năng hỗ trợ về mặt nào đó cho dancesport có thể là điều chưa thực sự khả thi, nhưng việc ban hành các quy phạm văn bản hay ít nhất là vận động các chương trình đào tạo về dancesport trong nhà trường là điều hoàn toàn có thế chứ. Mới đây họ vừa quyết định phổ cập môn Vovinam mà đến này đã lan rộng trong rất nhiều nhà trường rồi. Và học viên còn được học miễn phí (trường em là vậy), nên em thiết nghĩ chưa cần đến việc đầu tư cho vận động viên chuyên nghiệp mà trước hết hãy nhân rộng phong trào ra để ai cũng có thể có dịp tiếp xúc được với bộ môn này và từ đó họ mới thích chứ.
Phoenix HCMC
May 25th, 2011, 12:10 PM
@Thuy Duong : Chị đồng ý với em 2 tay luôn là nên đưa dancesport vào các trường học. Mặc dù chưa có văn bản chính thức quy định dancesport là 1 môn giáo dục thể chất, nhưng hiện nay nhiều trường Quốc tế đã dần dần đưa vào chương trình ngoại khóa cho các em học sinh. Bên CLB của chị cũng đã cử các HLV đi dạy ở một số trường Quốc tế rồi. Để đưa dancesport vào trường học phải có giáo trình/chương trình thống nhất, các HLV phải dạy theo quy chuẩn kỹ thuật, chứ không thể mỗi nơi mỗi kiểu như hiện nay. Chính vì lý do đó mà Liên đoàn TDTT Tp.HCM tổ chức các chương trình tập huấn theo hệ thống của ISTD, thống nhất giáo trình dạy để từ đó có thể yên tâm cử HLV đi dạy ở các nơi.
Học phí cũng là vấn đề cần tính. Thực ra một số HLV bỏ tiền túi học riêng (private lessons) với các chuyên gia nước ngoài ít nhất cũng 60US$/hr, thậm chí 120 Eur/lesson =45 phút. Ngoài ra còn thời gian tập luyện cực khổ nữa. Thời gian là tiền bạc mà. Học phí 350k - 500k/tháng từ 8 - 12hrs cũng không phải là đắt đối với người đi làm việc có thu nhập ổn định, với điều kiện HLV giỏi, tận tâm và học viên phải nhìn thấy kết quả mà họ đã đầu tư tiền và thời gian. Nhưng với đối tượng học sinh, sinh viên chưa đi làm thì đúng là quá đắt. Ở CLB của Tp. mỗi HLV đều phải cam kết nhận dạy 1 lớp phong trào cho học sinh, sinh viên, CLB hỗ trợ 20% , HLV hỗ trợ 13%. Nhưng cũng không thể yêu cầu HLV phải discount tất cả các lớp vì "có thực mới vực được đạo", họ cũng phải nuôi gia đình, phải có tiền để học thêm... Muốn gây dựng quỹ để hỗ trợ các em nhỏ từ 7- 15 tuổi có tài nhưng hoàn cảnh khó khăn mà thấy khó quá. "Vòng tay thì quá hẹp mà ước muốn thì vô cùng";))
Em còn trẻ mà phân tích rất thực tế, rõ ràng, thuyết phục.=D>
StarOcean
August 10th, 2011, 12:47 PM
Trời ơi gì mà lạc hậu với nghèo đói hả DangTuan ơi . nếu bạn muốn thế thì chỉ làm giảm cộng đồng Dance lại thôi vì ko ai cũng có khả năng tiếp thu hay kiên trì mà học DanceSport đâu , cái đẹp thì tốt nhưng để làm dc đẹp thì cũng ko dễ đâu. ở những nước DanceSport mạnh cũng có Social Dance mà . Nó dễ dàng để ng ta có thể giải phóng cảm xúc , hình thể , tinh thần với âm nhạc đó là nơi cho giới hạn thấp nhất để ai ai cũng có thể mời nhau,nhẩy với nhau những bước nhẩy nhẹ nhàng chứ ko so kè trình độ như DanceSport .. vậy mới vui ,xả hết mệt nhọc. Còn ai thật sự yêu cái đẹp trình diễn sẽ tiếp tục học DanceSport thôi
Về làm sao để phát triển DanceSport thì mình nghĩ giống như bạn romance75 cứ có nhiều Ctrình như Bước Nhẩy Hoàn Vũ, Vũ Điệu Xanh lên truyền hình, rồi phỏng vấn , bài báo ca ngợi để dân tình cải tổ đầu óc và thíc thú bộ môn này đã . Có cầu thì mới cung dc chứ . Cung cấp mà ng ta kỳ thị , ghét bỏ thì phí công lắm
uttuyen07
August 11th, 2011, 12:49 AM
Em xem qua topic này cũng lâu rồi, cũng có một chút suy nghĩ nhưng không định nói, nhân tiện có người khơi lại thì em cũng xin bày tỏ chút quan điểm: Thật sự nếu ai cũng chơi được dancesport thì không nói làm gì và em cũng ủng hộ mọi người tham gia =D>. Nhưng thực tế đâu phải ai thích cũng chơi đươc đâu:-/? Có người thì vì lý do sức khỏe, tuổi tác hay đặc biệt là hok có năng khiếu lắm (giống em chẳng hạn :( ) nhưng họ thích khiêu vũ nên cách tốt nhất là chọn khiêu vũ giao tiếp.
