PDA

View Full Version : Một số đặc trưng của điệu Viennese Waltz



Vdance
December 8th, 2008, 05:04 PM
1.1.Điệu Viennese Waltz

Van Viên (Viennese Waltz) là điệu múa đôi có thể phô diễn khả năng về thể lực, chuyển động không gian, sự lên xuống nhịp nhàng trong khi chơi. Số tổ hợp bước rất giới hạn và nhịp điệu nhanh của Van Viên cũng tự nói lên điều đó. Có thể so sánh khi chơi điệu này với việc các vận động viên điền kinh tham gia các môn chạy đường dài. Các lỗi trên sàn tương tự trong chạy đường dài. Tại thời điểm bắt đầu, các đôi xuất phát đầy mạnh mẽ và uy lực, nhưng sau đó họ sẽ lộ rõ sự khác nhau về chất lượng do những sai sót về kỹ thuật và sự thiếu chuẩn bị về thể lực. Sự phân nhịp cũng gây nhiều khó khăn đối với người chơi nghiệp dư và đặc biệt người mới tập.
1.1.1Lịch sử

Ngay từ những năm 60, đã có nhiều tranh luận giữa Đức và Anh về các tổ hợp bước trong thi đấu, nhưng đến tận năm 1993, mới có quyết định cuối cùng cho các bước có tên quốc tế thống nhất.
Trong tất cả các kỳ thi, người ta không thể quên được ấn tượng do cặp nhảy Alex Moore ( Anh ) và Paul Krebs (Đức) đã trình diễn.
1.1.2Đặc trưng

+ Đặc trưng : Quay và chuyển động lên xuống
+ Chuyển động : tiến lên
+ Loại nhịp : 3/4
+ Số nhịp /phút : 60 theo tiêu chuẩn của IDSF
+ Phách mạnh : phách thứ nhất
+ Thời gian nhảy : 1 đến 1,5 phút.
+ Đặc điểm lên và xuống của cặp : Không nâng bàn chân khi quay
+ Động lực : Chuyển động theo dòng chảy không gian

(ST)

trang1323
February 26th, 2009, 09:52 AM
Mình đã học điệu này, nhưng ko biết tìm nhạc ở đâu? Các bạn tìm giúp mình nha! Cảm ơn mọi người nhiều! :)

thanhlinh
April 16th, 2009, 11:50 AM
Bạn tìm trong mục Music đó, hoặc lên youtube tìm cũng nhiều. Nhạc thì nhiều lắm

eulogize
April 18th, 2009, 04:48 PM
Mình đã học điệu này, nhưng ko biết tìm nhạc ở đâu? Các bạn tìm giúp mình nha! Cảm ơn mọi người nhiều! :)

Bạn cứ lên google mà search, bảo đàm không thiếu đâu!

eulogize
April 18th, 2009, 04:50 PM
9 figures của điệu Viennese Waltz

Bronze:

1. Natural Turn
2. Right Foot Forward Closed Change
3. Reverse Turn
4. Left Foot Forward Closed Change
Silver:

5. Right Foot Backward Closed Change
6. Left Foot Backward Closed Change


Gold:

7. Reverse Fleckerel
8. Contra Check
9. Natural Fleckerel.

anhshimano
April 24th, 2009, 10:49 PM
@cô giáo Khánh Chi
Khi nào lớp Vdance dạy đến VW ( cơ bản cũng được, mà kĩ thuật cũng được ), xin cô thông báo cho học trò này đến nhập học nhé!
Cám ơn cô giáo nhiều!
Chúc cô giáo và các bạn VDance gặt hái nhiều thành công!

neutr
November 2nd, 2009, 10:29 PM
1.1.Điệu Viennese Waltz

Van Viên (Viennese Waltz) là điệu múa đôi có thể phô diễn khả năng về thể lực, chuyển động không gian, sự lên xuống nhịp nhàng trong khi chơi. Số tổ hợp bước rất giới hạn và nhịp điệu nhanh của Van Viên cũng tự nói lên điều đó. Có thể so sánh khi chơi điệu này với việc các vận động viên điền kinh tham gia các môn chạy đường dài. Các lỗi trên sàn tương tự trong chạy đường dài. Tại thời điểm bắt đầu, các đôi xuất phát đầy mạnh mẽ và uy lực, nhưng sau đó họ sẽ lộ rõ sự khác nhau về chất lượng do những sai sót về kỹ thuật và sự thiếu chuẩn bị về thể lực. Sự phân nhịp cũng gây nhiều khó khăn đối với người chơi nghiệp dư và đặc biệt người mới tập.
1.1.1Lịch sử

Ngay từ những năm 60, đã có nhiều tranh luận giữa Đức và Anh về các tổ hợp bước trong thi đấu, nhưng đến tận năm 1993, mới có quyết định cuối cùng cho các bước có tên quốc tế thống nhất.
Trong tất cả các kỳ thi, người ta không thể quên được ấn tượng do cặp nhảy Alex Moore ( Anh ) và Paul Krebs (Đức) đã trình diễn.
1.1.2Đặc trưng

+ Đặc trưng : Quay và chuyển động lên xuống
+ Chuyển động : tiến lên
+ Loại nhịp : 3/4
+ Số nhịp /phút : 60 theo tiêu chuẩn của IDSF
+ Phách mạnh : phách thứ nhất
+ Thời gian nhảy : 1 đến 1,5 phút.
+ Đặc điểm lên và xuống của cặp : Không nâng bàn chân khi quay
+ Động lực : Chuyển động theo dòng chảy không gian

(ST)

Mình chưa rõ lắm với các câu: + Đặc điểm lên và xuống của cặp : Không nâng bàn chân khi quay
+ Động lực : Chuyển động theo dòng chảy không gian
Bạn giải thích thêm được không?

khieuvuvn
July 28th, 2010, 03:09 PM
rất hay khi mọi người quan tâm tới điệu van nhanh (Viennese Waltz )..một điệu nhảy tưởng rất đơn giản nhưng làm ngây ngất lòng người....theo tôi được biết qua một người đồng nghiệp là vũ sư nước ngoài la Trung quốc lục địa đã đưa điệu Van vào dạy cho hoc sinh trung hoc phổ thông... Bản thân tôi trong nhiều năm truyền bá khiêu vũ quốc tế đã dạy điệu van nhanh vào buỗi học đầu tiên ( làm ngược vối hầu hết nhừng vũ sư khác ở Việt nam...)....Nếu thời gian cho phép sẽ cùng chia sẻ nhừng gì tôi hiểu biết và trải nhiệm cùng điệu van....xin mời các bạn bắt đầu bằng một điều gì đó....????

vatly
July 30th, 2010, 07:58 PM
rất hay khi mọi người quan tâm tới điệu van nhanh (Viennese Waltz )..một điệu nhảy tưởng rất đơn giản nhưng làm ngây ngất lòng người....theo tôi được biết qua một người đồng nghiệp là vũ sư nước ngoài la Trung quốc lục địa đã đưa điệu Van vào dạy cho hoc sinh trung hoc phổ thông... Bản thân tôi trong nhiều năm truyền bá khiêu vũ quốc tế đã dạy điệu van nhanh vào buỗi học đầu tiên ( làm ngược vối hầu hết nhừng vũ sư khác ở Việt nam...)....Nếu thời gian cho phép sẽ cùng chia sẻ nhừng gì tôi hiểu biết và trải nhiệm cùng điệu van....xin mời các bạn bắt đầu bằng một điều gì đó....????

Vâng, cảm ơn anh.ANh cứ nói những điều anh biết đi. Bọn em chú ý tập trung tư tưởng để lắng nghe đây ạ.Bản thân em cũng muốn hỏi anh là: Với một số người nhảy cùng khác nhau thì tỷ lệ bước chập chân ở phách 3 cũng khác nhau. Điều đó vì sao vậy?À, và nhiều madam thì kêu nhảy nhanh hơn nhạc, nhiều người thì lại bảo bình thường, mà chắc là chẳng có ai sai đwocj khi nghe phách của VW. Vậy tại sao ạ?Em cảm ơn.

merry2803
September 27th, 2010, 03:26 PM
Trước kia, trong các điệu, em sợ nhất là điệu Waltz nhanh này vì em rất hay bị chóng mặt.
Nhưng từ khi được 1 người dẫn đi Waltz xuôi, Waltz ngược, em đã không còn sợ điệu này nữa. Thậm chí còn thấy điệu này vô cùng thú vị. Mình tha hồ quay cuồng, hưởng thụ sự hào nhoáng của ánh đèn và mọi vật xung quanh đang chao đảo. :)

Thêm nữa là điệu Waltz này lại có bước 3 là bước khóa chân rất hấp dẫn.
Em học khiêu vũ và biết khiêu vũ theo tính chất thực dụng: biết để nhảy, thư giãn và hướng đến cái đẹp, chứ lý thuyết thì vô cùng bập bẹ ạ.

vatly
November 4th, 2010, 10:12 PM
rất hay khi mọi người quan tâm tới điệu van nhanh (Viennese Waltz )..một điệu nhảy tưởng rất đơn giản nhưng làm ngây ngất lòng người....theo tôi được biết qua một người đồng nghiệp là vũ sư nước ngoài la Trung quốc lục địa đã đưa điệu Van vào dạy cho hoc sinh trung hoc phổ thông... Bản thân tôi trong nhiều năm truyền bá khiêu vũ quốc tế đã dạy điệu van nhanh vào buỗi học đầu tiên ( làm ngược vối hầu hết nhừng vũ sư khác ở Việt nam...)....Nếu thời gian cho phép sẽ cùng chia sẻ nhừng gì tôi hiểu biết và trải nhiệm cùng điệu van....xin mời các bạn bắt đầu bằng một điều gì đó....????

Mãi không thấy gì thì có nghĩa là "thời gian" không cho phép rồi.
Ghi chú: Thời gian này chắc có mầu, có mùi nước hoa...và có thể làm ta hơi mệt.

vatly
January 29th, 2011, 07:31 AM
Mãi không thấy gì thì có nghĩa là "thời gian" không cho phép rồi.
Ghi chú: Thời gian này chắc có mầu, có mùi nước hoa...và có thể làm ta hơi mệt.
Việc xem xét và đánh giá lại các cặp khiêu vũ cho vatly thấy rằng các bước đẩy ngang của quân ta "hơi" yếu. Đây là lý do chính để không có mức độ chập chân như xem băng đĩa của các cuộc thi lớn.
Bước 2 của đại đa số các cặp rất ngắn so với bước 1. Cứ "ngoáy chân một cái" , thế là xong và hậu quả là nhìn rất "đau mắt". Khổ thân cho bác D., trong những trường hợp đó bác toàn phải "cong gối hạc, khum khum cật". Vì bác không dám từ chối không nhảy khi nhạc VW nổi lên.
Có lẽ, cần có 1 bài tập bổ trợ đẩy ngang rồi rise, giữ thăng bằng, vừa hạ dần trọng tâm vừa đẩy ngang rồi lại rise... Mà đẩy càng dài càng tốt. Tập đến khi nhuần nhuyễn rồi thì bước 2 sẽ tốt lên. Và trông dáng nhảy sẽ tạo được cảm giác "bay".

tcuongtsn
January 29th, 2011, 08:23 AM
Hình như "thời gian " vẫn hay có mặt ở bên Lê Duẩn ,chắc phải qua giao lưu với bác D một bữa quá .