Em hok đồng ý lắm với Bác DangTuan đem cái sự khiêu vũ so sánh với cái giặc đói giặc dốt của Bác Hồ ngày xưa. Vì đói và dốt phải bài trừ hoàn toàn do ảnh hưởng đến sự phát triển đất nước; còn khiêu vũ salon hay kiểu Sài Gòn như mọi người vẫn gọi em thấy nó vẫn ok đó chứ, thậm chí đôi khi làm nền tảng cho DS nữa mà. Vì em thấy có rất nhiều người đi lên từ KV giao tiếp đó thôi, thế thì sao phải ác cảm với nó như thế.:((
Bác và một số người giỏi thì cứ DS, còn những người hông giỏi thì cứ giao tiếp theo kiểu SG, em thấy nó đâu làm xấu đi hình ảnh DS đâu vì vẫn gọi theo 2 cách gọi khác nhau, phân biệt rõ ràng mà: DS và SG (hay salon hay giao tiếp,...) :))
Một vài suy nghĩ như vậy muốn chia sẽ, nếu mọi người thấy hok đúng thì góp ý cho em nhé! :D
wuchang
August 12th, 2011, 12:14 AM
Nhà nước mình còn nghèo lắm,mình xin trích dẫn 1 bài báo...: Bị nợ tiền ăn, VĐV phải nghỉ đấu
TT - Do bị nợ năm tháng tiền ăn từ tháng 8 đến tháng 12-2008, Lư Lâm Phương Thùy, VĐV 18 tuổi của đội trẻ karatedo Cần Thơ, đã nộp đơn xin nghỉ dù nỗi đam mê thể thao vẫn còn trong cô.
Học võ năm 10 tuổi rồi vào học lớp năng khiếu Trường Nghiệp vụ thể thao Cần Thơ. 14 tuổi, Thùy vào đội trẻ karatedo. Vừa học văn hóa vừa tập luyện thể thao nên thường đến 21g Thùy mới bắt đầu ngồi vào bàn học bài. Thùy cho biết mỗi buổi tập chỉ được hưởng 16.000 đồng tiền ăn/ngày chứ không có chế độ nào khác. Sau đó, thấy tiền ăn quá thấp nên Sở Thể dục thể thao (TDTT) cũ hỗ trợ thêm 9.000 đồng/người/ngày, nâng số tiền ăn lên 25.000 đồng/ngày.
Ông Lư Văn Nghĩa - cha của Thùy - bộc bạch: “Nhà nghèo, căn nhà chúng tôi ở là của ông nội tụi nhỏ thương tình cho con cháu ở đậu. Tôi bị bệnh không làm việc nặng nhọc nên vợ chồng tôi mở quán bán bún thịt mưu sinh. Thấy con đam mê thể thao, chúng tôi rất ủng hộ. Tuy điều kiện gia đình eo hẹp nhưng mỗi khi con thi đấu xa, nhà đều gom góp ít tiền cho con mang theo dằn túi...”.
Sáu năm gắn bó với đội, Phương Thùy đoạt 45 huy chương, trong đó 1 HCV, 1 HCB và 2 HCĐ ở vòng chung kết Hội khỏe Phù Đổng toàn quốc 2008 cho thể thao Cần Thơ. Nhiều lần bị chấn thương, có lần Thùy bị trật khớp tay bó bột mấy tuần, mẹ Thùy vì xót con nên đòi đốt bỏ giấy khen, huân chương, y phục thể thao để con đừng đeo đuổi võ nữa. Nhưng thấy Thùy khóc lóc năn nỉ, bà lại mềm lòng.