Tran Hoi
March 10th, 2011, 09:06 AM
1.1.Điệu Viennese Waltz

Van Viên (Viennese Waltz) là điệu múa đôi có thể phô diễn khả năng về thể lực, chuyển động không gian, sự lên xuống nhịp nhàng trong khi chơi. Số tổ hợp bước rất giới hạn và nhịp điệu nhanh của Van Viên cũng tự nói lên điều đó. Có thể so sánh khi chơi điệu này với việc các vận động viên điền kinh tham gia các môn chạy đường dài. Các lỗi trên sàn tương tự trong chạy đường dài. Tại thời điểm bắt đầu, các đôi xuất phát đầy mạnh mẽ và uy lực, nhưng sau đó họ sẽ lộ rõ sự khác nhau về chất lượng do những sai sót về kỹ thuật và sự thiếu chuẩn bị về thể lực. Sự phân nhịp cũng gây nhiều khó khăn đối với người chơi nghiệp dư và đặc biệt người mới tập.
1.1.1Lịch sử

Ngay từ những năm 60, đã có nhiều tranh luận giữa Đức và Anh về các tổ hợp bước trong thi đấu, nhưng đến tận năm 1993, mới có quyết định cuối cùng cho các bước có tên quốc tế thống nhất.
Trong tất cả các kỳ thi, người ta không thể quên được ấn tượng do cặp nhảy Alex Moore ( Anh ) và Paul Krebs (Đức) đã trình diễn.
1.1.2Đặc trưng

+ Đặc trưng : Quay và chuyển động lên xuống
+ Chuyển động : tiến lên
+ Loại nhịp : 3/4
+ Số nhịp /phút : 60 theo tiêu chuẩn của IDSF
+ Phách mạnh : phách thứ nhất
+ Thời gian nhảy : 1 đến 1,5 phút.
+ Đặc điểm lên và xuống của cặp : Không nâng bàn chân khi quay
+ Động lực : Chuyển động theo dòng chảy không gian

(ST)
Bác giải thích rõ hơn về đặc điẻmllênn xuống của cặp được không? Em và pn đều cảm thấy khi quay cần nâng cổ chân,như vậymmơới có thể quay nạe nhàng chứ ạ? Bác bỏ qua em chưa được học lý thuyết về DS.

vthanh_88
April 16th, 2011, 10:50 AM
Mình đã học điệu này, nhưng ko biết tìm nhạc ở đâu? Các bạn tìm giúp mình nha! Cảm ơn mọi người nhiều! :)
Bạn có thể vào trang của mình :) danceclip.net (http://danceclip.net)

trang
April 18th, 2011, 09:02 PM
9 figures của điệu Viennese Waltz

Bronze:


1. Natural Turn
2. Right Foot Forward Closed Change
3. Reverse Turn
4. Left Foot Forward Closed Change

Silver:


5. Right Foot Backward Closed Change
6. Left Foot Backward Closed Change



Gold:


7. Reverse Fleckerel
8. Contra Check
9. Natural Fleckerel.


Mình là ma mới không rành, Bạn cho mình hỏi:Viennese waltz khi thi đấu có sử dụng những figures khác không, Syllabus còn những figures nào?
Theo tài liệu của Bác GAC mình thấy:




IDSF Academy - Viennese Waltz Syllabus

https://www.danceshopper.com/images/DVD_Video_Books/DVD_Video/DSI_Academy_Viennese_Waltz_Syllabus_75102-m.jpg
http://www.casa-musica-hoerproben.de/images/Produke_Standard/1803_b.jpg
https://www.danceshopper.com/images/DVD_Video_Books/DVD_Video/DSI_Academy_Viennese_Waltz_Syllabus_75102-aa.jpg



Rhythm/Style: Viennese Waltz
Level of Dance: All Level
Format: DVD / All Regions


International DanceSport Federation IDSF Academy Viennese Waltz Syllabus 75102. Available from August 2010 presented by Michael Herdlitzka featuring Simone Segatori & Annete Sudol. The DVD contains the complete IDSF syllabus in each dance and have a section dedicated to the origin and history of the dance and it's related music.

Detail Description

Introduction History

Music and Rhytm

Syllabus Figures
1 Change Step from Natural to Reverse
2 Change Step from Reverse to Natural
3 Natural Turn
4 Reverse Turn

Advanced Competitive Figures
1 Natural Fleckerl
2 Reverse Fleckerl
3 Contra Check
4 Left Whisk
5 Off Beat Spin - Natural
6 Off Beat Spin - Reverse

Developing The Swing and Turn

Fighting Common Faults

Demonstration
Trong này có vài figures lạ ngoài 9 figures được giới thiệu trên.

dungvienwaltz
May 28th, 2011, 11:57 AM
Các bạn ơi, mình mới học Viennese Waltz, điệu này rất bay bổng rất lãng mạn và phải khỏe nữa, nhưng mà mình nhận thấy mỗi thầy dạy có khác nhau, đặc biệt ở chỗ ở bước 3 chập 2 chân vào nhau, có thầy nói là nâng 1 gót chân của chân sắp chuyển động, có thầy nói không cần nâng gót. Vậy cái gì đúng các bạn chỉ giùm mình nhé. Cám ơn các bạn

sway
May 28th, 2011, 02:30 PM
Sau một thời gian tập Waltz mình thấy điệu này cần sức khoẻ tốt, sự thăng bằng thật tốt nhất là trong nhưng bước xoay. Ở chỗ mình bước 3 chập chân rồi mới hạ gót, khi hạ thì chỉ hạ chân trụ còn chân sắp chuyển động thì vẫn giữ nguyên. Mình cảm thấy như thế là hợp lí với lại cô giáo chỗ mình dạy cẩn thận, tỉ mỉ lắm.

dungvienwaltz
June 13th, 2011, 04:22 PM
Cám ơn bạn "sway", đúng là điệu Viennese Waltz có các bước kỹ thuật chân không nhiều nhưng tập khó ghê, điệu này cần phải có nỗ lực và sức khỏe của cả 2 người vì chỉ tập một lúc là mệt rồi, hết sức chạy rồi, mà như vậy thì lâu thuần thục bước nhảy lắm.

misa1976
June 18th, 2011, 08:32 AM
Bổ sung tí:
Xuất hiện từ những nam 12,13 của thế kỷ trước.Đến năn 1830 nhà soạn nhạc Franz Lanner và Johann Strauss đã viết những bản nhạc dành riêng cho điệu nhảy này,rất nổi tiếng cho đến nay.Là một điệu nhảy vui vẻ.