Ông Nghĩa nói: “Con chỉ nhận tiền ăn 25.000 đồng/ngày, vậy mà từ tháng 8 đến tháng 12-2008 không nhận được đồng nào”. Bức xúc, ông Nghĩa gửi đơn đến Trường trung học TDTT, Sở Văn hóa - thể thao và du lịch hỏi, rồi trực tiếp gặp lãnh đạo để hỏi cho ra lẽ.
Ông Nghĩa kể phó giám đốc Sở Văn hóa - thể thao và du lịch nói đã yêu cầu người chuyển đơn của ông đến Trường trung học TDTT giải quyết. Còn hiệu trưởng trường nói việc này không thuộc thẩm quyền giải quyết của trường nên chuyển đơn về sở... Ông Nghĩa chua xót: “Sở và trường cứ đá qua, đá lại. Buồn tình vì ngay cả khi con mình có thành tích mà các ngành còn cư xử như vậy. Đầu năm 2009 Thùy làm đơn xin nghỉ”.
Hơn hai năm nay, ông Nghĩa vẫn liên hệ với sở để hỏi về tiền chế độ của con. Ông nói: “Tôi quyết liệt trong việc yêu cầu họ trả số tiền trên bởi tôi muốn đòi hỏi sự công bằng, mặt khác gia đình rất khó khăn. Vừa qua, Phương Thùy phẫu thuật chứng vẹo vách ngăn mũi, chúng tôi phải chạy vạy mượn 5 triệu đồng lo viện phí. Căn bệnh đã có từ rất lâu, chỉ biết uống thuốc qua quít cho giảm nhức đầu, sổ mũi mà thôi. Sau khi thi đại học xong, do bệnh trở nặng Thùy buộc phải nhập viện chứ không thể chần chừ được...”.
Tuy nhiên gia đình Thùy chỉ mượn được tiền chữa bệnh mũi còn bệnh nghề nghiệp là hai khối u bao ở tay thì đành chịu. Sau Hội khỏe Phù Đổng toàn quốc năm 2008, Thùy phát hiện mình bị hai khối u này.
Bác sĩ cho biết đó là hậu quả do tập luyện nhiều sinh ra. Nhưng không có tiền nên nhiều khi hai khối u này hành đau nhức, Thùy chỉ biết mua thuốc giảm đau uống. Ông Nghĩa chua chát: “Đã biết theo nghiệp võ là chấp nhận chấn thương nhưng cay đắng làm sao khi không nhận được một lời thăm hỏi động viên, còn năm tháng tiền ăn cứ “treo” mãi”.
Thùy tâm sự: “Tiền bạc không là tất cả nhưng ảnh hưởng đến tinh thần thi đấu của VĐV. Thùy mong các cô chú lãnh đạo chú trọng điều này. Có thế, VĐV mới thi đấu hết sức mình và không cảm thấy chạnh lòng, buồn tủi...”.
Tuy bị cư xử như vậy nhưng Phương Thùy cùng một số bạn khác vẫn đăng ký thi đấu cho đội tuyển trẻ karatedo mỗi khi có giải đấu với mong muốn góp thêm thành tích cho đội nhà. Ngoài ra, Thùy cũng tính toán căn cơ khi chọn thi vào Trường đại học Sư phạm TDTT với ước mơ “ra trường sẽ vẫn gắn với karatedo”.
NGUỒN : http://thethao.tuoitre.vn/The-thao/450696/Chuyen-buon-cua-Phuong-Thuy.html
Tất cả vì đam mê chung,mỗi người trong chung ta cùng nhau góp sức để phát triển Dancesport, sâu rộng đến nhân dân thôi. Dù bệnh tật e Thùy vẫn ước mơ “ra trường sẽ vẫn gắn với karatedo”. Thì tai sao chung ta lại ko góp sức để biến ước mơ thành sự thật. "Phát triển phong trào Dancespoprt"
Lead
August 12th, 2011, 11:35 AM
Các bác hãy giữ lửa nhiệt huyết khi xem xong clip này: Click vào đây để xem clip. (http://www.khieuvuhaiduong.com/forum/showthread.php?t=1235)
Powered by vBulletin® Version 4.2.1 Copyright © 2025 vBulletin Solutions, Inc. All rights reserved.