- Chuyển động : Bước văng,bay,phẳng,mềm,mượt,chuyển động con lắc,theo vòng tròn.
- Biểu cảm : Tuyệt diệu,sung sướng.
- Sắc thái ; Lễ hội (Champan),hữu nghị.
- Màu sắc trang phục : Hồng
- Nhạc : 3/4
- Tốc độ : 60 nhịp/phút
- Phách mạnh : 1
- Nâng hạ : Không nâng chân ở phần quay vào trong.

Cái nôi của điệu nhảy Valse là vùng ngoại ô thành phố Viên và một số vùng nước Áo. Ngay từ thời trung cổ ở Áo và Bavaria của châu Âu nông dân đã có những điệu nhảy, gọi là Landlers, nhảy theo nhịp ¾ . Những điệu nhảy này rất phổ biến trong các đám cưới, các lễ hội dân gian.

Tuy vậy, mặc dù nhạc Valse đã tồn tại từ rất sớm, thời kỳ của điệu nhảy Valse thực sự phải chờ một thời cơ thích hợp. Cuộc cách mạng đẫm máu Pháp làm rung chuyển châu Âu đã tạo ra hoàn cảnh đó. Trước cách mạng Pháp, các điệu nhảy tinh tế của Pháp đã thống trị khắp các triều đình Châu Âu. Sau cách mạng, nước Áo trở thành tiêu điểm văn học và âm nhạc của châu Âu. Điệu nhảy Landler đã từ những vùng quê hẻo lánh xâm nhập vào các phòng nhảy của tầng lớp thượng lưu. Nơi đây Landler đã được chỉnh trang khá nhiều và đổi tên thành Waltzer, tiếng Đức có nghĩa là quay, lướt, sau lại rút gọn thành Waltz và điệu nhảy dần trở nên quen thuộc khắp châu Âu.

Valse là điệu nhảy đầu tiên được nhảy trong tư thế ôm sát nhau với những động tác quay nhanh. Vì thế nó bị cả chính quyền lẫn nhà thờ lên án nghiêm khắc. Trong một thời gian dài nó bị cấm nhảy trong các phòng nhảy công cộng ở nhiều vùng. Tháng 7 năm 1816, Valse được đưa vào chương trình một cuộc khiêu vũ do ông hoàng Regent tổ chức ở Luân Đôn, nhưng không một người nào của hoàng gia tham gia điệu nhảy này. Báo chí cũng lên tiếng phản đối. Mặc dầu vậy xu thế phổ biến áp đảo của Valse đã vượt qua mọi sự chống đối và cấm đoán. Giai cấp tư sản sau cách mạng Pháp đã nhiệt tình đón nhận nó. Ở Anh, nơi có tiếng nghiêm khắc trong phong tục văn hoá, điệu Valse bị phản đối mạnh mẽ lúc đầu nhưng một phần cũng nhờ sự kiện là nữ hoàng Victoria trị vì lúc đó là một người khiêu vũ xuất sắc và rất thích điệu nhảy Valse nên dần dần Valse cũng được chấp nhận. Thế đứng đối diện ôm sát nhau của đôi nhảy trở thành tiêu chuẩn cho nhiều điệu nhảy phát triển từ thời kỳ đó.

Ở Viên, cùng với sự phổ biến của Valse, tôc độ nhạc Valse cũng tăng lên. Vào những năm 1830, hai nhà soạn nhạc Áo Franz Lanner và Johann Strauss, những nhà soạn nhạc khiêu vũ nổi tiếng nhất thế kỷ 19, đã mang đến cho nhạc Valse một sự thay đổi lớn, đưa tốc độ nhạc Valse tiêu chuẩn lên rất nhanh, tới 55-60 nhịp/phút. Điệu nhảy Valse Viên thực sự ra đời và nó đã thống trị các phòng nhảy suốt một thời gian dài cho đến đại chiến thế giới lần thứ nhất, là thời mà mọi thứ dính líu đến nền văn hoá Đức đều trở nên lạc điệu đối với phần còn lại của châu Âu và nước Mỹ. Thời kỳ đại chiến thế giới thứ nhất cũng là thời làn sóng ồ ạt của các làn điệu âm nhạc giầu tiết tấu với các đảo phách có nguồn gốc từ châu Phi tràn ngập nước Anh khiến cho điệu nhảy Valse phần nào trở nên lỗi thời và bị gạt ra một bên. Tuy nhiên, trong giới khiêu vũ điệu Valse đã trở nên quá quen thuộc không dễ gì từ bỏ hoàn toàn. Ở Mỹ vào những năm cuối của thế kỷ 19 xuất hiện những giai điệu nhạc Valse mới với tốc độ chậm hơn thay thế cho những bản nhạc Viên quen thuộc.

Hai biến thể mới của điệu nhảy Valse xuất hiện đó là Boston và Hesitation. Boston là một điệu nhảy Valse chậm với những bước nhảy dài lướt nhẹ, quay ít và chậm hơn và nhiều bước tiến và lùi hơn so với Valse Viên. Còn trong Hesitation thì ba bước đã rút lại thành chỉ còn một bước trong một nhịp nhạc. Khoảng những năm 1910 – 1914 Boston xâm nhập vào Luân Đôn, nhiều người xô đến Bostonclub ở khách sạn Savoy Hotel để nhảy điệu này. Boston Boston nhanh chóng biến mất vào năm 1914, khi đại chiến thế giới lần thứ nhất xẩy ra để rồi khi chiến tranh kết thúc biến tướng theo 2 hướng thành Valse Mỹ và Valse Anh tức là Valse Quốc tế ngày nay.

Quá trình phát triển của Valse Quốc tế bền bỉ và chậm chạp. Josephine Bradly, Victor Silvester và những nhà vô địch đầu tiên của nước Anh là Maxwell Steward và Pat Skyes đã có nhứng đóng góp đặc biệt cho sự phát triển này. Liên Đoàn Vũ Sư Quốc Tế (The Imperial Society of Teachers of Dancing - ISTD) là tổ chức đã đóng góp vào việc chuẩn hoá các bước nhảy của Valse. Nhiều biến thể của các bước nhảy đó hiện vẫn được dùng trong thi đấu.

Bản nhạc Waltz Blue Danube đã ra đời thế nào

Nhạc sĩ thiên tài Johans Strass sống trong tình yêu vô bờ của vợ, một tình yêu đằm thắm, sâu sắc, dịu ngọt, đầy bổn phận và nghĩa cử bao dung. Một ngày bà phát hiện ông chồng bay bổng như đi trên mây, tìm hiểu, bà biết, ông đang lạc vào tình yêu mới với một cô gái trẻ trung xinh đẹp từ xa tới.
Một buổi sáng, bà tìm đến khách sạn, gõ cửa phòng cô nhân tình của chồng. Cô gái trẻ sững sờ, tưởng được chạy rơi vào cánh tay cuồng si của chàng, thay vào đó là lại là vợ chàng xuất hiện. Cô chờ đợi, chờ những tiếng rít của ghen tuông sẽ quật nát không khí nôn nao...
Nhưng không một tiếng ca thán, quý bà nói lời cám ơn cô gái đã làm cho chồng mình hạnh phúc và dặn cô hãy chú ý đến bệnh phổi của ông, hãy mặc thêm áo ấm cho ông mỗi khi trời tối. Cô chưa hết bàng hoàng thì bà đã tạm biệt, đóng cửa rồi đi. Cô khóc, vì yêu, vì xót, và vì những điều gì hơn thế nữa... Chợt cô tỉnh ra, chạy ra cửa để nhìn theo quý bà. Đúng lúc, quý bà ra đến cửa khách sạn, tất cả những gì cao thượng bà đã "cất cánh" hết để nói cho cô gái, giờ đây đúng lúc toàn bộ gánh nặng của cơn đau trần gian đè lên trái tim bà ... Bà lảo đảo ngã quỵ...
Không cần suy nghĩ nhiều hơn, cô gái thu xếp va li để ra đi, bởi cô không thể có mặt thêm làm tổn thương một người phụ nữ cao thượng đến vậy. Anh chồng đến khách sạn gặp người yêu, đúng lúc gặp vợ ngất xỉu, anh liền lo lắng đưa bà vợ đi bệnh viện. Khi liều thuốc hồi sức đầu tiên vừa kịp làm người vợ thức tỉnh, thì bà xin lỗi ông đã tự tìm gặp cô gái ... Thế là chàng Strauss phóng ngay đến khách sạn, nhưng nàng đã ra đi. Chàng đuổi theo, ra đến cảng, thì vừa lúc con tàu rúc còi rời bến... Strauss đứng như trời trồng, đau khổ tột cùng, nhưng ông thấy mình hạnh phúc vô biên, ông đã được hai người phụ nữ xứng đáng yêu, cả hai đều cao thượng, và đều biết hy sinh tâm hồn vị kỷ...
Và trên bến sông tâm hồn ông tuôn trào thành một giai điệu ngây ngất của tình yêu, bản Danube xanh sau này được nhiều người coi là vua của các bản nhạc Valse

Ông hoàng của vũ điệu Valse

Chắc trong chúng ta ít ai chưa từng bị cuốn hút bởi những giai điệu du dương của "Dòng sông Danube xanh" bất hủ.Đã hơn một thế kỷ nay,valse của J.Strauss hoàn toàn chinh phục thế giới,đem lại cho chúng ta niềm say mê hạnh phúc,hy vọng và ước mơ.J.Strauss đã ra đi cách đây hơn 100 năm nhưng âm nhạc của ông còn sống mãi với thời đại,những kiệt tác bất hủ của Strauss mãi mãi là kho báu nghệ thuật vô giá đối với nhân loại

Johan Strauss sinh ngày 25/10/1825 trong một gia đình mang dòng họ các nhạc sĩ nổi tiếng.Cha của ông cũng có tên gọi là J.Strauss người sáng lập ra thể loại valse mới của Áo(valse viennoise).Mặc dù vậy nhưng từ nhỏ,cha ông muốn hướng ông trở thành thương gia và không ủng hộ việc học nhạc của con trai,Strauss phải trốn cha để học.Strauss sáng tác điệu valse đầu tiên có tên gọi là "Ý nghĩa ban đầu"(Erster Gedanke) năm mới lên 6 tuổi.Năm 19 tuổi,nhạc sĩ trẻ quyết định cạnh tranh với cha mình,lập nên một nhóm nhạc ban đầu chỉ có 15 người,sau phát triển thành dàn nhạc giao hưởng ,gặt hái thành công vang dội khắp nơi.Sau khi cha ông từ trần vào năm 1849,strauss đã kết hợp cả hai dàn nhạc của hai cha con thành dàn nhạc giao hưởng lớn dưới sự chỉ đạo nghệ thuật của chính mình và đi biểu diễn khắp châu Âu,châu Mỹ.

Công chúng toàn thế giới không chỉ bị chinh phục bởi thiên tài sáng tác của Strauss mà còn bị choáng ngợp bởi một nhạc trưởng Strauss huyền thoại.Nhưng trước hết,Strauss đi vào lịch sử âm nhạc như nhạc sĩ bậc thầy của thể loại valse và operette(opera nhỏ mang tính hài hước).Valse cùa J.Strauss đã đạt tới đỉnh cao của thể loại này,chính vì vậy ông đã được mệnh danh là"Hoàng đế của valse"

Ngoài valse ,trong hơn 800 tác phẩm của ông ở các thể loại vũ điệu khác,còn có polka,mazurka,hành khúc v...v...Thành tựu đáng kể của J.Strauss là ởchỗ nhạc sĩ đã đưa những thể loại âm nhạc giải trí lên tầm cao của thẩm mỹ nghệ thuật.Mặc dù bám sâu vào cội rễ những truyền thống tốt đẹp nhất của vũ điệu dân dã Áo Đức và valse,nhưng Strauss có biệt tài lãng mạn hóa để những điệu valse của ông trở thành những vũ điệu hào hứng,phấn chấn mang đầy chất thơ,gần gũi với đại chúng.

Ảnh hưởng của Strauss đối với các nhạc sỹ thế hệ sau vô cùng vĩ đại,đặc biệt đối với Mahler,Richard Strauss và Ravel.Nhiều nhạc sỹ thiên tài đã đánh giá rất cao và chuyển soạn các vũ điệu valse của Strauss cho đàn piano.Ông thực xứng đáng với lời " Strauss,đó là thượng đế ngự trị mọi niềm say mê!"
ngợi của đại văn hào Alexandre Dumas:"Strauss,đó là thượng

danhnguyen
June 24th, 2011, 02:14 PM
Tôi nghĩ bạn sway nói đúng. Điệu Viennese Waltz đòi hỏi sức khoẻ tốt, thăng bằng cao. Về chập chân và hạ gót, bạn sway phân tích rất hay. Cô giáo dạy rất hợp lý. Không biết các bạn nhảy Valse có để ý không, riêng tôi sau khi quay Valse một bản (như Danube Bleu dài khoảng 3-phút) thì tôi thấy tim đập nhanh nhưng khoẻ thêm ra. Tôi nghiệm rằng nhảy Valse rất tốt cho tim. Từ đó mỗi khi đi nhảy, tôi đều phải ra quay một hay hai bài Valse.
Theo tôi Tempo cho một bài Valse nhanh, phải ít nhất 70 beats per second thì nhảy mới đã.

violet
June 24th, 2011, 02:44 PM
Theo tôi Tempo cho một bài Valse nhanh, phải ít nhất 70 beats per second thì nhảy mới đã.
Mình nghĩ Tempo ít nhất 70b/s thì chắc chỉ có bạn thấy "đã" thôi. Nhanh thế thì làm sao nhảy đúng theo tiêu chuẩn của V.W được, chạy theo nhạc thôi cũng đủ thấy bơ phờ rồi!

Hanoian
June 24th, 2011, 06:54 PM
Với tempo này thì chắc bạn này không nhảy mà "quay" là chính !:D

Khi xưa những người chơi salon ở Hà Nội rất thích loại Van xoay có tempo được đẩy lên rất cao, do tốc độ cao nên bước một ngắn, bước hai (đẩy ngang) hầu như không có, người nhảy chỉ quay người và ngoáy chân một cái là xong, dĩ nhiên cũng chẳng còn đâu thời gian dâng hạ nữa ! Loại van này thường được người chơi Int. style gọi là "van cối xay".
Ngày nay thì ngay cả người chơi salon ở HN cũng còn rất ít người thích thú với Van cối xay nữa, mà dù có thích thì cũng không có nhạc nhanh để mà chơi, vì các DJ ở sàn cũng đã dần hiểu thế nào là strict tempo và sử dụng nhạc có tốc độ chuẩn cho khiêu vũ rồi.

danhnguyen
June 24th, 2011, 06:57 PM
Sorry bạn Violet.
Tôi đã nói nhầm. Waltz tức là Boston thì tempo phải từ 70 beats per minute nhảy mới đã. Còn Viennese Waltz thì ha ha, phải từ 160 beats per minute, nhảy mới hay. Sorry bạn, thay vì nói minute tôi đã gõ nhầm là second. Mong bạn thông cảm.

Hanoian
June 24th, 2011, 07:31 PM
Xin lỗi bạn danhnguyen cho tôi được trao đổi với bạn chút:

Tốc độ 70 beats per minute (khoảng 23 bars/minute) chỉ những người chơi Boston khoái thôi, nó quá chậm. Tốc độ chuẩn cho Waltz là 28-30 bars/minute, ngay cả khi chơi giao tiếp (social dance) thì ít nhất cũng phaỉ đạt 26B/m thì vũ hình mới còn giữ được sắc thái và độ liền lạc.
Còn Viennese Waltz thì đồng ý với bạn, phải từ 160 beats per minute (khoảng 53 bars/minute) nhảy mới hay, dù rằng đây cũng chưa phải là tốc độ chuẩn (58-60 bars/m).

danhnguyen
June 25th, 2011, 09:35 AM
Cám ơn bạn hanoian đã điều chỉnh "tốc độ". Tôi hoàn toàn đồng ý với bạn về Waltz phải từ 80 beats per minute thì nhảy mới đẹp. Còn Boston Vietnam thì hơi bị chậm. Nhiều khi đi nhảy nhạc sống, nghe ca sĩ và ban nhạc chơi Boston mà bực mình, chậm quá, nhảy không được. Ngay cả các bài Rumba Vietnam cũng vậy. Tóm lại, theo ý tôi, khiêu vũ bước quốc tế phãi chơi nhạc quốc tế (CD) vì Tempo tương đối chuẩn.
Chúc các bạn Enjoy dancing.

violet
June 27th, 2011, 09:22 AM
Chắc anh Danhnguyen hay đi khiêu vũ nhạc sống nên cứ nhầm lẫn Tempo của Walt (international) và Boston (Việt Nam). Thực ra, nhảy Walt mượt mà và đảm bảo các yếu tố kỹ thuật trên nền nhạc có Tempo như Boston (23 bars/m.) thì may ra chỉ có hàng cao thủ thế giới mới làm được! Cực khó anh ạ!!!

nangsaigon54
July 20th, 2011, 04:16 PM
Thick nhất là Waltz xoay!

kim
August 4th, 2011, 08:58 PM
Bac cho em hoi mua dia nay o dau . Cam on bac .

diep anh
August 5th, 2011, 12:14 PM
aishhh. e tập mãi cái khung trên mà vẫn chưa thấy ổn T^T e thấy ng đi Latinh đẹp thì k thiếu nhưng đi Walts vs Tango đẹp thì chả bao :"(

JaneHong
August 7th, 2011, 09:07 PM
Cảm ơn bạn nhiều nhiều nha!

bietgi2000
December 18th, 2011, 10:23 AM
Lính mới chào các bạn. Mong các bạn giúp cho mình ít nhạc với. Cám ơn các bạn.

misavn
January 19th, 2013, 08:57 PM
rất hay khi mọi người quan tâm tới điệu van nhanh (Viennese Waltz )..một điệu nhảy tưởng rất đơn giản nhưng làm ngây ngất lòng người....theo tôi được biết qua một người đồng nghiệp là vũ sư nước ngoài la Trung quốc lục địa đã đưa điệu Van vào dạy cho hoc sinh trung hoc phổ thông... Bản thân tôi trong nhiều năm truyền bá khiêu vũ quốc tế đã dạy điệu van nhanh vào buỗi học đầu tiên ( làm ngược vối hầu hết nhừng vũ sư khác ở Việt nam...)....Nếu thời gian cho phép sẽ cùng chia sẻ nhừng gì tôi hiểu biết và trải nhiệm cùng điệu van....xin mời các bạn bắt đầu bằng một điều gì đó....????

xin chào các bạn tôi mới học waltzvien - nhưng tôi rất thích diệu nhảy này , tôi xin các bạn chỉ giáo mấy điều
1-đi bao nhiêu bước xoay phải thì ta chuyển sang xoay trái - tôi thấy mọi người phần đông là chỉ đi waltz phải thôi - thinh thoảng mới chuyển sang wv trái - họ nói để không bị chóng mặt-theo tôi xoay trái là vũ hình cơ bản của waltz vien - bắt buộc phải đi và phải có quy tắc của nó
2- xin cho biết đúng hay sai
xin cảm ơn

HungJX
January 20th, 2013, 01:00 AM
xin chào các bạn tôi mới học waltzvien - nhưng tôi rất thích diệu nhảy này , tôi xin các bạn chỉ giáo mấy điều
1-đi bao nhiêu bước xoay phải thì ta chuyển sang xoay trái - tôi thấy mọi người phần đông là chỉ đi waltz phải thôi - thinh thoảng mới chuyển sang wv trái - họ nói để không bị chóng mặt-theo tôi xoay trái là vũ hình cơ bản của waltz vien - bắt buộc phải đi và phải có quy tắc của nó
2- xin cho biết đúng hay sai
xin cảm ơn

Thứ nhất, xin có ý kiến luôn. Bước quay phải là trong những bước đẹp nhất của ballroom dancing và nó là linh hồn của điệu Van Viên nói riêng này. Em rất thất vọng với một số cặp khi đi Van Viên cố gắng chuyển sang quay trái chỉ để cho đấy đủ vũ hình.

Thứ hai, Van Viên có quy tắc. Em đã từng được nghe đâu đó về điều này rồi. Em sẽ trình bày trong một dịp gần nhất.

neutr
January 20th, 2013, 05:54 PM
Thứ nhất, xin có ý kiến luôn. Bước quay phải là trong những bước đẹp nhất của ballroom dancing và nó là linh hồn của điệu Van Viên nói riêng này. Em rất thất vọng với một số cặp khi đi Van Viên cố gắng chuyển sang quay trái chỉ để cho đấy đủ vũ hình.

Thứ hai, Van Viên có quy tắc. Em đã từng được nghe đâu đó về điều này rồi. Em sẽ trình bày trong một dịp gần nhất.

Hỏi VS. Nguyễn Dũng - TT, VS đầu tiên của VN.

Hỏi VĐ Khánh Chi.
Thế là xong mà. Việc gì phải làm khó bản thân.

Tran Hoi
January 20th, 2013, 10:01 PM
[QUOTE=misavn;29985]xin chào các bạn tôi mới học waltzvien - nhưng tôi rất thích diệu nhảy này , tôi xin các bạn chỉ giáo mấy điều
1-đi bao nhiêu bước xoay phải thì ta chuyển sang xoay trái - tôi thấy mọi người phần đông là chỉ đi waltz phải thôi - thinh thoảng mới chuyển sang wv trái - họ nói để không bị chóng mặt-theo tôi xoay trái là vũ hình cơ bản của waltz vien - bắt buộc phải đi và phải có quy tắc của nó
2- xin cho biết đúng hay sai
xin cảm ơn[/QUOTE
Em học từ một cặp vợ chồng người bạn chỉ cho thế này (họ tự học được từ tài liệu): nhạc Vien Waltz cũng có quy tắc câu nhạc 8, bác misavn thử tập đếm nhạc trước xem có đúng không nhé: bắt đầu từ đầu câu nhạc kéo dài 8 nhịp (mỗi nhịp ta đếm là 123 hay bùm chat chat) là đổi sang câu nhạc khác, tất nhiện có nhiều bản không theo quy tắc đó nhưng hãy bắt đầu với những bản nhạc như vậy đã. Và quy tắc đổi cũng vậy đó, khi đếm đến 723 (bắt đầu câu nhạc là 123, 223, 323 .....) là phải đóng đổi ở nhịp thứ 8, sang câu nhạc mới là chuyển trái hay waltz ngược đó. Cũng hết 8 nhịp nhạc lại phải đổi lại về waltz xuôi rồi. Nếu không quen đi ngược dài như vậy thì có thể đi 4 nhịp nhạc. Đây là em học không từ thầy cô trên lớp. Nếu ai có tài liệu chính thống hơn hoặc từ các HLV tên tuổi xin chia sẻ lại nhé.
Thank mọi người.

congtuli
January 21st, 2013, 01:01 AM
[QUOTE=misavn;29985]xin chào các bạn tôi mới học waltzvien - nhưng tôi rất thích diệu nhảy này , tôi xin các bạn chỉ giáo mấy điều
1-đi bao nhiêu bước xoay phải thì ta chuyển sang xoay trái - tôi thấy mọi người phần đông là chỉ đi waltz phải thôi - thinh thoảng mới chuyển sang wv trái - họ nói để không bị chóng mặt-theo tôi xoay trái là vũ hình cơ bản của waltz vien - bắt buộc phải đi và phải có quy tắc của nó
2- xin cho biết đúng hay sai
xin cảm ơn[/QUOTE
Em học từ một cặp vợ chồng người bạn chỉ cho thế này (họ tự học được từ tài liệu): nhạc Vien Waltz cũng có quy tắc câu nhạc 8, bác misavn thử tập đếm nhạc trước xem có đúng không nhé: bắt đầu từ đầu câu nhạc kéo dài 8 nhịp (mỗi nhịp ta đếm là 123 hay bùm chat chat) là đổi sang câu nhạc khác, tất nhiện có nhiều bản không theo quy tắc đó nhưng hãy bắt đầu với những bản nhạc như vậy đã. Và quy tắc đổi cũng vậy đó, khi đếm đến 723 (bắt đầu câu nhạc là 123, 223, 323 .....) là phải đóng đổi ở nhịp thứ 8, sang câu nhạc mới là chuyển trái hay waltz ngược đó. Cũng hết 8 nhịp nhạc lại phải đổi lại về waltz xuôi rồi. Nếu không quen đi ngược dài như vậy thì có thể đi 4 nhịp nhạc. Đây là em học không từ thầy cô trên lớp. Nếu ai có tài liệu chính thống hơn hoặc từ các HLV tên tuổi xin chia sẻ lại nhé.
Thank mọi người.

Theo mình thì:
1- Quay trái trong Van Viên là một trong những vũ hình chuẩn của điệu nhảy, nên khi học Van Viên đương nhiên ta cần học quay trái.
2- Quay trái cho những người mới tập đúng là có phần làm cho họ bớt chóng mặt, còn với những người chơi Van Viên tốt, quay trái để bài nhảy thêm màu sắc, và bản thân người nhảy khi quay trái cũng có cảm xúc rất thích thú mà hơi khác với cảm giác khi quay phải. Hơn nữa quay trái cũng tạo một dòng chuyển động thuận lợi để bạn có thể thực hiện bước Contra Check
3- Trong 1 bản nhạc Van viên, một câu hoàn chỉnh đúng là thường được cấu tạo bởi 8 nhịp 3/4, và đương nhiên nếu bạn thay đổi sắc thái nhảy phù hợp với các câu nhạc thì bài nhảy của bạn sẽ hấp dẫn hơn. Nhưng mình thích 2 lần 8 nhịp quay phải, rồi quay trái 1 lần 8 nhịp, rồi lại 2 lần quay phải...., phê hơn :D

nhayvuive
February 26th, 2013, 10:19 AM
Ôi. Lắm thầy nhiều.... ý. Standard Dance từ Châu Âu thì ta hãy theo họ. Néu quy ước đếm 123, xem đĩa dạy của một số thày Châu Âu thì bước 2 là sang ngang và chấm mũi, giữ nguyên mũi chân như thế và chập bàn chân kia (cả bàn) ở bước 3. Như vậy chân vừa nhảy bước 2 là chân chờ để nhày 3 bước tiếp theo. Tôi thực hành như thế và thấy rất ổn.

Tran Hoi
February 26th, 2013, 11:15 AM
Ôi. Lắm thầy nhiều.... ý. Standard Dance từ Châu Âu thì ta hãy theo họ. Néu quy ước đếm 123, xem đĩa dạy của một số thày Châu Âu thì bước 2 là sang ngang và chấm mũi, giữ nguyên mũi chân như thế và chập bàn chân kia (cả bàn) ở bước 3. Như vậy chân vừa nhảy bước 2 là chân chờ để nhày 3 bước tiếp theo. Tôi thực hành như thế và thấy rất ổn.
Bạn không hiểu ý mọi người đang thảo luận rồi. Bạn đang thực hành cho 1 nhịp nhạc 123, còn mọi người đang bàn đến việc chuyển từ quay waltz trái sang phải và ngược lại với tiết tấu của cả bản nhạc bạn ạ.

misavn
February 27th, 2013, 03:31 PM
Xin các bạn cho biết Watlz có bao nhiêu thể loại - tôi nghe nói có :
-waltz viên
-waltz slow
-quich waltz
-boston
-waltz vuông
-slow
-waltz Anh
nhưng tôi chưa rõ cụ thể từng tên gọi của waltz mong được mọi người chỉ giáo .xin cảm ơn

neutr
March 23rd, 2013, 06:57 AM
Chắc đa số người Việt Nam (chắc các nơi khác cũng thế!!!!!!) thấy quay phải - quay tự nhiên được là sướng rồi, đủ rồi mà không tập thêm kỹ năng quay trái.
Vả lại, quay trái cần luyện một số kỹ năng của khung vai và hông nhiều hơn quay phải, lại ngược với xu thế thuận chân thuận tay nên khó hơn.
Nhảy cho mình nên quay phải được là sướng rồi, không cần tập thứ khó hơn.
Nhưng cũng Nhảy cho mình (thể hiện đẳng cấp luyện tập; nhiều người không làm được mà mình làm được - oai hơn chứ, hi hi; hoàn thiện kỹ thuật và nâng sự phong phú về trạng thái xúc cảm khi khiêu vũ) nên tập quay trái là rất đúng. Vả lại con người ta phải tiến lên chứ.

neutr
March 23rd, 2013, 07:09 AM
Xin các bạn cho biết Watlz có bao nhiêu thể loại - tôi nghe nói có :
-waltz viên
-waltz slow
-quich waltz
-boston
-waltz vuông
-slow
-waltz Anh
nhưng tôi chưa rõ cụ thể từng tên gọi của waltz mong được mọi người chỉ giáo .xin cảm ơn

Thế bạn đưa các tên đó ra không phải tên các cụ thể đó là gì? Tên chính thức ghi trên các cuộc thi là Vienne Waltz và Slow Waltz. Các tên chi tiết như bạn gọi là chuyện lịch sử, cách nhìn... Còn chúng ta tập Vienne Waltz và Slow Waltz. Tập luyện; Kỹ thuật; khiêu vũ và xúc cảm khi nhảy các điệu này quan trọng hơn nhiều lần (triệu lần) việc gọi tên của nó mà.